Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

HIỆP ƯỚC, THỎA THUẬN NGẦM VÀ HÀNH XỬ TRÓI BUỘC (ESTOPPEL) THEO LUẬT QUỐC TẾ


                  * NGUYỄN VĂN THÂN
Trong mấy ngày qua, việc Việt Nam có thể tiến hành kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế làm xôn xao dư luận ở trong và ngoài nước.
Về phiá Trung Quốc thì họ đã chủ động đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc và cáo buộc Việt Nam mới là thủ phạm gây rối tạo ra những xung đột tại Biển Đông. Ngoài ra, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đã công bố một số bằng chứng cho rằng Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc gồm có lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm vào ngày 16 tháng 5 năm 1956, Công Hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1956 và Bản Tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965 về việc Hoa kỳ thành lập khu tác chiến tại Việt Nam. Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lý lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản có bài giới thiệu Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục". Câu hỏi đặt ra là các loại bằng chứng này có giá trị pháp lý thế nào ra sao nếu Việt Nam tiến hành kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này thì chúng ta hãy xem xét kết quả vụ kiện phân định biên giới lãnh hải giữa Bangladesh và Miến Điện trong vịnh Bengal mà Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã ban hành phán quyết vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.
Nguồn gốc vụ kiện
Vịnh Bengal nằm ở hướng Đông Bắc của Ấn Độ Dương bao gồm khu vực biển khoảng 2.2 triệu cây số vuông và ráp gianh với Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh và Miến Điện. Bangladesh có diện tích khoảng 147,000 cây số vuông, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc của Vịnh Bengal, có biên giới với Ấn Độ và Miến Điện. Miến Điện có diện tích khoảng 678,000 cây số vuông, nằm ở phía Đông của Vịnh Bengal và có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 1966 thì Bangladesh và Miến Điện đã ký kết Hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ dọc theo dòng sông Naaf (Naaf River Boundary Agreement). Từ năm 1974 tới 2010 thì hai bên đã có tổng cộng 14 vòng đàm phán về biên giới lãnh hãi, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Sau cuộc đàm phán lần thứ hai, Trưởng Phái đoàn Đàm phán Miến Điện, Phó Đề đốc Chit Hlaing và Trưởng Phái đoàn Đàm phán Bangladehs, Đại sứ Kwaja Mohammad Kaiser đồng ký Biên bản Đồng thuận vào ngày 23 tháng 11 năm 1974.
Sau 30 năm yên tĩnh thì tranh chấp lại xảy ra vì trong thập niên 2000 có sự khám phá trữ lượng dầu khí trong Vịnh Bengal cũng như nhu cầu năng lượng và khí đốt của cả hai quốc gia láng giềng đều gia tăng đáng kể. Sau một cuộc đàm phán trong năm 2008, Phó Đề đốc Maung Oo Lwin Trưởng Phái đoàn Miến Điện và Thứ trưởng Ngoại giao M.A.K Mahmood Trưởng Phái đoàn Bangladesh cùng ký kết Biên bản Đồng thuận vào ngày 1 tháng 4 năm 2008.
Tới ngày 17 tháng 8 năm 2008 thì hai chiếc tàu hải quân Miến Điện hộ tống bốn chiếc tàu khoan tiến vào khu vực tây nam đảo St. Martin của Bangladesh để bắt đầu kế hoạch khảo sát dầu khí. Lập tức Bangladesh điều ba tàu chiến tới khu vực và yêu cầu Miến Điện ngưng mọi hoạt động trong vùng biển tranh chấp. Sau khi Miến Điện tuyên bố sẽ không lùi bước thì Blagladesh quyết định tiến hành thủ tục pháp lý.
Ngày 8 tháng 10 năm 2009, Bangladesh tiến hành kiện Miến Điện theo thủ tục Tòa Trọng tài được thành lập dưới Phụ lục VII của Công Uớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 để xin phán quyết phân định biên giới lãnh hải. Vào ngày 4 tháng 11 năm 2009, Miến Điện hồi đáp và tuyên bố sẽ chấp nhận thẩm quyền của Tòa Án Quốc tế về Luật Biển. Tới ngày 4 tháng 12 năm 2004 thì Bangladesh đồng ý với đề nghị của Miến Điện và chuyển hồ sơ qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Cùng lúc thì Bangladesh cũng tiến hành đơn kiện tương tự với Ấn Độ theo thủ tục Tòa Trọng tài dưới Phụ lục VII. Nhưng Tòa này làm việc có vẻ chậm hơn và cho tới bây giờ thì vẫn chưa có phán quyết.
Vịnh Bengal

Kết quả vụ kiện
Vụ kiện giữa Bangladesh và Miến Điện diễn ra trước 20 thẩm phán đã được bầu chọn của Tòa án Quốc tế về Luật Biển cùng với 2 thẩm phán được mỗi bên đề cử. Cả hai bên đều thuê mướn các đoàn luật sư thượng thặng gồm có các vị giáo sư luật quốc tế của các trường đại học nổi tiếng từ Anh quốc, Pháp quốc, Đức quốc và Hoa Kỳ. Phiên xử kéo dài 15 ngày từ ngày 8 tới 24 tháng 9 năm 2011 và được phát hình trực tiếp qua hệ thống internet (webcast). Tòa ra phán quyết vào ngày 14 tháng 3 năm 2012. Nói chung, Tòa đã áp dụng nguyên tắc đường thẳng chia đều (equidistant line) để phân định biên giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là phương thức thường được sử dụng để phân định lãnh hải hai quốc gia lân cận có chung trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phương pháp này có 3 giai đoạn. Thứ nhất, Tòa áp dụng đường trung tuyến giữa hai biên giới. Thứ hai, Tòa xem xét các yếu tố liên hệ ví dụ như chủ quyền truyền thống hoặc hoàn cảnh đặc biệt để quyết định có cần điều chỉnh lại đường trung tuyến hay không. Sau cùng, Tòa xem lại đường trung tuyến có tạo ra kết quả bất tương xứng với chiều dài bờ biển của hai bên hay không. Trong trường hợp này, đường thẳng của Tòa bắt đầu từ biên giới hai nước từ sông Naaf đi vòng qua đảo St Martin và thẳng ra đại dương. Đường thẳng này nằm giữa hai đường đề nghị của Bangladesh và Miến Điện. Có lẽ vì vậy mà cả hai bên đều tuyên bố thắng kiện.
Đảo St Martin
Tòa cũng có phán quyết quan trọng về đảo St Martin. Đảo St Martin thuộc chủ quyền Bangladesh, dài khoảng 5 km và có diện tích khoảng 13,000 cây số vuông. Đảo này cách biên giới phía nam Bangladesh khoảng 9 km và cách bờ biển Miến Điện ở phía tây khoảng 8 km. Đảo có dân số khoảng 7000 đa số làm nghề đánh cá nhưng có kỹ nghệ du lịch thu hút hơn 300,000 du khách hàng năm. Bangladesh lập luận rằng dựa vào những yếu tố này thì đảo St Martin nên được hưởng đầy đủ quy chế lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Điều 121 của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển quy định: (1) "đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. (2) Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. (3) Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa."
Miến Điện cho rằng đảo St. Martin có những nét đặc biệt, khác thường. Thứ nhất, nó nằm gần biên giới lãnh thổ của cả Bangladesh và Miến Điện và nằm ở bên kia đường trung tuyến gần với Miến Điện. Vì vậy, nếu đáp ứng đòi hỏi của Miến Điện thì sẽ dẫn đến kết quả bất tương xứng.
Kết cuộc thì Tòa đã dung hòa và ban quy chế lãnh hải 12 hải lý cho Đảo St Martin nhưng không cho Đảo St. Martin hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Thẩm phán Cao Chi Quốc (Trung Quốc) một thành viên của Tòa đã ban hành phán quyết riêng bày tỏ sự bất đồng quan điểm với quyết định của Tòa. Theo Thẩm phán Cao thì Tòa nên sử dụng phương pháp đường phân giác (angle bisector) vì bờ biển Bangladesh bị lõm (concavity). Ngoài ra, Thẩm phán Cao cũng đồng ý với Bangladesh là đảo St Martin nên được hưởng đầy đủ quy chế lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên kích thước, dân số thường trực và nền kinh tế đáng kể của nó. Quan điểm này phù hợp với lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một phần phán quyết quan trọng khác của Tòa đáng để cho chúng ta chú ý là những lý luận về hiệp ước, thỏa thuận ngầm và hành xử trói buộc vì những nguyên tắc pháp lý này liên quan tới Công hàm Phạm Văn Đồng và những bằng chứng mà Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã chấp nhận chủ quyền của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Đảo St Martin
Yếu tố cần thiết của hiệp ước
Như đã trình bày, sau một vòng đàm phán vào năm 1974 thì hai phái đoàn đã đồng ký Biên bản Đồng thuận 1974 (1974 Agreed Minutes) có nội dung chính như sau:
1. Phái đoàn Bangladesh và Miến Điện đã thảo luận về biên giới lãnh hải giữa hai quốc gia tại Rango on từ 4-6 tháng 9 năm 1974 và tại Dacca từ 20 tới 25 tháng 11 năm 1974 trong tinh thần hữu nghị và thân thiện.
2. Về biên giới lãnh hải giữa Bangladesh và Miến Điện, hai phái đoàn đồng ý:
I. Ranh giới lãnh hải là đường thẳng từ Điểm số 1 từ sông Naaf qua khỏi phía nam của đảo St. Martin chia đều bờ biển đảo St Martin và Miến Điện.
Đường ranh giới căn bản dựa trên nguyên tắc này đã được vẽ trong Biểu đồ 114 đính kèm với Biên bản.
II. Biên giới sau cùng sẽ được định đoạt dựa trên những chi tiết tọa độ mà hai bên cùng đo đạc (joint survey)
3. Phái đoàn Miến Điện cho biết thỏa thuận phận định biên giới lãnh hải trong đoạn văn 2 nêu trên tùy thuộc vào sự bảo đảm là tàu thuyền Miến Điện được hưởng quyền tự do hàng hải chung quanh đảo St Martin đến và từ bộ phận sông Naaf của Miến Điện.
4. Phái đoàn Bangladesh bày tỏ sự chấp thuận của chính quyền của họ về đoạn văn 2 nêu trên và ghi nhận yêu cầu của chính quyền Miến Điện về việc bảo đảm tự do hàng hải cho tàu thuyền Miến Điện trong đoạn văn 3 nêu trên.
5. Phái đoàn Bangladesh đã trao bản thảo Hiệp ước phân định lãnh hải cho phái đoàn Miến Điện vào ngày 20 tháng 11 năm 1974 để lấy ý kiến của chính quyền Miến Điện.
6. Về vấn đề thứ hai liên quan tới vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa, hai phái đoàn thảo luận một số nguyên tắc và đồng ý sẽ tiếp tục thương thuyết với mục đích là đi đến đồng thuận việc phân định mà hai bên đều chấp nhận được.
Ký tên Ký tên
Phó Đề đốc Chit Hlaing Đại sứ K.M. Kaiser
Trưởng Phái đoàn Miến Điện Trưởng Phái đoàn Bangladesh
23/11/1974 23/11/1974
Sau một vòng đám phán khác trong năm 2008 thì hai phái đoàn đồng ký vào Biên bản Đồng thuận 2008 (Agreed Minutes 2008) có nội dung chính như sau:
1. Phái đoàn Bangladesh và Miến Điện đã thảo luận về biên giới lãnh hải giữa hai quốc gia tại Dhaka từ 31 tháng tới 1 tháng 4 năm 2008 trong tinh thần hữu nghị và thân thiện.
2. Hai bên thảo luận và điều chỉnh một số từ ngữ trong đoạn văn 3 của Biên bản Đồng thuận 1974.
3. Thay vì Biểu đồ 114 thì hai bên đồng ý áp dụng những tọa độ dưới đây. Những điều khoản khác của Biên bản 1974 vẫn giữ nguyên vẹn.
4. Bangladesh đề nghị là trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì đảo St. Martin được ghi nhận tư cách pháp lý đầy đủ của đảo theo Điều 121 của Công Ước Quốc tề về Luật Biển 1982.
5. Miến Điện đề nghị là trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì áp dụng điểm giữa trên đường thẳng nối liền đảo St Martin của Bangladesh và đảo Oyster của Miến Điện và đảo Oyster cũng được ghi nhận tư cách pháp lý đầy đủ của đảo.
6. Hai bên thảo luận một số nguyên tắc về việc phân định lãnh hải.
7. Hai bên đồng ý tiếp tục thương lượng với mục đích đi đến đồng thuận về việc phân định lãnh hải mà cả hai đều chấp nhận được.
Ký tên Ký tên
Phó Đề đốc Maung Oo Lwin M.A.K Mahmood
Trưởng Phái đoàn Miến Điện Trưởng Phái đoàn Bangladesh
1/4/2008
Dhaka
Bangladesh lập luận rằng biên giới lãnh hải giữa hai quốc gia đã được đồng thuận dựa trên Biên bản 1974 và được xác nhận bởi Biên bản 2008. Lý do mà Miến Điện không ký vào bản thảo hiệp ước không phải là vì họ phủ nhận biên giới dựa trên nguyên tắc căn bản của Biên bản Đồng thuận 1974 mà chỉ là vì họ muốn gom sự đồng thuận này vào một hiệp ước bao gồm thoả thuận phân định biên giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho thuận tiện. Điểm chính là về thực chất, văn bản ký kết gồm có các điều khoản rõ ràng là hai quốc gia đã đồng thuận về việc phân định lãnh thổ và lãnh hải. Hình thức nghi lễ của một hiệp ước không quan trọng. Cả hai phái đoàn đã cùng nhau tính ra tọa độ trên Biểu đồ 114. Sau khi ký kết thì cả hai bên cho rằng việc phân định lãnh hải đã kết thúc và không có bên nào đặt vấn đề gì cho đến 2008 khi Miến Điện ngõ ý là “hợp đồng” không còn giá trị.
Hơn nữa, Bangladesh cho rằng khi ký vào Biên bản 1974 thì cả hai bên đều có ý định thực thi các điều khoản trong Biên bản và vì vậy Biên bản là một thỏa thuận đơn giản nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của một hiệp ước theo Điều 15 của Công ước Vienna về Luật Hiệp ước. Trong vụ kiện Biên giới Lãnh thổ và Lãnh hải giữa Camaroon và Nigeria (2002), Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã phán rằng một văn bản thỏa thuận quốc tế phân định lãnh thổ và lãnh hải là một hiệp ước theo đúng nghĩa của Công Ước Vienna 1969 về Luật Hiệp ước.
Miến Điện đã bác bỏ những lập luận này. Thứ nhất, Miến Điện cho rằng Biên bản Đồng thuận 1974 cũng như 2008 chỉ là dữ kiện ghi chép lại nội dung của phiên họp và những gì hai bên thảo luận. Miến Điện đã nhiều lần nhấn mạnh là họ sẽ không ký hiệp ước cho tới khi nào hai bên đạt được đồng thuận trên mọi khía cạnh tranh chấp bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra, Biên bản Đồng thuận chưa bao giờ được bên nào thông qua theo đúng tiến trình hiến pháp của hai quốc gia ký kết.
Hơn nữa, cả Phó Đề đốc Chit Hlaing lẫn Phó Đề đốc Maung Oo Lwin đều không có thẩm quyền đại diện quốc gia Miến Điện để ký hiệp ước. Trường hợp này khác với vụ kiện Biên giới Lãnh thổ và Lãnh hải giữa Camaroon và Nigeria (2002) khi hai nguyên thủ quốc gia là những người có thẩm quyền ký hiệp ước ràng buộc quốc gia của họ theo đúng điều khoản của văn bản ký kết. Biên bản Đồng thuận cũng không có đăng ký với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Điều này cho thấy cả hai quốc gia Bangladesh và Miến Điện không có ý định bị ràng buộc bởi các điều khoản trong Biên bản.
Phán quyết của Tòa là dựa trên Điều 15 của Công ước Vienna, việc quan trọng không phải là hình thức mà là thực chất, bản chất và nội dung của văn bản ký kết. Trong vụ kiện Phân định lãnh hải và Lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain (1994), Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng văn bản thỏa thuận quốc tế có thể có nhiều hình thức và có gọi khác nhau và biên bản đồng thuận được hai bên ký kết có thể được xem hoặc có giá trị pháp lý như một hiệp ước. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì Tòa phán rằng Biên bản Đồng thuận 1974 không hội đủ điều kiện của một hiệp ước vì Miến Điện đã cho biết rất rõ ràng là họ sẽ không ký kết bất cứ hiệp ước nào cho tới khi hai bên đạt được đồng thuận về mọi khía cạnh liên quan tới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phân định lãnh hải là một việc nghiêm trọng và vì vậy hiệp ước phân định lãnh hải không thể nào được suy diễn một cách hời hợt. Không chỉ có Trưởng Phái đoàn Miến Điện mà chính Bangladesh cũng không cung cấp bằng chứng chứng minh là Trưởng Phái đoàn của họ có thẩm quyền ký kết hiệp ước.
Thỏa thuận ngầm
Bangladesh lý luận rằng cách hành xử của hai bên cho thấy đã có một thỏa thuận ngầm có giá trị pháp lý. Hơn 3 thập niên kể từ khi ký Biên bản Đồng thuận 1974 thì hai bên hành xử theo đúng điều khoản của Biên bản. Cả hai được hưởng toàn quyền quản lý và kiển soát lãnh hải theo sự thỏa thuận và Bangladesh vẫn cho phép tàu thuyền của Miến Điện tự do ra vào chung quanh khu vực đảo St Martin từ và đến sông Naaf.
Ngoài ra, quan chức và ngư dân của hai quốc gia đã sinh hoạt và đánh cá theo lãnh hải đã được đồng thuận. Bangladesh đã nộp bằng chứng qua hình thức của các lời khai hữu thệ của quan chức và ngư dân họ xác nhận là họ đã tuân thủ biên giới lãnh hải dựa trên Biên bản 1974. Các tàu kiểm lâm và tuần duyên của Bangladesh cũng triệt để tuân thủ biên giới lãnh hải như vậy.
Quan điểm của Miến Điện là không có thoả thuận ngầm nào cả. Trong các cuộc đàm phán thì phái đoàn Miến Điện đã nhiều lần nhắc nhở phái đoàn Bangladesh là tàu thuyền của họ đã ra vào chung quanh đảo St Martin từ nhiều năm. Việc yêu cầu tự do hàng hải chỉ là xác nhận lại quyền hạn mà Miến Điện đã hành xử từ năm 1948.
Còn về lời khai hữu thệ của quan chức và ngư dân Bangladesh thì không có trọng lượng và tính khách quan vì chắc chắn là họ sẽ bênh vực cho Bangladesh.
Tòa đã chấp nhận lý luận của Miến Điện và phán rằng muốn chứng minh được thỏa thuận ngầm thì cần có bằng chứng rõ ràng và có nhiều sức thuyết phục (compelling evidence). Lời khai hữu thệ của các viên chức và ngư dân không đáp ứng được điều kiện này được.
Estoppel
Bangladesh lập luận rằng công lý đòi hỏi Miến Điện không được quyền đi ngược lại những điều khoản ký kết trong Biên bản Đồng thuận 1974 theo nguyên tắc estoppel. Trong Vụ kiện liên quan tới Chùa Preah Vihear (Cam bốt v Thái Lan 1962), Tòa án Công lý Quốc tế phán rằng Thái Lan không thể phủ nhận biên giới dựa trên bản đồ của Pháp vì Thái Lan đã được hưởng nhiều quyền lợi từ bản đồ này trong hơn 50 năm và bây giờ không thể nói ngược lại và phủ nhận bản đồ này. Tương tự như vậy, Bangladesh lý luận rằng Miến Điện đã hưởng lợi từ Biên bản Đồng thuận trên 30 năm dưới hình thức là Bangladesh cho phép tàu thuyền Miến Điện tự do ra vào khu vực đảo St Martin.
Miến Điện phản bác rằng Bangladesh không đưa ra bằng chứng cụ thể nào cho thấy là họ đã bị thiệt hại hoặc thiệt thòi vì dựa vào cung cách hành xử của Miến Điện. Hơn nữa, cung cách hành xử của Miến Điện không hội đủ các điều kiện rõ ràng, tuyệt đối và nhất quán cần thiết để chứng minh estoppel.
Tòa phán là nguyên tắc estoppel sẽ được áp dụng khi một quốc gia A qua cung cách hành xử đã tạo ấn tượng cho một quốc gia B về một hiện trạng mà họ phải bị thiệt hại hoặc bị thiệt thòi vì đã thật lòng dựa vào cách hành xử đó. Hậu quả là quốc gia A sẽ không được quyền phủ nhận hiện trạng đó. Nhưng trong trường hợp này, Bangladesh không cung cấp đầy đủ bằng chứng cụ thể chứng minh là Miến Điện đã có những cung cách hành xử rõ ràng, tuyệt đối và nhất quán xác nhận rằng họ đã chấp nhận biên giới lãnh hải dựa trên Biên bản 1974. Hơn nữa, Bangladesh cũng không trưng dẫn bằng chứng nào cho thấy là họ chịu thiệt thòi vì đã thực tâm dựa vào cung cách hành xử đó.
Kết luận
Từ phán quyết của vụ kiện này thì chúng ta có thể rút ra một vài kết luận như sau:
1. Hiệp ước không dựa vào hình thức mà tùy thuộc vào thực chất và nội dung của văn bản ký kết. Điều quan trọng là quốc gia ký kết có ý định chấp nhận giá trị pháp lý ràng buộc của văn bản đã ký hay không? Nhân vật ký kết có thẩm quyển đại diện và ràng buộc quốc gia hay không? Hiệp ước phân định lãnh thổ và lãnh hải là một sự việc nghiêm trọng không thể suy diễn một cách dễ dàng hoặc hời hợt
2. Thỏa thuận ngầm đòi hỏi bằng chứng rõ ràng, có trọng lượng và có tính khách quan. Bằng chứng của những người trong cuộc hoặc đơn phương thường sẽ không hội đủ tiêu chuẩn.
3. Thuyết estoppel đòi hỏi đương đơn chứng minh là đối phương đã có những cung cách hành xử rõ ràng, dài hạn và nhất quán (clear representation) và đương đơn đã bị thiệt thòi (detriment) vì đã thật lòng (good faith) dựa vào cung cách hành xử đó (reliance). Thuyết estoppel sẽ dễ thuyết phục hơn nếu đối phương được hưởng nhiều quyền lợi vì cung cách hành xử của họ.
Nếu áp dụng những nguyên tắc pháp lý này với những bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra thì không có gì chứng minh là Việt Nam đã ký một hiệp ước công nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
Trung Quốc có thể lập luận rằng đã có một sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không rõ là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm phát biểu trong hoàn cảnh nào? Trong một phiên họp với các viên chức Trung Quốc cao cấp tại Bắc kinh khi xin viện trợ? Lời phát biểu này có được thu âm không? Lời phát biểu có được trích dẫn lạc hướng hay không? Ung Văn Khiêm có thẩm quyền đại diện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hay không?
Có lẽ lập luận mà Trung Quốc theo đuổi sẽ là estoppel. Qua lời phát biểu của Ung Văn Khiêm 1956, Công Hàm Phạm Văn Đồng 1958 và sách giáo khoa Địa lý xuất bản năm 1974 thì Trung Quốc có thể lý luận rằng Việt Nam đã hành xử rõ ràng và nhất quán trong việc công nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc từ năm 1956. Cho tới năm 1988 thì Việt Nam mới thay đổi lập trường sau hải chiến Trường Sa và nhất là khi Luật Biển ra đời vào năm 2012 thì Việt Nam mới chính thức xác nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Cho dù Trung Quốc có thành công về điềm này thì vẫn phải chứng minh được các yếu tố còn lại (good faith, reliance và detriment).
Nhưng nếu có sự thay đổi chính thể tại Việt Nam thì có thể Trung Quốc sẽ không có cơ sở dựa vào nguyên tắc estoppel trong một vụ kiện tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trước tòa án quốc tế.
N.V.T
(Tác giả gửi BVN)

 ---------------------

9 nhận xét:

  1. Trong trường hợp này mà VN không kiện TQ, thì mãi mãi sẽ không bao giờ có cơ hội nào nữa đâu VÀ COI NHƯ MÂT BIỂN VĨNH VIỄN !!!

    Trả lờiXóa
  2. Tòa án quốc tế tuyên bố:
    - Xét theo tiền lệ, nếu một quốc gia từ bỏ chủ quyền đối với một phần lãnh thổ, gọi là bán nước (một phần) phải công khai và có thu tiền từ quốc gia tiếp nhận một phần lãnh thổ đó. Ví dụ trường hợp Hoa Kỳ mua vùng đất Alaska vốn của Nga với giá 7,2 triệu USD ngày 30/3/1867.
    Còn không thì vô giá trị - và đó là trường hợp đối với văn bản 1958 của TTg VNDCCH Phạm Văn Đồng. Vì CHNDTH không đưa ra được bằng chứng VMDCCH nhận bất cứ số tiền nào của CHNDTH từ việc bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    - Tòa cảnh cáo TQ và VN nếu có bất cứ âm mưu đưa hối lộ cho tòa (mà ở hai nước quý vị gọi là "văn hóa đưa phong bì; đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" quái quỷ gì đó) hòng để tòa đưa ra phán quyết không công bằng. Tòa quốc tế luôn được hoạt động bởi những người công tâm, chứ không phải sâu bọ!
    - Nếu CHNDTH không chấp hành phán quyết của tòa, sẽ đối diện với sự trừng phạt quốc tế!
    Bãi tòa!

    Trả lờiXóa
  3. Sau chiến tranh thế giới II liên hiệp quốc đã bác việc giao đảo hoàng sa cho TQ theo đề nghị của Nga,liên hiệp quốc cũng không có ý kiến phản đối nào khi CH VN(chính phủ nam VN)tuyên bố chủ quyền Hoàng sa,trường sa.Về phán quyết quốc tế,như thế là rõ.

    Công thư của Phạm Văn Đồng không nói đến TS,HS vì TS,HS lúc ấy không thuộc quyền quản lý của bắc VN theo hiệp định Giơ ne vơ.

    Chuyện sách giáo khoa thì cũng chỉ nói chuỗi đảo này bảo vệ TQ,không nói là nó thuộc TQ vì thực tế cùng ý thức hệ thì sách nọ kia nếu có nói VN cũng là vành đai bảo vệ TQ hay đông Âu là vành đai bảo vệ Nga hay ngược lại cũng không phải là không có lý.

    Chuyện kiện VN vẫn nên kiện,chuyện tòa quyết thế nào chỉ là theo luật lệ quốc tế NHƯNG trước khi kiện phải có vận động để thế giới tỏ rõ câu chuyện về chủ quyền của VN ở TS,HS,nếu kiện mà thế giới chưa rõ thực ngay thì chưa phải là hay.

    Trả lờiXóa
  4. Vụ kiện ở vịnh Bengal chỉ thấy hai chính phủ làm việc với nhau, không thấy có đảng, nếu có thì cũng chỉ ẩn phía sau. Đây là vụ kiện thuần lý lẽ.
    Vịnh Bắc bộ thì khác, ngoài hai chính phủ còn thấy rất rõ vai trò của hai ĐCS VN-TQ. Ra tòa quốc tế, họ không biết hai đảng này là tư cách gì nhưng nó sẽ làm khó kết luận của tòa - rách việc ở chỗ đó. Về lý, VN có thể thắng, nhưng vì ý thức hệ VN lại không muốn thắng, cũng không muốn thua. Tòa cũng bó tay với hai ông CS này. VN chưa muốn kiện chắc cũng có lý do đó. Với người CS, lẽ phải nhiều khi không phải là thước đo sai- đúng.

    Trả lờiXóa
  5. Nó đang chăm bẵm bú mớm cho sống
    không có T+ chết từ lâu rồi....
    KIỆN......hài vãi l...... dân đen, trí thức, lũ nguyên... đang bị lừa......

    Trả lờiXóa
  6. VN kiện chắc thắng vì chứng cứ TC đưa ra rất nghiệp dư. Còn tại sao CSVN không dám kiện vì đang "cân nhắc" - việc "cân nhắc" nói lên rất nhiều điều hắc ám!

    Trả lờiXóa
  7. Còn chần chờ gì nữa mà không nộp đơn khởi kiện đi,hay chờ cho giặc chiếm xong hết rồi mới kiện ???

    Trả lờiXóa
  8. Csvn kien Tq thi co ton tai de cai tri dan den Vn khong? khong the kien la vi the

    Trả lờiXóa
  9. BM chống lưng dàn xếp để k vỡ ĐCS khi chúng mày đòi đốt củi NHÓM LÒ tại HNTW6 ...thử hỏi ngày nay 'đứa con hoang đàn' có còn được nãnh đạo đến nay k?
    BM ôm ấpcho bú mớm giúp đỡ viên trợ...từ thời BÁC HỒ TA ĐÓ CHÍNH LÀ BÁC MAO nên mới đánh thắng 2 đế quốc to cả T nữa là 3?
    Theo đuôi T nhân làm tay sai sau1990 không theo học được cái hay mà toàn học cái mất dạy của T để hèn với giăc -T ,ác với dân- VN, người đã cưu mang khi con trứng nước và trực tiếp nuôi chúng mày phổng phao được như ngày nay ,bọn bay còn 'vắt tranh bỏ vỏ' giơ lại còn mặc cả kiện T thách cả lò ĐCS VN hết thế kỉ này nhé???
    NGLUY

    Trả lờiXóa