Trang BVB1

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ

Tàu sân bay của Mỹ
Trong việc định hình vai trò của mình tại biển Đông, thế "lưỡng nan" của Mỹ tập trung vào suy nghĩ lựa chọn giữa ưu tiên về sức mạnh, hay ưu tiên về luật/thể chế.
Gần đây, các hành động xác lập chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là vụ giàn khoan Hải Dương 981, đã làm dấy lên những câu hỏi đâu là những động thái "xoay trục" thực sự của Mỹ tại khu vực.
Từ năm 2011, khi chính phủ Obama công bố chính sách xoay trục (sau đó là tái cân bằng) luôn có những luồng đánh giá khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng chính sách này đang đi đúng hướng và tạo ra sự đồng thuận lớn với các nước trong vùng, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo tại khu vực Thái Bình Dương.
                     >>. “Xoay trục” của Mỹ gặp Trung Quốc “trỗi dậy”   
Mặt khác, cũng có luồng ý kiến khác nghi ngờ xem những gì mà Mỹ thể hiện cho đến thời điểm này chỉ qua lời nói. Hoặc cho dù có Mỹ có hành động, nhưng những hành động đó là chưa đủ mạnh để đối phó lại tình hình an ninh và cán cân quyền lực đang thay đổi mạnh mẽ. Ý kiến này càng được nhiều sự ủng hộ hơn khi cùng một lúc khủng hoảng Ukraine xảy ra tại Châu Âu, và việc Nga "dễ dàng" sáp nhập được Crưm làm cho Mỹ rơi vào tình huống "lưỡng đầu thọ địch".
Hai góc nhìn trên được ThS. Trương Minh Huy Vũ, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp HCM, chia sẻ.
Chiến lược hai trục
- Ông ví von Mỹ đang theo đuổi chiến lược hai trục tại biển Đông. Ông có thể giải thích rõ hơn?
- Khái niệm chiến lược hai trục xuất phát từ cuộc tranh luận lâu dài trong chính sách đối ngoại của Mỹ, qua đó đi tìm sự cân bằng giữa hai trường phái trong quan hệ quốc tế: chủ nghĩa thể chế quốc tế và chủ nghĩa sức mạnh hiện thực.
Trong nhiều thời điểm, giai đoạn khác nhau, có lúc Mỹ ưu tiên chiến lược này nhưng có lúc lại ưu tiên chiến lược kia. Việc sử dụng song hành hai đại chiến lược thể hiện bản chất lưỡng thể của chính sách đối ngoại Mỹ: vừa là quốc gia mạnh nhất trên thế giới, cũng là quốc gia thúc đẩy và xây dựng thế giới được cai trị bằng luật lệ. Và sự đụng độ giữa hai trường phái này đã làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ luôn đi dây giữa hai xu hướng vừa muốn giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế bằng luật, nhưng cũng vừa muốn có được những ưu tiên chiến lược dựa trên các cân sức mạnh nghiêng về ưu thế của mình.
Trong việc định hình vai trò của mình tại biển Đông, thế "lưỡng nan" của Mỹ tập trung vào suy nghĩ lựa chọn giữa ưu tiên về sức mạnh, hay ưu tiên về luật/thể chế. Ưu tiên luật pháp thì sợ bị xem là con cọp giấy, nhưng nếu "hùng hổ" về sức mạnh thì hoàn cảnh hiện tại (cả dư luận quốc tế, lẫn quốc nội không cổ xúy). Vì thế phải đi tìm điểm cân bằng giữa hai đại chiến lược, mà nếu chuyển tải thành chính sách có thể tạm gọi là giữa thúc đẩy "thể chế hóa" và tạo thế quân sự để "răn đe giới hạn".
- Tại sao trong vấn đề biển Đông, Mỹ phải đi tìm sự cân bằng giữa hai trường phái tiếp cậnnày?
Lý do đơn giản và dễ nhận thấy nhất là Mỹ bị song trùng về lợi ích tại biển Đông. Một mặt, Mỹ cảm nhận không có lợi ích trực tiếp về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lẫn lãnh hải, trong khi đó Trung Quốc lại là đối tác lớn về kinh tế, lẫn an ninh-chiến lược. Vì thế trong một thời gian dài, chính phủ Mỹ đều giữ thái độ trung lập về các tranh chấp chủ quyền, tức là không đứng về bên nào trong việc phân định lãnh thổ với nhau.
Nhưng mặt khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, hai vấn đề lớn nhất là quyền tự do hàng hải, một trong những nguyên tắc đã được chính phủ Mỹ định nghĩa là "lợi ích quốc gia" tại biển Đông. Nếu Trung Quốc có những tác động tiêu cực đến tự do hàng hải của khu vực thì Washington sẽ phản ứng để chống lại.
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh tạo thành một đe dọa an ninh cho hệ thống đồng minh của Mỹ. Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật đụng độ quyết liệt xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư; ở biển Đông, Trung Quốc đụng độ Philippines ở bãi cạn Scarborough và nhiều điểm nóng khác. Nếu xem việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông hoặc đụng độ Philippines ở Scarborough là một phép thử của Bắc Kinh trực tiếp vào hệ thống đồng minh của Mỹ thì việc hai phép thử này thành công sẽ làm lung lay hai mắt xích quan trọng nhất, một ở Đông Bắc Á một ở Đông Nam Á.
Chính sự song hành hai mục tiêu cùng lúc làm cho bất kì chính phủ nào của Mỹ cũng rất khó khăn trong việc lựa chọn một chính sách "xuyên suốt và rõ ràng". Ý tôi muốn nhấn mạnh ở đây trong cả lời nói lẫn hành động.
"Vũ khí chiến lược" của Mỹ?
- Một số chuyên gia cho rằng, vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng là một "phép thử" của TQ đối với Mỹ. Ông nghĩ sao về điều này?
Trước hết, cần nói rằng, qua vụ giàn khoan Hải Dương 981, cái Trung Quốc muốn là hợp thức hóa chủ quyền thực địa và tạo phép thử cho các nỗ lực của các nước Đông Nam Á nói chung, và Việt Nam nói riêng tìm kiếm một chính sách đối ngoại cân bằng và độc lập hơn.
Trong một thế giằng co trên biển như vậy, kẻ mạnh thì thiếu lý nhưng ưu thế thực địa, ngược lại người chính nghĩa, có lý lại bị thua thiệt về chủ quyền thực tế. Về vụ giàn khoan Trung Quốc đã bị thế giới lên án là bá quyền, các nước ASEAN nghi ngờ chính sách trỗi dậy hòa bình, và tạo thêm nhiều "cơ hội" cho Mỹ và các đồng minh thúc đẩy chính sách "tái cân bằng chiến lược". Lời nói có biến thành hành động hay không, và tốc độ có đủ nhanh để đối phó với vụ giàn khoan hay không lại là câu hỏi khác.
Trong bối cảnh như vậy, cần có một cái nhìn sát với thực tế. Nhìn lại nhiều thập niên qua, một trong những điều kiện giúp Mỹ giữ được vai trò này là nhờ sự thống trị của hải quân Mỹ trên các vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. Tuy nhiên, hiện nay cái khó của Mỹ là Trung Quốc đang tận dụng điểm yếu của Mỹ bằng cách sử dụng yêu sách lãnh thổ, tạo ra tranh chấp lãnh thổ - yếu tố mà xét về nguyên tắc Mỹ phải đứng trung lập giữa các nước. Thế nên, ưu tiên của Mỹ tại biển Đông là nhất quyết bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực và trước hết bằng công cụ pháp lý, qua đó có thể có thể xây dựng một trật tự chung cho các nước xung đột mà không mang tiếng "can dự chuyện nội bộ bất hợp pháp".
Trong bối cảnh một quốc gia muốn thúc đẩy trật tự bằng luật thì việc thúc đẩy thông qua UNCLOS phải là một ưu tiên như lời của Tổng Thống Obama trong bài phát biểu mới đây tại lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point: "Nước Mỹ cũng không thể giải quyết vấn đề xung đột ở biển Đông nếu Thượng viện Mỹ không phê chuẩn Công ước về Luật Biển (UNCLOS)". Đó không những là cơ sở pháp lý, đạo đức như đã trình bày ở trên mà còn là "vũ khí chiến lược" của Mỹ tại biển Đông.
Xét trên mặt thực địa, Mỹ sẽ không có thêm nhiều hành động can thiệp quân sự trực tiếp chừng nào tình hình biển Đông còn chưa leo thang đến mức xung đột vũ trang. Còn nhớ trường hợp đụng chạm tại bãi đá Scarborough với Philippines, một đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á năm 2012. Việc Trung Quốc sử dụng những tàu cá với chiêu bài dân sự đã hạn chế Mỹ tham gia trực tiếp bảo vệ lợi ích cho Philippines.
Nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục sử dụng chiêu thức tương tự tại bãi cạn Scarborough, Washington sẽ không điều động hải quân khi các tàu của Trung Quốc được gắn mác dân sự. Quan trọng hơn, trong cả hai vụ Scarborough (và cả giàn khoan 981) cái Mỹ muốn đứng trên lợi ích của nước họ là một khu vực biển Đông hòa bình và ổn định được quản lý bằng luật pháp quốc tế chứ không ưu tiên hỗ trợ hay ủng hộ nước nào (dù có là đồng minh) bằng các biện pháp quân sự.
Bởi vậy, trong tình hình hiện tại, nếu Việt Nam thúc đẩy việc sử dụng luật quốc tế, chẳng hạn như cùng các nước ASEAN đẩy nhanh đàm phán COC với Trung Quốc hay sử dụng các kênh pháp lý để kiện những hành động hiếu chiến của Bắc Kinh, Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam bởi điều này hoàn toàn tương đồng với lợi ích của Mỹ. Điều này cũng đã được thể hiện qua các phát biểu của lãnh đạo hành pháp Mỹ những ngày vừa qua.
- Ông cho rằng UNCLOS là một "vũ khí chiến lược" của Mỹ tại biển Đông. Nhưng đến nay chính phủ Obama - dù nhiều lần lên tiếng ủng hộ - nhưng vẫn chưa thúc đẩy được Thượng Viện thông qua. Đâu là lý do cho sự trì hoãn?
UNCLOS là "vũ khí chiến lược" của Mỹ tại biển Đông, nhưng nó có thể là "rào cản chiến lược" của Mỹ với tư cách một quốc gia giữa vai trò siêu cường toàn cầu. Phạm vi điều chỉnh của UNCLOS liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau, nên xuất hiện nhiều nhóm lợi ích trong lòng nước Mỹ.
Xét chiều dài lịch sử, tất cả các nỗ lực thông qua UNCLOS đến nay đều gặp thất bại bởi sự phản đối của các thành viên đảng Cộng Hòa trong Chính phủ và trong Thượng viện, dẫn đến vấn đề UNCLOS không được đưa ra, hoặc nếu được đưa ra thì lại không đủ 2/3 số phiếu cần thiết.
Bên cạnh các tiếp cận phủ định tuyệt đối, còn có các đề xuất khác tìm kiếm một giải pháp ưu tiên dùng luật, nhưng không bắt buộc tham gia UNCLOS. Chẳng hạn có ý kiến cho rằng, Mỹ không cần phải tham gia UNCLOS mới có thể quản trị được các vùng biển của mình bằng luật và thể chế quốc tế, mà nên ưu tiên theo đuổi những hiệp ước mang tính song phương chỉ với với các nước có liên quan.
Nói chung, sự vận động UNCLOS của chính trường nước Mỹ từ nhiều năm qua cần được đặc trong bối cảnh "lưỡng nan" của Mỹ trong việc song trùng lợi ích giữa một bên là mong muốn điều chỉnh các nước khác bằng luật và thể chế quốc tế, một bên là không muốn những điều chỉnh đó giới hạn lợi ích và quyền sử dụng sức mạnh của bản thân.
Đây là một bài toán khó mà chính quyền Obama khó đưa ra lời giải rốt rào trong những năm cầm quyền còn lại, xét về tầm quan trọng của UNCLOS so với các hồ sơ đối nội khác như kinh tế hay bất bình đẳng xã hội mà Obama và nội các của ông phải ưu tiên. Nếu có một điểm sáng nào đó, đó có thể là hy vọng về sự tiếp tục quá trình này sau năm 2016 bởi một nữ Tổng thống từ Đảng Dân Chủ?
- Xin cảm ơn ông!
Duy Linh - Vân Trần (thực hiện)/VnN
-----------------

12 nhận xét:

  1. Các nhà nhận định hiện nay còn kém hơn các nhà dự báo thời tiết.
    Thiên cơ bất khả lộ... Sang năm 2015 sẽ có kết quả.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thấy cái ông này nói dài dòng không thiết thực. Vì hiển nhiên thực tế đang cho thấy vấn đề Dân tộc đã và đang nổi lên thiết thân hơn bao giờ hết. Quốc gia nào cũng phải nêu cao tinh thần quốc gia dân tộc. Ngay ý thức hệ CNXH , CNCS có còn chăng ( TQ,VN,CB,Bác TTIeen) chỉ là hình thức ,nói cho hay hoặc là lý sự của chủ nghĩa cơ hội mà thôi. Nó đã bị phủ định từ khi Đông Âu sụp đổ rồi . Vậy cho nên, dù OBAMA -Mỹ hay TAPCANBINH -Trung cộng, hay Putin-Nga..ho noi gi ? lam gi ? cung xuat phat tu loi ich cua chinh nuoc ho. Viet nam cho co hy vong di voi ai de chong ai. Hay dua vao phap luat QT va ND de tu cuu ma thoi./.

    Trả lờiXóa
  3. Thời điểm này mà nói "một mình","không theo ai"," không liên kết ai" - là lời nói không thực tế,nếu không nói là ngu xuẩn / lời nói này chỉ có từ một cường quốc có sức mạnh vô song về quân sự lẫn kinh tế mà thôi/ Nga,Trung Cộng,Ấn độ cũng chưa dám nói như thế !

    Trả lờiXóa
  4. Mục đích cao nhất của ĐCSVN từ trước đến nay là giữ ghế bằng bất cư giá nào kể cả dựa vào sự chống lưng của Tàu kẻ thù truyền kiếp hoăc đi dây với các nước khác đứng đầu là HK Để tiếp tục đôc quyền lãnh đạo cái giá đã phải trả ra không hề nhỏ? Kể cả k còn tính chính danh cùng sự tín nhiêm của ND gần như =0
    Mục đích cao nhất của ND VN là lợi ích DT ? là toàn vẹn lãnh hải lãnh thổ DÂN CHỦ VĂN MINH TỰ CHỦ...K BÁN NƯỚC DƯỚI BẤT KỲ GIÁ NÀO, HÌNH THỨC NÀO...? NDVN chơi với ai liên minh với ai quan hệ với ai k ngoài mục đích trên?
    Mục đích cao nhất của TQ là ĐẠI HÁN BÀNH TRƯỚNG MUỐN CẦM CÁI THIÊN HẠ BẮT CÁC SIÊU CƯỜNG CHIA SẺ LỢI ÍCH KỂ CẢ 1/2 TBD HOẶC 1/2 TG .VN chỉ là 1 phần bước đệm phần bàn đạp trên bước đường khuất phục các DT khác nhằm vẽ lại BĐTG ?Xoá xổ VN!
    Mục tiêu cao nhất của HK là LỢI ÍCH QG? GIỮ VỮNG NGÔI BÁ CHỦ TG? khi lợi ích của Mĩ bị đe doạ họ k ngai va chạm để bảo vệ và họ sẵn sàng chia sẻ hơp tác liên kết để bảo vệ lợi ích của DT Mĩ mà bỏ qua bất đồng về ý thức hệ để là đông minh với HK? ĐCSVN còn vờ làm cao còn toan tính trong vấn đề này?
    ...trong khi hoà bình khu vưc , TG bị đe doạ lãnh thổ lãnh hải bị TQ lấn chiếm xâm lược bộ bậu sâu ĐCSVN vẫn cứ à ơi câu giờ vời chìa tay nọ rụt tay kia và cuối cùng là mong 4T+16 nương tay nghĩ lai mở con đường sống cho ĐCSVN vì họ biết thóp THĂNG ANH chỉ muốn thay đổi nhỏ có lợi cho Tàu chứ k bao giờ muốn thay thế hoặc có sự xáo trộn lớn với THẰNG Em BÁN NƯỚC CẦU VINH DỄ SAI KHIẾN???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  5. Đọc liền mấy bài và ý kiến diễn đàn,mình thấy nhiều bài bi quan quá và ý kiến cũng bi quan,thôi viết vài dòng.
    Trước hết Mỹ-Trung chả đụng vào nhau,dù Trung Quốc chiếm một phần Philippine để làm căn cứ thực hiện chiến lược chia xẻ Thái Bình Dương.Thái Bình Dương mới thực sự là nhu cầu chiến lược tương lai của Trung Quốc.
    Biển Đông chỉ là con đường mà Trung Quốc cần thông thoáng để xuống phía Nam.Indonesia,Malaysia,Thái Lan,châu Đại Dương...Ở đây mới đủ tài nguyên và di dân cho Trung Quốc.
    Hoàng Sa và Trường Sa là tiền đồn cho việc bảo vệ con đường biển chiến lược không thể thiếu.
    Từ khi khởi đầu chiến tranh thế giới thứ hai,các quốc gia đều cần và biết những vấn đề chiến lược này.Trung Quốc đã âm thầm tiến hành từ những năm 1955 tại Indonesia,Thái Lan...
    Việt Nam đất hẹp,dân đông lại luôn có thù truyền kiếp,nên Trung Quốc không thể tấn công thắng lợi,mua chuộc chưa bao giờ thành công...Nhưng Trung Quốc cần trấn áp Việt Nam để không thể cản đường của HỌ.
    Trước nguy cơ này,các nước ASEAN vận động trong chính phủ Mỹ,nhưng chủ yếu là ÚC nên MỸ có sách lược " xoay trục " và chỉ sách lược mà thôi.Ngài OBAMA hay sau này vị thổng thống Hoa Kỳ mới cũng chỉ 'xoay trục " sách lược.
    Mỹ không thể xoay trục chiến lược vì Mỹ đã là con tin thật sự trong tay của Trung Quốc,Mỹ sao có thể thoát sự kèm tỏa của Trung Quốc trong ngắn hạn được,Mỹ sa lầy quá lớn và quá sâu ở Trung Quốc và ngay trong lòng nước MỸ.Sư tử và voi không là bạn nhưng sống chung.
    Thế giới ngày nay có nhiều nước trở thành chuột bạch cho trò thí nghiệm,các nước Đông Âu là điển hình rõ nhất,và cả Ukraine hiện hành.
    Người ta bỏ ra ít tiền để thuê quốc gia làm phên dậu,tự giết nhau giành tiền làm thuê....như thế là đạt yêu cầu.
    Bất kì nước nào xâm lược Việt Nam,nhất là Trung Quốc đều gặp lời nguyền là nước đó phá sản.Bất kì người Việt nào làm tay sai cho nước ngoài đều tiệt tự và tự hủy diệt,đó cũng là lời nguyền từ xa xưa cho đến mai sau.Chứng minh khoa học chưa rõ nhưng thực tiễn về lời nguyền là sự thật.
    Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản chỉ là phương thức sản xuất,thực chất là phân phối thặng dư tối ưu.Hiện sự điều hành kinh tế của Chính Phủ chưa tốt,nền kinh tế chưa là kinh tế thị trường,chính sách kinh tế còn phiến diện....nhưng hơn thời Pháp thuộc và Mỹ thuộc gấp vạn lần.Tất nhiên những người lãnh đạo Đảng hiện nay có nhận thức bằng nhân dân,học được nhân dân thì kinh tế phát triển rất lớn và điều đó đủ thắng mọi kẻ xâm lược ngay loạt đạn đầu.
    Kinh tế chậm phát triển là khởi đầu của nô lệ,là con đường thẳng tưng cho xe tank và bộ binh nước ngoài đi dạo xuyên suốt nước ta vài năm đầu.Trước đây nước ta giàu có thì ma nào mà dám ngông nghênh xâm lược,và ai mà đi làm kiếp vịt trời để mang tiếng Việt gian suốt đời.
    Tuy nhiên để bảo vệ kinh tế hiện lớn mạnh như hiện nay thì kẻ nào xâm lược và nổ súng thì họ sẽ bị hủy diệt ngay trong ngày đầu tiên,đánh ngay căn cứ chính và hậu phương chứ không chỉ vài trăm chiếc tàu lẻ tẻ ở hàng " tiền đạo ".Một nước nhỏ và mạnh lại dư thừa,tồn kho quá nhiều phương tiện chiến tranh chắc không thể để tồn kho quá lâu khi cần tiêu thụ.
    Việt Nam là Việt Nam thôi,lời nguyền y như còn đó.
    Kiều Trang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Công Sơn toàn nói kiểu BLV trước trận đấu. Có bố VN nào đó nói trận khai mạc World Cup Brazil-Croatia sẽ hòa. Kết quả 3-1, thắng cho Brazil.

      Xóa
  6. Trung Cộng đang chọc giận thế giới tự do dân chủ! Nói như 1 DLV TC đang "Trêu ong, chọc rắn!". Nhưng "Già néo đứt dây!"

    Trả lờiXóa
  7. Bóng đèn trước khi đứt thường sáng loé lên một cách bất thường!

    Trả lờiXóa
  8. Liên minh quân sự với Hoa kỳ để bảo vệ toàn ven lãnh thổ là trách nhiêm , là lương tâm thời đại .
    Ai là người tiên phong làm Gocbachev ở VN.
    Lực cản lớn nhất chống ngoại xâm là Đcs VN .
    Ai là minh quân đứng ra lãnh đạo đất nước, chèo chống cải cách thể chế qua cơn bĩ cực này.
    Mong lắm thay trên chính trường xuất hiện nhân vật này .

    Trả lờiXóa
  9. Trung Quốc ngủ dậy và cái trục xoay gãy.
    Hết tiền rồi,xoay sao được,chỉ có Sư tử mà thôi.
    Biển Đông của ta,Thái Bình Dương của TA....ha ! ha! ha!

    Trả lờiXóa
  10. Khi U50, U60, U70,U80 chết hết thì VN mới mong không còn là " vùng trũng của Đông Nam á". Vậy thì các U này có suy nghĩ gì? Tôi nghĩ nên làm lớn chuyện rồi "thương lượng" với Tàu để kiếm chác NDT, USD rồi cùng con cháu biến khỏi VN là ổn nhất. Ô nhiểm môi trường, thực phẩm độc hại, không thượng tôn pháp luật coi chừng con cháu quý vị như Bầu Kiên, Minh Phụng nha. Có ai tin con cháu dâu rể của Trọng Lú " trọng" hắn không quý vị- hay chỉ là coi khinh hắn mà hắn không biết!

    Trả lờiXóa


  11. Việt Nam ơi ! Tính toán Chiến lược thể hiện Độc lập - Tự do - Dân chủ giữa Trật tự Mới Đông-Tây
    ********************************************

    Chủ tịch Tàu-Nga bắt tay liên minh
    Liên kết chống Mỹ sợ 'chơi' một mình !
    Mập mờ thì thọt vẫn còn lòng nghi kỵ
    Rõ trò ma quỷ hai lũ âm binh !
    Mạc Tư Khoa + Bắc Kinh : Liên minh tình huống
    Hai tay chơi gian Putin + Tập Cận Bình
    Như bậc đàn anh Thời Chiến tranh Lạnh
    Làm hụt hơi Đàn em Bắc Việt đu dây lung linh

    Nay tay chơi cờ Vua tên chơi lại bằng cờ Vây
    Mạc Tư Khoa - Bắc Kinh mập mờ Sương che dầy
    Song song nước cờ hướng Đông gặp Tập Cận Bình khoe ầm ĩ
    Cùng tính kỹ ván cờ Ukraina vừa đánh vừa xoa phía Tây
    Không khéo Gấu Nga bị Rồng Tàu nuốt chửng
    Cờ Vua dự bị chơi bạn cũ Việt lẫn thù cũ Nhật cho hay !
    Sa Hoàng Đỏ chẳng dám giao xác cùng hồn cho Chú Chệt ! ! !
    Sợ thành chư hầu trong quỹ đạo của Ngô Cẩu chơi cờ Vây.. ..
    Chú Sam cũng đang lục đục chiến lược xoay trục về Châu Á
    Châu Âu ngập ngừng do dự vẫn chưa đi nước Cờ Tây
    Việt Nam ơi tính toán Chiến lược nhanh xuất ván Cờ Tướng
    Thể hiện Độc lập - Tự do - Dân chủ giữa Trật tự Mới Đông-Tây



    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa