Trang BVB1

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Sự thật về Trung Quốc

                                                                                           
                * GIANG HÀ
Từ 3 – 1945 đến 9 – 2005 tôi có 60 năm trực tiếp chống đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và Tầu. Sau chiến tranh, Nhật có văn hóa “Tiếng rền của Núi” (giải Nobel), Mỹ có “Tiếng đàn vĩ cầm”, De Gaule phản đối Mỹ chiến tranh ở Việt Nam…
Lịch sử nước ta, kể từ kháng chiến chống Tần (Thế kỷ 3 TCN) đến 2 – 1979 Việt Nam đã phải mất 12/22 thế kỷ với hàng chục cuộc chiến tranh giữ nước, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng.
            Những năm 1946 – 1948 khi cách mạng Trung Quốc chưa thành công, Việt Nam trong gian nan kháng chiến vẫn hết lòng làm nhiệm vụ quốc tế với Cách mạng Trung Quốc, giúp thành lập nuôi dưỡng các đơn vị giải phóng quân Trung Quốc (tuyển người  gốc Hoa và người các dân tộc ở Việt Nam) bố trí ở vùng Cao Lộc – Lạng Sơn, Bắc Quang, Hoàng Su Phì – Hà Giang, Mai Siu – Móng Cái gọi tên là các “trung đoàn Việt Bắc” do đồng chí Hoàng Bình Trung – đoàn trưởng, Bành Tự - chính ủy. Theo yêu cầu của đồng chí Chu Ân Lai – Trang Điền, thay mặt ĐCSTQ sang Việt Nam năm 1948 thông báo tình hình với Bác Hồ, Ban thường trục TW Đảng ta ở Lục Giã.
            Thi hành mệnh lệnh số 264B/TTL 23/4/1949 của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ta đã mở chiến dịch Thập Vạn Đại sơn, giải phóng 10 thị trấn (có Phong Thành, Nà Lưỡng, Đông Hưng) nối liền các căn cứ với nhau góp phần giải phóng phía Nam Trung Quốc. Đồng chí Trần Phát ủy viên Kha Thập Nam Đại Sơn đã khóc khi chia tay tiễn quân đội Việt Nam về nước: “Cảm ơn Việt Nam đã đem xương máu sang giúp đỡ Trung Quốc trong lúc còn muôn ngàn khó khăn, cách mạng Việt Nam vẫn ghé vai sát cánh với Trung Quốc”. Đồng chí Tống Nghiệm Cùng bí thư tỉnh ủy bí mật Vân Nam nói với đồng chí Song Hào, chính ủy Liên khu 10: “Trong lịch sử hai nước, các hoàng đế Trung Hoa đã tàn sát, cướp bóc dân tộc Việt Nam. Nay tôi thay mặt Đảng Cộng Sản và nhân dân Trung Quốc cảm ơn sự giúp đỡ chí tình của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam” (1).
            Những năm 1950, tôi ở Ban bí thư Liên khu 10, nhiều lần sống cùng với các đoàn cố vấn Trung Quốc. Tôi thấy, các cán bộ từ cấp Sư trở xuống, nhất là các chiến sĩ giám mã, công vụ và nhân dân. Bạn ở Côn Minh, Khai Viễn, Hồ Kiều..mà tôi được tiếp cận đều rất thân tình. Một số cấp cao như đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh….cũng vậy.
            Nhưng, từ 1961 khi nảy sinh bất đồng Trung – Xô, nhất là trong chiến dịch Quảng Trị 1972, tôi bị sốc nặng khi Mao – Đặng Tiểu Bình đón Kissinger. Mọi cán bộ, chiến sĩ lúc đó cho rằng Trung Quốc đã cấu kết với Mỹ đâm nhát dao vào sau lưng Việt Nam, họ mặc cả với nhau trên xương máu Việt Nam. Ai cũng thuộc những vần thơ uất hận lúc đó:
“…Trong tiếng súng bom mịt mù lửa đỏ
Ta thấy rõ quân thù lộ rõ tim đen
Trong thử thách ngày đêm, bom rền đạn nổ
Ta hiểu thế nào là đồng chí anh em.
Ai tha thiết hòa bình hơn ta nữa
Khi ba chục năm tròn, chưa ngủ trọn một đêm..”
             Sau năm 1975, Trung Quốc không hề muốn Việt Nam phát triển, họ thực hiện chiến lược biên giới mềm, lấn chiếm đất liền và biển Đông song song tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt, buộc Việt Nam phải chảy máu bằng cuộc chiến tranh qua tay Pônpốt ở Campuchia. Tiếp đó là cuộc chiến tranh ở cả hai đầu đất nước tháng 2 – 1979 và chiến tranh lấn chiếm 1983 – 1984 trọng điểm là Hà – Tuyên và 1988 xâm chiếm các đảo Gạc Ma, Chữ thập, Vành khăn, Huy Gơ (1955)…
            Triết lý Trung Quốc sang sảng:”Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân – Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” hoặc chiến lược chính trị hiện nay:”Xây dựng cộng đồng vận mệnh chung, láng giềng hòa thuận, láng giềng giàu có, láng giềng bình an với giấc mộng Trung Hoa, rồi “4 tốt”, 16 chữ vàng” chỉ là “Tâm xà, khẩu Phật”, thực chất tâm địa họ rất ác hiểm với tầm nhìn lầu dài theo tư tưởng trường kỳ mai phục, dấu mình chờ thời. Nói dân giã là “mồm niệm phật, bụng đầy bồ dao găm”.
             Từ cổ chí kim, “gien” Trung Quốc đều là Sôvanh đại Hán, hiếu chiến, hung hăng, tàn bạo không những với các dân tộc khác mà cả với chính dân tộc mình, vong ơn bội nghĩa.
            Trung Quốc giúp Việt Nam, giúp Bắc Triều Tiên..thực chất là chiến lược dùng xương máu của người khác để chặn lửa cháy vào nước mình; là “địa bàn đệm địa lý” phòng thủ từ xa để giữ an ninh cho Trung Quốc. Khi Việt Nam dám đứng lên ngăn chặn bành trướng xuống Đông Nam Á thì họ dùng Khowme đỏ, Lào gian từ phía Tây, Tây Nam; xâm chiếm Bắc Hoàng Sa 1956 rồi toàn bộ Hoàng Sa 1974, tiếp đó 1988 chiếm nhiều đảo ở Trường Sa. Đến nay họ đã xâm chiếm 9 đảo, xây nhà nhiều tầng, có sân bay trực thăng, cơ sở tiếp liệu và đang tiếp tục.
            Chủ tịch Mao, thủ tướng Chu Ân Lai thực chất là những chính khách “Sảo ti”
Ngay từ chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm ngăn chặn ta giải phóng miền Nam trong năm 1955, đồng lõa với Pháp về vĩ tuyến 17, lấy cớ chiếu cố lăng tẩm Huế.
            Qua 9 năm chống Pháp, đến tháng 7 -  1954 bộ não chỉ đạo chiến tranh của Pháp hấp hối, phải thay 20 thủ tướng, 7 cao ủy, 8 tổng tư lệnh, chi phí chiến tranh lên tới 2938 tỷ Franc, kinh tế kiệt quệ. Lực lượng chiến đấu chỉ còn lại 18 GM trong đó 7 GM là quân ngụy bạc nhược, còn lại 28% là Âu Phi luôn luôn muốn phản chiến hàng Việt Minh. Nội tình Pháp, nhân dân bất ổn. Về phía ta rất sung sức, bộ thống soái dày dặn kinh nghiệm, bản lĩnh, nhân dân cả nước bừng bừng khí thế Điện Biên Phủ, thế và lực như sóng thần. Lực lượng có 8 đại đoàn chủ lực, 8 trung đoàn pháo binh, hàng trăm tiểu đoàn binh chủng,12 trung đoàn bộ binh độc lập, hàng trăm tiểu đoàn bộ đội địa phương. Riêng miền Nam có gần 9 vạn chủ lực gồm 18 trung đoàn, hàng trăm đại đội, tiểu đoàn binh chủng, BĐĐP cùng gần 1 vạn quân tình quyện ở Lào (7895 quân chủ lực, chưa kể các lực lượng địa phương và lực lượng của Ban.) Với tương quan lực lượng, thế và lực của ta trên các chiến trường chiến lược so với bối cảnh nội tình Pháp, Việt Nam đã có thể giải phóng toàn bộ Đông Dương trong khoảng tháng 7 – 1954 đến 7 – 1955 bằng một vài chiến dịch với khoảng 1 – 2 chiến cuộc trong 13 tháng là có thể, thậm chí ít hơn.
            Thế nhưng ta không làm được. Đoạn hồi ký của Khơ-rút-sốp trước thềm hội nghị Giơ-ne-vơ ngày 8 – 5 - 1954 đã viết:”..Ra khỏi cuộc họp (trù bị ở Catherine điện Kremlin, gồm Tổng bí thư Liên Xô, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai để xem xét tình hình Việt Nam). Chu Ân Lai kéo tôi ra xa để nói riêng: đồng chí Hồ Chí Minh (thực tế không có mặt) nói với tôi (Chu Ân Lai) là tình hình ở Việt Nam tuyệt vọng, nếu chúng ta không đòi được ngừng bắn thì Việt Nam không còn sức kháng chiến chống Pháp lâu dài được nữa. Vì vậy họ (Việt Nam) đã rút quân về phía biên giới Trung Quốc mong chúng tôi đưa quân sang…nhưng chúng tôi đã mất nhiều sinh mạng ở Triều Tiên không thể đáp ứng. Tôi (Khơ-rút-sốp) nói: “Cuộc đấu tranh hiện tại (của nhân dân Đông Dương) có tầm quan trọng bậc nhất, người Việt Nam chiến đấu giỏi, người Pháp đã thiệt hại nặng nề. Đồng chí không có lý do nào từ chối sự giúp đỡ nếu quân (của Hồ) phải rút về gần biên giới Trung Quốc…Hãy làm cho họ tin rằng các đồng chí luôn sẵn sàng giúp khi cần thiết để họ tăng nhuệ khí chiến đấu”. Chu Ân Lai đống ý sẽ không nói với Hồ Chí Minh là Trung Quốc không muốn tham gia chống Pháp tại Việt Nam. Tại thời điểm nửa sau tháng 4 – 1954, đợt tiến công thứ 2 tại Điện Biên Phủ, Chu ân Lai cho rằng Việt nam đã bại đến mức phải rút quân về biên giới Việt – Trung và đã yêu cầu Trung Quốc đưa quân sang…Rồi một phép lạ đã xảy ra…Việt Nam đã thắng lớn, chiếm được pháo đài Điện Biên Phủ. Ngay phiên họp dầu, thủ tướng Pháp Mendés France đã đề xuất suất rút ngay quân Pháp xuống dưới vĩ tuyến 17.  Thú thật, chúng tôi đã rất kinh ngạc và sung sướng. Chúng tôi chưa từng hy vọng như thế”(2).
            Với hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp chỉ còn kiểm soát được một giải đất ven biển, nhỏ hẹp và các tỉnh Huế, Tourane.
            Cuốn 60 năm nhìn lại, Michael Burleigh cũng chỉ ra chính Trung Quốc cũng bất ngờ trước chiến thắng Điện Biên Phủ…Họ (Trung Quốc) đã không thực sự mong đợi chiến thắng trọn vẹn của tướng Giáp ở Điện Biên Phủ(3).
             Đến kháng chiến chống Mỹ, tư tưởng xuyên suốt của Trung Quốc đều không muốn cho Việt Nam thống nhất đất nước, sợ Mỹ, sợ chiến tranh lan rộng nên rất nhiều lần Mao, Chu Ân Lai khuyên lãnh đạo Việt Nam:”phải trường kỳ mai phục, chổi ngắn không quét được dài”. Ngay sau chiến dịch Nầm Thà 1962, chiến dịch Quảng Trị, thế chiến lược của đối phuong đang ở thế đi xuống, Tôi còn nhớ, sau trận Cửa Việt tháng 1- 1973 các đồng chí Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Cao Văn Khánh đã nói với cơ quan tác chiến tiền phương Bộ tại chiến trường: “Các đồng chí phải nghiên cứu thiết kế ngay kế hoạch giải phóng miền Nam”. Thời đoạn này, để hạn chế và ngăn chặn chiến thắng, sợ chiến tranh mở rộng, cả Trung Quốc và Liên xô đều có những chủ trương chiến lực tiêu cực. Đặc biệt là việc Trung Quốc móc ngoặc với Mỹ, bật đèn xanh:”Ta không đụng đến mi, mi đừng đụng đến ta” đã tạo cho Mỹ đánh B52 Hà Nội, Hải Phòng. Trung Quốc cũng không muốn ta giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước. Khi trước 30 - 4 - 1975 từng bắt tay với Pháp, với lực lượng thứ ba với âm mưu đề kháng một số ngày để buộc ta phải đột phá bằng sức mạnh dẫn tới tình huống hai phía tự tàn phá thành phố Sài Gòn thành chiến địa đổ nát.
            Trung Quốc còn sập xí sập ngầu các viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam khi quá cảnh bằng xe lửa trên đất Trung Quốc. Họ còn mượn một số vùng đất của Việt Nam lấy cớ tập kết các vật chất chi viện trợ cho Việt Nam, bí mật sửa bản đồ, in tên làng xã bằng tiếng Hán rồi chiếm đoạt sau này, (điểm nối đường ray Đồng Đăng, thung lũng C, Văn Quan, Bản Giốc, điểm cao 1504m…)
            Học tập truyền thống dựng nước, giữ nước của tổ tiên. Quân dân thời Trần ba lần đều đánh thắng xâm lược Nguyên Mông đông quân, thiện chiến, hung hãn bậc nhất thời đó. Trong thời bình tích cực xây dựng tiềm lực toàn diện, thực hiện “quốc phú binh cường”; xây dựng các căn cứ hậu phương từng khu vực vững chắc; chăm lo dân trí; đoàn kết các dân tộc; bang giao rộng rãi; trong ấm ngoài êm; luôn luôn cảnh giác ngăn chặn chiến tranh; bảo vệ hòa bình kiến quốc.
            Nếu chiến tranh xảy ra, giữ vững ý chí Diên Hồng, niềm tin, quy tụ được lòng dân; triển khai chiến lược kịp thời, bí mật, đúng thời cơ. Quá trình chiến tranh bảo toàn lực lượng triều đình, thực hiện lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn; Kết hợp quân các lộ và quân triều đình, toàn dân vi binh, tích cực tạo lực, tạo thế đánh vào nơi hiểm yếu, tiến tới thực hiện các đòn quyết chiến chiến lược; luôn luôn giương cao ngọn cờ chính nghĩa, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn.
            Trên cái “oai phong thắng trận”, vừa đánh vừa đâm, tích cực chủ động tiến công về ngoại giao với nhiều hình thức buộc địch chịu thua mà không “mất mặt” như: tạo điều kiện cho chúng rút lui trong danh dự, cùng đối phương hòa hiếu để tạo phúc cho cả sinh linh hai nước, chịu phong vương, triều cống, trao trả tù binh, khôi phục lại qua hệ bình thường.
            Trong đấu tranh ngoại giao luôn luôn giữ thế chủ động tiến công, lấy chí nhân thắng cượng bạo, nhất là trong những thời đoạn gay go quyết liệt, Như nhà Trần đã kiên quyết bác bỏ toàn bộ 6 điều đòi hỏi của nhà Nguyên Mông. Trong nhiều thời điểm lịch sử, thời Lý, thời Tây Sơn, các cuộc đấu tranh ngoại giao của ta đều mang tính chất một cuộc tấn công. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh thời Lý buộc nhà Tống phải thừa nhận Việt Nam là một nước tự chủ toàn vẹn lãnh thổ, phải trả lại một số đất đai lấn chiếm, chứ không phải là một quận – huyện, cũng không phải là chư hầu, phải thừa nhận Vua Đại Việt là Quốc Vương chứ không phải là “Giao chỉ quận Vương”. Tổ tiên ta không hề có ảo tưởng đối với các “thiện chí thả mồi” của quân xâm lược. Khi thế lực chưa thật mạnh thì không thể có độc lập dân tộc, tự do thực sự. Càng nhún nhường thì đối phương sẽ được đằng chân lân đằng đầu, càng do dự nhập nhằng sẽ càng lún sâu vào thất bại chiến lược, là tự sát. Các triều đình chỉ đặt lại quan hệ bình thường với đối phương sau khi đánh bại ý chí xâm lược với các mục tiêu chiến lược nham hiểm của họ. Xưa, nước ta dân số không được chục triệu, không có bạn bè quốc tế. Ngày nay lẽ nào mà để mất đất, mất đảo, mất biển?
            Lý Thái Tổ khi dời đô:’’cốt để mưu nghiệp lớn, làm kế cho con cháu muôn vạn đời…cho vận nước lâu dài, giàu thịnh”. Ngày ngay, ta cũng phả lo lâu dài tương tự như sự đề kháng 10 thế kỷ xưa trước phương Bắc. Xin kiến nghị:
Phải vận động quốc tế và Liên Hiệp Quốc tập trung đấu tranh minh bạch hai việc: Chủ quyền Hoàng sa – Trường Sa và hủy bỏ sự tồn tại 9 đoạn lưỡi bò phi lý. Tích cực quan hệ với các nước lớn EU, Canada, Úc, Nhật, Ấn. Có biện pháp mạnh mẽ đấu tranh trong khu vực và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ở diễn đàn Quốc phòng an ninh như Shangri-la 13 vừa qua.
Việt Nam cần trình hồ sơ ra các Tòa án quốc tế, tòa án trọng tài, dựa vào phụ lục 7 công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, dù tòa án yêu cầu từ bỏ đường 9 đoạn mà Trung Quốc chày cối không thực hiện.
Nghiên cứu, học tập vận dụng thực tiễn về xây dựng tiềm lực của những nước nhỏ, dân số ít nhưng vẫn tự lực tự cường hiện đại, chống được các thế lực lớn, phải dè chừng chiến tranh xâm lược như Ixaren, Bắc Triều Tiên, Iran… Ngược lại, chiến tranh xâm lược dễ dàng xảy ra với Nam Tư, Irac, Apganistan, Libi chủ yếu vì họ không có vũ khí bảo bối, nội bộ thiếu thống nhất.
Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, trước mắt là độc chiếm biển Hoa Đông, biển Đông từ Senkaku xuống Hoàng Sa, Trường Sa (đang làm sân bay ở Gạc Ma, cả đảo kế cận cách đảo Ba Bình chỉ 70km) đến các đảo, bãi cạn, vùng biển Malaysia, Tây Bắc Borneo – eo Natuna của Indonesia, vùng biển Brunei…song song với thiết lập AZIZ toàn bộ nội thủy đường 9 đoạn sẽ đẩy an ninh biển, an ninh quốc gia các nước Đông Nam Á, Đông Á – Thái Bình Dương vào khủng hoảng nghiêm trọng và nguy hiểm cho cả toàn cầu; toàn thế giới phải thuyết phục và đấu tranh với Trung Quốc là một cường quốc càng phải tôn trọng luật pháp quốc tế và có văn hóa ứng xử văn minh;
Các nước ASEAN phải đoàn kết, thống nhất mục tiêu vì quyền lợi và sống còn của toàn khối như lời kêu gọi của Tổng thống, Thủ tướng Philippin, Malaysia, Indonesia; kiên quyết đấu tranh kiên trì bằng các biện pháp toàn diện; cân bằng xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào kinh tế, công nghệ của Trung Quốc; tranh thủ các điểm tựa thế giới và sức mạnh của thời đại với các biện pháp thích hợp, mạnh mẽ hơn. Nói suông chỉ làm bành trướng, lấn tới;
Kiên trì đẩy mạnh đấu tranh về chủ quyền lãnh thổ, chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, pháp lý và truyền thông về biển Đông. Công khai các tư liệu lịch sử cần thiết, các hiệp định và luật quốc tế về biển, vạch trần xâm lược các đảo ở Bắc Hoàng Sa 1956, toàn bộ Hoàng Sa – Trí tôn 1974 và các đảo ở Trường Sa…với nhân dân các Châu lục, Trung Quốc (các học giả, thanh niên, sinh viên, các dân tộc). Tôi cũng như nhiều lão thành cách màng và nhân dân Việt Nam rất biết ơn các nhà khoa học Trung Quốc: GS Thịnh Hồng đại học Sơn Đông, GS Lý Lệnh Hoa trung tâm tin tức Hải Dương (khẳng định đường lưỡi bò là không có thật, không có chứng cứ pháp lý) GS Lưu Giang Vĩnh, học giả Ngô sĩ Tồn Viện nghiên cứu Tiết Lực thuộc viện khoa học xã hội Trung Quốc và nhiều thành phần khác đã dám công khai:”Nếu sử dụng vũ lực, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép quốc tế, tự tay hủy hoại môi trường thuận lợi và những cơ hội chiến lược để phát triển đất nước.”
Đấu tranh ngăn chặn bành trướng Trung Quốc là chống chiến tranh xâm lược, chống lại loài người, chống mầm mống phá hoại luật pháp quốc tế. Đó là trách nhiệm của toàn thể nhân loại, của các Châu lục, dù phải trường kỳ thế kỷ như tổ tiên Việt Nam từng phải chịu đựng trong 12/22 thế kỷ. Nguyên tắc và phương pháp phải là đấu tranh đa phương và quốc tế hóa;
Trước mắt đề nghị hết sức cảnh giác đội hình các lực lượng hải quân giàn khoan 981 với các thế đội khác dương đông kích tây trên các chiến trường - chiến lược, kết hợp chiến tranh thông tin – điện tử, mạng xã hội…bất ngờ, bí mật, đồng loạt đánh chiếm các đảo, khu vực trọng điểm song song với từng bước thiết lập AZIZ, phòng không trên toàn bộ nội thủy đường lưỡi bò thành việc đã rồi, bất chấp luật pháp và phản ứng quốc tế sẽ là sự cố hiểm họa khó lường với thế giới…
         Hà Nội 01 – 6 – 2014
                 GH/ ĐT: 0462961104
(Tác giả gửi BVB)
-----------------------------
      1- Tư liệu trực tiếp của thượng tướng Song Hào đọc cho tôi ghi trước khi mất. Có mặt cùng nghe: đ/c Hứa Huy – người Việt gốc Hoa phiên dịch cho đ/c Song Hào những lần sang Trung Quốc hiện ở Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội.
Khrouchtchex Souvenirs 1971, trang 456 – 457 (traduction en langue francaise Edition robert Laffont)
Xưa & nay 5/2014 trang 17
--------------

10 nhận xét:

  1. Sao h cái éo gì cũng chửi tàu, tàu xấu xa, tàu thâm độc, tàu xảo guyệc, tàu......
    mà hàng họ, đồ ăn...từ cái tăm, đôi đũa, quần sịp....đến đồ cao cấp.....cái éo ghề cũng mết-in-chai nờ..........

    Trả lờiXóa
  2. Bác Bông,bác M Diện có biết con cháu Đặng t Bình, Giang Trạch Dân giờ ra sao không, có bị quả báo gì không, cho mọi người biết với.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó hơn VC ở chỗ, không cố đưa con cháu lên làm "lãnh đạo".

      Xóa
  3. Làm nô lệ cho giặc Tàu không biết nhục mà tự tôn mình là "đỉnh cao trí tuệ"
    Đả đảo bè lũ cầm quyền hách dịch, độc tài tham nhũng, nói 1 đường làm 1 nẻo, hèn với giặc ác với dân.

    Trả lờiXóa
  4. Làm nô lệ cho giặc Tàu không biết nhục mà tự tôn mình là "đỉnh cao trí tuệ"
    Đả đảo bè lũ cầm quyền hách dịch, độc tài tham nhũng, nói 1 đường làm 1 nẻo, hèn với giặc ác với dân.

    Trả lờiXóa
  5. Dùng xe tăng cán chết hàng chục ngàn sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn là lệnh của Đặng tiểu Bình / hàng nhiều triệu tín đồ pháp luân công bị giết chết thê thảm,bị bức hại dã man là lệnh của Giang trạch Dân- con cháu của 2 con ma cà rồng uống máu người không ớn này vẫn sống phây phây giàu có chứ có sao đâu ( tiền của 2 tên này nhiều lắm- của dân ấy mà !) / còn quả báo hay không thì chưa biết,chưa thấy !

    Trả lờiXóa
  6. Sài Gòn không bị đổ nát thì chúng ta phải cám ơn công lao của TT Dương Văn Minh .
    Đoạn viết về việc học tập truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên , tôi nhận thấy nó như một cái tát cực mạnh vào mặt các thế hệ lãnh đạo CS thời nay .
    " Có biện pháp đấu tranh trong khu vực , như ở diễn đản Quốc phòng an ninh Shangri - la 13 vừa qua " , ơ ! Bác nhầm thế nào ấy chứ , làm gì có đấu tranh ở diễn đàn ??? Tướng Phùng Quang Thanh nói rằng quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp , có đấu tranh gì đâu ?.
    Chúng ta rên rỉ quá nhiều về Hoàng Sa , Trường Sa , lưỡi bò , chín đoạn , nhưng lại quên mối nguy hiểm sát nách : Trên khắp lãnh thổ VN đang có một lực lượng đông đảo người TQ đang sống và " Âm thầm ??? " làm việc , chúng ta đã mài gươm để chém . . . . Mỵ Châu chưa ???

    Trả lờiXóa
  7. "Mừng đảng mừng xuân",xuân = tượng trưng của đất,của trời,của vũ trụ,của ĐẤNG TỐI CAO, đảng = một nhóm người,thành phẩm của con người trần tục hạ giới / Vậy tại sao đảng trước xuân nhỉ ???- Trời sao không trừng phạt bọn vô thần ,dám cả gan xúc xiểm đến trật tự oai nghiêm của vũ trụ,đến niềm tin tôn giáo bất diệt của loài người ?

    Trả lờiXóa
  8. Tác giả cần đưa thêm các cứ liệu xung quanh việc Trung Quốc lợi dụng công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng để minh chứng cho thủ đoạn xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa thì hoàn chỉnh cho bài viết này.

    Trả lờiXóa
  9. Tác giả cần đưa thêm các cứ liệu xung quanh việc Trung Quốc lợi dụng công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng để minh chứng cho thủ đoạn xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa thì hoàn chỉnh cho bài viết này.

    Trả lờiXóa