Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty TNHH dược phẩm Tam
Tinh thuộc tỉnh Hắc Long Giang Lưu Chiếm Tân là một ví dụ trong số đó.
Ngày
18-5 – cũng là ngày thứ hai sau khi ông này bị Viện kiểm sát thành phố
Hắc Hà điều tra, Lưu Chiếm Tân lấy lý do sức khỏe không ổn và đến bệnh viện
khám bệnh, sau đó liền đứng trên nhà vệ sinh của bệnh viện nhảy xuống và tử
vong ngay tại chỗ.
Tuy nhiên hầu hết các bản tin liên quan đến vụ tự sát
của quan chức đều nói, nguyên nhân là “sức ép tinh thần quá lớn”. The Economist
cho rằng, cách giải quyết mơ hồ này là do chính phủ yêu cầu.
Theo bản tin trên trang China digital times, Ngày
10-5-2013, Bộ Tuyên truyền trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị: “Đối
với các vụ tự sát, các phương tiện truyền thông cần tuân thủ chặt chẽ bản thảo
do cơ quan tư pháp quyền uy đưa ra để đăng tin, không thổi phồng, rêu rao,
không được phép tự ý phỏng vấn và đưa ra bình luận”.
Đô thị hóa làm giảm tỉ lệ tự sát
Một bài viết khác của tờ The Economist cho rằng xu thế
tỉ lệ tự sát nói chung ở Trung Quốc giảm mạnh. Thập kỷ 1990, Trung Quốc là một
trong những quốc gia có tỉ lệ tự sát cao nhất thế giới, đặc biệt là tỉ lệ tự
sát của phụ nữ nông thôn trẻ rất cao. Theo thống kê, từ năm 1995 đến năm 1999,
trung bình mỗi năm cứ 100.000 người Trung Quốc thì có 23,2 người tự sát.
Tuy nhiên năm nay, các nghiên cứu viên của trường Đại
học Hồng Kông phát hiện ra rằng, từ năm 2009 đến năm 2011, trung bình mỗi năm
cứ 100.000 người Trung Quốc thì có 9,8 người tự sát, giảm 58% so với thập kỷ 90
của thế kỷ XX.
Đối
tượng có tỉ lệ tự sát giảm rõ rệt nhất là phụ nữ nông thôn dưới 35 tuổi, biên
độ giảm gần như lên tới 90%.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Hồng Kông phân tích,
chưa có quốc gia nào tỉ lệ tự sát giảm nhanh như vậy. Tuy nhiên “thành tích”
này gần như không có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, vì theo các chuyên
gia, thực trạng y tế liên quan đến các bệnh về tâm thần của Trung Quốc không có
sự cải thiện rõ rệt, và chính phủ cũng không tiến hành công tác tuyên truyền
giảm thiểu tự sát.
The Economist phân tích, một trong những nguyên chính
dẫn đến tỉ lệ tự sát ở Trung Quốc giảm là tình trạng di cư trên quy mô lớn từ
nông thôn về thành phố. Đối với rất nhiều phụ nữ nông thôn, mặc dù ở thành phố,
họ bị coi là công dân hạng hai, nhưng về thành phố tìm làm việc có thể giúp họ
thoát khỏi sức ép của cha mẹ, cuộc hôn nhân bất hạnh hoặc những bà mẹ chồng ghê
gớm.
Đồng thời, 60% trường hợp tự sát ở nông thôn tìm đến
cái chết theo hình thức uống thuốc trừ sâu, và nông dân sau khi về thành phố sẽ
không thể tìm được thuốc trừ sâu một cách dễ dàng. Ngoài ra, độc tính của thuốc
trừ sâu giảm cũng đã phát huy tác dụng giảm thiểu số trường hợp tự sát thành công.
Và một yếu tố không thể không nói đến là trong gia đình hiện đại, mối liên hệ
giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng hơn, khuynh hướng này cũng sẽ
giúp giảm thiểu mâu thuẫn gia đình, từ đó giảm thiểu nguyện vọng tự sát của một
số người.
Người già tự sát nhiều hơn
Tuy nhiên, The Economist chỉ ra rằng, có thể Trung
Quốc đang phải tiếp cận với một bước ngoặt. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, tỉ lệ tự sát ở Trung Quốc tăng với biên độ nhỏ. Nếu tốc độ tăng trưởng
của kinh tế Trung Quốc giảm với biên độ lớn hơn thì tỉ lệ tự sát có thể cũng sẽ
tăng lên. Đồng thời, yếu tố quan trọng khiến tỉ lệ tự sát ở Trung Quốc giảm –
nông dân di cư về thành phố và mức sống ở thành phố tăng lên – cũng đã bắt đầu
mất đi động lực.
Ngoài ra, mặc dù đô thị hóa và khuynh hướng quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình hiện đại lỏng lẻo hơn, khiến tỉ lệ tự sát ở
thanh niên giảm, nhưng những xu thế này lại đẩy ngày càng nhiều người già vào
hoàn cảnh khó khăn hơn.
Thanh
niên rời nông thôn, người già nông thôn không có người chăm sóc, dưỡng lão.
Người già ở thành phố cũng phải đối mặt với sự lẻ loi do con cái muốn sống một
cuộc sống riêng tư. Chính sách một con ở Trung Quốc càng khiến tình hình này
trở nên nghiêm trọng hơn. 20 năm sau, có thể tỉ lệ tự sát ở Trung Quốc sẽ cao
hơn hiện nay, nhưng khó có thể quay về với mức của thập kỷ 1990.
Thành Nam/Tầm nhìn
---------------
Quan tham Trung Quốc: Tự sát vì sức ép chống tham nhũng.
Trả lờiXóaBộ phận không nhỏ ở VN sao không học tập việc này vậy?
Có rồi đó - Tướng Ngo!
XóaĐang cứu nhau, động viên nhau "trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ", rồi thì "Cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục răn de" là chính" đâu có sức ép mà vậy!
Trả lờiXóaỦa....sao lề phải vẫn nói TQ sắp vượt Mỹ để trở thành cường quốc số 1
Trả lờiXóaBởi vậy dân mới nói "Phải mà không phải".
XóaDang csvn nen hoc tap .3 trieu dang vien cung nam tay nhau nhay lau tu van het di.cho dan toc nay thai binh.
Trả lờiXóa