Trang BVB1

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

"Không có trong gen...", nhưng ĐẦY TRONG MÁU !

Ông Tập ru ngủ Ấn Độ, Myanmar rằng
 “tham vọng bá quyền 
không có trong gen người Trung Quốc“

Ông Tập Cận Bình ngày 28.6 đã tiếp các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Myanmar nhân một buổi lễ kỷ niệm, trong đó cam kết sẽ không có tham vọng bá quyền đối với các nước này dù cách đây vài ngày TQ đã phát hành đường lưỡi bò 10 đoạn mới "ngoạm" mất 1 tiểu bang của Ấn Độ
Theo Reuters, vào năm 1954, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar đã ký bản thỏa thuận Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, trong đó hứa hẹn sẽ không xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những lý tưởng đó sau này đã được đưa vào Phong trào Không liên kết của các quốc gia không muốn lựa chọn giữa Mỹ và Liên Xô.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Quốc với cả Ấn Độ, Myanmar sau đó đã trở nên căng thẳng vào những năm 1960, khi Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra cuộc chiến tranh biên giới, trong khi giới lãnh đạo quân sự Myanmar đã ủng hộ các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc.
Gần đây nhất, những động thái ngày càng hung hăng của Bắc Kinh đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và với Việt Nam, Philippines tại biển Đông đã làm Ấn Độ và Myanmar trở nên lo ngại sâu sắc.
Trong cuộc nói chuyện trước 700 đại biểu tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, trong đó có Tổng thống Myanmar Thein Sein, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari Mohammad, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ cố gắng áp đặt ý chí của mình lên các nước khác.
“Trung Quốc không đồng ý quan điểm rằng, một quốc gia nên tìm kiếm quyền bá chủ khi họ mạnh lên. Chủ nghĩa bá quyền hay chủ nghĩa quân phiệt không có trong gen của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên định theo đuổi con đường phát triển hòa bình vì điều đó tốt cho Trung Quốc, tốt cho châu Á và tốt cho thế giới”, ông Tập nói.
“Việc phô diễn sức mạnh quân sự chỉ cho thấy sự thiếu đạo đức và tầm nhìn, chứ không phản ảnh sức mạnh. Nền an ninh chỉ có thể được vững chắc và lâu dài chỉ khi nó được xây dựng dựa trên nền tảng tinh thần và tầm nhìn”, ông Tập tuyên bố.
Tuy nhiên, những tuyên bố của ông Tập trước các lãnh đạo Ấn Độ và Myanmar lại khá mâu thuẫn với những trích dẫn của ông được Tân Hoa Xã báo cáo vào tối 27.6.
“Nói về việc phòng thủ biên giới. người ta không thể không nghĩ về lịch sử hiện đại của Trung Quốc, khi đất nước chúng ta quá yếu và bị các nước khác bắt nạt. Kẻ xâm lược nước ngoài đã chia cắt đất đai và biển của chúng ta hàng trăm lần”, Tân Hoa Xã trích lời ông Tập nói, và ông cũng kêu gọi mọi người không nên quên “lịch sử đầy ô nhục” của mình và ra sức củng cố biên giới, đặc biệt là trên biển.
Trong bối cảnh tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tìm cách tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang và nền kinh tế, ông Tập vẫn dành những lời lẽ hòa nhã và ngợi khen dành cho Ấn Độ.
“Trong một bài thơ của mình, Rabindranath Tagore, nhà thơ vĩ đại Ấn Độ đã viết rằng, nếu bạn nghĩ bạn có thể đạt được thông qua các cuộc chiến tranh, mùa xuân sẽ biến mất trước mắt bạn”, ông Tập đề cập đến nhà thơ đoạt giải Nobel Văn học của Ấn Độ.
Không những thế, ông Tập còn lưu ý Myanmar là quốc gia đầu tiên ký hiệp ước biên giới với Trung Quốc vào năm 1960, trong bối cảnh nước này đã đình chỉ một dự án xây đập lớn do Trung Quốc đầu tư và đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ.

Hoài Anh (tổng hợp)
---------------------

9 nhận xét:

  1. Tham vọng bá quyền, không có trong gene, nhưng đầy trong óc Trung Cộng!

    Trả lờiXóa
  2. Giai đoạn trước và sau khi Tập cận Bình lên thay thế người lãnh đạo tiền nhiệm ( Hồ cẩm Đào ) có khá nhiều bài viết trên các báo " lề phải " hân hoan chào đón con người ấy và hy vọng vào sự tốt lành , luồng gió mới do tay họ Tập mang lại cho mối tình " vừa là đồng vừa là anh em " ! Đến nỗi Nguyễn thiện Nhân vừa trúng UV BCT xong là bay sang ngay Bắc Kinh " báo cáo kết quả bầu bán " với ông anh họ Tập . Nhìn bức ảnh " tay bắt mặt mừng " của hai anh em mà thấy lộn mửa . Đây chỉ là một ví dụ trong muôn vàn câu chuyên " cảm động " của tình anh em " thông thiết " giữa hai cái đảng " giả nai " cộng sản ! Sao bây giờ không thấy NTN phát biểu gì về cái vụ giàn khoan HD981 nhỉ ? kể lên tiếng thì cũng " ngượng mồm " lắm thay ? Bây giờ các tờ báo " lề phải " còn hy vọng gì vào cái tay họ Tập nữa thôi ? Các vị lãnh đạo " toàn diện , tuyệt đối " cái đất nước này rất giỏi " chịu hèn " , đã phải chịu những cú ra đòn đau " đến đời con đời cháu " của những kẻ mang danh " bạn vàng 4 tốt , 16 chữ vàng " và chúng còn rêu rao " kêu gọi đứa con hoang đàng Việt nam quay trở lại con đường chính " . Ôi ! đứa con hoang đàng ! Sao lại phải chịu nhục quá như vậy ?

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ cần họ Tập không rút giàn khoan HD981 , tiếp tục mang thêm nhiều gian khoan đặt vào Biển đông và VN vẫn im hơi lặng tiếng , thì cả thế giới sẽ thấy rõ được dã tâm TQ qua đường Lưỡi bò 10 đoạn .

    Lời nói của TCB chủ tịch nhà nước TQ ở trên , sẽ trở thành vô gia trị .....!

    Trả lờiXóa
  4. Ai mà nghe tập cặn bình nói là người kg có trái tim,ai mà làm theo tập cặn bình nói là người kg có cái đầu, xin lỗi nhái theo đ/c putin nha!

    Trả lờiXóa
  5. Cho soi va co be quang khan do:
    - Ba oi !!sao mom ba to qua?
    -Mom ba to de ba hat ru con ngu.
    - Ba oi !!! Sao bung ba to the ???
    - Bung ba to de ba bao boc che cho cho con.
    - Aaaaaaaa chet con roi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Ba ơi! Sao ... ba to thế?
      - Để ba canh giữa hòa bình cho Tây Bán Cầu!
      - Ba nói chẳng ra đâu vào đâu!
      - Đó là "thế mạnh" của chúng ba!

      Xóa
    2. Ông Triết nói, Cu Ba ngủ hì VN thức để gác và ngược lại, thế tì sướng quá, gác ban ngày. Vì VN buổi tối thì Cu Ba ban ngày....

      Xóa
  6. CÒN CHẦN CHỪ GÌ đồng chí BA ẾCH ????


    HAY TIN lời điêu ngoa NHƯ 16 CHỮ VÀNG dưới đây :

    "Phô bày sức mạnh quân sự chỉ thể hiện là anh
    thiếu tầm nhìn hoặc thiếu cơ sở đạo đức chứ không cho thấy là anh mạnh. ...

    Bá quyền và quân phiệt không có trong huyết quản của người
    Trung Quốc.
    Trước sau như một Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường
    phát triển hòa bình vì đây cũng lợi ích của Trung Quốc, lợi
    ích của châu Á và của cả thế giới."

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    BẮC KINH thứ bảy, 28 tháng 6, 2014




    Lão Tập ''Tận Tình'' nói linh tinh tại Bắc Kinh
    *************************************

    Lão Tập ''Tận Tình'' nói linh tinh tại Bắc Kinh :
    '' Trước sau như một phát triển trỗi dậy hòa bình
    Bá quyền không có trong huyết quản người Trung Quốc''
    Chắc nhà lãnh đạo Ấn Độ chợt nhớ thất kinh
    Thủ tướng Nehru từng cả tin Mao Xếnh Xáng
    Trung Cộng tấn công biên giới Ấn-Trung thình lình
    Hàng vạn dân quân Ấn thương vong tử trận
    Nhìn trên Biển Đông-Hoa Đông cái ''trỗi dậy hòa bình''
    Lưỡi Bò giàn khoan hàng vạn thuyền cá Khựa đóng cọc
    Chắc Bá quyền trong tận di thể Tử thù truyền kiếp âm binh
    Chỉ có lũ bán Nước Hà L..ội bị 16 chữ vàng Bùa Chệt
    Mới nhẹ dạ tin quan thầy Tàu cộng "trỗi dậy hòa bình "

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Bá quyền có trong huyết quản người Trung Quốc
    Bá quyền có trong tận di thể Tử thù truyền kiếp âm binh

    và đây là 3 BẰNG CHỨNG từ ngày MAO TRẠCH ĐÔNG NẮM QUYỀN 3 Chiến tranh
    Ấn-Trung xảy ra năm 1962
    Xô-Trung xảy ra năm 1969
    Viêt-Trung xảy ra năm 1979

    https://www.youtube.com/watch?v=Bz8T_aHN2bI

    1 - Ngoài Chiến tranh Việt-Trung

    Thời gian 17 tháng 2 – 16 tháng 3 năm 1979
    300.000-400.000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải heo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến
    Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủyViệt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng
    Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết

    2- Chiến tranh Trung-Ấn xảy ra giữa hai cường quốc Châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian 10 tháng 10 – 21 tháng 11, 1962

    https://www.youtube.com/watch?v=sU6ZcmQiiV8

    Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân và Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon ngày 20 tháng 10 năm 1962, trùng hợp với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
    Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai và đã đặt áp lực lên Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, người bị cho là chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu cuộc xâm lấn của Trung Quốc.

    https://www.youtube.com/watch?v=5KSnfbjdbMY

    Ngày 3 tháng 10 năm 1962 , Chu Ân Lai viếng thăm Nehru ở Newdelhi hứa hẹn sẽ không có chiến tranh nên Thủ tướng Nehru và phía Ấn Độ tin tưởng chiến tranh sẽ không được kích hoạt và chuẩn bị ít !!!!

    Ấn Độ là lãnh đạo Phong trào không liên kết, Nehru với uy tín quốc tế lớn và Trung Quốc với một quân đội lớn hơn có thể sẽ được miêu tả như là một kẻ xâm lược. Tuy nhiên Mao Trạch Đông nói rằng một cuộc chiến tranh "sẽ đảm bảo ít nhất là 30 năm hòa bình với Ấn Độ" và xác định các lợi ích để bù đắp chi phí.

    3 - Xung đột biên giới Trung-Xô


    https://www.youtube.com/watch?v=2eK8SKMc7I8

    Căng thẳng gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo biên giới dài 4.380 km nơi mà 658.000 quân Xô Viết đối đầu 814.000 quân Trung Quốc.

    Vào ngày 2 tháng 3 năm 1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết và các lực lượng Trung Quốc bất ngờ rơi vào xung đột. Cả hai đều cho rằng bên kia tấn công trước.

    Sau một vài lần đụng độ liên tiếp trong khu vực này và trong Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  7. Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cần tinh nhuệ và chính xác, không cần đông đâu, lão đông dân nhất thế giới TC ơi!

    Trả lờiXóa