Trang BVB1

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

VN không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về biển với TQ

·        TRÀ MI
Việt Nam đã ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc tràn ra khắp nước sau khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng biển có tranh chấp. Nhưng giới hữu trách chưa từ bỏ sự chống đối nhắm vào hoạt động của Trung Quốc, và đã phái tàu đến quấy nhiễu công tác khoan dầu, cứu xét việc kiện trước tòa án quốc tế đòi giải quyết vụ tranh chấp và ve vãn các đồng minh trong khu vực như Philippin.
Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown ghi nhận chi tiết về chính sách ngoại giao nhiều rủi ro đằng sau nỗ lực này.
Trung Quốc đã làm khó Việt Nam trong tuần này qua việc gửi một “văn thư xác định lập trường” cho Liên Hiệp Quốc về hoạt động của giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ đôla trong một phần của Biển Ðông mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.
Trung Quốc tố cáo Việt Nam là đâm vào tàu thuyền của họ, cử người nhái và “các điệp viên dưới nước” vào vùng hải phận mà họ nói không thể tranh cãi được là của Trung Quốc. 

Giáo sư Carl Thayer
Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các vụ tranh chấp giữa các nước cùng đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, nhưng biến chuyển này có thể đặt Việt Nam vào thế khó xử, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Giáo sư Thayer nhận định:
“Phải chăng Trung Quốc tìm cách khiêu khích một cuộc tranh luận ở đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến các nước phải đưa ra quyết định hoặc có hành động hoặc giữ im lặng? Tìm cách cô lập hóa Việt Nam thông qua việc buộc các nước quan tâm hơn về Trung Quốc phải im lặng bởi vì họ không muốn bị coi là đẩy ra chỗ công khai, như Brunei, chỉ tìm cách tránh né hay lẩn trốn.”
Việt Nam không thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và vẫn còn lệ thuộc nặng vào Bắc Kinh về giao thương. Việt Nam được cho là đang cứu xét đưa vụ việc ra trước tòa về vùng biển có tranh chấp, nhưng có thể phải mất nhiều năm để đưa vụ kiện ra trước một tòa án quốc tế.
Theo giáo sư Thayer, một chọn lựa có thể là lợi dụng sự thách thức của Philippines về tính hợp pháp của những khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở La Haye. Ông nói tiếp:
“Ðường lối tốt nhất về mặt chính trị, nếu không thể hàn gắn được bang giao với Trung Quốc, là cùng với Philippines tìm cách tăng thêm sự khẳng định trong tư cách là một nước bạn của Philippines.”
Liên minh của Việt Nam với Philippines đã thể hiện một cách nhẹ nhàng hôm thứ hai khi nước này mở các cuộc đấu bóng đá, bóng chuyền và kéo co với thủy thủ trên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. 
Trước đây, hai chính phủ sẽ e ngại tổ chức một sự kiện như thế, vì sợ rằng sẽ có vẻ như “câu kết” với nhau chống lại Trung Quốc, theo nhận định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii.
Tuy nhiên, mọi sự nay đã đi tới một điểm mà cả hai nước có thể tăng cường và bày tỏ tình đoàn kết.
Ông Vuving nói Việt Nam cũng có thể trông đợi sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực:
“Ấn Ðộ ở cách xa nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam vì thế nhìn vào lợi ích cốt lõi của cả hai nước, tôi cho rằng các đồng minh vô tình này, nếu muốn dùng từ ấy, sẽ là Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ.”
Việt Nam đã tiến gần hơn về phía Hoa  Kỳ ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng hoảng về giàn khoan trong một “đường lối hòa giải liên tục để đối lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc,” theo nhận định của ông Vuving.
Nhưng bộ chính trị Việt Nam cũng chia rẽ về mức độ thân cận mà họ tiếp xúc với Washington. Một số không muốn cải cách chính trị, và một số khác đã đầu tư quyền lợi vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông nhận định:
“Tôi nghĩ về cơ bản, nhưng người chủ trương cách tân muốn lại gần Hoa Kỳ hơn, không phải chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để cải cách kinh tế nữa. Nhưng ngay lúc này, thì phe này không có đại diện nhiều trong bộ chính trị.”
Trong khi đó, ngay trong nước Việt Nam đang chuẩn bị về lâu về dài. Hôm thứ hai, Quốc Hội đã thông qua một kế hoạch dự chi 760 triệu đôla để hỗ trợ cho ngư dân và đội tuần duyên.
Ngân khoản sẽ được dùng để mua thiết bị tuần tra và xây dựng tàu đánh cá ngoài khơi cho Ðội Tuần Duyên Việt Nam, cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và ngư phủ.
Khoản này bao gồm việc xây dựng 3 ngàn tàu đánh cá bọc thép, theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Ngư nghiệp Việt Nam. Ðội tàu hiện nay khoảng 100 ngàn chiếc là tàu gỗ.
Ông Mưu nói các chính sách khai thác tài nguyên trong hải phận Việt Nam không phải là mới, nhưng vấn đề đã trở nên “nóng hơn” sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ngoài biển.
Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc là đâm vào tàu của họ trên 1 ngàn 400 lần, một lần khiến một tàu đánh cá bị chìm.
Bất chấp các mối nguy hiểm ngày càng nhiều, ông Mưu nói các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển.  
T.M
-----------------

9 nhận xét:

  1. Đúng,rất đồng ý với Trà Mi (tác giả bài viết),và với chủ nhân blog (đại tá Bùi Văn Bồng),VN,trong hiện tại CHỈ CÓ MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT,ĐÓ LÀ TRAO TRẢ QUYỀN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC CHO TOÀN DÂN, xuyên qua việc dân chủ hóa đất nước,đa nguyên đa đảng,để huy động được sức mạnh của toàn dân-từ đó canh tân đất nước,củng cố quân đội mạnh để gìn giữ được sự vẹn toàn lãnh thổ,phải liên minh với những cường quốc tốt (dứt khoát không phải là giặc Tau) như Anh,Mỹ,Nhật,Ấn Độ chẳng hạn...

    Trả lờiXóa
  2. Phe tích cực ngày càng lớn mạnh để đương đầu với phe bảo thủ. Đó là quy luật hiện nay. Chỉ có những bộ óc chết mới nghĩ rằng, một xã hội sẽ muôn năm không bao giờ thay đổi?
    Để chứng minh, lấy một hình ảnh chắc chắn nhé - 200 năm nữa, VN không còn là một xã hội như hiện nay!!!

    Trả lờiXóa
  3. Nên có một cuộc bầu cử đúng nghĩa đầu tiên, có giám sát của quốc tế. Sau đó VN có chính phủ của dân thực sự, sẽ độc lập phát triển và tự quyết.

    Trả lờiXóa
  4. Bằng hành vi xúc phạm truyền thống yêu nước của nhân dân việt nam trên biển Đông ,Trung quốc đang đẩy những nhà lãnh đạo giáo điều bảo thủ của Việt nam vào ngõ cụt, bế tắc!

    Trả lờiXóa
  5. VẤN ĐỀ CỦA BIỂN ĐÔNG LÀ NẰM Ở ĐẤT LIỀN. Nếu VN không mạnh thì bị Tàu hay bất cứ nước nào khác cũng sẽ ép thôi. Dân giàu nước mới mạnh, nước mạnh thì quân đội mới mạnh...Nhưng cơ chế mình thì chỉ tư lợi mà bất chấp ô nhiểm môi trường, thực phẩm độc hại, luật rừng...chẳng lẻ con cháu nhiều đời của các ông BCT VN sau này không sống ở VN nữa chắc

    Trả lờiXóa
  6. Thế giới đã lên tiếng rất mạnh mẽ để ủng hộ VN, tiếc thay, chính VN lại đưa tất cả những tiếng nói ủng hộ mình vào thế việt vị đúng nghĩa.
    Không phải không có nhiều lựa chọn, chỉ vì những người được quyền lựa chọn ( BCT ) lại không dám chọn.
    Giải pháp đơn giản và đúng đắn là phải thay người quyết định, nhưng bằng cách nào, đâu có đơn giản như thay ông tài xế. Đã có nhiều ý kiến, đề xuất chân tình, nhiều đóng góp phê phán của cộng đồng thể hiện trên các dòng comment phản biện tranh luận (nhiều khi gay gắt) đòi hỏi phải thay đổi. Tất cả đang vướng vào bức tường bảo thủ, trì trệ,cố chấp, sỹ diện....Mong rằng sẽ đến ngày mà một sớm mai thức dậy trên đài phát thanh, truyền hình sẽ truyền đi thông báo só 1 về thay đổi... Một thay đổi tất yếu mà mỗi comment trên mạng cũng có thể tự hào đã góp phần nhỏ bé để nó đến nhanh hơn. Tự hào vì mình đã không im lặng, thúc thủ như ai đó. Đó cũng là một lựa chọn trong rất nhiều lựa chọn.

    Trả lờiXóa
  7. Lịch sử cho thấy tiến lên xã hội dân chủ là bước đi tất yếu.Chế độ độc tài chỉ kéo dài không quá 100 năm.Nhưng lúc đó đã bị thằng Căm, Mianmar...vượt mạt rôì.NHỤC là ở chỗ đó.

    Trả lờiXóa
  8. Người ta là cường quốc số 1 hàng thế kỷ rồi mà họ vẫn yên bình,thuận thảo với đồng loại,mình mới ngoi lên là cường quốc số 2 trong vài năm thôi mà đã làm vô số những điều gian ác xằng bậy : giết người hoàng loạt,lấn đất chiếm biển của nhiều nước khác,dùng tiền để khuynh đảo chính trường thế giới.ĐM chúng mầy lũ giặc Tàu khốn kiếp,ĐM chúng mầy,trời tru đất diệt chúng mầy !

    Trả lờiXóa
  9. Các nguồn lực kinh tế của VN sẽ không bao giờ huy động được, sức tàn lực kiệt, không đủ khả năng chống quân TQ xâm lược! Bởi đảng CSVN đã không còn uy tín với dân. Nếu không cạnh tranh chính trị, không đa nguyên đa đảng, thì dân VN không bao giờ ủng hộ đảng độc tài, không có sức mạnh dân tộc, và sẽ có bạo loạn, tan nát hết cả. Đây chính là thời cơ của bọn bành trướng Bắc Kinh. Gián điệp của chúng nhan nhản khắp VN, thậm chí cài cắm đầy trong bộ máy nhà nước VN.
    Đặc biệt, nếu chỉ có một ĐCSVN độc tài, thì dân sẽ chôn vàng - đô la thật kín, không đem vào thị trường, vì lo sợ đảng bày mưu cướp trắng ( như cải tạo tư sản sau 1975) để nuôi bộ máy khổng lồ nhất thế giới, nuôi bọn côn đồ "còn đảng còn tiền"!
    Ngay như gia đình bạn tôi đây, giàu có 3 đời nhờ buôn vàng bạc và BĐS, hiện nay có khoảng 8000 lượng vàng đang giấu khắp nơi, chưa kể hơn 100 triệu USD và các ngoại tệ khác, và hơn 20 biệt thự + khách sạn. Thế nhưng, bạn tôi nói rằng ( trừ khi làm từ thiện cá nhân) thì không bao giờ ủng hộ chính quyền và đảng CSVN dù chỉ là 1 ngàn đồng tiền Việt! Vì sao ư? Chỉ khi đa nguyên đa đảng, đất đai tư hữu, bạn tôi sẽ "bung hàng", tha hồ đầu tư, kinh doanh, đóng thuế, mà không bị cướp! Và sức mạnh kinh tế nếu có đóng góp của Việt kiều cũng vậy, chỉ khi đa nguyên họ mới về, thoải mái làm ăn, không lo sợ bị lừa và cướp! Chứ bây giờ về nước đầu tư vỗ béo cho bọn Mác Lê Mao... rồi lại bị nó "lên lớp" về đạo đức cách mệnh, rồi đè bóp cổ hay sao? Nói đơn giản thế thôi!
    Hiện tại thì cứ để cho đảng CSVN mặc sức "đấu tranh giai cấp", đấu khi nào mệt thì nghỉ, giãy đành đạch, dân VN không quan tâm!

    Trả lờiXóa