Thêm chú thích |
Theo GS Carl Thayer (nguyên GS Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á), Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) không chấp nhận yêu sách lịch sử hay sự biện minh lịch sử như là yếu tố quyết định trong việc xác định chủ quyền đối với các cấu trúc biển và các vùng biển.
Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận sự phát hiện mang tính lịch sử đối với các đảo, tính gần gũi của các cấu trúc biển với đất liền, hay việc bao gồm các cấu trúc biển đó trong những tấm bản đồ do quốc gia phát hành, coi đó là bằng chứng đầy đủ để hỗ trợ cho một yêu sách chủ quyền.
“Luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia yêu sách chủ quyền phải chứng minh việc chiếm hữu và quản lý liên tục” - GS Carl Thayer nhấn mạnh. Từ đó, ông cùng nhiều học giả dự hội thảo đã khẳng định, nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17 - 18. Dưới thời thực dân, Pháp đã nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này và khi rút khỏi Việt Nam thì Pháp đã bàn giao lại quyền quản lý cho Việt Nam
Trong khi đó, diễn giả Leszek Buszynski đến từ Trường An ninh quốc gia, Đại học Quốc gia Úc nêu rõ: “Theo các quan điểm hiện đại trên thế giới, Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một khu vực ở rất xa lục địa và thực sự không phải là một phần của đế chế Trung Quốc”.
“Việt Nam đã chiếm hữu hiệu quả, lâu dài và thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào chứng minh họ chiếm hữu hai quần đảo này trước khi dùng vũ lực đánh chiếm phi pháp Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm thuộc Trường Sa năm 1988” – GS Carl Thayer nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Ferrier (Đại học Paris 2, Pháp) cũng khẳng định: “Nghiên cứu về lịch sử chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa cho thấy dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế, Trung Quốc chưa hề thực hiện “chiếm đóng hiệu quả, liên tục và bình thường” cho tới sau cuộc tấn công và chiếm đóng trái phép năm 1974. Việc chiếm đóng và triển khai quân sự của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế (sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp), không thể hợp lý hóa việc Trung Quốc thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.
“Nghị định thư cấp Tỉnh” năm 1921 hoàn toàn vô giá trị!
Jean-Pierre Ferrier chỉ rõ: “Mặc dù chiếm đóng kéo dài đã 40 năm nhưng cơ sở của việc chiếm đóng vẫn không có gì thay đổi và không có gì khác để hỗ trợ, tăng cường hoặc thiết lập bất kỳ giả định nào về chủ quyền của Trung Quốc!”. Bên cạnh đó, ông cũng nêu rõ: “Chiếm đóng quân sự là chưa đủ để hợp thức hóa chủ quyền. Vẫn còn thiếu ít nhất một yếu tố thứ hai trong việc xác minh chủ quyền bằng lịch sử và đó là sự nhận thức của công chúng”.
Từ góc nhìn này, Jean-Pierre Ferrier xác quyết: “Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động chính thức nào đáp ứng theo quan điểm của luật pháp quốc tế. “Nghị định thư cấp Tỉnh” năm 1921 là không đủ, bởi tác giả không phải là chủ thể luật quốc tế; và nghị định này hoàn toàn mang mục tiêu kinh tế (cấp phép khai thác phế thải chim biển, nguồn phốt pho trên quần đảo – PV)!”.
Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Ferrier (trái) trả lời báo chí trong khuôn khổ cuộc hội thảo |
Theo ông Jean-Pierre Ferrier, ngày 2/4/1921, Thống đốc Quân sự Quảng Đông ra tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa khi ban hành nghị định về vấn đề này trong Tạp chí chính thức của tỉnh. Ông cho rằng: “Nhà cầm quyền chỉ định việc thiết lập chủ quyền của một hòn đảo cần có đủ thẩm quyền để làm việc đó, và sau đó thì chủ quyền mới được thực thi”.
Từ đó Jean-Pierre Ferrier đặt vấn đề: “Vì sao chúng ta không loại bỏ hoàn toàn tuyên bố chủ quyền của Thống đốc Quân sự Quảng Đông khi ông ta ban hành nghị định về vấn đề này trong Tạp chí chính thức của Tỉnh ngày 2/4/1921?”.
Nhà nghiên cứu đến từ Đại học Paris 2 giải thích: “Ông ta tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào đảo Hải Nam mà không có một cơ sở mang tính hiệu lực nào (không có sự chiếm hữu của một “nhà đương cục” Tỉnh, mặc dù có thể những ngư dân đảo Hải Nam, như ngư dân từ các nơi khác, đã đôi lúc tạt vào vài giờ đồng hồ); hay cơ sở quốc tế nào (thể hiện qua việc Quảng Đông không tồn tại trên bình diện quốc tế)!”.
Về “Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958”
Theo ông Jean-Pierre Ferrier, “đã không có một lời phản đối hay ủng hộ nào từ cộng đồng quốc tế đối với Nghị định thư cấp Tỉnh 1921 của Thống đốc Quân sự Quảng Đông, mà cho dù có thật sự diễn ra thì hành động đó có lẽ cũng không tồn tại mục tiêu nhất định hay thu hút sự quan tâm rộng rãi!”.
Từ sự phân tích đó, trước những luận điệu bám vào “Công thư Phạm Văn Đồng 1958” để bịa ra việc Việt Nam bỏ Hoàng Sa và thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, Jean-Pierre Ferrier nói: “Vào thời điểm đó và cho tới thời điểm thống nhất Việt Nam năm 1975, ông Phạm Văn Đồng không có quyền tài phán nào đối với quần đảo Hoàng Sa, mà lúc đó trực thuộc Đà Nẵng của Việt Nam Cộng hòa (VHCH).
GS Erik Franckx trả lời phỏng vấn Infonet khi xem triển lãm "Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” |
GS Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ; thành viên Tòa trọng tài thường trực) tiếp tục nêu quan điểm về các "bằng chứng lịch sử": “Bản đồ rất quan trọng nhưng không có giá trị pháp lý cuối cùng và duy nhất nếu nó không được đính kèm với những tài liệu ký kết giữa hai nước, các quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan. Nghĩa là một văn bản luật. Còn nếu bản đồ chỉ đứng một mình, ví dụ như bản đồ do NXB này xuất bản năm đó, năm kia cũng là những tư liệu, chứng cứ quan trọng nhưng không phải có giá trị pháp lý cuối cùng”.
Tuy nhiên khi PV Infonet đặt tiếp câu hỏi: “Vậy ông nhận định thế nào về “Công thư Phạm Văn Đồng 1958”? thì GS Erik Franckx trả lời: “Cần tìm hiểu và đọc công thư này một cách hết sức cẩn thận. Vì nội dung chính của nó thực ra là nói về lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chứ không phải là nói về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó chúng ta nên diễn giải vấn đề theo tinh thần đó”.
Vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Trong khi đó, GS Carl Thayer khẳng định "Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới Hoàng Sa hay Trường Sa, cũng như không hề thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) vẫn hy vọng thống nhất Việt Nam theo các điều khoản chính trị của Hiệp định Geneva 1954, còn VNCH duy trì sự hiện diện liên tục ở nhóm Nguyệt Thiềm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) từ năm 1956 tới tháng 1/1974”.
Ông nhắc lại "sự phản đối của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (PRG) ngay sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và sau đó (ngày 26/1 và 14/2/1974), PRG không những là một bên ký Hiệp định hòa bình Paris mà trước khi Việt Nam chính thức thống nhất năm 1975 thì PRG là người đứng đơn cùng với VNDCCH tham gia và trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Sau khi thống nhất, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành quốc gia kế thừa và tiếp tục chính sách của PRG liên quan đến biển Đông”.
Hải Châu / Infonet/quechoa
--------------
Chúng tôi sinh những năm 1940, 1950 và lớn lên, học tập ở Miền Bắc Việt Nam. Nhưng trong quá trình ấy, không hề được chứng kiến một tấm bản đồ Việt Nam nào có 2 quần đảo Hàng Sa và Trường Sa do chế độ VNDCCH phát hành! (Gần đây mới có. Nhưng lại chứng kiến bản đồ lưỡi bò được'bị treo trong một văn phòng "nhớn"?)
Trả lờiXóaTại sao?!
Sở dĩ thế là vì...đại cục XHCN.nên mọi chuyện
Xóabị bưng bít cho đến khi giặc Tàu Cộng âm mưu
độc chiếm Biển Đông thì mọi việc lòi ra !
Sao không thấy ai nhắc đến cuốn sách "SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA" (rất rõ ràng, khúc chiết) do Bộ NG nước VNDCCH lưu hành năm 1979 nhỉ (vẫn cụ PVĐ làm TTCP - nhưng của 2 CP khác nhau cả về quy mô và tính chất)?
XóaĐánh giá vai trò, vị trí của nó thế nào so với cái công thư PVĐ (đầy uẩn khúc) ra sao cho phải?
Xin các bậc cao kiến giải thích giúp. Cảm ơn!
Gián tiếp thì có câu trả lời cho bạn Gia Tre từ ông Phạm Chuyên "Vì chúng là bọn người hèn!"
XóaTôi đã đọc Công thư của PVĐồng nhiều lần rồi. Nhiều học giả đã phân tích nội dung của Công thư này. Ý kiến còn khác nhau, thậm chí đối lập nhau cũng nhiều.
Trả lờiXóaNhiều nhà nghiên cứu đề nghị Quốc hội nước ta hãy ra ngay một Nghị quyết bác bỏ Công thư này vì lí do là việc công nhận hải phận của TQ rông 12 hải lí không nói gì đến việc giải quyết các vùng biển chồng lấn với nước khác, cụ thể là Việt Nam (như ở vịnh Bắc Bộ). Sau khi Nghị quyết đó được công bố, Công thư này sẽ trở thành giấy lộn, không có giá trị pháp lí khi một kẻ nào đó viện dẫn nó để "bênh vưc" cho lập luận của mình.
Tôi rất nhất trí với quan điểm đó. Nên làm nhanh nhanh.
Đời nay đã chót bán, đổi, sang nhượng, bỏ rơi...k dám đòi, kiện, chiến đấu để gữ ,giành lại chủ quyền đã mất vào tay TC?
Trả lờiXóaNhưng đời cụ kị tao ông cha tao đã khẳng định chủ quyền và nhiều bằng chứng tài liệu về HS-TS??? không cứ để di hoạ cho con cháu chắt nó đòi...kể cả QT ủng hộ nay cứ câu giờ võ mồm đánh lừa dư luân trong và ngoài nước? Miễn là vẫn NÃNH ĐẠO GIỮ ĐƯỢC ĐCS VN QUANG VINH???
NGLUY
Lý do đơn giản là : các lãnh đạo hàng đầu của Cộng Hòa XH CN/VN cho rằng đảng và quyền lợi của đảng là trên hết,quốc gia là thứ yếu,đảng thấy không cần phán đối vì rằng phản đối thì sợ lung lay đến quyền lợi của đảng,mất nước cũng được nhưng đảng phải còn!!! (điều này đã chứng minh rõ ràng qua lời tuyên bố của TBT Nguyễn phú Trọng là: hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất chi phối mọi sinh hoạt của quốc gia,NHƯNG ĐỨNG SAU CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG !!! )
Trả lờiXóaMất nước, mất dân, đảng đúng ở đâu mà tồn tại?
XóaNói một cách trung thực,lúc đó Tàu Cộng chưa có chân
Trả lờiXóatrong LHQ.nên đã ra bản tuyên bố đơn phương của mình
mà chỉ có 2 nước tán thành là Nga và VNDCCH.
Thử hình dung một nhà có 2 anh em đang đánh nhau chết
bỏ để làm chủ ngôi nhà đó thì 1 trong 2 vốn nhờ tên hàng
xóm (giúp mình chiếm ngôi nhà) khi ấy khẳng định chủ quyền
một phần gồm cả vườn tược của nhà mình thì ủng hộ ngay tên
hàng xóm nên bây giờ mới biết tâm địa đê tiện của hán nhưng
lúng ta lúng túng không biết làm gì vơí hắn !
Mọi người có nhận thấy 1 điều là rất nhiều học giả nước ngoài chứng minh bằng luật, bằng bản đồ, bằng các văn bản Quốc tế, bằng các câu chuyện lịch sử về quyền sở hữu Hoàng Sa ,Trường Sa của Việt Nam. Còn các học giả Việt Nam đâu? Các luật sư của Việt Nam đâu? Mỏi mắt chờ đợi 1 vài gương mặt, tiếng nói của các học giả!
Trả lờiXóaThưa bác,
XóaTôi nghĩ đây là hoạt động quốc tế vận rất cần thiết
mà CsVN.từng áp dụng lâu nay,dù hiện thời là khó
thu được kết qủa như trước 1975,họ đánh Mỹ.
Quốc tế vận này có nhiều cái lợi,nhất là tránh được
phản ứng trả đũa hay bắt chẹt tức thời của TC.trong
khi thế giới đã coi TC.như một cường quốc hung ác
mới nổi lên,có khả năng phá hoại nguy hiểm nhất mà
họ thấy cần phải cùng nhau chận đứng trước.
Đó là lý do tại sao một số học giả nước ngoài với tầm
viễn kiến của họ đang giúp VN.đối đầu với TC.Dù sao,
quốc tế vận có khả năng thành công hơn nhiều và có
sức thuyết phục hơn hoạt động của giới luật sư,chuyên
viên,khoa bảng trong nước.
Giúp CsVN.cũng là cách gián tiếp ngăn chận
Xóachiến lược bành trướng của TC.
Họ đang biến sự hung hăng của TC.thành ra
lố bịch trước mắt thế giới !
Tôi lại nghĩ khác bác Nặc danh 5:46 ạ. Quốc tế vận, dân vận hay cái gì vận có nghĩa là việc mình làm thuyết phục đối tượng đó nên họ ủng hộ minh. Tình trạng hiện nay, Quốc tế ủng hộ mình là quá quý rồi nhưng không đủ. Nếu anh không có lý lẽ, bằng chứng, không đủ sức mạnh để thuyết phục đối phương thì sự ủng hộ kia sẽ chỉ là hô hào suông thôi. Nhất là VN lại chẳng liên minh quân sự với ai, có chết ai sẽ cứu? Vì vậy tôi mới thắc mắc không hiểu các nhà nghiên cứu, các học giả VN ở đâu!
XóaĐúng như bác nói nhưng hiện nay CsVN.sợ
Xóagiặc Tàu Cộng như... bố mẹ mình nên phải
nhờ quốc tế để an dân và đỡ nhục,chứ thực
ra chỉ là TRÒ DIỄN,không có thực chất một
mảy may nào cả !
Tôi thực sự không dám đọc báo nữa, Là một người dân sống trên đất nước Việt Nam, là một người Việt thuần chủng, tôi chỉ còn biết gói gọn một từ: nhục nhã. Tôi đã phải sống cả một cuộc đời với một chính quyền yếu và thối nát, chỉ biết đàn áp dân và không có tiếng nói đáng giá trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với bạn. Nếu cầm một tờ báo giấy trên tay và đọc, tôi cảm thấy sắp bị một tên dối lừa trơ tráo dụ khị mình.
XóaĐCSVN phải đứng ra kiên vụ này ra thế giới vì :
Trả lờiXóa1- Đây là LÒNG DÂN . LÒNG DÂN không an thì hỏi ĐẢNG sống với ai ?
2- Đúng - Sai , Thắng - thua chưa biết nhưng trước mắt nhân dân , ĐCSVN đã làm hết lòng rồi . ĐCSVN thể hiện cho dân biết sự minh bạch và dũng khí của mình .
3 - Thắng - chưa chắc TQ đã chịu thi hành theo kết luận của Quốc tế , nhưng ĐCSVN đã có một thành quả để lại cho thế hệ sau , khi đất nước ta mạnh lên , thế hệ sau sẽ có cơ sở để đòi tiếp và đồi lại bằng đươc. Nếu ĐCSVN không kiện bây giờ thì lấy cái gì làm bằng để thế hệ sau đòi tiếp ???
PHÍA TRƯỚC MẶT LÀ BIỂN CA VỚI HAI ĐẢO HS,TS ĐẦY TÊN LỬA
Trả lờiXóaPHÍA SAU LƯNG LÀ SỪNG SƯNG DÃY TRƯỜNG SƠN
Chạy đi đâu hả Đảng nếu không về với NHÂN DÂN .???
Đúng , nặc danh 23:11 ngày 24/06/2014 nói đúng .
Trả lờiXóaCuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 , để đảm bảo an toàn cho đất liền khi chiế tranh xảy ra , các nước có bờ biển đều tuyên bố chủ quyền của mình từ đất liền ra ngoài biển khoảng cách là 3 hải lý . thời kỳ đó tầm pháo bắn chỉ khoảng gần 3 hải lý .
Đến sau chiến tranh thế giới thứ 2 , khi khoa học phát triển , tầm bắn của đại bác đã xa hơn và các nước có bờ biển thi nhau tuyên bố chủ quyền 12 hải lý , trong các nước tuyên bố đó có CHND Trung hoa .
Khi TQ tuyên bố về chủ quyền hải phận của TQ là 12 hải lý thì sau đó một hai nước trong phe XHCN trong đó. có Việt nam cũng ủng hộ chủ quyền 12 hải lý của TQ . Chỉ có vậy thôi không hơn .
Nhưng không dừng ở hải phân 12 hải lý , TQ còn liệt kê một số đảo khác , trong đó có Tây sa, Nam sa " ... và một số đảo khác ..." . Với cái tuyên bố vơ hết là của mình như thế thì chỉ độ 50 năm nữa thôi , cái gì TQ thích thì sẽ là của TQ ???
TQ cứ lấy công hàm của TT. Phạm văn Đồng ra để chẻ chữ đòi ăn tiền thì tại sao VN và Thế giới không mang cái Tuyên bố về chủ quyền của CHNDTH ra để mổ xẻ xem nó đúng sai như thế nào :
+ Tuyên. bố về hải phân 12 hải lý mà TQ tuyên bố " Bao gồm đất liền ..." - Xin hỏi TQ rằng : Đất liền có hải phận không . Nếu tuyên bố thế thì các nước không có biển như Lào cũng có thể tuyên bố về hải phận được . TQ hãy học triều đình nhà Thanh khi tuyên bố về hải phận .
+ Một tuyên bố của một Quốc gia cho cả thế giới biêt thì phải rõ ràng , mạch lạc và nhất là tránh nói vo , ba chấm ... Nhưng trong Tuyên bố của TQ sau khi liệt kê một số đảo ..., Tây sa , ...Nam sa , TQ còn tuyên bố tiếp "... và một số đảo khác..." . Vậy , " một số đảo khác ..." là đảo nào hay là TQ cứ vo , TQ thấy nơi nào trên thế giới có lợi cho TQ thì TQ cứ tự nhân của mình , kể các hòn đảo của Phi Châu???
Những ý kiến đã trình bày trên để nói rằng : Một thế hệ lãnh đạo vừa ra khỏi cuộc chiến (1949) viết văn bản Tuyên bố chưa chắc đã chuẩn lắm để thế giới học tập và nhất là thế hệ lãnh đạo TQ thời nay cũng đừng chẻ chữ văn bản của nước khác để đòi cái quyền mà không bao giờ mình có , tránh GÂY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG ./.