'Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một', 'Muốn thoát
Trung Quốc, phải vượt qua chính mình'… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày
qua.
Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa
vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng
của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để tìm hiểu xem
liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Quốc hay không, VOA
Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng
có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Trước hết, kinh tế gia này nói về sự áp đảo của kinh
tế của nước láng giềng phương Bắc của Việt Nam :
Thực tình thì sự áp đảo này đã kéo dài lâu rồi vì có
nhiều lý do: một là họ ở rất gần, hai là họ rất quen thuộc với thị trường và
thứ ba là nhà nước Việt Nam
đã dành cho họ rất nhiều ưu đãi.
Điều quan trọng nhất là cái hệ thống pháp luật của
Việt Nam
dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề tham nhũng hiện diện gần như là khắp nơi. Trong
các vấn đề chính này, Trung Quốc đã lợi dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu
thế so với các nhà đầu tư hay các doanh nhân khác trên thế giới thì họ gần như
là có một lợi thế gần như tuyệt đối trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và đo
đó cái kinh tế Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.
Có thể nói cái quan trọng nhất là vấn đề là gần như là
nền kinh tế Việt Nam
hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và
cái quan trọng nhất, tất cả các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng
cho việc xuất khẩu này nó đều là, phần lớn là từ Trung Quốc. Thì đó tôi cho là
một cái điều sẽ gây ra những hệ lụy nếu mà Trung Quốc có áp dụng các biện pháp
này kia. Hiện bây giờ vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ
khí bén nhọn của họ.
VOA: Như
vậy, có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng
của Trung Quốc về kinh tế đúng không, thưa ông?
Tiến sỹ Alan Phan: Đúng rồi, bởi vì ngoài vấn đề
họ đang nắm giữ một lợi thế rất là quan trọng thì lại thêm một cái là cái thu
nhập của người Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam quá thấp thành ra họ ưa
chuộng cái hàng rẻ tiền và những cái hàng này thì đặc biệt là Trung Quốc có thể
nói là họ có lợi thế không những tại Việt Nam mà gần như khắp toàn cầu về các
đồ rẻ tiền, kém chất lượng.
Dĩ nhiên là người Việt Nam thì họ vẫn thích những hàng
hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ không có thể nào trả giá được, thành ra đó là vấn đề
tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, nhất là tại những vùng quê. Nói về
số lượng thì nó khủng khiếp lắm.
Một điều quan trọng hơn nữa là doanh nhân Trung Quốc
họ rất khôn khéo nếu so với doanh nhân Việt Nam . Các chiến lược về thị trường
hay mô hình kinh doanh cũng như cách thức để mà đem hàng Trung Quốc vào Việt
Namthì họ rất thành công.
VOA: Thưa
ông, vừa qua các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là
‘thoát Trung’, theo ý kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế
nào?
Tiến sỹ Alan Phan: Vấn đề thoát Trung, ngay cả
kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi
gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam , vẫn còn
một sự liên kết khá bền chặt với lại chính trị của Trung Quốc.
Vấn đề là ngay cả chính phủ, dù họ nói bất cứ điều gì,
thì cái quyền lợi, quyền lực của họ dựa rất nhiều vào chính trị của đảng Cộng
sản Trung Quốc. Thành ra tôi nghĩ là ngay cả người cầm đầu cũng không muốn làm
gì để ảnh hưởng tới cái đó thì những chuyện khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.
Còn vấn đề thoát ra khỏi kinh tế thì cũng là một điều
khó bởi vì như tôi nói, nó đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện về cách thức làm
ăn, về những cái doanh nghiệp nhà nước, về những người đã được hưởng thụ rất
nhiều từ Trung Quốc mà hiện bây giờ đang nắm nền kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay
đổi thì tôi nghĩ đó là điều không thể có. Và điều sau cùng như tôi nói, thị
trường Việt Nam với một cái thu nhập quá thấp thì họ khó có thể đi tìm hàng hóa
từ những nơi khác để mà thay thế, và xuất khẩu Việt Nam cũng tùy thuộc rất
nhiều vào giá rẻ của nguyên liệu Trung Quốc nên thành ra bây giờ bảo họ thay
đi, họ sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ hay của những nơi khác thì tôi nghĩ đó là
một cái chuyện họ không muốn làm.
VOA: Giới quan sát cho rằng trong khi tình hình ở
biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ trong thời gian tới, những khó khăn mà
kinh tế Việt Nam
sẽ vấp phải cũng không phải là nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Tiến sỹ Alan Phan: Đương nhiên khi mà đã có những
trục trặc xảy ra từ cái vấn đề chính trị. Trung Quốc dĩ nhiên họ là một nước
lớn, họ muốn trở thành một cường quốc và họ muốn có một nguồn tài nguyên chắc
chắn, ổn định, muốn một láng giềng có thể nói là lệ thuộc hoàn toàn với họ
thành ra họ có vẻ cứng rắn trong vấn đề biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam
có nhu cầu chính trị về địa phương, về dân tộc thì tức là các lãnh đạo Việt Nam cũng không
muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng mà tất cả những chuyện này tôi
nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên vậy thôi, chứ
còn đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi gì lắm. Còn hiện
tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền kinh tế Việt Nam .
K.B
--------------
Bác Bồng ơi? Nam Cao đã phác họa lên hình ảnh Chí Phèo, đại diện cho tính cách người Việt, "chỉ khát khao được làm người lương thiện"
Trả lờiXóaXã hội hiện nay có: "Trí - Đức - Dũng" thì chỉ có đói, rách và trở thành kẻ nghịch tặc thôi Bác Bồng à?
Ông Phang thừa hiểu nhưng không dám nói
Trả lờiXóamuốn thoát trung, trước tiên phải thoát +
Con cong san vn thi thoat di dau ?
Trả lờiXóaCần gì: Trí, Đức Dũng ư? Chuyện nhỏ!!!
Trả lờiXóaTrí ư? Đảng ta là đỉnh cao trí tuệ, đứng trên cùng đảng ấy là ông giáo sư-Tiến sĩ (chẳng hiểu tại sao mà dân ta lại đặt cho ông hỗn danh "lú"); rồi ông Chủ Tịch Quốc Hội, ông Chủ tịch mặt trận đều giáo sư Tiến sĩ cả mẹt; chưa lục ra đấy thôi, các ông cán bộ cục vụ viện, các ông chủ tịch phó chủ tịch các tỉnh, ông nào chẳng thạc sĩ, tiến sĩ.
Đức ư? "Đảng ta là đạo đức văn minh', Đảng viên của đảng ấy nhan nhản trong mọi vị trí lãnh đạo từ tổ liên gia, tổ dân phố lên đến đỉnh mọi cơ quan quản lý nhà nước hay phường hội, tất nhiên trước hết phải các tổ chức Đảng. Đảng ta kiên định lập trường tư tưởng Max- lê nin, đang hàng ngày hàng giờ "học tập làm theo...". Mỗi đảng viên đảng ta đều suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp.v.v
Dũng ư?Đảng ta sức mạnh vô địch với lực lương hùng hậu hàng triệu đảng viên. Thôi không nói nữa.
Ở Đảng đầy đủ mọi thứ Trí, Đức, Dũng, khỏi lo
"Trí , đức , dũng" của Đảng là tự phong thôi. Phải được dân, trí thức , thế giới...phong tặng mới là hàng thật. Đúng là "cháy nhà mới ra mặt chuột"
XóaĐCS VN đứt mất dây thần kinh xấu hổ rồi nên dân chúng chửi thế mà vẫn '' mũ ni che tai ''. Lạ nhỉ
Trả lờiXóaƯớc gì bây giờ chúng ta có thể thống kê được số người chống TQ là ? triệu người, số người chống + là ? triệu người thì hay biết mấy ? Tôi thấy còn rất nhiều người vẫn tin vào chính sách mềm dẻo của chính phủ , không biết họ tin là tin cái gì nữa khi mà sự thật rành rành ra đó rồi . cái chính sách mềm dẻo. nhún nhường hoàn toàn sai lầm, không những không có tác dụng gì mà còn đưa vấn đề đi vào bế tắc sâu hơn điển hình như Dân Việt thì bì thương. tàu thuyền hư hỏng, TQ lại còn đi trước 1 bước = cách đưa các bằng chứng lên LHQ, TQ còn đưa thêm tàu, máy bay thậm chí giàn khoan khác vào biern đông, còn 4 cái tàu ngầm tên lửa nữa..... Rõ ràng càng làm vấn đề leo thang không có tác dụng gì vậy mà vân giữ biện pháp này. "Sống một đời nhục đôi ba lần, nhưng nhục nhất là không câm mà vẫn phải câm "
Trả lờiXóađưa Đinh La Thăng ra nổ là thoát ngay
Trả lờiXóabác Bồng ơi! trong không khí lừa đảo chung của dân tộc,mọi người hãy giương to mắt lên nhìn những việc đảng làm
Xóa“Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình”
Trả lờiXóa... hiện nay có 80 – 90% đơn vị trúng thầu các dự án lớn ở Việt Nam là công ty Trung Quốc . Điều ấy thể hiện sự thiếu cảnh giác chính trị nghiêm trọng, và cả sự suy thoái về tiêu chuẩn của giới trí thức Việt Nam."
Trên đây là ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt.
Nhưng cũng phải hiểu rằng, ở Việt nam không có yếu tố phi chính trị, tôi muốn nói không có việc gì thiếu bàn tay của Đảng.
Đúng như ông Bạt nói, Vấn đề Trung Quốc, nói rõ ra vấn đề bành trướng của Trung Quốc sẽ đồng hành với lịch sử dân tộc ta, không phân biệt ý thức hệ, thể chế chính trị mà nó trở thành một gen trong mong muốn của người Trung Quốc. và để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì các thế hệ người Việt phải có gen chống lại sự thôn tính của người Trung quốc.
Tiếc rằng hiện nay, những nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế không có gen đó
Lý lẽ của ông NTBạt rất hợp với "khẩu vị" của
Xóađảng vì ông nói đông nói tây cho chán rồi cuối
cùng chốt lại là chưa được,chưa thích hợp !
Lấy điểm ngon ơ !
Khó thoát,vì các lãnh đạo hiện nay cố bám lấy TQ để giữ cái ghế cho bản thân, cho con cháu! Họ đang cho người sang TQ học hỏi mà!
Trả lờiXóaVừa đau vừa nhục chỉ có thể QUẪY... là'những kẻ hưởng lợi khủng từ TQ' lại đang nãnh đạo 90tr dan VN không những thâu tóm về KT CT VH VẬN MỆNH DT...-đcsvn và những công bộc 'đầy tớ của dân từ cấp lang xã... đến TW cũng được hưởng lợi thêm 1 lần nữa trên lưng 90 tr dân VN trong và ngoài nước? K thể thoát TC nếu k ĐÁNH ĐỔ được TAY SAI CỦA CHÚNG?
Trả lờiXóaCHÚC NGÀI ALAPHAN KHOẺ VÀ PHÂN TÍCH SÂU HƠN NỮA ĐÚNG NGƯƠI ĐÚNG TỘI!!!
NGLUY
Muốn thoát Trung nhanh nhất là đề nghị Bác Tổng Lú về vườn ngay lập tức....mọi việc sẽ giải quyết ổn thỏa ngay.
Trả lờiXóaĐọc bao nhiêu còm , giờ mới có người nói trúng ý mình. Thank you very much!
XóaCần nhưng chưa đủ - bác ta còn phải dắt theo bộ phận không nhỏ của bác ấy theo!
Xóa(Trích Bài không tên số 8 để tặng bác)
Về đâu, tâm hồn này bềnh bồng
Về đâu, thân này mòn mỏi không
Về sau và nhiều năm sau nữa
Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay...
Theo tôi, bác tổng Lú, về vườn, thì có đồng chí ba X lên, người đã đưa cậu con, đang cầm sách đọc cho sinh viên, chưa thiêt kế xây dựng, lên làm thứ trưởng bộ xây dựng, rồi đưa cậu con, học kỹ hàng không bên Anh về, làm bàn giấy, lãnh đạo thanh niên, rồi lại giam cầm như giam: Minh Hạnh, Thức, ... Rồi lại cấm xuât cảnh,....
Xóacái vaasyn đề, là xóa bỏ điều 4, hiến pháp, để cái đảng cộng sản, không còn QUYỀN, chỉ tay, bắt người khác phải làm, hay nói cách khác, là không ngồi xổm trên luật pháp!
Tự nhiên sau khi đọc bài nầy,tôi đâm ra kính phục những người học cao hiễu rộng.Sáu mươi năm về trước,ông Ngô Đình Nhu nói:
Trả lờiXóa"Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng.Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc".
Hơn hai mươi năm về trước,ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói:
"Hội Nghị Thành Đô.Một thời kỳ Bắc thuộc đã bắt đầu.".
Và hôm nay tiến sĩ Alan Phan nói.
Té ra Trường Sa (hay cả nước Việt-Nam) đã nằm gọn trong tay Trung Quốc rồi. Trời ơi là trời! -Mất đất thì đã rồi mà (trong dòng họ thân thiết của tôi thôi) đã có 10 người chết vì ung thư.Dân tộc VN đang dần dần bị xóa sổ.Nhạc-sĩ Việt-Khang có giác quan thứ sáu bén nhạy "thế giới nầy sẽ không còn VN". Lịch-sử sẽ phán xét ra sao về người CS hôm nay ?-
Giao thương với TQ cần và nên bình thường theo góc độ hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng nhau. Nhưng nó đã không bình thường, không tôn trọng nhau khi VN đẫ dành cho TQ quá nhiều ưu đãi đến vô lý và khó hiểu. Lý do đúng như Alan nói ; vì thượng tầng lãnh đạo VN vẫn muốn liên kết chặt chẽ với TQ về chính trị. Trên đã thế thì dưới có quậy thế nào cũng không thoát khỏi đường lối, chính sách.
Trả lờiXóaMuốn đưa giao thương về bình thường thì phải xóa bỏ được cái liên kết này, thượng tầng không chịu xóa thì chỉ còn cách xóa bỏ thượng tầng. Làm sao xóa bỏ được thượng tầng ? đó mới là cái khó, cái phải bàn.
Hàng hóa TQ không chỉ đã tràn ngập VN mà có thể nói đã tràn ngập TG.
Tẩy chay hàng TQ là không tưởng vì nó rẻ, nhiều, sẵn, tiện. Người kinh doanh, người tiêu dùng VN đã biết khai thác lợi thế này. Chỉ tiếc là nhà nước lại dung túng để nó lấn lướt, tràn ngập quá mức.( giao đất, giao rừng, hợp đồng ưu đãi, tràn ngập lao động phổ thông người TQ, Bô-Xít tây nguyên, Vũng Áng, mua điện giá cao...)
Mọi việc đều từ cái liên kết chính trị mà ra. Đảng, nhà nước, nhân dân VN đã đến lúc phải xem lại kiểu liên kết này. Thực chất của nó chỉ là thứ liên kết áp dặt, cưỡng bức.
Còn tiếc gì mà không xóa bỏ, hay sợ xóa bỏ thì biết dựa vào đâu, kiểu suy nghĩ này chỉ thấy có ở ĐCSVN ? Khi mà nguyên phụ liệu phần lớn vẫn có xuất xứ từ TQ thì VN có vào được TPP cũng chẳng lợi gì mấy. Mâu thuẫn này cũng chưa có lời giải.
Tóm lại nếu thượng tầng không thay đổi, hoặc không thay đổi thượng tầng thì mọi việc sẽ chỉ dừng ở bàn để mà mà bàn, đâu vẫn hoàn đấy rồi cả đất nước sẽ lãnh hậu quả.
Cái chốt tai ương như vậy mà không chịu bỏ, sao vậy, biết rồi khỏi nói.
Mọi việc đã chấm com rồi,tổng đốc lưỡng quảng kiêm tổng quản an nam,từ nay mọi việc tâu trình phải qua tổng đốc quảng đông phê duyệt,và cũng chỉ được sang quảng đông chầu thôi,chỉ dụ đích danh nghị và hải sang chầu tổng đốc q/c.chắc chỉ chờ đến 2020 là ra cong khai theo đúng thỏa thuân t/đ,
Trả lờiXóaDung vay,nam 2020 Vn se la mot tinh cua Tq. Ba con ngu dan di danh bat ca ngoai bien chac khong bi "tau la"huc.
Trả lờiXóa