Trang BVB1

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

‘XOAY TRỤC’ CỦA MỸ GẶP TRUNG QUỐC ‘TRỖI DẬY'

* BÙI VĂN BỒNG
Sau chiến tranh Đông Dương, Mỹ “lật cánh” sang Đông Âu, Trung Đông, Trung Á và Châu Phi. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gần như 'lơi lỏng', để Trung Quốc mặc sức tung hoành.
Đó là một trong những lý do mà Mỹ nhanh chóng triển khai chiến lược “xoay trục”, muốn giành lại thế chiến lược mới, thị trường mậu dịch mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chính vì thế, “xoay trục” của Mỹ gặp ngay “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Thời điểm này, Trung Quốc đã vẽ ra “đường lưỡi bò” hòng giành 'thế thượng phong' của kẻ cướp nhà nghề, vốn có ‘máu me’ từ Đế quốc Đại Hán, đế quốc Trung Hoa từ xa xưa đến nay.  
    >> Trung Quốc khao khát vị thế thống soái ở Châu Á   
    >> Động thái của Trung Quốc đang thách thức chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ   
    >> Chiến lược ‘xoay trục Châu Á’ của Mỹ tăng tốc   
Trong một báo cáo từ tháng 4-2014, Nhà Trắng đã tiết lộ: Sự “lơ là” của hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương trong một thời gian dài đã tạo ra cơ hội để Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển. Đó là kết luận tổng quát phản ánh qua báo cáo về tiến trình hiện đại hóa hải quân Trung Quốc do Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) thực hiện. Báo cáo mang tên China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress, trình lên Quốc hội Mỹ và đăng trên website của CRS là Opencrs.com. Thông tin và số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên về tình hình quân sự thế giới của Lầu Năm Góc, báo cáo về hải quân Trung Quốc do Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ tổng hợp và các nguồn mở khác như tạp chí quân sự IHS Jane’s.
Cụm từ hiện đại hóa hải quân trong báo cáo trên để chỉ sự hiện đại hóa không chỉ diễn ra trong hải quân mà còn ở các khía cạnh khác nhằm tăng sức mạnh trên biển của Trung Quốc như tên lửa đối hạm trên bộ (ASBM), tên lửa đất đối không (SAM), máy bay chiến đấu được trang bị tên lửa đối hạm (ASCM) và radar tầm xa…
Bên cạnh đó, theo một báo cáo khác chuẩn bị trình lên Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung của chính phủ Mỹ, các chuyên gia chỉ trích Washington không đánh giá đúng tốc độ phát triển của quân đội Trung Quốc. Hậu quả là Lầu Năm Góc không đưa dự đoán chính xác về thời điểm Bắc Kinh phát triển được ASBM và máy bay tàng hình,  theo AFP.
Trong tiến trình “xoay trục” việc đầu tiên là Mỹ phải nắm được sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Không mấy khó khăn, Lầu Năm Góc đã nắm được những trang bị, khí tài trọng tâm của hải quân Trung Quốc: Chiếm vị trí đầu tiên trong bảng đánh giá của CRS là tên lửa đạn đạo đối hạm (ASBM), cụ thể là DF-21D, được cho là phiên bản mới của dòng tên lửa tầm trung di động DF-21. Theo đó, DF-21D có tầm bắn hơn 1.500 km với mục tiêu chống tàu chiến lớn, bao gồm cả tàu sân bay. Giới quan sát còn cho rằng đầu đạn của tên lửa này là sự kết hợp giữa cảm biến radar và quang học để tìm diệt đối tượng và liên tục thay đổi hành trình tùy theo chuyển động của mục tiêu. Đầu đạn được nhồi một khối lượng chất nổ lớn hoặc đạn chùm. Kế đến là tên lửa hành trình đối hạm (ASCM) và dòng mạnh nhất trong nhóm này là SS-N-22 Sunburn do Nga chế tạo và SS-N-27 Sizzler cũng xuất xứ từ Nga (được triển khai trên 8 tàu ngầm lớp Kilo). Hiện Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm ASCM tầm xa CH-SS-NX-13, phù hợp triển khai cho toàn bộ các tàu ngầm lớp Tống, Nguyên,  Thượng và tàu ngầm mới đang đóng là Type 095.
Mỹ cũng rất quan tâm đến tàu ngầm của Trung Quốc khi chính Bắc Kinh từng nhấn mạnh đây là một trong những lực đẩy chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội. Bên cạnh các tàu lớp Kilo của Nga, Trung Quốc đang tích cực triển khai các lớp tàu nội địa mới, gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thượng và Hán, tàu lớp Nguyên và tàu lớp Tống. Đó là chưa kể tàu ngầm Type 095 sẽ được triển khai vào năm 2015. Báo cáo của CRS ước tính đến năm 2012, Trung Quốc có khoảng 46 tàu ngầm, nhưng theo website về thông tin quân sự Globalsecurity.org thì con số này lên tới hơn 60, tập trung nhiều cho các hạm đội Đông Hải và Nam Hải.
Do tàu sân bay Trung Quốc bị cho là chưa thể sớm đưa vào thực chiến và còn nhiều hạn chế nên tàu khu trục hiện vẫn là tàu chiến nổi lớn nhất của nước này. Các tàu khu trục hiện nay có thiết kế và trang bị gần với tàu chiến phương Tây hơn là Liên Xô với tổng cộng khoảng 25 tàu thuộc các lớp nội địa Lữ Dương, Lữ Hải, Lữ Châu, Lữ Hỗ và Lữ Đại cũng như lớp Sovremenny do Nga sản xuất. Cũng theo Globalsecurity.org, Trung Quốc hiện có gần 50 tàu hộ vệ và rất nhiều tàu đổ bộ cũng như khinh hạm tấn công mang tên lửa phân bố đều cho các hạm đội.
Bên cạnh đó, giới quan sát đánh giá rằng do chỉ mới lộ rõ và bắt đầu thực thi chiến lược vươn ra các vùng biển xa gần đây nên hải quân Trung Quốc thiếu trầm trọng các tàu rà quét, phát hiện và chống thủy lôi. Bắc Kinh đang cố gắng khắc phục nhưng tình trạng này sẽ còn kéo dài trong tương lai gần.
Nào, thẳng cánh tranh hùng, ai hơn ai?

Báo cáo của CRS cho rằng Trung Quốc muốn quân đội có khả năng đóng vai trò gọi là lực lượng chống tiếp cận, giống như lực lượng ngăn chặn biển mà Liên Xô triển khai trong giai đoạn Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, các mục tiêu khác trong chiến lược phát triển hải quân Trung Quốc còn nhằm xác định, đòi quyền lợi trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của nước này ở biển Hoa Đông và biển Đông, cũng như làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại Thái Bình Dương. Đây là điểm gây chú ý trong chiến lược hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc vì nếu chỉ nhằm đối phó Đài Loan thì không cần đến tàu sân bay hay hàng loạt tàu khu trục và tàu tấn công đổ bộ.
Theo báo cáo, hải quân Mỹ cần phải duy trì tối thiểu đội tàu 313 chiếc hiện diện thường trực nếu muốn duy trì ảnh hưởng liên tục tại Thái Bình Dương. Các nhà phân tích của CRS cũng đã đề cập khái niệm tác chiến không - biển mà Lầu Năm Góc đang hướng đến nhằm đối chọi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc. Nói cách khác, tác chiến không - biển là phiên bản hiện đại của chiến lược Mỹ từng dùng để đối phó Liên Xô khi trước, phối hợp chặt chẽ nguồn lực và năng lực chiến đấu của hải quân và không quân.
            Trước sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan và mấy trăm tàu (cả tàu chiến, máy bay) xâm phạm vùng biển, vùng trời chủ quyền của Việt Nam, nhiều chính khách, nghị sĩ, luật sư Mỹ đã lên tiếng tố áo Trung Quóc, bênh vực Việt Nam.
            Mới đây, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã  tuyên bố châu Á- Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược của chính quyền Mỹ trong 70 năm tới và Mỹ sẽ đảm bảo an ninh, ổn định cho khu vực Biển Đông. Ông S. Locklear nhận định, những căng thẳng leo thang trên Biển Đông không chỉ đe dọa đến tình hình an ninh khu vực mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu. Đô đốc Hải quân Mỹ cũng nhấn mạnh, Mỹ có những mục tiêu cốt lõi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cần đảm bảo lợi ích cho các nước đồng minh. Vì hiện Mỹ đang có hiệp ước quốc phòng với các nước trong khu vực như Philippines, Nhật Bản, Thái Lan, Australia và Hàn Quốc. Còn Việt Nam thì đang chờn vờn và nhiều chi phối bởi “Ý thức hệ” với Trung Quốc, nên khó vào diện ‘đồng minh’ này.
             Quan điểm của Mỹ khẳng định rằng: Mỹ sẽ  tiếp tục duy trì hòa bình và thịnh vượng cho khu vực này trong 70 năm tới. Hòa bình và nền an ninh ổn định trong khu vực sẽ cho phép Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, và tất nhiên cho cả Trung Quốc đang gắng sức “trỗi dậy hòa bình”….
               Các động thái Mỹ - Trung xưa này, nhât là từ nửa cuối thế kỷ trước cho đến nay vẫn vậy. Nói mạnh, chỉ trích ,  có khi thẳng cánh trên hội đàm công khai, nhưng phía sau vẫn hai nước lớn này vẫn ngầm ngoắc tay với nhau để “ăn chia”. Vì thế, Trung Quốc vẫn tỏ ra ‘không ngán Mỹ’. Có lẽ chưa ai dự đoán được, Mỹ-Trung sẽ “ăn chia” Biển Đông như thế nào, và nơi đâu là những địa bàn bị “sẻ chia” giữa hai siêu cường? 
               Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giả dối câu nhử Việt Nam  (lợi dụng, câu móc các vị lãnh đạo nhẹ dạ-cả tin, tầm nhìn hẹp, cầu an và thực dụng) bằng phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, bằng “lòng tin chiến lược”, bằng “đại cục”, bằng các “Tuyên bố chung” gian manh, bịp bợm; nhưng có lẽ cáí gọi là “đại cục” (cục to) đó vẫn  là ‘đường lưỡi bò’ muốn nuốt trọn Biển Đông, muốn gom cả Đông  Dương vào thuộc Tàu  càng nhanh gọn càng tốt.
BVB
--------------

22 nhận xét:

  1. Hiệp định Giơ-ne-vơ, Hiệp định Pa-ra đều do Mỹ -Trung ngầm thỏa thuận, VN chỉ là đầu sai, nghe LX, Tàu Cộng xúi giục thành "phên dậu" thành "tiền đồn phe XHCN", "đứng mùi chịu sào"..."ta đứng đầu ngọn sóng thời đại"... che chắn cho LX, Tàu Cộng. Nay vẫn chưa Thoát Trung được, đất nước bị số kiếp nhược tiểu đầy cam go, phức tạp, đói nghèo....Thế mà lãnh đạo chưa thức tỉnh với đế quốc Trung Hoa khoác áo Cộng sản. Chung 'ý thức hệ" à? Ý thức hệ nào??

    Trả lờiXóa
  2. "Trung Quốc vẫn giả dối câu nhử Việt Nam (nhẹ dạ-cả tin, tầm nhìn hẹp) bằng phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, bằng “lòng tin chiến lược”, bằng “đại cục”, bằng các “Tuyên bố chung” gian manh, bịp bợm"
    Bác không được nói xấu Nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, bác coi thường em quá.
    Đất nước em có 4 ngàn năm Lịch sử (1/4 thời gian đó thằng Tàu đô hộ, tất nhiện là bọn chưa có Đảng Cộng sản lãnh đạo, bọn Mã Viện v.v ấy mà);
    Đất nước em ra ngõ gặp anh hùng, sang nước khác vẫn tiếp tục làm anh hùng, hiện nay đang xuất khẩu anh hùng sang Hàn quốc, Mã lai, li bi...
    Đất nước em có Đảng lãnh đạo, nhân dân một lòng tin tưởng theo đường lối của Đảng đang định hướng; thênh thang tiến lên XHCN;
    Đất nước em có Đảng Cộng sản Trung quốc anh em, đồng chí tốt có chung lý tưởng cộng sản sức mạnh thời đại vô địch đang chinh phục cả thế giới;
    Đánh đấm a? Bọn em đã đánh thắng mấy thằng đầu sõ như Pháp, Nhật, Mỹ, mấy thằng nghe nói đến đất nước em là còn ghê răng.
    Bọn em đang cùng anh Cu canh cho thế giới ngũ.
    Khiếp không?

    Trả lờiXóa
  3. Trung quốc chỉ nổi tiếng về thâm nho, chơi bẩn. Còn về quân sự dù có trỗi lên về trang bị vũ khí nhưng kĩ thuật tác chiến Tàu còn kếm lắm, thua cả VN. Mỹ chỉ sợ anh Tàu làm liều chứ chọi nhau thật sự mỹ đâu có ngán. Trong lịch sử, Tàu chưa thắng ai bao giờ, chỉ thấy nội chiến trong nước đánh nhau là nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Mối tình Tàu-Mẽo xưa nay
    Nói dzậy, nhưng vẫn ngoắc tay ngấm ngầm
    Cái duyên Bành Trướng- Sen Đầm
    Cùng là Tư bản, cùng thâm ý đồ
    Việt Nam mải miết phất cờ
    Cứ luôn bị gặp bất ngờ..."ông anh"
    Để cho Tàu đểu hòanh hành
    Hết chiếm biên giới lại khoanh biển trơi
    Mau mà tỉnh ngộ đi thôi
    Theo đâu theo hẳn, nửa vời...xe tông!

    Trả lờiXóa
  5. ...Trung Quốc vẫn giả dối câu nhử Việt Nam (lợi dụng, câu móc các vị lãnh đạo nhẹ dạ-cả tin, tầm nhìn hẹp, và thực dụng) bằng phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, bằng “lòng tin chiến lược”, bằng “đại cục”, bằng các “Tuyên bố chung” gian manh, bịp bợm; ...
    > Viết rất chính xác, cảm ơn Đại tá nói hộ suy tư của chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết hay và sâu, chuẩn không cần chỉnh, bản chất sự kiện và vấn đề là vậy!

    Trả lờiXóa
  7. Cách đây ít hôm , loa đảng tuyên bố rằng :
    Công hàm ( thư riêng ) của Phạm văn Đồng là vô giá trị .
    Rùi mọt ngày nào đó phe lãnh đạo chóp bu, cam tâm bán nước ôm chân Tàu cộng thắng thế trong quyền lực sẽ lại tuên bố :
    Những lời tuyên bố của thủ tướng Dũng tại Philipine cũng vô giá trị .
    Bản chất của cs là lật lọng tráo trở , gian dối bịp bợp , cũng giống bạn vàng của đảng , nói một đằng làm một nẻo .
    Sứ Vịt , nhiều cái không thể đều thành có thể .

    Trả lờiXóa
  8. Bác Bồng hàm nghi anh mẽo ah?
    cũng có khi xảy ra.....mà đã xảy ra rùi......
    mà cũng tại ả thôi...thàng nào cũng là bạn, cũng chiến lược.....
    the and....chạ thàng nào là bạn........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là "The end", "конец" - khi "hết" chả thằng nào là bạn - toàn là ông chủ....

      Xóa
  9. Một quốc gia dân chủ nào đó trở nên mạnh, Mỹ không âu lo. Nhưng đây là Trung Cộng, Mỹ phải cảnh giác. VNCS không phải là thứ mà họ quan tâm, đừng "tự hào"!

    Trả lờiXóa
  10. Có ai lo sợ một ông thầy tu,một nhà đạo đức bao giờ mà chỉ sợ thằng xì-ke,cô gái điếm,tên móc túi thôi ( Trung cộng = thằng xi-ke+cô gái điếm+tên móc túi )- loài người kinh sợ Trung cộng là đúng rồi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng ai sợ ai! Nước Việt mình nhỏ thì xử lý theo cách nước nhỏ. Mạnh dùng sức, yếu dùng thế.
      Tìm cách đối phó, khéo léo, bảo vệ chủ quyền thành công, không gây chiến tranh đau thương, mất mác, giữ được hòa bình, đất nước phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc mới là sự nể, SỢ của thế giới công nhận nghe chưa các CU đầu to óc heo!

      Xóa
  11. Phần cuối của bài k thể hay hơn! Nhưng giữa 23 cái chưa được tốt hay nên chọn cái tốt đứng đầu ?Giữa TC và HK NB PHI... nhất quyết k thể chọn TC để gửi trứng cho ÁC???
    ngluy

    Trả lờiXóa
  12. Đểu cáng, tham lam, đạo đức giả, gián trá nhất thế giới - đó là Tàu Khựa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đệ nhị địa cầu là ai?

      Xóa
    2. "Đệ nhị địa cầu" thực tế chả là ai.

      Xóa
  13. Tham vọng của TQ không thể thành sự thật , mặc dù có lắm máy bay , nhiều tàu chiến nhưng cũng không vươn được xa vì không có các căn cứ quân sự ở các nước đồng minh như Mỹ . Vấn đề hậu cần quyết định cuộc chiến , vì muốn có căn cứ xa nhà nên TQ sử dụng chính sách xâm lược chứ không kết bạn như Mỹ , mà nạn nhân đầu tiên là VN . Với nhiều thủ đoạn , dụ dỗ , mua chuộc , lừa đảo , phá hoại , kêu gào , và cuối cùng là lấn chiếm , và nếu không có dầu hỏa thì giàn khoan thành căn cứ hậu cần di động càng tốt vì không ai có quyền tấn công cơ sở dân sự . Cuộc chiến tranh xâm lược không tiếng súng còn nguy hiểm và khó chịu hơn cả bom rơi đạn nổ , còn VN thì " Phản kích " theo kiểu 3 ông 4 hướng , Thủ tướng thì bảo xung phong , còn Đại tướng to nhất nói hãy khoan , tình hình giữa ta và giặc vẫn còn tốt đẹp , chưa phải lúc hành động . Mẹ tiên sư bọn bành trướng , không biết tụi nó " Bắn " bùa , bả gì sang phía VN mà các vị lãnh đạo mất hết sinh khí , không chừng " Gặp thời một tốt cũng thành công " là hoàn toàn có cơ sở . Như chúng ta thấy , lực lượng tầu ngầm Kilo của VN vô tác dụng trong cuộc chiến kiểu này , vũ khí mạnh nhất của VN để chống quân TQ xâm lược không phải là Su 30 , là kilo mà là cả dân tộc có chung một ý chí !

    Trả lờiXóa
  14. Sự trỗi dậy của TQ đi kèm cùng chủ nghĩa bá quyền , chẳng khác gì TQ đang chơi xì ke tăng lực .

    Chính TQ đang huỷ hoại TQ khi cả thế giới cùng e sợ , cùng đề phòng , cùng lánh xa . Nhất là nội bộ chính quyền TQ đang tranh chấp , chia rẽ , thanh trừng , khiến cho các nhà đầu tư vào TQ phải bị chùn bước .

    Vô tình TQ đi vào con đường bế môn toả cảng , tự sản tự tiêu . Đời sống dân chúng sẽ rối loạn vì từ giàu chuyển xuống nghèo dẫn đến chống đối , cách mạng chính trị phải xảy ra .

    Lâu nay TQ chỉ nói đến đường lưỡi Bò lý thuyết , hôm nay đã đặt giàn khoan HD981 là hành động cụ thể bị bắt quả tang không còn là hăm doạ . Thế giới đương nhiên lên án và phản đối , nếu TQ tiếp tục ngoan cố , TQ phải đương đầu với thế giới chứ không riêng VN . Một VN có thể im lặng , nhưng cả thế giới sẽ không im lặng .

    TQ càng trỗi dậy , TQ càng sớm bị bao vây , càng sớm bị thất bại . Không phải TQ không biết điều này , biết nhưng vẫn làm , thì đây có thể là một âm mưu chính trị , một vở tuồng có tính toán phối hợp đồng diễn .

    Trả lờiXóa
  15. Ờ nhỉ, tại sao Việt Nam có 1 dàn tàu khủng của Vinashin, Vinaline...đang ko biết phải giải quyết thế nào mà ko nhân dịp này kéo ra bao vây lũ tàu của Trung cộng. Nếu bị đâm chìm thì chúng nó mắc mưu ta: ta vừa hủy được 1 lô chứng cứ, vừa ko bị trả tiền bến bãi, trông coi v.v...Đồng thời cử anh Cả "chọng" và lũ Dư "lợn" viên của ảnh ra rao giảng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản cho chúng nó. Nếu ta làm như vậy, bọn Trung cộng nó vãi tè, rút ngay dàn khoan về nước..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến của bác hay đáo để. Mõ đây xin VOTE cho bác một phiếu.

      Xóa
  16. ĐCS VN Đừng lấy chuyện HD 981 để cho các vụ án chìm xuồng là không thể được

    Phạm Quý Ngọ chết nhưng chưa thể hết chuyện. Thằng nào bảo lãnh cho Quý Ngọ hãy lôi cổ hắn ra

    Phải nhanh chóng, kịp thời minh oan và đề bù thiệt hại cho gia đinh NGUYỄN THANH CHẤN

    Trả lờiXóa
  17. hóa ra dzụ 981 nhiều kẻ ăn mừng.

    Trả lờiXóa