Trang BVB1

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

KIỆN TRUNG QUỐC – BIỆN PHÁP CẦN KÍP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN - 1

Kỳ 1: Giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoàng Sa - Một quan điểm sai trái
Trung Quốc đã cố tình tạo nên sự hiểu lầm cho công luận khi tuyên bố vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa (quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974).
Vậy Hoàng Sa có vùng đặc quyền kinh tế hay không? Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, xung quanh vấn đề này.
- Phóng viên (PV): Trung Quốc giải thích rằng, vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974. Theo tiến sĩ, quần đảo này có hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) để có thể cho phép quốc gia có chủ quyền mở rộng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo này hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: Theo định nghĩa của UNCLOS 1982, quần đảo là một nhóm có những đảo gắn bó mật thiết với nhau về lịch sử, kinh tế, chính trị, hoặc đã được công nhận từ lâu trong lịch sử. Khi được công nhận là quần đảo, có thể áp dụng quy chế đặc biệt nhưng chỉ áp dụng quy chế đặc biệt nếu đó là quốc gia quần đảo, chẳng hạn như Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Năm 1992, Trung Quốc ban hành đạo luật về vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải, đồng thời tuyên bố thiết lập đường cơ sở vào năm 1996, trong đó khoanh đường cơ sở của Hoàng Sa như là một đường cơ sở của quốc gia quần đảo. Đây là quan điểm không đúng bởi Trung Quốc cũng như Việt Nam là một quốc gia lục địa. Nếu giả sử Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa thì Trung Quốc cũng không được phép áp dụng quy chế quần đảo cho Hoàng Sa, vì thế, đường cơ sở mà Trung Quốc hiện giờ xác lập ở Hoàng Sa là đường cơ sở không phù hợp với pháp luật quốc tế. Điểm thứ hai, do không thể áp dụng quy chế quần đảo nên vùng biển của Hoàng Sa được áp dụng theo quy chế đảo. Những đảo ở Hoàng Sa sẽ áp dụng theo Điều 121 của UNCLOS 1982. Nhìn vào đặc điểm của các đảo trong quần đảo Hoàng Sa thì duy nhất đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 2,1km2, các đảo còn lại như Lin Côn, Tri Tôn chỉ là cồn cát với diện tích khoảng 1,5km2. Nếu chiếu theo quy định Điều 121, Khoản 3 thì các đảo này không đáp ứng điều kiện khả năng cho con người cư trú. Đồng thời, các đảo này không thỏa mãn điều kiện là có đời sống kinh tế riêng. Vì vậy, không thể nói các đảo như vậy có đầy đủ các vùng biển như đất liền.
Như vậy, theo Điều 121, Khoản 3, chỉ có thể xếp các đảo trên thuộc đảo đá, mà đảo đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển khác thì chỉ có tối đa vùng biển là 12 hải lý. Tức là, các đảo ở Hoàng Sa hay toàn bộ quần đảo Hoàng Sa sẽ không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bằng cách giải thích khác, giả sử Hoàng Sa về mặt lý thuyết có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhưng do vị trí của nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nên trong phân định biển thì Hoàng Sa sẽ bị giảm hiệu lực rất nhiều và không thể có được vùng biển 200 hải lý.
Tóm lại, theo UNCLOS 1982, ít nhất về phía bờ biển đất liền của Việt Nam, các đảo ở Hoàng Sa chỉ có vùng biển 12 hải lý mà thôi, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
- PV: Tiến sĩ có thể cho biết, khái niệm đất thống trị biển được hiểu cụ thể ra sao và đã được pháp điển hóa vào nội dung các quy định của UNCLOS 1982 như thế nào?
            - Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: Nguyên tắc đất thống trị biển đã được thảo luận rất nhiều và nó đã được đưa ra, trở thành học thuyết trong luật quốc tế. Nguyên tắc này đã được áp dụng trong rất nhiều phán quyết của các tòa án quốc tế mà tiêu biểu là trong vụ kiện ở Tòa án Công lý quốc tế vụ thềm lục địa biển Bắc năm 1969. Trong vụ kiện đó có 3 quốc gia có thềm lục địa chồng lấn với nhau. Nếu cứ chia theo Công ước Luật Biển năm 1958 thì quốc gia ở giữa sẽ bị thiệt hơn so với hai quốc gia bên cạnh. Trong phán quyết của mình, tòa cho rằng, sở dĩ một quốc gia có thể sở hữu các vùng biển vì quốc gia đó có chủ quyền đối với đất của mình. Các vùng biển sẽ chỉ được tạo ra từ danh nghĩa chủ quyền đất liền. Từ danh nghĩa chủ quyền với đất liền mà các quốc gia có chủ quyền vùng biển chứ không phải là ngược lại. Vì thế, đất thống trị biển nghĩa là quốc gia phải có chủ quyền vùng đất, sau đó vùng biển sẽ được tạo ra từ vùng đất đó, chứ không phải là ngược lại, các quốc gia lại đưa ra yêu sách biển rồi từ đó tiếp tục đưa ra yêu sách đối với các vùng đất trong vùng biển đó.
             Nếu áp dụng vào Biển Đông, quốc gia nào có yêu sách chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa thì phải chứng minh chủ quyền của mình trước rồi mới được đưa ra yêu sách với vùng biển. Vì đất thống trị biển nên vùng biển của Hoàng Sa sẽ phải tương ứng với chiều dài bờ biển rất hạn chế của các đảo Hoàng Sa mà thôi, chứ không thể đưa ra yêu sách vùng biển rộng lớn như là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ H. Clin-tơn (Hillary Clinton) đã nói rằng, các yêu sách về biển phải được xác định từ những thực thể đất liền phù hợp với quy định của UNCLOS 1982. Trong trường hợp “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, đây là yêu sách không phù hợp với nguyên tắc đất thống trị biển. Nếu căn cứ đất liền của Trung Quốc thì không thể tạo ra "đường lưỡi bò" hay nếu căn cứ vào các đảo ở Hoàng Sa (Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam), hay Trường Sa (một số đảo  Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam) thì cũng không thể tạo ra vùng biển rộng lớn như “đường lưỡi bò”. Đây một ví dụ vi phạm rõ ràng nguyên tắc đất thống trị biển.
- PV: Trong UNCLOS 1982 có áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển hay không thưa tiến sĩ?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: UNCLOS 1982 áp dụng rất triệt để nguyên tắc này. Điều này thể hiện ở chỗ, đường cơ sở phải được vạch ra theo xu hướng đường bờ biển của các quốc gia ven biển. Từ bờ biển của quốc gia lấy ra chiều rộng của các vùng biển khác nhau. Chẳng hạn, lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở, tiếp đó là vùng tiếp giáp lãnh hải là 12 hải lý nữa, vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng thềm lục địa cũng có những căn cứ xác định từ đường cơ sở. Ngoài ra, vùng thềm lục địa của các quốc gia ven biển còn được xác định theo nguyên tắc sự kéo dài một cách tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển. Theo đó, một quốc gia có chủ quyền về đất liền nên đương nhiên quốc gia đó có chủ quyền vùng thềm lục địa. Thậm chí có học giả còn ví von rằng, đất là cái hình thì biển là cái bóng, không bao giờ bóng tách khỏi hình cả. Như vậy, các vùng biển đều căn cứ từ bờ biển, từ đường cơ sở của bờ biển theo quy định của UNCLOS 1982. Sở dĩ, vùng thềm lục địa có quy chế là đương nhiên và ngay từ đầu thuộc về quốc gia ven biển bởi vì người ta cho rằng, thềm lục địa là một cấu trúc địa lý tự nhiên, kéo dài từ lãnh thổ đất liền đổ ra biển. Do đó, trong vùng thềm lục địa chỉ có quốc gia ven biển có quyền chủ quyền, không có quốc gia nào khác có quyền như vậy cả. Chỉ có quốc gia ven biển có quyền quyết định khai thác hay không khai thác ở vùng thềm lục địa, trong trường hợp họ không khai thác thì các quốc gia khác cũng không được khai thác.
Quay trở lại vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đây là sự xâm phạm nghiêm trọng đến vùng biển của Việt Nam. Theo quy định của UNCLOS 1982, trong vùng thềm lục địa của quốc gia ven biển, chỉ duy nhất quốc gia ven biển có quyền cho phép quốc gia khác khoan mà thôi. Khoan vì bất cứ mục đích gì tại thềm lục địa của quốc gia ven biển đều phải xin phép (Điều 81, UNCLOS 1982).
- PV: Đề nghị tiến sĩ cho biết, việc Việt Nam công bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 hay không?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: Việt Nam là quốc gia ven biển, có tổng chiều dài bờ biển khoảng 3.260km, diện tích đất liền trải dài từ Bắc xuống Nam. Nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào biển, ngư dân ta có truyền thống khai thác đánh bắt thủy sản trên Biển Đông.
Hiểu được tầm quan trọng của biển, đồng thời phù hợp tinh thần với của luật pháp quốc tế, năm 1977, Việt Nam đã ra tuyên bố xác lập các vùng biển: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Có điều rất thú vị là mặc dù thời điểm đó, UNCLOS 1982 chưa ra đời và chỉ đang trong quá trình đàm phán nhưng mà nội dung Tuyên bố của Việt Nam năm 1977 hoàn toàn phù hợp với UNCLOS 1982 sau đó.
Trên tinh thần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm UNCLOS 1982, năm 2012, chúng ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam. Nhìn vào quy định của Luật Biển Việt Nam năm 2012, chúng ta đã quy định các vùng biển: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Từ Điều 15 đến Điều 18 (Luật Biển Việt Nam năm 2012), chúng ta quy định chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán. Tiếp đó, chúng ta xác định chiều rộng của vùng thềm lục địa theo đúng quy định của UNCLOS 1982 tối thiểu 200 hải lý và tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m. Chúng ta đã kết hợp các phương pháp tính theo quy định của UNCLOS 1982, do đó, có những khu vực thì thềm lục địa của Việt Nam là 200 hải lý, có khu vực thềm lục địa của Việt Nam mở rộng hơn-gọi là thềm lục địa mở rộng, phù hợp với quy định của UNCLOS 1982.
Tháng 5-2009, Việt Nam đã nộp đệ trình về Thềm lục địa Việt Nam mở rộng lên Liên hợp quốc và đang chờ kết quả xem xét từ cơ quan có thẩm quyền của Liên hợp quốc.
(Còn nữa)
NGUYỄN KIỂM (thực hiện)/QĐND
------------------

18 nhận xét:

  1. Cám ơn TS Nguyễn thị lan Anh đã đưa ra lập luận rất rõ ràng, dễ hiểu và đúng luật UNCLOS 1982. Thảo nào mà TQ rất sợ ra tòa. VN xử sự rất đúng pháp lý, tiếc là còn chần chờ, chưa dám đưa TQ ra tòa. Cứ sư nói sư phải, vãi nói vãi hay làm sao giải quyết được vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nay 10 tháng 6 thế cờ lật ngửa Trung Cộng kiện Việt Cộng ra tòa án quốc tế vì công hàm Phạm Văn Ðồng công nhận các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Hoa !Vc không còn lý do để kiện cáo vì các ông phục vụ cho đảng Cộng Sản quốc tế ,nó tán rằng khi anh chiếm được miền Nam anh sẽ lấy luôn cả vùng Ðông Nam Á ,thế là anh Ðồng ký ,bây giờ đảng Cộng Sản tan rã nhưng chữ ký vẫn còn,VC chỉ còn cách kiện củ khoai ! Nhưng vẫn còn lối thoát hiểm :Ðó là đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố tan hàng, trao trả Việt Nam cho những người đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa, ,tác nhân chính có quyền về hai quần đảo trong thời gian 1958.

      Xóa
  2. NGUYỄN TẤN TRÀOlúc 18:04 10 tháng 6, 2014


    Trung Quốc vừa kiện Viêt Nam lên Liên Hiệp Quốc !(Xem BBC Việt nam ngày 10/6/2014 ) Thật là vừa ăn cướp vừa la làng ! Đây là thời cơ của Việt nam . MÌnh phải kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế . Cả hai cùng ra tòa !Mình sẽ thắng 100% ! Philippin kiện , Trung Quốc ra tòa , nhưng Trung Quốc từ chối thẳng thừng , tuyên bố không tham gia ! Tạo ra sự khó khăn cho Philippin , Trong khi VN đang được cơ hội ngàn năm có một . Vậy thì hãy mau kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế !

    Trả lờiXóa
  3. Tiến sĩ trả lời khúc chiết, rõ ràng, dẫn liệu minh bạch, chạt chẽ. Kiện nhanh đi, cần kíp lắm, tại sao không?

    Trả lờiXóa
  4. Trung Cộng cũng nhanh tay ra đòn.
    Vụ giàn khoan HD981: Trung Cộng tố cáo VC ra Liên Hiệp Quốc.
    heo đó, Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ‘xâm phạm chủ quyền’ của họ và ‘cản trở một cách phi pháp’ hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc.
    Trung Quốc nói văn kiện lập trường kèm theo bản đồ vị trí tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc "cũng như tài liệu liên quan (Văn bản TTg Phạm Văn Đồng 1958) mà Việt Nam lâu nay công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa".

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao ko kiện, việc này phải hỏi các đỉnh cao trí tệ đang câu giờ để bọn tàu cộng (quan thày) xây dựng xong Gạc Ma, làm bàn đạp chiếm trọn Trường Sa đây mà. Nó làm xong rồi thì đến tết Công gô mới đòi được Hoàng Sa -Trường Sa nhé!!!.

    Trả lờiXóa
  6. Ngay từ giờ phút nầy nhửng ai là quan chức nhà nước nằm trong tw kêu gọi 4 tốt và 16 chử PHẢI BỊ TỐNG GIAM VÌ ĐÓ LÀ LỦ BÁN NƯỚC ! chúng ta cám ơn bọn tàu khựa đả cấm không kinh doanh tại VN .hoan hô lủ tàu tặc .không kiện chúng ra tòa còn chần chờ gì hay còn muốn ôm đít chúng mà la to hảo hảo

    Trả lờiXóa
  7. Đàm phán ,kiện ra tòa..... bằng các biện pháp ngoại giao liên minh khác ta cố gắng hết sức để đuổi nó về ; nhưng tôi nghĩ sẽ khó vì thằng này nó sẽ không về tay trắng khi nó không cướp được gì , Tôi thiết nghĩ VN cần có chuẩn bị cho những tình huống xấu xảy ra nhưng nếu ở biển thì sẽ không có lợi cho ta mặc dù Hải quân và lính thủy đánh bộ ta giỏi;Vào những năm 1984-1988 tại mặt trận Vị xuyên dựa vào địa hình đồi núi ta còn cầm cự phản công qua lại mà cũng còn khổ sở mới nó đấy có trận lớn như ngày 12/07/1984 ta tái chiếm 1509 không thành hàng nghìn người đã hi sinh ở 685,772....mà bọn Tàu nó khốn nạn lắm khi ta đi lấy xác đồng đội thì nó yêu cầu phải đem cờ trắng nhưng với tinh thần dân tộc ta không làm điều đó.Đêm đêm đi vào trận địa lấy xác thì nó lại chần pháo. pháo sáng nó bắn cả đêm cảm giác như con kiến cũng nhìn thấy.......Hãy cố gắng đừng để xảy ra chiến tranh nhưng nếu có ta phải chiến đấu đến cùng nó là thằng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN.
    CCB chống Tàu

    Trả lờiXóa
  8. Trương Minh Tịnhlúc 21:12 10 tháng 6, 2014

    Mấy ông còn ngồi được cái ghế hôm nay là nhờ sự bao che của Trung Quốc. Nếu kiện Trung Quốc,họ không chống lưng nữa,ngã thì sao ?-Biết thắng mà không dám kiện là vì vậy.

    Trả lờiXóa
  9. Tiền đâu mà chịu cho thấu để theo kiện,nhưng cứ gởi hồ sơ kiện cho có chứng cứ.
    Các bạn lo là phải,nhưng cái gọng kiềm Hoàng Sa và Gạc Ma nó sẽ kẹp thiên hạ,bề nào cũng bị thiện hạ nện cho gãy.
    Nước ta dại gì chui đầu làm tiên phong chống Trung quốc cho chúng hưởng còn hại ta.
    Lãnh đạo Trung Quốc thiếu nhân cách quá,thậm chí trí thức Trung Quốc cũng mất nhân cách xúi dại,do vậy cần là dạy cho họ nhân cách.
    Lịch sử chỉ cho ta ngày nay là cần thì dạy nhân cách cho họ,chính vì thế ngày nay mới còn nước Việt,không thì một tỉnh của họ từ thời Minh.
    Lệ Hà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào mừng Công Sơn-Lệ Hà!
      (Giáp Ngọ-Đồng Khánh)

      Xóa
  10. Nếu quan chức chóp bu cs nào dám nói câu nói ngược lại của TBT Lê Duẩn :
    - Ta đánh TQ là đánh cho MỸ cho NHẬT , cho thế giới văn minh.
    Thì dân đen chúng tui tạc tượng đá vôi ,xây đài tưởng niệm vinh danh thật hoành tráng , sẽ được ghi vào sử sách giáo khoa , được chạm khắc vào đá ,được truyền mãi cho thế hệ mai sau .

    Trả lờiXóa
  11. Cứ nhìn cái động thái của các lãnh đạo đảng , xìu xìu ễnh ễnh hổm rày về vụ biển đông , mình có cảm giác như đảng ta chẳng muốn chơi nữa . Ấm túi rồi , chắc đangt ta chuẩn bị chạy làng .

    Ai đủ khả năng , chuẩn bị thay cái đây !

    Trả lờiXóa
  12. Nếu TQ dùng tàu chiến đem vật liệu xây dựng bành chướng diện tích đảo để phù hợp với lại ít của họ trên nền luật quốc tế thì thế nào đây ? Vì mình thấy nó tập chung khá nhiều tàu để áp đảo suy luận nghiên về chiến tranh ?

    Trả lờiXóa
  13. Xin hãy đọc để đánh giá và suy ngẫm :

    http://huynhngocchenh.blogspot.com/2014/06/trung-quoc-ua-ra-bang-chung-sach-ia-ly.html

    Một trong những bằng chứng về tình hữu nghị Việt - Trung : núi - sông , môi - răng đã được TQ phơi bày . Độ chính xác của điều này đến đâu , cần được kiểm chứng , Nhưng rõ ràng là cần phải chứng minh và bác bỏ với nhiều công sức , đó không phải là chuyện tầm phào . Vẫn biết TQ là kẻ xảo trá , và bịp bợm , đổi trắng thay đen , nhưng vì sao lại tiếp tay cho chúng .

    Điều này cộng với công hàm PVĐ có thể làm cứng họng nhiều nhà lãnh đạo ĐCSVN qua nhiều thời kỳ . Một lần nữa chứng minh rằng khi không lấy lợi ích của tổ quốc , dân tộc làm trọng , là cốt tử , mà lấy mối quan hệ láng giềng , anh em , 4 + 16 ……….vẩn vơ , hão huyền , và ảo tưởng làm “ Cốt lõi “ .Thì sẽ đến lúc bị đem ra tính sổ một cách hết sức bẽ bàng , nhục nhã .

    Còn những bí mật gì nữa của : “ hội nghị Thành Đô “ , các hiệp định tay đôi với TQ , các thỏa thuận ngầm của “ Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng và chính phủ hai nước “ trong bao năm qua mà nhân dân không hề được tham khảo và biết đến . Vì sao Ải Nam quan , Thác Bản Giốc , hàng trăm km2 đất mất không vào tay TQ . Điều gì để ban lãnh đạo ĐCS VN hy sinh lãnh thổ một cách dễ dàng mà tổ tiên đã giữ gìn bằng máu qua hàng ngàn năm qua để còn có cho hôm nay . Điều gì còn quan trọng hơn dân tộc và tổ quốc .

    Đã đến lúc ban lãnh đạo ĐCSVN hiện tại và quá khứ , bất kể đã là “ Nguyên “ hay “ Cựu “ ……….. Phải trả lời sòng phẳng và rõ ràng trước nhân dân , và lịch sử . Điều này là không thể thoái thác và lẩn tránh .

    “ Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam “ là Câu Slogan thật bóng bẩy , đã in sâu vào óc nhiều người dân Việt Nam , nó đã tồn tại từ rất lâu . Bất kể nó đúng , hay sai , có ai tin nó hay không , nhưng một điều chắc chắn là : khi gặp những khó khăn , hay thất bại , thì không thấy lãnh đạo nào nhắc đến nó , và tất nhiên không còn ai chịu trách nhiệm cuối cùng , những “ Người tổ chức “ thường biến sạch , và luôn tìm mọi cách lẩn trốn , không để lại dấu vết .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  14. "Nước ta dại gì chui đầu làm tiên phong chống Trung quốc cho chúng hưởng còn hại ta."?
    Ông tiêu biểu cho loại "có ăn thì tham gia, phải làm thì né", đã đẩy VN tới lụn bại như hôm nay!

    Trả lờiXóa
  15. Quyet tam giu vung che do de con co cai ma an chu.

    Trả lờiXóa
  16. dùng quân sự là biện pháp cuối cùng thôi anh a, ko ai muốn chiến tranh đổ máu cả

    Trả lờiXóa