Trang BVB1

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Học giả Philippines kể kinh nghiệm kiện TQ

Bên lề hội thảo tại Đà Nẵng, GS. Renato de Castro đến từ ĐH De la Salle của Philippines chia sẻ kinh nghiệm nước này sau hơn một năm theo đuổi vụ kiện yêu sách đường lưỡi bò của TQ.
LTS: Hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" ngày 20/6 tại Đà Nẵng quy tụ 34 học giả, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam và quốc tế, thảo luận các chủ đề: Sự thật tranh chấp tại hai quần đảo và những tác động đến hòa bình, an ninh khu vực; Triển vọng giải quyết tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Ông Renato cho biết: Sau khi Philippines đưa vụ việc ra Toà án quốc tế về luật Biển (ITLOS) ngày 22/1/2013, đến nay tòa đang yêu cầu TQ đưa ra các lý lẽ pháp lý của mình vì phía Philippines đã nộp rồi. Ngày 30/3 vừa rồi, TQ cho biết sẽ không hồi đáp và không tham gia vụ kiện.
GS. Renato de Castro.                                                      Ảnh: Phương Mai

Vụ kiện đã dấy lên những tranh luận trong cộng đồng quốc tế, và hy vọng sẽ chuyển biến thành dư luận quốc tế phản đối những việc TQ đang làm.
Việc này chắc chắn không vô nghĩa hay vô tác dụng, vì dư luận quốc tế là một sức mạnh rất quan trọng.
Nếu dư luận quốc tế không đồng tình với những gì TQ đang làm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của TQ vươn lên trở thành một trong những siêu cường của thế kỷ 21. Vì nó cho thấy TQ thiếu "trách nhiệm đạo đức" để đủ tư cách là một siêu cường, cùng với khả năng kiềm chế và tôn trọng những nước nhỏ hơn.
Đến Hoa Kỳ cũng thể hiện sự kiềm chế đó trong quan hệ với các nước Nam Mỹ. TQ thì không.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có vẻ TQ đang nghĩ chỉ cần có tiền là mua được tất cả các nước ở châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á. Nhưng đơn giản là TQ không có "quyền lực đạo đức", điều rất quan trọng khi nhắc đến những giá trị của Khổng giáo, khi quay lưng lại với pháp luật quốc tế và dư luận quốc tế.
TQ đang đi ngược lại chính tư tưởng đạo Khổng của họ rằng cường quốc thì phải đối xử với các nước nhỏ hơn bằng lòng nhân từ.
Như vậy, dư luận quốc tế khiến những nỗ lực kiểm soát và xâm chiếm của TQ trở nên rất đắt đỏ. Đó là khi xảy ra sự việc tàu cá Việt Nam bị tàu TQ đâm thủng, giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng do việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, dư luận quốc tế đã phản ứng dữ dội với TQ. Và TQ phải tăng cường tuyên truyền.
Tôi nhớ là ở Philippines lúc đó, TQ đã trả tiền cho các tờ báo hàng đầu như Philippines Daily Inquirer, Philippines Star... để đăng nguyên một trang lời bào chữa của họ về vụ chìm tàu. Thử tưởng tượng việc đó tốn bao nhiêu tiền, nếu họ cũng làm thế ở nhiều nước khác nữa.
Quay lại với vụ kiện của Philippines, nó đã khiến những người quan tâm thảo luận về nó, và gây áp lực khiến TQ phải lên tiếng bào chữa. Khi buộc phải trả lời, TQ lại làm việc đó bằng cách siết chặt sự kiềm tỏa đối với Philippines, nhưng lại chỉ làm tăng sự thông cảm với Philippines.
Nước lớn TQ đang bắt nạt nước nhỏ Philippines không hề có tiềm lực quân sự mà chỉ dựa vào các giá trị đạo đức. Và thế là Philippines có được sự ủng hộ của Mỹ, Nhật, Úc, Việt Nam trong vụ kiện này.
Cuối cùng, ông Renato kể câu chuyện về việc TQ thủ thế ra sao trước vụ kiện của Philippines: Hồi tháng 4 ở Philippines, trong một hội thảo có phiên thảo luận của các nhà ngoại giao Philippines về vụ kiện này, trưởng đoàn TQ đã tìm đến chủ tọa người Mỹ để tìm cách ngăn chặn. Người Mỹ đã không thể hiểu được tại sao người TQ lại muốn cấm cả người Philippines bàn việc của Philippines ngay trên đất Philippines.
Chung Hoàng ghi/VnN

------------------

7 nhận xét:

  1. TQ rõ ràng là một nước "lớn" về kinh tế,đất đai, dân số nhưng rất nhỏ về đạo đức, trách nhiệm. Người VN và thế giới quá rõ về việc này, nhưng ĐCSVN thì không nghĩ vậy, họ vẫn coi ĐCSTQ là anh em, đồng chí, họ đang tự tách mình khỏi nhận thức chung và họ đang sa lầy, lúng túng vì cái nhận thức độc đáo của mình,

    Trả lờiXóa
  2. Giờ còn tính tung hỏa mù lừa dân bằng ba cái hội thảo này mãi sao? Hãy làm gì cụ thể đi chứ?! Cái kiểu vừa đéo vừa run như của Obama đã làm cho Trung Đông chìm vào cơn bạo lực mới rồi kìa!

    Trả lờiXóa
  3. "Ngày 13 tháng 11 năm 2005, binh sĩ Trung Quốc đã tràn qua biên giới vào Bhutan trong hoàn cảnh tình hình thời tiết buộc họ phải triệt thoái về phía nam từ Himalaya. Chính phủ Bhutan đã cho phép sự việc này (sau khi sự việc đã diễn ra) vì lý do nhân đạo[cần dẫn nguồn]. Ngay sau đó, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng đường xá và cầu cống trong lãnh thổ Bhutan[cần dẫn nguồn]. Bộ trưởng Ngoại giao Bhutan Khandu Wangchuk đã đề cập vấn đề này với chính quyền Trung Quốc sau khi sự việc gây ra tranh cãi trong nghị viện Bhutan. Để đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qin Gang nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nói rằng biên giới đang ở tình trạng tranh cãi (hoàn toàn bỏ qua hoàn cảnh chính thức của vụ việc) và rằng hai bên tiếp tục làm việc một cách hòa bình để tìm ra một giải pháp hòa bình và thân thiện cho cuộc tranh chấp[12]. Cả chính phủ Bhutan lẫn Ấn Độ (Ấn Độ vẫn kiểm soát một số quan hệ ngoại giao của Bhutan) chưa từng thông báo bất kỳ một tiến bộ nào về việc này (hòa bình, thân thiện vân vân), và Trung Quốc tới giờ vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và gia tăng đồn trú trong lãnh thổ Bhutan. Một sĩ quan tình báo Ấn Độ đã nói rằng một phái đoàn Trung Quốc tại Bhutan nói với người dân Bhutan rằng họ đang "phản ứng quá mức." Tờ Kuensel của Bhutan đã nói rằng Trung Quốc có thể sử dụng đường xá để tăng thêm nữa tuyên bố lãnh thổ của họ dọc biên giới[13].

    Bhutan đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khu vực Nam Á; Đông Á (Nhật Bản 1986; Hàn Quốc 1987); Đông Nam Á (Thái Lan 1991, Singapore 2002, Việt Nam 2012); với Úc 2002; và một số nước khác trên thế giới. Bhutan không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Bhutan đang ngày càng mở rộng thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều nước, đặc biệt các nước Châu Âu và các đối tác lớn Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển, EU, Mỹ, Nhật Bản..."
    Tất cả các nước có chung biên giới với Tàu đề bị Tàu xâm lấn. Bản chất bành trướng của Tàu không bao giờ thay đổi. Phải đoàn kết lại, dùng pháp lý quốc tế để kiềm chế và dập tắt các mưu đồ của chúng.

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 09:55 22 tháng 6, 2014

    Mĩ không hiểu tại sao nhưng mình thì hiểu........Vì TQ thấy họ có thể ngăn chặn người Việt biễu tình trên đất VN nên nghĩ cũng có thể làm vậy trên đất Phi. TQ quên rằng Phi đâu có một chế độ lãnh đạo bù nhìn tay sai tham nhũng khốn nạn như VN.

    Trả lờiXóa

  5. cám ơn anh bùi văn Bổng đả cập nhật thông tin

    Trả lờiXóa
  6. Phần cuối của bài viết rất hay và chính xác có thể chuyển từ Phi sang Việt; TQ đã thành công trong viêc ngăn chặn BT chống TQ XL của người VN ngay trên đất nước VN- bởi bọn LĐ ĐCSVN?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  7. "TQ đã trả tiền cho các tờ báo hàng đầu như Philippines Daily Inquirer, Philippines Star..." : Đấy là ở Philippin , họ công khai đc chuyện như vậy , còn VN có làm đc như vậy không ? Tôi nghĩ rất khó ( Theo TBT Trọng thì " rất tế nhị và biện chứng , không khéo lại thêm rối " ) và đó là một trong những lý do mà VN chưa khởi kiện đc TQ ( Kg biết bao giờ mới khởi kiện đc ).Ôi buồn cho VN quá !

    Trả lờiXóa