* TRẦN
ĐÌNH THIÊN & PHÍ MẠNH HỒNG
Cơ chế thị trường là một cơ chế kinh tế hiện thực, đã
được xác lập một cách vững chắc trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới.
Cho đến nay, dù không phải là một cơ chế hoàn hảo, song nó vẫn chứng tỏ được rằng đó là một cơ chế phân bổ nguồn lực, một cơ chế phát triển tốt nhất hiện nay. Một quốc gia dựa trên nền tảng thị trường để phát triển kinh tế có thể không chắc chắn thành công, song một quốc gia không dựa trên thị trường chắc chắn sẽ thất bại trong dài hạn. Môt cách triệt để, đối với sự phát triển hiện đại, phát triển đồng nghĩa với việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại. Kết cục của sự lựa chọn giữa kinh tế thị trường hay kinh tế phi thị trường, về mặt thực tiễn là rõ ràng, với ưu thế rõ rệt, không cần phải tranh cãi của mô hình của kinh tế thị trường.
Cho đến nay, dù không phải là một cơ chế hoàn hảo, song nó vẫn chứng tỏ được rằng đó là một cơ chế phân bổ nguồn lực, một cơ chế phát triển tốt nhất hiện nay. Một quốc gia dựa trên nền tảng thị trường để phát triển kinh tế có thể không chắc chắn thành công, song một quốc gia không dựa trên thị trường chắc chắn sẽ thất bại trong dài hạn. Môt cách triệt để, đối với sự phát triển hiện đại, phát triển đồng nghĩa với việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại. Kết cục của sự lựa chọn giữa kinh tế thị trường hay kinh tế phi thị trường, về mặt thực tiễn là rõ ràng, với ưu thế rõ rệt, không cần phải tranh cãi của mô hình của kinh tế thị trường.
Các kiểu mẫu phát triển khác nhau, sự thành công hay
thất bại khác nhau, gắn liền với việc xử lý đúng đắn, hiệu quả, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể về mối quan
hệ giữa thị trường và nhà nước với tư cách là 2 phương thức phân bổ nguồn lực
khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, song cũng có thể triệt tiêu tính hiệu quả
của nhau.Thực tiễn trước và sau Đổi mới ở Việt Nam chứng minh rằng: phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (một thuộc tính phát sinh từ quá trình
toàn cầu hoá của nền kinh tế thị trường hiện đại) là lựa chọn không thể tránh
né của Việt Nam.
Nền tảng của nền kinh tế thị trường là dựa trên sự xác
lập và thực thi phổ biến quyền sở hữu tư nhân về các tài sản (dùng cách diễn
đạt "các tài sản" thay cho "các tư liệu sản xuất chủ yếu"
như là đối tượng của sở hữu chính xác hơn. Tài sản bao gồm cả tài sản vô hình
như tri thức, vốn là thứ đang nổi lên như một nguồn lực hàng đầu quyết định
năng lực sáng tạo của cải trong nền kinh tế tri thức). Luận điểm này được thừa
nhận phổ biến và được thực tiễn lịch sử kinh tế thế giới chứng minh. Nó cũng từng
được C.Mac nêu lên như một trong hai điều kiện cần thiết của sự ra đời và phát
triển của kinh tế hàng hoá.
Quyền sở hữu tư nhân được thực thi hàm nghĩa rằng
người sở hữu tài sản có quyền khai thác, sử dụng tài sản của mình, được thụ
hưởng các kết quả mà mình tạo ra từ tài sản đó. Thừa nhận quyền sở hữu tư nhân
có nghĩa là mọi người chỉ có thể có được hàng hoá, tài sản từ người khác phải
thông qua trao đổi mua bán, chứ không phải thông qua sự chiếm đoạt. Sở hữu tư
nhân trong nền kinh tế thị trường đối nghịch với các quan hệ kinh tế dựa trên
sự lệ thuộc cá nhân của các xã hội tiền tư bản. Nó là hình thái sở hữu tư nhân
đích thực, trọn vẹn. Sức sống lâu bền của hệ thống kinh tế thị trường nằm ở
chỗ: nó phù hợp với giai đoạn lịch sử mà con người về căn bản còn là những
người tư lợi. Họ sản xuất, trao đổi trước hết vì lợi ích cá nhân của mình. Dựa
trên nền tảng quyền tư hữu được tôn trọng và bảo vệ, hệ thống này cho phép các
cá nhân phát huy được các tiềm năng của mình trong các hoạt động sản xuất trao
đổi nhằm tối đa hoá các lợi ích cá nhân.
Như A.Smit đã chỉ ra, thông qua cơ chế cạnh tranh và
sự lên xuống của giá cả, bàn tay vô hình của thị trường hoá ra lại là "cơ
chế tuyệt diệu có thể chuyển hoá các nỗ lực theo đuổi lợi ích riêng của các cá
nhân thành các lợi ích của toàn xã hội"2. Tôn trọng và phát huy sức mạnh
của lợi ích cá nhân (hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ là lợi ích vật chất,
tiền bạc mà còn bao hàm cả những lợi ích tinh thần mà cá nhân theo đuổi) trên
cơ sở xác lập và bảo vệ quyền tư hữu, coi đó là động lực sâu sa chi phối hành
vi kinh tế con người – tất cả nhứng điều đó làm nên sức sống năng động và sự
thịnh vượng của các nền kinh tế thị trường. "Hệ thống thị trường đã chứng
kiến nhiều thay đổi trong hai năm qua, nhưng chế độ tư hữu vẫn tiếp tục đóng
vai trò trung tâm. Khi sản xuất và trao đổi ngày càng phức tạp với mức độ
chuyên môn hoá và phân công lao động ngày càng cao, quyền tư hữu càng được củng
cố chứ không yếu đi trong các nền kinh tế thị trường, và việc thực thi quyền tư
hữu ngày càng được mở rộng ở mức độ tinh vi hơn"3.
Hệ luỵ là: một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa luôn
lấy khu vực tư nhân làm chỗ dựa, làm động lực cho cả nền kinh tế. Không tôn
trọng và bảo vệ đầy đủ quyền sở hữu tư nhân về tài sản, nền kinh tế thị trường
khó có thể phát triển bình thường và phát huy được các tiềm năng của nó một
cách trọn vẹn. Trong trường hợp đó, nếu "định hướng xã hội chủ nghĩa"
được đồng nhất với định hướng mở rộng khu vực công, các hình thức sở hữu công,
với sự phân biệt đối xử của nhà nước một cách có lợi cho những thành phần kinh
tế được xem là "xã hội chủ nghĩa" (có hại cho khu vực tư) thì việc
thực hiện "định hướng xã hội chủ nghĩa" sẽ mâu thuẫn với "phát
triển kinh tế thị trường".
Cách nói "phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa" là một cách nói thiếu xác định, có thể gây ra
nhiều hệ luỵ xấu cho sự phát triển một khi nội dung của các khái niệm như
"chủ nghĩa xã hội","định hướng xã hội chủ nghĩa" không rõ
ràng. Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng: lý thuyết về chủ nghĩa xã hội của các
nhà kinh điển Mac – lê nin đã không vượt qua được sự thử thách của thực tiễn
khi mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực lần lượt sụp đổ. Các nước xã hội chủ
nghĩa thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu đã dứt khoát từ bỏ mô hình này, cả về mặt
kinh tế và chính trị. Những nước như Cu Ba, Triều Tiên không muốn thay đổi và
vẫn đang ở nấc thang phát triển thấp nhất trong thế giới đương đại cả về chỉ
tiêu phát triển kinh tế lẫn con người. Khác với các trường hợp trên, các nước
như Trung Quốc, Việt Nam
chọn con đường đổi mới cải cách, chủ yếu về mặt kinh tế và bước đầu tỏ ra thành
công. Tuy cách gọi khác nhau, song cải cách và đổi mới kinh tế thực chất là quá
trình chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ sang nền kinh tế thị
trường. Từ chỗ bị kỳ thị, kinh tế tư nhân dần dần được thừa nhận, khôi phục và
phát triển. Từ chỗ thống trị tuyệt đối, kinh tế nhà nước bị thu hẹp dần. Nhà
nước cũng thay đổi dần dần cung cách điều hành, quản lí nền kinh tế theo nguyên
tắc dựa nhiều hơn vào thị trường, hơn là hệ thống các mệnh lệnh hành chính gắn
liền với quan hệ cấp phát, xin cho. Lịch sử đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực
chất là lịch sử đấu tranh giữa hai cơ chế kinh tế: cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, quan liêu, bao cấp cũ gắn liền với mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực
kiểu "Xô Viết" với cơ chế thị trường hiện đại mà hầu hết các nước
đang theo đuổi. Mỗi bước tiến của đổi mới đều gắn với sự thừa nhận tính thị
trường và tầm quan trọng của khu vực tư nhân nhiều hơn. Sự dích dắc, ngập ngừng
của tiến trình Đổi mới, vốn gây ra những hệ quả xấu cho chất lượng và hiệu quả
tăng trưởng – phát triển theo hướng bền vững, suy đến cùng đều gắn với việc
chưa, không chấp nhận vai trò đích thực của khu vực tư nhân và áp đặt vai trò
vốn có trước đây của khu vực công, của Nhà nước (gắn với cách hiểu chủ nghĩa xã
hội cũ) vào nền kinh tế mới, đang chuyển mình theo xu hướng thị trường, mở cửa.
Đổi mới do vậy thiếu tính triệt để, mất dần các xung lực mà nó đã tạo ra trong
thời kỳ đầu. Những khó khăn nghiêm trọng mà nền kinh tế đã và đang đối diện
thoạt nhìn có vẻ là hậu quả của việc theo đuổi một chiến lược tăng trưởng sai
lầm (chạy theo số lượng, dựa vào khai thác, bóc lột tài nguyên, lao động rẻ và
nguồn vốn "dễ dãi"), song thật ra có gốc rễ từ những bước đi ngập
ngừng, miễn cưỡng đến một nền kinh tế thị trường hiện đại: đất đai, một loại
tài sản và nguồn lực vô cùng quan trọng đặc biệt đối với một nước đi lên từ
nông nghiệp như Việt Nam, vẫn không được chấp nhận là đối tượng của sở hữu tư
nhân; kinh tế nhà nước vẫn được tuyên bố là giữ vai trò "chủ đạo" với
một hệ thống doanh nghiệp nhà nước, mà xương sống là các tập đoàn nhà nước, tuy
giảm nhiều về số lượng, song vẫn nắm giữ phần lớn các nguồn lực và tài sản quốc
gia, bất chấp tính hiệu quả thấp của nó so với các doanh nghiệp phi nhà nước;
Nhà nước vẫn chưa hoạt động như một thể chế thiết yếu của thị trường, hỗ trợ và
bổ sung cho thị trường (cung cấp những dịch vụ công – bao gồm cả việc xác lập
khung khổ pháp lý cần thiết, để đảm bảo cho thị trường vận hành trơn tru, hiệu
quả; đóng vai trò trọng tài giữa người mua và người bán, người sản xuất và tiêu
dùng… nhằm đảm bảo lợi ích cá nhân của người này không xâm hại đến lợi ích cá
nhân của người khác…) mà vẫn hoạt động như một lực lượng đối nghịch với thị
trường. Sự miễn cưỡng này không những làm sự phát triển của các lực lượng thị
trường bị kìm nén, mà còn làm sự méo mó chính bản thân của sự phát triển này.
Tính hiệu quả và năng động của thị trường luôn giả định một môi trường cạnh
tranh cao song lành mạnh, khả dĩ cho phép các cá nhân dùng năng lực và tài sản
của mình để làm giàu thông qua việc đưa ra các hàng hoá, dịch vụ có lợi cho xã
hội, cho người khác. Khi nhà nước không tạo ra được môi trường cạnh tranh lành
mạnh (giả định tính công khai, minh bạch, ít cơ hội tham nhũng) cho các cuộc
chơi kinh tế, thì ngay cả thời gian và nguồn lực của các doanh nghiệp tư nhân
cũng bị hướng vào các hoạt động phi hiệu quả về mặt xã hội (chẳng hạn vào việc
thiết lập các quan hệ với bộ máy nhà nước để được nhận các đặc quyền, đặc lợi).
Các quan hệ thị trường bị biến dạng, sự cấu kết giữa các tập đoàn kinh tế nhà
nước và các "đại gia" tư nhân cùng với những người ra quyết định
trong bộ máy nhà nước (hiện tượng "nhóm lợi ích" tìm kiếm các
"đặc lợi" thường được mô tả trong kinh tế học công cộng) có thể biến
một nền kinh tế thị trường chưa kịp hoàn thiện, được định danh như là một nền
"kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thành một nền kinh
tế thị trường có nhiều đặc tính của mô hình " chủ nghĩa tư bản thân
hữu".
Để
làm rõ hơn sự bất cập, hay sự phá sản của cách hiểu cũ về chủ nghĩa xã hội
trong đó sự thống trị của chế độ công hữu về " các tư liệu sản xuất chủ
yếu" được xem là đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, chúng ta
hãy xem xét lại những luận điểm cơ bản mà C.Mác sử dụng để đưa ra quan điểm của
mình về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
1. Mác phê bình tính chất bốc lột của chủ nghĩa tư bản
và sự xung đột giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản – điều sẽ dẫn
đến sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản, thông qua học thuyết giá trị thặng
dư. Cơ sở của học thuyết này là lý luận giá trị – lao động, với luận điểm trung
tâm là chỉ có lao động mới tạo ra giá trị do W.Petty nêu lên. Luận điểm này chỉ
là sự phản chiếu thực tiễn của thời đại kinh tế nông nghiệp, nơi mà lao động cơ
bắp là yếu tố quyết định quá trình tạo ra của cải. Khi thời đại nông nghiệp bị
vượt qua, thời đại kinh tế công nghiệp – đại cơ khí xác lập được chỗ đứng vững
chắc trong các học thuyết kinh tế hiện đại, vì nó không giải thích được một sự
thực là: có vô số thứ có giá trị cao mà không cần kết tinh, hoặc kết tinh rất
ít lao động. Các lý thuyết kinh tế học hiện đại giải thích tốt hơn nhiều các xu
hướng vận động của giá cả hàng hoá, dịch vụ hay giá cả các yếu tố đầu vào (bao
gồm cả tiền lương). Khi lao động không phải là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá
trị, luận thuyết về tính chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở
nên không vững chắc. Sự thật về việc người lao động khi không có khả năng, hoặc
không muốn tự đứng ra kinh doanh, mong có việc làm, "mong được bóc
lột" cho thấy sự gắn bó lợi ích củ họ với người tạo ra việc làm – các ông
chủ tư bản hơn là sự xung đột lợi ích.
Ngoài
ra, trong các nền kinh tế thị trường phát triển, luôn tồn tại tính linh động xã
hội cho phép có sự dịch chuyển dễ dàng địa vị kinh tế – xã hội của một cá nhân.
Hệ thống an sinh xã hội tốt, các chính sách giáo dục, y tế cùng nhiều chính
sách khác mà các nhà nước phát triển thực thi thực sự mở ra nhiều cơ hội phát
triển cho các cá nhân, khiến cho họ không nhất thiết phải cột chặt vào thân phận
của "một giai cấp làm thuê, bị bóc lột" một cách tiền định như trong
các xã hội dẳng cấp hay xã hội tư bản chủ nghĩa thế kỷ XIX. Xã hội vẫn luôn
phân chia thành các nhóm người khác nhau, có mối quan tâm và lợi ích khác nhau,
thậm chí mâu thuẫn nhau, song chắc chắn sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản (liệu có còn người vô sản thực thụ, không có chút tư liệu sản
xuất nào nên buộc phải đi làm thuê như Mác hình dung?) giảm nhẹ đi rất nhiều
tính gay gắt của nó như dưới thời của Mác. Sức ảnh hưởng ngày càng hạn chế của
các đảng cộng sản trong nước phát triển chẳng lẽ không phản chiếu điều đó?
2. Sự thật thì tính chất gay gắt của những xung đột
giai cấp, xung đột xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa là có thật dưới
thời của Mác. Chế độ tư hữu theo kiểu thị trường cho phép con người tự do theo
đuổi các lợi ích cá nhân, một mặt khuyến khích các cá nhân nỗ lực và sáng tạo
không ngừng (và họ sẽ được thị trường tưởng thưởng một cách tự nhiên) thì mặt
khác, nó cũng làm nảy sinh các mặt tiêu cực khi lòng tham của con người tư lợi
không được chế ngự. Người này vẫn có thể xâm hại đến lợi ích của người khác và
của xã hội, và hiện tượng bóc lột (do độc quyền, do lạm dụng quyền lực nhà
nước, do sự không hoàn hảo của các quan hệ hợp đồng thường gây bất lợi cho
những người lao động kém kỹ năng, ở thế yếu…) vẫn có thể xảy ra. Trên thực tế,
ở Châu Âu, vào thế kỷ XIX, điều này đã tạo ra những xung đột lợi ích và mâu
thuẫn giai cấp sâu sắc đến mức Mác, Ănghen đã đưa ra dự báo về sự sụp đổ tất
yếu và trong một tương lai gần của chủ nghĩa tư bản.
Tuy
nhiên, trên thực tế, hệ thống kinh tế thị trường dựa trên quyền tư hữu đã không
sụp đổ nhờ khả năng tự hoàn thiện của nó. Giải pháp để hệ thống này khắc phục
các mặt tiêu cực phát sinh từ động cơ tư lợi, sửa chữa cái gọi là "thất
bại thị trường" không phải là thủ tiêu chế độ tư hữu (như trong mô hình
kinh tế kế hoạch hoá tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa cũ), mà là phát
triển dần các thể chế để bảo vệ quyền của các cá nhân ở thế yếu và bất lợi, để
trừng phạt các hành vi kinh doanh gian lận và lạm dụng những người kém may mắn
giữa các nhóm lợi ích. Nhà nước hiện đại ngày càng đóng tốt hơn vai trò là
trọng tài (bên thứ ba) trong các giao dịch thị trường thông qua việc cưỡng chế
thi hành luật về quyền sở hữu, luật hợp đồng và các luật điều chỉnh khác đối
với các hoạt động của khu vực tư nhân. Các chức năng của nhà nước cũng được mở
rộng để đối phó với các "thất bại thị trường", bảo vệ cạnh tranh tự
do (chống độc quyền, hiệu chỉnh ngoại ứng, cung cấp hàng hoá công, ổn định kinh
tế vĩ mô…). Các hệ thống an sinh xã hội, thuế luỹ tiến, phúc lợi xã hội được
xây dựng để hạn chế sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Sự mở rộng và
hoàn thiện không ngừng vai trò của nhà nước với tư cách là một thể chế cung cấp
các dịch vụ giao dịch vừa giúp duy trì hoạt động lành mạnh của trị trường tự
do, vừa bổ sung và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. Quy mô của sở hữu
công, khu vực công gắn liền với hoạt động của nhà nước trong các nền kinh tế
thị trường hiện đại lớn hơn nhiều so với thời Mác, song đó không phải là lực
lượng thay thế sở hữu tư, thay thế khu vực tư nhân như Mác hình dung.
3. Tiên đoán về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản thị
trường, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân phổ biến dẫn Mác đến sự hình dung về một
mô hình chủ nghĩa xã hội như là một giải pháp thay thế. Giải pháp này cũng đã
được lịch sử kiểm nghiệm: thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa (như
là hình thái phát triển đầy đủ của chế độ sở hữu đặc trưng trong nền kinh tế
thị trường) bằng chế độ sở hữu công để tạo ra một xã hội tiến bộ hơn, có năng
suất lao động cao hơn trong mô hình chủ nghĩa xã hội thiện thực, dù thoạt đầu
có đem lại cho nhân loại nhiều hy vọng, song rút cuộc đã thất bại. Giờ đây, khi
các sự kiện qua đi, người ta có điều kiện để hiểu rằng thất bại đó là không
tránh khỏi. Điều này nằm ở chỗ: vẫn giống như thời Mác, cho đến nay con người
vẫn là các cá nhân hành động trước hết để thoả mãn các lợi ích cá nhân của
chính họ. Nói cách khác, các cá nhân trước hết vẫn là những người tư lợi, hành
động vì những mục tiêu tiền tài, danh vọng, quyền lực… gắn với những giá trị cá
nhân của mình. Một hệ thống kinh tế tốt không phải là hệ thống buộc người ta
phải hy sinh các lợi ích cá nhân (trái với bản tính tự nhiên của con người), mà
là hệ thống cho phép mỗi người trong khi theo đuổi lợi ích cá nhân của mình thì
đồng thời lại mang lại lợi ích cho xã hội. Kinh tế thị trường như đã nói là một
hệ thống như vậy, nhất là khi nó được kết hợp hiệu quả với một thể chế nhà nước
hợp lý. Trong khi đó, một hệ thống kinh tế dựa trên sự thống trị của chế độ
công hữu, về bản chất là một hệ thống phi thị trường. Nó được kỳ vòng là sẽ
hoạt động hiệu quả vì người ta giả định ngầm rằng: 1, với sự thiết lập chế độ công
hữu, các cá nhân sẽ trở thành các cá nhân "lý tưởng", luôn sẵn sàng
hành động vì lợi ích chung; 2, xã hội dễ dàng thiết lập được một cơ chế phân bổ
nguồn lực trực tiếp, không cần thông qua thị trường, theo một kế hoạch tối ưu,
thống nhất chung. Có thể ở quy mô nhỏ nào đó, ví dụ khi "xã hội" thu
hẹp lại ở một phạm vi gia đình, những giả định trên có thể chấp nhận đươc: tình
yêu và quan hệ huyết thống có thể cho phép người ta nhân nhượng và hy sinh lợi
ích cá nhân vì lợi ích chung của cả gia đình; quy mô gia đình khiến cho việc
phân bổ nguồn lực chung một cách có hiệu quả không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi
đề cập đến một xã hội rộng lớn hơn, các giả định trên tỏ ra rất phi thực tế.
Bài toán vận hành hiệu quả một nền kinh tế dựa trên sự
thống trị của chế độ công hữu (về các tư liệu sản xuất) thực ra cho đến nay đã
có câu trả lời: ở một quy mô rộng hớn, với tính phức tạp của nền kinh tế hiện
đại, điều này là không thể. Một cơ chế ra quyết định theo kiểu dân chủ trực
tiếp của hàng triệu người đồng sở hữu đối với việc sử dụng các tài sản chung và
phân chia lợi tức thu được từ các tài sản này là không thể, vì chi phí giao
dịch của việc ra quyết định là quá lớn. Các cơ chế đại diện, uỷ quyền (thông
qua nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước) đều chứa đựng trong chúng những bất
ổn do sự khác biệt và xung đột lợi ích của các cá nhân được đại diện hay uỷ
quyền với lợi ích xã hội chung. (Trong một bài báo4, chúng tôi đã lý giải những lý do cụ thể dẫn đến các
quyết định phi hiệu quả gắn liền với chế độ sở hữu công).
Trong khi coi chế độ sở hữu tư nhân là nguồn gốc của
hiện tượng người bóc lột người (xin nhắc lại: luận điểm này được lý giải trên
cơ sở tiền đề: chỉ có lao động mới tạo ra giá trị), Mác cho rằng, bằng cách
thiết lập chế độ sở hữu công (sở hữu toàn dân), chủ nghĩa xã hội sẽ cho phép
người ta thủ tiêu được hiện tượng người bóc lột người nói trên. Thực tế không
phải như vậy. Sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường, khác với các hệ
thống sở hữu tư nhân trong các xã hội tiền tư bản ở chỗ: cái thứ nhất gắn liền
với mối quan hệ kinh tế của các cá nhân độc lập, còn cái sau lại gắn liền với
mối quan hệ kinh tế theo kiểu chi phối – lệ thuộc (người nô lệ, hay nông nô
không phải là những cá nhân độc lập, không phải là những người tư hữu). Trong
kinh tế thị trường, việc thừa nhận và thực thi quyền sở hữu tư nhân phổ biến
cũng hàm nghĩa là một người chỉ có thể nhận được hàng hoá, dịch vụ từ người
khác thông qua trao đổi, mua bán, chứ không thể thông qua con đường nhận cống
nạp hay chiếm đoạt. Vì thế, trong một môi trường kinh tế cạnh tranh và chính
trị minh bạch, ở đây không tồn tại hiện tượng bóc lột. (Điều đó cũng có nghĩa
là bóc lột vẫn có thể xảy ra, chẳng hạn như khi tồn tại hiện tượng độc quyền,
tham nhũng…). Ngược lại, trong một nền kinh tế dựa trên sự thống trị phổ biến
của sở hữu công, bản chất của hình thái sở hữu lại cho phép người này có thể
hưởng thụ thành quả lao động của người khác, khi của cải làm ra được phân phối
chung. Tình hình sẽ tệ hại hơn khi mọi người không có quyền và khả năng bình
đẳng trong việc tiếp cận các tài sản chung, nguồn lực chung. Sỡ hữu công, đặc
biệt là sở hữu toàn dân, trong thực tế thường được thực hiện thông qua sở hữu
nhà nước. Việc nhà nước, thay mặt xã hội để quản lý các nguồn lực chung, thực
thi các quyết định phân bổ nguồn lực khiến cho những người tham gia bộ máy nhà
nước có lợi thế hơn hẳn so với những người "đồng sở hữu" còn lại.
Việc hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi gắn với quyền lực nhà nước là
khó tránh khỏi. Điều này khác hẳn với trường hợp một khu vực công được hoạt
động chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế của những công dân độc lập như những người
tư hữu và bị giám sát chặt chẽ bởi họ. Như vậy, phương án thay thế sở hữu tư nhân
phổ biến bằng sở hữu công phổ biến thực chất không thủ tiêu được hiện tượng
"người bóc lột người", mà ngược lại còn có khả năng làm vấn đề này
trở nên trầm trọng hơn, chừng nào con người trước hết vẫn là các cá nhân tư
lợi. Hệ quả này càng nổi bật trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi, nơi
mà sở hữu công vẫn có địa vị "chủ đạo" trong khi sở hữu tư cũng đã
bắt đầu được thừa nhận hợp pháp, tạo ra động cơ để người ta có thể "chuyển
hoá" tài sản công thành tài sản tư bằng cách lợi dụng các "lỗ hổng"
thể chế.
Như vậy, kết luận ở đây là: không thể coi sự phát
triển, hoàn thiện chế độ sở hữu công như là một đặc tính của chủ nghĩa xã hội
như chúng ta vẫn thường quan niệm, nếu hình dung chủ nghĩa xã hội như là một
phương thức sản xuất tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Gắn định hướng xã hội chủ nghĩa với việc duy trì và phát triển sở hữu công thì
mệnh đề "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa" tự nó đã mâu thuẫn. Trên thực tế, sự ngập ngừng, thiếu nhất quán, tính
chất nửa vời và các hệ quả to lớn nảy sinh từ đó trong các quá trình cải cách
và đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam đều có nguồn gốc từ ràng buộc của tư duy cũ
này.
Nếu
muốn nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa, không thể không gắn với mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội: giải phóng con người, xoá bỏ áp bức, bóc lột, nâng cao không
ngừng thu nhập và phúc lợi của mọi người dân, xoá bỏ bất công trong đó có việc
phân phối một cách công bằng các thành quả của tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Như trên đã nêu, mục tiêu này xung đột với việc thiết lập và duy trì sự
thống trị của chế độ sở hữu công, với việc bảo vệ vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước. Mục tiêu này cũng không thể đạt được trong một nền kinh tế kém phát
triển, vận hành thiếu hiệu quả do thiếu vắng hoặc do tính chưa hoàn thiện của
các quan hệ thị trường. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trước hết là phát triển một nền kinh tế thị trường đầy đủ, theo hướng văn
minh, hiện đại (do đó có tính hội nhập cao), cho phép các nguồn lực của đất
nước được phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả và nền kinh tế có khả năng
duy trì được sự tăng trưởng có chất lượng, bền vững. Mặt khác, định hướng xã
hội chủ nghĩa cho thấy mô hình kinh tế thị trường mà chúng ta lựa chọn phải có
tính ưu tiên cao với các mục tiêu xã hội, trong chừng mực các mục tiêu này được
xác lập vừa tầm với trình độ phát triển hiện thực của nền kinh tế: giải phóng
con người, đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả mọi người một
cách công bằng.Việc nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trung bình của xã
hội phải đi liền với việc phân phối một cách công bằng thành quả tăng trưởng và
phát triển chung. Có thể nói: ưu tiên cao tính công bằng xã hội trên cơ sở giải
quyết hài hoà mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng mới thể hiện định hướng xã
hội chủ nghĩa của tiến trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Để theo đuổi định hương này việc hoàn thiện giữa việc xác định đúng đắn tương
quan giữa nhà nước và thị trường với tư cách là hai thể chế hỗ trợ, bổ sung cho
nhau là cực kỳ quan trọng. Nhà nước cần phải xác lập và tạo các điều kiện để
thị trường phát triển và vận hành hiệu quả thông qua việc cung cấp các dich vụ
công cần thiết. Nó có thể tham gia hiệu chỉnh, điều tiết thị trường thông qua
những công cụ đặc trưng của nó (luật pháp, thuế, chi tiêu, chính sách điều tiết
…). Ở đây nhà nước hoạt động chủ yếu như bên thứ ba với tư cách là trọng tài
giữa các bên tham gia giao dịch thị trường hơn là người chủ sở hữu của các
doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân
phối lần đầu các nguồn lực xuất phát , cũng như phân phối lại thu nhập hướng
đến mục tiêu công bằng. Trong điều kiện phát triển hiện đại, công bằng xã hội
trong lĩnh vực kinh tế sẽ phải gắn với việc phân phối công bằng các cơ hội phát
triển cho mọi người dân – trong đó, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáp
dục, y tế là tối quan trọng. Đây không phải là điều dễ thực hiện , cần được
triển khai trong một quá trình dài với từng bước tiến vững chắc. Song nếu không
thực hiện được điều đó thì mọi sự tuyên bố về định hướng xã hội chủ nghĩa trở
nên vô giá trị.
TĐT - PMH
TĐT - PMH
[1] Phí Mạnh Hồng, PGS.TS., Đại học Quốc gia Hà Nội;
Trần
Đình Thiên, PGS.TS., Viện Kinh tế Việt Nam .
2 Li Tan: Nghịch lý của chiến lược đuổi kịp. Nxb Trẻ,
2008, tr38.
3 Sđd, tr.41.
4 Phí Mạnh Hồng. Vấn đề phân phối trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
1 (392), tháng 1-2011.
NGUỒN:
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KINH TẾ, SỐ 3/2014
Tôi chẳng có ý kiến nào nữa về "khái niệm" ngu xuẩn 'KINH TẾ TT-ĐỊNH HƯỚNG XHCN' này của bọn đầu tôm!
Trả lờiXóaNếu không có cái khái niệm này(kinh tế thị trường có định hướng XHCN) thì bao nhiêu GS,TS và các nhà Lí luận của Nhà nước lấy đâu ra việc mà nghiên cứu, mà cứ đến tháng lấy lương. Mà ngay cả đến cái khái niệm xã hội XHCN nó cũng còn lờ mờ có ai hiểu đích thực nó là một XH như thế nào đâu.
XóaĐấy biết bao giấy mực về tập đoàn kinh tế Nhà nước giờ thì nó ra sao?Vinashin,EVN,Than & khoáng sản..v.v.? Đấy dịnh hướng XHCN đấy.
Đừng nói tình với thằng tham
Trả lờiXóaKhông nên nói lý với thằng chả vờ ngu
Xã Hội Chu Nghia cái khỉ móc gì! vẫn cứ danh từ hoa mỹ nhưng vẫn cái thùng rỗng. Các nước văn minh dân chủ khác họ có cần neu cái bảng to đùng nào là xã hội, nào là dân chủ, ấm no hạnh phúc ...thế mà họ hơn ta quá xa về xã hội, y tế, giáo dục....thế mới lạ !
Trả lờiXóaBài thật hay! "Tác phẩm" của các Phó GS - Tiến sĩ mà viết gãy gọn, rõ ràng, tôi tin ai đọc cũng có thể hiểu được, không cứ gì các nhà chuyên môn.
Trả lờiXóaĐọc hiểu xong thấy ngượng. Lãnh đạo ta đi đâu hoặc tiếp xúc với ai cũng không quên vận động, thuyết phục họ "công nhận cho chúng tôi có nền kinh tế thị trường đầy đủ". Vậy mà Nghị quyết thì vẫn ghi " thực hiện một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Mâu thuẫn này chăc được sinh ra từ sự lúng túng, bế tắc về lí luận, sinh ra từ mâu thuẫn của những đòi hỏi gay gắt của thực tiễn và những lí thuyết giáo điều, xơ cứng...
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là "sáng kiến" của ĐCSVN. Thực chất là ngầm thừa nhận sự thất bại, sự khủng hoảng của mô hình kinh tế kế hoạch, bao cấp rất thịnh hành và được tụng ca dưới thời Xo-Viết. Vn cũng đã áp dụng 30 năm và cũng thất bại.
Trả lờiXóaNay phải thừa nhận tính hơn hẳn của KTTT (đổi mới 1986) nhưng vì bản chất cộng sản họ đẻ thêm cái đuôi XHCN để Đảng, nhà nước vẫn nắm quyền điều hành, chi phối.
Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu Đ,NN thực sự tài giỏi, công tâm, minh bạch, biết vận dụng quy luật KTTT mà lèo lái con tàu kinh tế tiến lên. Được vậy dù có độc tài, toàn trị, dân vẫn OK. Oái oăm ở chỗ Đ, NN đâu có giỏi, đâu có công tâm, minh bạch. Họ nắm quyền chi phối nhưng không cần biết đến hiệu quả đồng vốn, đến năng xuất, chất lượng, đến tính khách quan của thị trường. Vì không giỏi nên họ chấp nhận sự chi phối của nhóm lợi ích, thân hữu. Để các tập đoàn NN qua mặt, tham nhũng, thất thoát tràn lan dẫn đến đổ vỡ hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp NN. Hàng trăm ngàn tỷ mất hút, ông thủ tướng chỉ nhận khuyết điểm chính trị, ông Đảng quay mặt, vô can. Mô hình đổ vỡ, không thấy ông lãnh đạo nào mất ghế mất chức cả. CNXH quả là ưu việt.
KTTT định hướng XHCN đã thất bại. Đang được sửa chữa, tái cơ cấu, tái cấu trúc, phê phán, xử lý vài con tốt đen. Bản chất quái dị, không giống ai của nó vẫn được (Đ,NN) thừa nhận, một thất bại, trì trệ mới lại chực chờ.
Muốn tránh thất bại, trì trệ Đ, NN phải về đúng vị trí của mình chỉ nên là " bên thứ ba với tư cách trọng tài " Không thể đứng tư cách chủ các doanh nghiệp NN. Không ai dám và có thể cạnh tranh với doanh nghiệp NN, dù đó là doanh nghiệp làm ăn bi bét. Tức là phải bỏ đi cái đuôi định hướng XHCN, nó chỉ tôt lên chứ đâu có làm thay đổi bản chất NNCS. Làm lãnh đạo cộng sản đâu cứ phải nắm doanh nghiệp mới là cộng sản, quyền trong tay, thiếu gì cách nắm, cách chỉ đao. Chỉ sợ không biết cách vì không giỏi, không công tâm.
Nêu ý kiến bỏ đi cái đuôi định hướng XHCN (rất khách quan, biện chứng) nhưng khổ nỗi lại trái với cương lĩnh, nghị quyết của ĐCS. Phó thường dân không có ý chống đối chỉ là một góp ý trước cái dị thường. Cương lĩnh là do con người viết ra, con người cũng có thể thay đổi nó, vấn đề chỉ là có muốn hay chưa.
Kinh tế thị trường - định hướng XHCN là hai loại hình vận hành-phát triển KT ngược nhau. Như cỗ xe có hai con ngựa kéo hai hướng ngược nhau 180 độ, chỉ có phá banh cái xe mà thôi!
Trả lờiXóaHình tượng bác nêu rất chuẩn !
Xóa@Lê Mai Định! Nói như bác thì tôi thử hình dung thế này:Cỗ xe này cùng một lúc chạy về hướng Đ và hướng T (ngược nhau 180 độ).Giả sử kinh tế thị trường chạy về hướng T,còn kinh tế XHCN chạy về hướng Đ,nếu cỗ xe này mà chạy được về hướng Đ thì nó đã cắt bỏ cái máy hướng T đi cho xe nhẹ tải (Cắt bỏ hướng ngược chiều)? Có nghĩa là cái xe này không chạy được về hướng Đ mà nó cứ đứng ỳ ra(hỏng máy).Vậy là nó phải móc cái máy hướng T vào để lôi nó đi và kéo theo sức ỳ của cái máy hướng Đ đã hỏng làm tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho máy hướng T...Kết luận là cỗ máy XHCN đã hỏng hoàn toàn nhưng không muốn vứt đi,lại bắt cỗ máy KTTT làm việt quá sức tốn nhiều năng lượng để nuôi cỗ xe và cỗ máy hỏng hóc cồng kềnh XHCN !
XóaCỗ xe ĐCSVN nãnh đạo chạy lên hướng BẮC ? Các bộ phận máy móc linh kiện phần mềm cài đặt đều do TC đầu tư thiết kế định hướng? Mặc dù tay đánh ngựa vờ thỉnh thoảng đánh võng lạng lách TÂY -ĐÔNG...Tưởng mình oai đang ngồi vũ trụ và cũng dân chủ như ai!!!
XóaNGLUY
Đó chính là Kinh tế TBCN được những người cộng sản VN "điều hành"! Tất nhiên là "loạn cào cào" (nói theo thuật ngữ Computer là BỊ TREO MÁY)! Và khi thấy chả được cái tích sự ra cơm ra cháo gì, người ta chỉ còn biết tham nhũng, ăn cắp "cho nó cụ thể, tiền tươi thóc thật"!
Trả lờiXóaVà đó cũng là đề tài để xuất hiện các tiểu phẩm hài kiểu "VÌ SAO TÔI ĐIÊN?!"
"Kinh tế thị trường định hướng XHCN" đẻ ra những đứa con quái thai kiểu "Tín nhiệm thấp"! Oe oe!...
Trả lờiXóaTôi nói thế này mà ai còn nói "để tạo ra sự cãi cọ làm mất công bác Bồng và bà con cộng đồng thôi" như Son Nguyen (bài Đơn khiếu nại của vợ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) ), thù rõ ràng đây là "định hướng" rất "thủ thỉ"!
Thưa quí vị, cụm từ "Kinh tế thị trường / định hướng xã hội chủ nghĩa",chia ra làm 2 phần KINH TẾ THỊ TRƯỜNG và ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA- kinh tế thị trường là một ý niệm rất phổ thông mà hầu như gần hết các nhà quản lý đều hiểu rõ - từ định nghĩa đến các nguyên lý vận hành cơ bản,từ đơn giản đến những tình tiết phức tạp của nó, kinh tế thị trường không hề mới mẻ đối với những quốc gia tiên tiến phương tây- nhưng hết sức mới đối với VN./ còn cái đuôi ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA,thật là buồn cười ( thưa quí vị,cho phép tôi nói lang ra một chút về ý niệm này- để bổ túc nghĩa cho điều tôi muốn nói / đó là một ngày nghỉ mát trời,tôi và một vài người bạn ra vỉa hè nhâm nhí vài giọt cà phê cùng là để ngắm cảnh ngắm người qua lại, thì,một người đàn ông trung niên đi tới,vừa đi vừa cười,anh ta nói :" xã hội chủ nghĩa,hội xã nghĩa chủ,chủ hội nghĩa xã,nghía xã hội chủ.. mất nhà mât đât,mất vợ mất con,mất biển mất rừng." cứ như thế mà anh ta nói tía lia,bọn tôi cười nức bụng,nhưng ít lâu sau,nghĩ cho cùng, anh này không điên một chút nào,hay và hay quá / thực tình mà nói, những người lãnh đạo hàng đầu của cái gọi là XÃ HỘI CHỦ NGHĨA cũng đã bắt đầu hoang mang,không biết cái đích tới sau cùng của nó là gì nữa rồi,họ chẳng đã nói : không biết đến cuối thế kỷ này định chế xã hội chủ nghía ở nước ta đã hoàn chỉnh chưa ? - bởi vì cái định chế này chẳng ra hồn là một đinh chế có qui cũ , nó lộn tùng phèo,không đầu không đuôi,gặp đâu làm đó,chắp vá đủ chỗ,giống y hệt 100% lời anh chàng"khùng"nói ở trên kia ! Nói tóm lại,"kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" -, mơ hồ, nó như là một quái thai,lúc thi đầu voi đuôi ngựa,lúc thì nó đầu chó mình mèo,lúc thì nó đầu chuột đuôi chim v v và v v Thành tựu rực rỡ của nó là : vinashin,vinalines,bau-xit Tây nguyên,hàng chục ngàn lao động chui người nước ngoài trên đất nước ta...đã khiến cho đât nước mất đi hàng nhiều chục tỷ dollars Mỹ,lao động trong nước không có công ăn việc làm - sống đời lầm than khổ sở ,và tuyệt vời hơn nữa là KHÔNG MỘT AI CHỊU TRÁCH NHIỆM NHỮNG HƯ HAO MẤT MÁT TO LỚN NÀY ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC- tát cả sàu cùng HOAN HÔ- THÀNH CÔNG-VĨ ĐẠI-VĨ ĐẠI !!!
Trả lờiXóaMác là nhà tương lai học lớn, nhưng lý thuyết của ông đã bị thực tế phủ định.
Trả lờiXóaCác nhà CM theo chủ thuyết Mác - Lê - Mao của VN, thông qua cuộc CM GPDT, đã giành được quyền lực cuối cùng (cho đến ngày nay) trước các chủ thuyết DTCN khác.
"Học thuyết kinh tế Mác - Lê nin" và "CNXN khoa học" là một khái niệm mới chỉ phôi thai, việc vận dụng vào mỗi nước thì muôn hình muôn vẻ (nhiều đảng tự xưng maxism - leninnit lắm, và họ diễn giải rất khác nhau!) và đến nay thì chưa thành công ở đâu cả. Các "nhà lý luận Mác - Lê nin" (tự phong) của VN cũng muốn giành giải thưởng Nobel về KT, nên đã "sáng tạo" ra cái "lý thuyết" về "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Có thể ghi nhận nó đã có "hồn cốt" từ ĐH IX 2001, nhưng cho đến nay thì càng ngày càng mù mịt. Nguyên nhân dễ thấy là "các nhà lý luận" biết tỏng đó là chuyện tào lao, nhưng bỏ nó thì làm gì có ...lương; còn"đảng cầm quyền" (rõ hơn là các nhóm lợi ích) còn xơ múi gì nữa!;
Rất tiếc là: hai vị PTS TS (tác giả bài này) chẳng có gram nào trong cái quả tạ của cái guồng máy quyết định đường lối phát triển kinh tế của đất nước.
Ông trần đình Thiên viết bài này mà không sợ bị mất chức nhỉ.Ông này chắc là chán cộng sản rồi.Mong rằng ông tiếp tục kiên định để giúp đất nước từng bước đi lên.
Trả lờiXóaCó dàn xếp rồi bác ạ , nói là vậy nhưng còn xem họ làm mới quan trọng , kg phải lo bò trắng răng đâu !
XóaThưa các vị Gs - Ts kinh tế học , người dân chúng tôi không có được kiến thức cao siêu về kinh tế cụ thể là nền kinh tế của VN chúng ta hiện nay và nhất là ĐCSVN đang cố sống cố chết thực hiện " kinh tế thị trường - định hướng XHCN " . Người dân chúng tôi thường nói với nhau thế này : kinh tế thị trường thì hẳn rồi , nhưng định hướng XHCN chắc chắn " cái phần đuôi " này là cái nôi , là nguồn sữa vô tận để nuôi cái ĐCS này , là " sân sau " là " nhóm lợi ích " ... của các vị mà thôi ! Chứ nếu không thì lấy gì " nuôi " các vị , con cháu các vị ??? ĐCSVN suy cho cùng cũng chỉ là một " nhóm lợi ích " mà thôi , đơn giản như vậy thôi các vị ạ . Thưa các vị Gs - Ts , nếu có gì không đúng xin các vị thứ lỗi cho đám dân đen chúng tôi .
Trả lờiXóaBài viết thật hay, đúng với thực tiễn và phù hợp với lý luận. Đáng tiếc là do lãnh đạo ngu dốt chưa hiểu ra hay vì lợi ích cá nhân mà tiếp tục lừa mỵ dân chúng để hưởng lợi dài dài. Thật đau khổ cho dân tộc VN. Đấu tranh để thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang thì lại rơi vào vòng kìm toả của bọn ác gian trong nước. Đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa!
Trả lờiXóaKhông phải là chủ nghĩa tư bản ,không phải là những người đương đại chúng ta mà THỰC TIỄN đã chứng minh Marx dù là người có khả năng tư duy vĩ đaị nhưng đã sai lầm nhiều thứ nên mô hình CNXH của ông đã không có được năng suất lao động cao hơn CNTB và lý thuyết của ông về CNXH đã đại bại để lại những hệ lụy không hề nhỏ về kinh tế xã hội cho loài người nói chung và cho VN nói riêng.
Trả lờiXóaMarx sai vì chưa đánh giá hết nhu cầu bẩm sinh của con người theo đó ngoài nhu cầu vật chất còn có nnhu cầu tinh thần.Cái nhu cầu vật chất thì đúng như Marx nói,khi của cải xã hội tuôn ra như nước,mọi nhu cầu về vật chất của con người đương nhiên là được thỏa mãn vì bản thân của nhu cầu vật chất của con người là chỉ có hạn,nhiều hơn sẽ là thừa.Tuy nhiên,nhu cầu về tinh thần của con người trong đó DANH VỌNG VÀ QUYỀN LỰC là KHÔNG CÓ GIỚI HẠN VÀ CHÍNH NHU CẦU TINH THẦN LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG ,không có chuyện xã hội chỉ dừng lại ở CNCS(nếu có)như Marx nghĩ.
Hồ Chí Minh từng chọn CNCS chỉ như một công cụ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chứ không chọn CNCS làm kim chỉ nam,việc Bác Hồ trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ,của Pháp trong tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 , chỉ đạo bầu cử Quốc hội gồm các đại biểu từ nhiều tổ chức, đảng phái vàthông qua Hiến pháp dân chủ 1945 chứng minh điều này.
Tuy nhiên ,khi đã tuyên bố đứng trong hàng ngũ những người CS để được họ(QTCSIII) ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập,lịch sử rối rắm và sự cạnh tranh nước lớn trong thế kỷ 20 đã cuốn hút VN rơi vào quỹ đạo của CNCS mà không thể thoát ra được thậm chí cho tới tận ngày nay,khi hệ thống XHCN đã thực sự sụp đổ,học thuyết về CNXH đã bị thực tiễn chứng minh là không khả thi.
Tình trạng hiện tại của VN thiết nghĩ không cần nói mọi người đã thấy,nguyên nhân chủ yếu do Đảng CSVN đã sai khi áp đặt các nguyên tắc hoạt động đảng phái như TẬP TRUNG DÂN CHỦ,NGHỊ QUYẾT ĐẢNG CSVN CÁC CẤP ... vào hoạt động quản lý Nhà nước hiện do Đảng CSVN lãnh đạo,thực trạng này là bất ổn bởi Đảng CSVN có những nguyên tắc,điều lệ hoạt động quy định cho riêng cho các đảng viên của Đảng CSVN tuân thủ ,không thể đánh đồng áp đặt chúng vào hoạt động quản lý Nhà nước,trong đó pháp luật là cái xương sống kiểm soát toàn bộ xã hội ,mọi người dân đều chỉ và phải tuân thủ pháp luật(chứ không thể nhầm lẫn như TBT đương nhiệm nói rằng Hiến pháp là văn bản quan trong thứ 2,sau điều lệ đảng CSVN).
Về cơ chế,chính sách ,cái bất cập cũng có nguyên nhân từ chỗ thỏa hiệp theo số đông.Pháp luật là thứ không được dùng thỏa hiệp ,nó buộc phải bị sửa chữa khi thực tiễn chứng minh là nó bất cập,không đạt mục tiêu ,không đem lại lợi ích chung cho xã hội dù cái bất cập ấy có thể chỉ là do một người trong tập thể có trách nhiệm nêu ra.
Cái cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chẳng hạn,rõ ràng nó đã được sinh ra từ sự thỏa hiệp giữa những quan chức Đảng CSVN có tư tưởng và ủng hộ đổi mới(ủng hộ cơ chế thị trường ) và số quan chức Đảng CSVN bảo thủ ,ngoan cố không chấp nhận sự thất bại của CNXH để đổi mới toàn diện đã tiếp tục gắn thêm vào cơ chế kinh tế thị trường cái đuôi xa lạ bại trận "định hướng XHCN "vào.Thành thử cái cơ chế thỏa hiệp này không những nó chưa có trong thực tiễn mà ngay cả trong lý thuyết cũng chưa có ai biện chứng được nó là cái giống gì(mượn chữ biện chứng của TBT).
Cơ trong cơ chế kinh tế thị trường điều tối kỵ là Nhà nước làm kinh doanh,đặc biệt là khi ở VN Đảng CSVN đang lãnh đạo toàn diện Nhà nước nên với cơ chế KTTT định hướng XHCN,đương nhiên kẻ cầm quyền trong bộ máy Nhà nước dễ dàng móc ngoặc với DNNN tạo các cty tư nhân sân sau để đi đêm tham nhũng ,ăn cắp tiền công quỹ mà không cách gì ngăn cản được như ta đang thấy.
Vậy đâu có thể là giải pháp,đâu là nội dung,tiến trình khắc phục tình trạng tứ bề khó khăn thọ địch trong công tác lãnh đạo Nhà nước VN hiện nay của Đảng CSVN?(còn tiếp)
1-Về kinh tế;
Trả lờiXóa-Dứt khoát đoạn tuyệt cơ chế kinh tế XHCN,chuyển hẳn sang cơ chế kinh tế thị trường với đầy đủ các nguyên lý của nó được tôn trọng trong pháp luật, bằng cách CẮT NGAY,CÀNG NHANH CÀNG TỐT CÁI ĐUÔI ĐỊNH HƯỚNG XHCN.
Theo đó,Nhà nước thôi kinh doanh,Nhà nước chỉ tổ chức các dịch vụ công và công ích phục vụ xã hội trong các lĩnh vực tư nhân không muốn hoặc không thể đảm nhận ,Nhà nước chỉ sống bằng thuế,việc kinh doanh khắc nghiệt trong KTTT thì đồng tiền phải liền khúc ruột ,Nhà nước không thể kinh doanh theo kiểu ủy nhiệm tiền nong vốn liếng cho cả nghìn Tổng giám đốc ,giám đốc DNNN trong đủ mọi lĩnh vực kinh tế nóng ,nhạy cảm như hiện nay nắm giữ tự tung tự tác chỉ cần không thậm chí lỗ không nhiều là được.
Xác định lao động cũng là hàng hóa,một loại "tư liệu" sản xuất quan trọng của riêng mỗi cá nhân trong và cả cộng đồng,do đó trừ những người tàn tật ,không ai là vô sản cả(giá trị lao động của các CEO,các ngôi sao còn lớn hơn rất nhiều tài sản tương đương của nhiều những nhà đầu tư,kinh doanh trên thương trường).Vì vậy, không có ai bóc lột ai ,pháp luật đảm bảo sự công bằng này.
Cũng giống như các sao,chính bậc cao danh vọng và ước muốn chinh phục xã hội sẽ thức đẩy nhà tư bản cũng như người lao động dày công khổ luyện để tự chứng minh tầm cỡ ,ảnh hưởng của mình với xã hội và qua đó họ mang toàn tâm trí đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều hơn,chứ của cải khi chết có ai mang đi được,ăn cũng mỗi người chỉ một dạ dày,chơi thì cuối cùng tiền người cũng lại vẫn trả cho người mà thôi.
2-Về chính trị:
Không ai có thể không cảm nhận thấy sự phân tâm trong hàng ngũ lãnh đạo và đảng viên đảng CSVN hiện nay mà minh chứng là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc giưa những người cấp tiến và những người bảo thủ trong việc cho ra đời cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN rất bất cập ,có nhiều mâu thuẫn và sai sót đã nói ở trên .
Để thoát khỏi tình trạng bi đát này,có lẽ đảng CSVN nên tôn trọng quan điểm cá nhân,phát huy dân chủ ,sáng tạo trong tập thể để có những quyết định đột phá,xóa bỏ tình trạng thỏa hiệp bất đắc dĩ vẫn được bao bọc bởi cái vỏ bọc trá hình đoàn kết ( mà trước sau gì cái ung nhọt khác biệt tư duy này cũng sẽ bị vỡ lỡ trong quá trình đào thải tự nhiên),trước hết :
-Nên càng sớm càng tốt đổi tên nước thành nước VNDCCH để sớm có thể hòa hợp dân tộc.
-Nên lấy căn cứ là Hiến pháp dân chủ 1946 của nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo lập và được quốc hội đa nguyên đầu tiên của VN DCCH thông qua để sửa đổi cho phù hợp hiện trạng kinh tế thị trường cạnh tranh tự do theo pháp luật trong và ngoài nước hiện nay.
-Đảng CSVN tự tách thành 3 đảng khác biệt trên tinh thần tự nguyện của mỗi đảng viên ,đại diện các lợi ích khác nhau trong xã hội.Theo đó:
+Đảng CSVN:gồm những cán bộ đảng viên đảng CSVN vẫn còn tin và bảo vệ thể chế XHCN,tức ủng hộ Nhà nước nắm giữ tư liệu sản xuất chính.
+Đảng tư sản dân chủ:Gồm những đảng viên đảng CSVN đại diện quyền lợi giới chủ ,những người nắm giữ tư nhân tư liệu sản xuất(nắm giữ nguồn lực tư bản )
+Đảng Lao động VN:Bao gồm những người đại diện quyền lợi của tất cả những người lao động không nắm giữ các tư liệu sản xuất chính(nguồn lực lao động).
Ba đảng này sẽ cùng những đảng khác được thành lập theo luật tổ chức và hoạt động của các đảng phải tổ chức chính trị,xã hội bình đẳng tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội đa đảng để quyền lực có sự đấu tranh và được kiểm soát theo thể thức tổ chức Nhà nước dân chủ tam quyền phân lập.
3-Về xã hội :Xác định VNDCCH là quốc gia tổ chức theo thể chế dân chủ đa nguyên tam quyền phân lập,trong đó các tổ chức đảng phái chính trị bình đẳng thi thố sáng kiến,tài năng tổ chức và hoạt động của Nhà nước với mục tiêu xây dựng nước VNDCCH dân giầu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh và hạnh phúc.
Quí vị giáo sư,quí vị học giả thật uyên bác,nói quá sức chí lí,quá chuẩn mực,không thể chê vào đâu được,nhưng xin hỏi nói để làm gì ???-chúng tôi khẩn khoản yêu cầu giới lãnh đạo hàng đầu của đất nước - hãy thật thà và thẳng thắng nhìn nhận những điều này -và hãy nhanh chóng trao trả quyền điều hành đất nước lại cho toàn dân VN,và hãy ra đi ! Có thế, đất nước chúng ta mới hy vọng thoát khỏi cái mê cung của sự khó khăn ( labyrinth of difficulties=trận đồ bát quái với vô vàn khó khăn,không tài nào thoát ra được !!! )- Xin tri ân !
Trả lờiXóaĐi đâu mới được.
XóaChủ nghĩa xã hội từng bước phủ nhận quyền sở hữu tư nhân, tức phủ nhận tích lũy tài sản, phủ nhận tính cạnh tranh, một động lực của sự phát triển. Ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội hiện thực, chúng minh rằng chỉ có cạnh tranh mới thực sự phát triển thể hiện ở phát triển tiềm lực quốc phòng. Nếu không có cạnh tranh quyết liệt với Mỹ, chắc chắn tiềm lực quốc phòng của Liên Xô không đứng vị trí số một thế giới. Nhưng tiềm lực quốc phòng không giúp Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ vì cạnh tranh nội tại bị triệt tiêu, nên kinh tế kế hoạch trở thành manh nha của mọi căn bệnh trong đó căn bệnh trầm kha là chuyên quyền, độc tài trong chính trị, tham nhũng và lạc hậu trong kinh tế dẫn đến Liên Xô và cả hệ thống sụp đổ. Đó là quy luật không thể cưỡng lại.
Trả lờiXóaMột thực tế chứng minh, chế độ Trung quốc Việt Nam từ bỏ kinh tế kế hoạch, chấp nhận kinh tế thị trường mới tiếp tục sống đến ngày hôm nay và ở mức độ nào đó vẫn có bước phát triển đáng kể. Mang ý thức hệ Cộng sản nhưng từng bước chấp nhận nền kinh tế thị trường, thừa nhận tư bản, thừa nhận quyền sở tư nhân là đầu ngô mình sở nhưng rõ ràng đã giúp nền kinh tế thoát đáy nghèo nàn lạc hậu của thế giới, cứu sống chế độ nhưng cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn là khối u nuôi dưỡng độc tài, chuyên quyền và tham nhũng. Các căn bệnh ấy không có dấu hiệu thuyên giảm và nguy cơ ngày càng trầm trọng thêm và đang là một thách thức với sự tồn vong của chế độ.
Mặc dù chấp nhận quyền sở hữu tư nhân, chấp nhận tích lũy tài sản làm cho một bộ phận nhân dân giàu lên nhanh chóng, chính đáng và không chính đáng, nhưng cái đáng sợ nhất cơ chế vận hành nền kinh tế lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo đang tạo cơ hội để một bộ phận rất lớn không làm kinh tế nhưng giàu có khó tin. Bộ phận này phần lớn các chính khách, là đảng viên đang điều hành đất nước.
Hãy lấy đất đai làm ví dụ: đất đai là tài nguyên quan trọng bậc nhất, thuốc quyền sở hữu toàn dân( nghĩa là không chấp nhận quyền tư hữu đất đai. Chính vì thế cuộc chiến khốc liệt nhất, bi thương nhất và cũng là bi tráng nhất là cuộc chiến đất đai. Chưa bao giờ"tấc đất tấc vàng" đúng như những ngày hôm nay và chưa bao giờ máu, nước mắt, mồ hôi của người dân đổ nhiều như hôm nay vì đất. Cuộc chiến này về bản chất là cuộc chiến của một bên là những người dân khốn khổ với một bên là hệ thống chính trị, công quyền, tư bản và trong tạm thời nhân dân đang thất bại bởi chính "định hướng xã hội chủ nghĩa".
"Đất đai là tài sản toàn dân", là "tài nguyên đặc biệt", dưới danh nghĩa phục vụ lợi ích đất nước, toàn dân vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,các dự án nuốt đất của nhà nước, của các doanh nghiệp cấ mập nhiều cấp độ đang ra sức tích lũy đất đai, làm giàu bằng đất đai, thử hỏi có mấy chính khách, mấy đại gia Việt Nam không liên quan đến đất đai.
Và hệ lụy là một bộ phận không nhỏ nông dân mất đất và trở thành nguồn nhân công rẻ mạt cho Nhà nước, hoặc chủ tư bản ngay trên mãnh đất đáng lẽ của họ, tất nhiên để kiếm được chỗ làm cũng chẳng dễ dàng gì.
Từ thế hệ này qua thế hệ khác, người nông dân đi theo cách mạng nhằm mục đích "người cày có ruộng" nay trở thành những kẻ vộ sản vì một cơ chế quản lý do chính cách mạng đẻ ra: "đất dai sở hữu toàn dân".
Gia cấp công nhân cũng chẳng khá hơn, các tổng công ty nhà nước, nơi nhà nước đổ tiền thuế của dân, tiền vay vào để tạo nên những quả đấm thép hết công ty này đến công ty khác đắm chìm trong nơ nần vì tham những và làm ăn kém hiệu quả. Sự mất mát tiền dân hết trăm ngìn tỷ này đến nghìn tỷ khác. Và các Tổng công ty ấy đã để lại một gánh nợ khủng khiếp cho cả thế hệ mai sau. Công nhân không có việc làm, thu nhập thấp, sống dở chết dở trong các tổng công ty nhà nước.
Kinh tế thị trường là chấp nhận cạnh tranh, nhưng cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa đạng triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh, tạo những khoảng thuận lợi cho mafia lũng đoạn.
Và căn nguyên từ chỗ không tạo ra cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống chính trị tức là do thể chế và ý thức hệ.
Theo tôi, Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một sự phi lý, thiếu thực tế. Vì Kinh tế thị trường đã là một cơ chế kinh tế đã được xác lập một cách vững chắc được đánh giá bằng kết quả của các nền kinh tế phát triển thế giới. So sánh nền kinh tế và mức độ văn văn minh của các nước đang theo đuổi chế độ xã hội chủ nghĩa và phần còn lại của thế giới thì thấy rõ ràng hơn. Thì thử hỏi một anh đang nghèo, lạc hậu lại đi định hướng một anh Giàu có văn minh và Phát triển. Đúng là sự ngược đời, chỉ có bắc thang lên hỏi ông trời mới biết sự ngược đời đó đang nằm ở chỗ nào???Nhưng chắc chắn là nằm ở quyền lợi của một bộ phận không nhỏ - Lợi ích Nhóm.
Trả lờiXóaKinh te xa hoi chu nghia,kinh te tu ban , kinh te thi truong dinh huong xa hoi chu nghia.Ca 3 nen kinh te nay neu khong co mot xa hoi thuc su dan chu de kiem soat deu that bai het .
Trả lờiXóaViệt nam không có sáng tạo gì,không đóng góp gì vào kho tàng tri thức của nhân loại lại hay lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.Xin hòi những người có ít nhiều hiểu biết như Trần Du Lịch,Trương Đình Tuyển "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" là cái gì vậy sao dị hợm và khó nghe quá.Đã ngu mà lại còn tinh tướng.
Trả lờiXóaXã hội như hôm nay lỗi một phần thuộc về những người trí thức,họ thấy sai nhưng vì hèn không dũng cảm đứng lên nói ra sự thật,
Trả lờiXóaTrí thức = Tay tên Trí bị bệnh mất ngủ
XóaKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa! Nó là sản phẩm của mấy ông "giáo sư triết học Mark-Le madein.vn" gán ghép ra,mấy ông này hay thích sính chữ cao siêu cứ mở miệng ra là "khoa học với biện chứng" nhưng thực ra cũng chẳng hiểu gì thế nào là khoa học,thế nào là biện chứng.Muốn hiểu về các nền kinh tế chỉ cần hiểu đúng bản chất của nền kinh tế đó là gì,đừng cố gán ghép nền kinh tế này ép nó vào nền kinh tế kia không biết nó có chung sống được với nhau hay ko,giống như người ta truyền nhóm máu AB cho người có nhóm máu O thì sốc phản vệ là cái chắc! Nôm na thế này cho dễ hiểu:
Trả lờiXóaNếu ta hiểu nền KT như một cơ thể sống thì mỗi cơ thể sống có nhóm máu khác nhau.Bây giờ ta tạm goi nhóm máu O cho nền KT thị trường(KT tư bản,sở hữu tư nhân).còn nhóm máu AB cho nền KT xã hội chủ nghĩa(sở hữu tập thể).Ta có hệ quả là O cứu giúp cho AB được (thực tế ở VN và các nước Đông Âu từ 1990 đến nay).Còn nhóm máu AB cố truyền cho nhóm O thì hậu quả thế nào thì ai cũng rõ!...Tôi chỉ là một người trước 1982 làm cho xí nghiệp nhà nước...hàng ngày mọi người đến xí nghiệp có mặt để chấm công,xong rồi về không có việc để làm,đến 1983 xí nghiệp giải thể ra ngoài tự kinh doanh đến nay nên cũng hiểu thế nào là KT thị trường...
"KInh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"=một quái thai thời đại,nó đã làm tan nát nước VN,làm VN tụt hậu sâu hàng 1/2 thê kỷ so với thế giơi loài người !!!
Trả lờiXóaKTTT là tinh hoa của xh loài người, nhưng được các ngài Gs- Ts CSVN gắn thêm cái đuôi định hướng XHCN đã trở thành nền kt nửa dơi nửa chuột !!! Chỉ khổ cho dân Việt ta biết đến bao giờ mới thoát được cái đám Gs-Ts khốn nạn này !!!
Trả lờiXóa"Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" chỉ là lời thú nhận ấp úng của CSVN rằng, Chủ Nghĩa Tư Bản là con đường đi đúng đắn của loài người!
Trả lờiXóa"Kinh tế thị trường có định hướng XHCN" rõ nét nhất là các tập đoàn Điện, Xăng dầu VN - độc quyền, tăng giá vô tội vạ! Chắc chắn là có bảo kê của "quỷ Đỏ"!
Trả lờiXóaBắt hết bọn còm sĩ nhốt lại cho ta. ký tên: Lú
Trả lờiXóaLú tồ này ngơ ngáo lắm. Thằng tính bắt các còm sĩ là thằng sai bọn còm có lương ca ngợi nó là Tổng thống mới của VN?!
XóaNên có một bài hát thật "HAY" ca ngợi VINASHIN, ca ngợi HÙNG DŨNG SANG TRỌNG
Trả lờiXóaDàn khoan HD 981 không gây họa bằng VINASHIN.
Trả lờiXóaTại sao thời sự VTV lúc nào cũng đưa tin các nước lên án TQ mà không thấy NGA, CU BA, LÀO, lên tiếng nhẩy.
Cảnh sát biển VN thường xuyên cách Dàn khoan HD 981 trên 10 Hải lý thì loa làm gì??? Ai nghe ???
Từ đầu năm 2014 đến giờ ( 1/2 năm ),đã 4 lần tăng giá xăng - phải nói là dân chúng nghẹt thở quá sức rồi !!!
Trả lờiXóaKinh tế thị trường định hướng XHCN là một thứ quái thai của thời đại .
Trả lờiXóa