Trang BVB1

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Chi 10.000 tỷ xây nhà hát:Vẽ dự án viển vông để..xà xẻo?

"Đừng nên dồn ép bắt người dân tiếp nhận những giá trị văn hóa quá cao siêu, bằng một công thức viển vông, thiếu thực tế".
Đó là nhận định của TS Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông – một chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông của nhiều quốc gia trên thế giới, trước đề án chi hơn 10 ngàn tỷ đồng để xây mới và trùng tu hệ thống nhà hát trên cả nước.
Đừng làm cho cái 'sự ế' tăng thêm
- PV:-  Bộ VHTT&DL vừa đưa ra đề án đầu tư xây mới và trùng đại tu lại 71 nhà hát trên cả nước với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, thực tế hiện nay, các sân khấu nhà hát không thể sáng đèn hàng đêm vì không có khan giả. Ông đánh giá tính thực tế của đề án này như thế nào, thưa ông?
- TS Nguyễn Xuân Thủy: - Theo tôi đây cũng là một ý tưởng tốt, vì nó tạo ra trung tâm văn hóa cho các địa phương trên cả nước, tăng thêm nhịp độ phát triển và thưởng thức văn hóa của người dân.
Tuy nhiên, ở đây phải nhìn thấy rằng, nhìn vào thực tế hiện nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, hầu hết là văn hóa gia đình, tức là sử dụng Internet, sử dụng vô tuyến, đài phát thanh - truyền hình. Do các phương tiện thông tin đại chúng quá phong phú, chương trình dày đặc, mỗi loại lại có sự hấp dẫn riêng của nó, nên tạo cho người dân có thói quen, ít đi đến các nhà hát, kể cả rạp chiếu phim để thưởng thức văn hóa.
Vì vậy, nên xem xét lại mức độ cần thiết của dự án này. Tôi thiết nghĩ, tùy từng địa phương, tùy nơi để đầu tư, ví dụ tỉnh nào đó, vùng sâu vùng xa, nhân dân ít có các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, Internet thì trên cơ sở nhu cầu của người dân mà xây dựng đề án.
Có thể là Tuyên Quang, Cao Bằng nếu nhân dân cần xem phim, xem hát thì hãy xây dựng. Còn những nơi như HN, TPHCM nếu thấy đã đủ nhà hát, nhà văn hóa rồi thì theo tôi không cần xây thêm nữa.
Ngay như Nhà hát lớn Hà Nội cũng là một nhà hát có tiếng và thu hút được nhiều người, nhưng không phải lúc nào cũng sáng đèn, rồi Nhà hát cải lương, Nhà hát Tuổi trẻ, cùng một số trung tâm văn hóa khác, tôi thấy bằng đó cũng đã đủ để sử dụng thì không nên xây dựng thêm nữa.
Tức việc xây dựng nhà văn hóa phải tiệm cận với nhu cầu thực tế, chứ không phải xây dựng nhiều nhà văn hóa ở khắp cả nước, kể cả vùng cao, vùng xa, xây xong thì để không, dĩ nhiên như vậy thì sẽ gây lãng phí.
Nên phải xem người dân thích loại hình văn hóa nào, chứ không phải xây dựng tràn lan. Nói tóm lại, nên rà soát lại cái gì cần làm và có sự thăm dò ý kiến của người dân, khảo sát, đánh giá, thống kê, từ đó rút ra nơi nào thật cần thiết phải xây.
- PV:- Còn nhớ, Thái Nguyên cũng có tới 4 nhà hát mà bỏ hoang cả bốn, rồi các nhà văn hóa xã hiện nay xây ra cũng chỉ để tiếp khách và tổ chức hội nghị, thậm chí để tổ chức đám cưới.
- TS Nguyễn Xuân Thủy: Giờ đây, chúng ta lại chi hơn 10 ngàn tỉ đồng để nâng cấp, trùng tu, xây mới có phải vì chúng ta dự đoán nhu cầu hưởng thụ văn hóa nhà hát của dân sẽ tăng vọt nên phải đón đầu đáp ứng?
: - Tôi cho rằng dự báo như vậy là thiếu thực tế, khoa học, các nhà hát đang xây dựng, thừa ế ra tại Thái Nguyên, thậm chí Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ... tại sao lại làm cho "sự ế" đó tăng thêm?
Còn nhu cầu của người dân có tăng lên hay không thì phải nhìn vào thực tế công suất sử dụng hiệu quả. Nếu những nơi đang thừa ế mà lại kêu là sắp tăng lên thì tôi lại thấy nó giống như là các Trung tâm thương mại, xây dựng thêm rồi lại để không như Cửa Nam, Hàng Da rồi hàng trăm khu trung tâm thương mại khác khắp cả nước, xây dựng xong không ai đến.
Nhà hát cũng vậy, nếu không tính toán kỹ, dự báo thì phải trên cơ sở khảo sát, trên cơ sở thăm dò ý kiến của dân, thống kê trực tiếp nhìn nhận nhu cầu của người dân mà đầu tư xây dựng.
Việc dự báo cũng phải nhìn khả năng truyền tải nghệ thuật đến đâu, chúng ta có bao nhiêu đoàn văn công, khả năng văn hóa quần chúng như thế nào, mức độ hưởng thụ của người dân như thế nào?
Tôi lấy ví dụ như một nhà hát ở Bắc Ninh, thì nó có đoàn văn công, đoàn quan họ Bắc Ninh có khả năng thu hút người xem, 1 tuần bao nhiêu lần, dựa trên đó mà hãy xây dựng cái cơ sở văn hóa tương xứng với nhu cầu. Chứ có tỉnh không có đoàn văn công nào, thậm chí hàng tháng không biểu diễn lần nào thì xây nhà hát làm gì, khi nó không có tác dụng, thậm chí vô ích.
Nhà quản lý đang mơ mộng với văn hóa cao siêu
- PV:- Hiện chúng ta đã có 71 nhà hát. Việc xây thêm như vậy chẳng lẽ phải hiểu là cách Bộ văn hóa muốn phổ biến nhà hát theo đầu dân theo kiểu “tính cua trong lỗ”? Nếu không như vậy, theo dự đoán của ông, lý do thực khiến Bộ đưa ra đề án này là gì?
- TS Nguyễn Xuân Thủy: - Đúng là Bộ văn hóa đang có ý định tính toán theo đầu dân, nhưng thiết nghĩ, đừng có tính theo kiểu bao nhiêu đầu dân thì có 1 nhà văn hóa, như vậy mới là có văn hóa mà phải trên cơ sở thực tế là người dân có nhu cầu, nhu cầu đó được nghiên cứu cẩn thận, một cách khoa học thì hãy xây dựng.
Tại sao các nhà quản lý, không nhìn vào các nhà văn hóa tại địa phương hiện nay, mà lấy làm kinh nghiệm, cứ nghĩ mỗi xã có một nhà văn hóa thì người dân sẽ đến đó hưởng thụ văn hóa, nhưng thực tế không phải như vậy. Nhiều nhà văn hóa hiện nay đều phòng không, nhà trống, không được sử dụng, gây lãng phí bao nhiêu tỷ đồng, số tiền đó có thể dùng làm nhiều việc có ích, tốt hơn. 
Tiền đó có thể sử dụng mua những phương tiện thông tin cho hộ dân nghèo, tỷ lệ hộ dân không có vô tuyến hiện nay trên cả nước cũng không ít, hơn 20%, có phải 15-17 triệu người không có vô tuyến. Sao không tích tiền đó, để mua vô tuyến tặng cho những gia đình không có vô tuyến, như vậy ta sẽ truyền bá được những tư tưởng, văn hóa đến từng gia đình, người dân được hưởng thụ văn hóa một cách hợp lý và thuận lợi hàng ngày, hàng giờ, chứ không phải đến tận nhà hát.
Còn ý tưởng của Bộ văn hóa là tốt, phải có nhà hát, ở các nước có opera, có giao hưởng, nhạc cổ điển, nhưng nước ta trình độ dân trí chưa đến mức cảm thụ được. Ví dụ ở Nga, có nhà hát Bolshoi, có những vở kịch, vở opera cực kì hay, nhưng người xem được những chương trình đó mới đủ trình độ văn hóa, ngang tầm với thời đại.
Nhưng đó là do trình độ văn hóa nước họ cao như vậy cho nên nước mình kể cả biểu diễn múa ba lê đã có mấy người xem vì trình độ dân trí của ta chậm hơn các nước khác ít nhất cũng nửa thế kỷ, ta phải công nhận, thực tế chúng ta trải qua bao nhiêu năm chiến tranh, đời sống nhân dân khó khăn, đô hộ bao nhiêu năm, nên không thể có trình độ nhận thức nhanh như các nước khác.
Vì vậy việc xây dựng nhà hát phải trên cơ sở trình độ dân trí hiện tại, dự báo trong tương lai, chứ không rất lãng phí, chứ đừng nên dồn ép bắt người dân tiếp nhận những giá trị văn hóa quá cao siêu, bằng một công thức viển vông, thiếu thực tế.
Hiện nay, Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật bình quân mỗi năm người ta có khoảng 15-20 đầu sách/người dân, trong khi nước mình có 3,5 đầu sách/người dân. Tại sao ta không tập trung phát triển mạnh cái xuất bản, báo chí, có trung tâm thư viện lớn, thu hút người dân đến đọc sách/báo, theo tôi nó thực tế hơn, nâng cao dân trí nhanh hơn.
Còn nếu cứ làm theo nghị quyết của Quốc hội, của các cấp, mỗi tỉnh có bao nhiêu nhà văn hóa, nhà hát thì mới tương ứng với tiêu chuẩn xã văn hóa, tỉnh văn hóa, trên cơ sở những tính toán viển vông như vậy nên họ mới đưa ra những dự án rất tốn tiền.
Có nghĩa chúng ta cũng đã cầu thị, học hỏi, làm theo nước ngoài nhưng áp dụng không nhuần nhuyễn, hợp lý, cho nên không tạo ra hiệu quả, đồng tiền không đúng chỗ đúng nơi, không có trọng tâm nên người dân không được hưởng thụ thực chất.
- PV:- Chúng ta đã có những bài học về chuyện lãng phí những công trình xây dựng phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long như Bảo tàng Hà Nội, rạp Đại Nam. Bài học kinh nghiệm rút ra lẽ ra phải là gì? Sự chậm tiếp thu của các người làm văn hóa bắt nguồn từ những lý do nào?
- TS Nguyễn Xuân Thủy: - Tôi cũng đã từng có dự báo, viết tâm thư gửi cho Hà Nội, trước khi xây dựng các công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nghi ngờ những công trình xây dựng này có đảm bảo được chất lượng hay không?
Những dự báo của tôi chính xác 90 đến 100%, tôi có dự báo nhiều tuyến không đảm bảo trong đó có tuyến Đại lộ Thăng Long, tiến độ xây chậm, hỏng, rồi hàng loạt công trình khác trong đó có Bảo tàng Hà Nội. Những công trình xây dựng không đúng trọng tâm, không đúng nhu cầu xã hội thì nó gây lãng phí hàng trăm nghìn tỷ chứ không phải hàng chục nghìn tỷ. Vì vậy, theo tôi đó là bài học cảnh báo cho những cơ quan chức năng, trong khi dự toán, dự báo, chiến lược phát triển, quy hoạch phải trên cơ sở thực tiễn và tính khoa học khi tính toán.
Trên cơ sở như Bác Hồ từng nói: "Nơi nào dân cần thì chúng ta làm, dân không cần thì chúng ta không làm". Các nhà lãnh đạo cũng phải nắm rõ để tránh lãng phí, nhà hát không cần thiết thì không nên triển khai, tránh lãng phí.
Còn câu chuyện tại sao Bộ văn hóa chậm tiếp thu nghĩ nhanh, tôi thấy có mấy nguyên nhân:
Thứ nhất, cán bộ tham mưu, đội ngũ công chức quá yếu, các cấp từ vụ trưởng trở xuống không có khả năng tham mưu tốt cho các cấp lãnh đạo, cấp Bộ, bởi vì ta hay lấy con ông cháu cha vào, rồi những người giỏi thì ra ngoài cơ sở kinh doanh, yếu thì vào công sở với đồng lương ít, để sáng cắp ô đến, tối cắp ô về.Tầm nhìn, chiến lược yếu kém, viết đề án thì viết theo lý thuyết, ngồi trong phòng lạnh, làm không hết trách nhiệm, không đi thực tế xô xát, không đi điều tra thì làm sao đúng thực tế.
Thứ hai, phương án đề ra đã sai từ đầu, lãnh đạo cơ quan chức năng nên xem lại cách nhìn nhận. Bộ trưởng Bộ văn hóa, Bộ GTVT trước khi đưa xuống các đề án để tham mưu thực hiện thì phải biết được ý nghĩa thực tiễn của nó như thế nào.
Thứ ba, trong thực tiễn của nước ta, người dân hay dư luận, lãnh đạo cứ vẽ các đề án ra để có thành tích báo cáo, vẽ ra để có điều kiện cho những kẻ tham nhũng có cơ hội trục lợi, dự án nào chả có tham nhũng, lãng phí, nên hầu hết là do các anh tham mưu cứ vẽ đề án ra để cấu xé với nhau, trong đó có cả tài chính, có cả ngân hàng, nhà thầu.
Công chức cắp ô tính cua trong lỗ
- PV:- Dường như đang có sự lệch pha giữa tình hình thực tế và chiến lược dài hơi được những nhà quản lý vạch ra. Theo ông, sự lệch pha này có nguồn gốc từ đâu, do những nhà quản lý “tính cua trong lỗ” hay do bệnh thành tích?
- TS Nguyễn Xuân Thủy: - Hoàn toàn đúng! Tôi lấy ví dụ, việc đưa ra đường sắt cao tốc Bắc - Nam, rất buồn cười, một đất nước nghèo nàn mà lại muốn xây dựng một tuyến đường mà trên thế giới không phải nước nào cũng xây dựng. Thế thì rõ ràng giữa cái chiến lược và yêu cầu thực tế cách xa nhau nên Quốc hội không thông qua.
Để thấy hàng ngày cái lãng phí lớn hơn cái tham nhũng rất nhiều, 1 cảng biển xây dựng lên để không, đường cao tốc xe ít chạy, hàng hóa không đi qua, không thu hút đầu tư...đó là bài học thực tế. Đường HCM là một ví dụ dài gần 1500km, tiêu tốn 70 đên 80 nghìn tỷ nhưng xe đi qua rất ít, mà trong GTVT xe qua lại ít thì lại lỗ, thế là lại vứt tiền qua cửa sổ.
Cả chuyện xây dựng nhà hát cũng vậy, đó là chiến lược xây dựng trên lý thuyết, trên tầm vĩ mô quá xa và tầm nhìn không hợp lý, vì vậy gây lãng phí quá lớn cho nhà nước. Trong khi bao nhiêu cầu treo của người dân bị hư hỏng, bao nhiêu con đường đi miền núi không xây dựng, xảy ra tai nạn, đi lại khó khăn. Sao không đầu tư giúp người dân nâng cao văn hóa bằng những việc làm thiết thực.
Nguyên nhân chính tôi nghĩ là do cán bộ tham mưu, nhà lãnh đạo cơ quan chức năng tầm nhìn chiến lược phát triển không phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, cái đó đòi hỏi các nhà quy hoạch có nhiều kinh nghiệm, thì mới quy hoạch có những phương án, đầu tư sát thực tế.
Thứ 2, chạy theo thành tích, nghị quyết của TƯ, địa phương đặt ra mỗi tỉnh phải có đường này, đường kia, nhà văn hóa cấp này, cấp nọ mà làm bao nhiêu tiền thì nhà nước lại rót xuống.
Thứ 3, trong khi thực hiện có yếu tố ích kỷ, có yếu tố cá nhân, vừa có thành tích, vừa có điều kiện xè xẻo ở mức độ nào đó, để cải thiện nâng cao đời sống.
- PV:- Thời gian gần đây, các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa đưa ra nhiều kế hoạch phát triển văn hóa dựa trên việc xây dựng cơ sở hạ tầng như việc quy hoạch nhà hát hay quy hoạch điện ảnh. Là một người làm nghề, ông bình luận thế nào về phương cách phát triển bằng xây dựng này của Bộ Văn hóa, thưa ông?
- TS Nguyễn Xuân Thủy: - Theo tôi, văn hóa hay ngành nào cũng cần có cơ sở hạ tầng, thì mới có thể phát triển, nhưng hạ tầng cần phụ thuộc trình độ, nhu cầu, khả năng tiếp thu và điều kiện thực tiễn của đất nước.
Như xây dựng trường quay Cổ Loa, tại sao không nắm bắt yêu cầu của các nhà quay phim, đóng phim, khả năng 1 năm đóng bao nhiêu bộ phim, chất lượng thế nào, chiếu ra có người xem không thì hãy xây dựng.
Hay đến nhà văn hóa thì yêu cầu dân đến đâu xây đến đó, nhà hát cũng vậy, việc nêu ra không phù hợp thực tiễn, nên hạ tầng gây lãng phí thêm, nếu đầu tư đúng chỗ thì sẽ khác.
Thanh Huyền (Thực hiện)/ĐVO

 ------------------

42 nhận xét:

  1. Cảm ơn ĐT Bùi Văn Bồng !!!
    [Chi 10.000 tỷ xây nhà hát:Vẽ dự án viển vông để..xà xẻo?] - Không đến nõi như đề bài đâu. Xưa nay cứ có CHI thì ắt có THU, sao lại gọi là xà xẻo ???!!!
    Mà cũng không viễn vông đâu, chỉ cần điều chỉnh thiết kế tí chút là vô cùng tiết kiệm và hữu ích cho xã hội. Cách điều chỉnh đó sao cho phù hợp làm tiệc cưới, liên hoan này nọ như công trình sân Mỹ Đình. Còn nữa, thiết kế các chỗ ngồi có thể khi cần sẽ biến thành chỗ nằm để CỨU các bệnh viên hiện đang vô cùng quá tải ở mọi địa phương nhất là các thành phố lớn.
    Ý tưởng Thiết Kế này xem ra đầy tiện ích !!!

    Trả lờiXóa
  2. BÀI CA THAM NHŨNG
    "Trời ơi ngon ghê!
    Chén cho no vào!
    Sống chết ta coi thường!
    Ta cứ ăn cho đầy bụng, ta vẫn ăn!"
    (Nhạc sĩ Phó Thị Zoan)

    Trả lờiXóa
  3. Sao xây nhà hát, sân VĐ,... để kinh doanh có khác gì sân golf đâu, mà lại cứ đòi dùng vốn NS nhỉ!
    Cái vụ này giải thích làm sao đây cho phù hợp với "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN"?

    Trả lờiXóa
  4. Tiền cho biển đảo còn phải vận động dân đóng góp thì cái bọn ăn hại đái khai ỉa đùn kia bày đặt ra cái chuyện...văn hóa với chả văn gừng , nhà hát với chả dự án. Sao đầu bọn chúng ngu thế không biết! ÁSIAD còn chưa nguội hẳn nay lại....Đến lúc nào đó đừng bảo dân bị kích động nghen?

    Trả lờiXóa
  5. Không được đụng vào dự án của chúng tôi!
    Không được.
    Không được.
    Không được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dự án muôn năm........
      muôn năm......muôn ăm........muôn ăn...........

      Xóa
  6. Sao lại gọi là viễn vông...,đó là tầm nhìn đến năm ...2050 mà, lúc đó các bác mới hiểu được tư duy chiến lược của lãnh đạo ngành VHTT&DL nước nhà bây giờ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hahaha !!! Nhận xét hay. 2050 cũng chưa hiểu được đâu.Đợi hết thế kỷ 21,xây dựng XHCN xong, mới hiểu.

      Xóa
  7. Ông bộ trưởng gốc Đà nẵng và bộ sậu hãy nhìn ra Biển Đông và ngư dân quê ông mà suy nghĩ, hành động sao cho xứng với vai trò, chức tước, bổng lộc mà các ông đang ăn vào Dân trước khi đề xuất, trình lên những điều VIỂN VÔNG, VÔ BỔ như thế này.

    Các ông có còn là người của Việt nam khổ đau trước họa xâm lăng, họa mất nước???

    Trả lờiXóa
  8. Kính thưa các đồng chí và các bạn.
    Cả 90 triệu người Việt Nam đều biết rõ phàm đã là công trình do nhà nước (do vì của dân, kể từ cấp xã) làm chủ đầu tư thì bỏ ra 10 thì thất thoát hết 7, vào công trình chỉ có 3.
    ND tôi có sáng kiến như sau : tăng mức tiền đầu tư lên gấp 5 lần mức cần thiết để sau khi bị cấu véo thì công trình vẫn có chất lượng khả dĩ có thể chấp nhận được .
    Rất mong bác Bồng cùng anh chị em còm sĩ hoan nghênh sự sáng suốt vĩ đại của tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ còn cao thủ hơn và đi trước bạn. Đường cao tốc Việt Nam có vốn đầu tư cao gấp 3,5 lần bên Mỹ, chất lượng chỉ bằng 1/2. Bạn đã "đạo" sáng kiến của Bộ GTVT rồi.

      Xóa
  9. Trong lúc tình hình nước nhà đang dầu sôi lửa bỏng thì lại xuất hiện lủ cẩu tạp xuất hiện "nói như anh Xuân Diện chúng chỉ lo đớp và hít thôi "ai chết mặc bây thừa nước đục thả câu hết dự án sách giáo khoa rồi nhà hát cây đờn kìm bây giờ đến trùng tu nhà hát,miệng nhà quan có khác "có 10.000 tỷ chứ bao nhiêu (như 1 ông cục phân hay phân cục gì đó bên bộ giao thông phát biểu chỉ đội giá có 3,4 triệu đola chứ mấy mà hô ầm lên ,phải chi tiền nhà của dòng họ chúng nó thì 1 xu không rớt )chính cái chế độ làm chủ tập thể cá nhân chịu trách nhiệm nên chúng nó xài tiền thuế của dân như tiền chùa vô tội vạ không biết gì là hổ thẹn ) bao nhiêu cháu bé ,bao nhiêu dân nghèo vùng sâu vùng xa không có cơm ăn không có quần áo mặc các cô giáo phải dùng bao nylon bơi qua sông thay áo phao ,vì không có cầu ,thế mà chúng dửng dưng như đá vì con cái vợ chồng chúng ăn uống phủ phê ,đi du lịch như đi chợ ,tội ác không nước sông nào ghi hết tội .cứ lôi tài sản chúng ra kê khai lương cao nhất như thủ tướng chỉ 15 triệu /tháng thì chúng nó có dành cả đời củng không có đủ cái nhà mà ở đừng nói chi biệt thự villa xế khủng 2 .3 vợ ,bảo sao không mất nước .tiên s cha lủ chúng nó không trúng gió mà chết hết đi cho dân nhờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoan hô,bác chửi đúng quá, hay quá!Chống tham nhũng mà bác cả Trọng cứ bày đặt nghị quyết,hô hào phong trào nhưng có mỗi cái công khai minh bạch tài sản công chức viên chức thì Bác cả Trọng tránh như tránh voi, như thể bác TBT ,Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng lại còn sợ đám công chức viên chức tham nhũng hơn sợ cọp!

      Xóa
    2. Trời ạ!
      3,4 triệu dollars thì nỏ nói mần chi, nó đội giá những 340 triệu dollars cơ mà!?

      Xóa
  10. Giàu nhữ Mỹ mà giao cho các Cụ nhà ta thì ngân sách cũng thủng đáy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu có ý kiến.
      vn mình vượt mặt mẽo, thật đơn giản.
      đổi 2 ban lãnh đạo....sau 2 năm thôi.......

      Xóa
  11. Mất nước đến nơi rồi, hãy để tiền mà mua vũ khí đánh giặc, đảng thối VN ơi!?
    Kể cả là không thằng nào xà xẻo gì thì xây rạp hát lúc này cũng là không nên. Bác Hồ bảo cái gì không thiết thực, thì đừng làm vội...
    Mất nước thì chả còn đâu mà tham nhũng với chả tham ô...

    Trả lờiXóa
  12. Bác TBT nếu thật lòng chống tham nhũng thì trước hết phải thiết lập cơ chế kiểm soát ,theo đó,Bộ nào,Ngành nào ,địa phương nào,ai đề xuất các dự án viển vông phi kinh tế,lãng phí,không sử dụng hết công suất bằng tiền công ... như cảng biển không có tầu vào,sân bay không có hành khách,chợ không có người bán người mua ,nhà máy không thể vận hành,cây con giống không cho sản phẩm,nhà hát không có người xem,trường học không học sinh,khu đô thị không người ở ...thì nhất thiết tác giả đề xuất,những người thẩm định phê duyệt phải chụi trách nhiệm liên đới cho dù người đó giữ chức vụ gì,còn đang làm việc hay đã về hưu.

    Hiện chỉ có công chức viên chức và các doanh nghiệp Nhà nước mới có thể tùy tiện đề xuất dự án viển vông như vậy,với quỹ đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hay tư nhân,không một kỹ sư ,một giám đốc nào dám bày trò mèo để tham nhũng bởi khi hoàn thành,dự án không vận hành được là tác giả và người liên quan không thể trốn tránh trách nhiệm.Còn dự án công,việc phê duyệt và chỉ đạo lập đề án đều là do tập thể ban lãnh đạo,tập thể hội đồng nên khi tập thể cục bộ tham nhũng thì từ dưới lên trên đều nhúng tràm tham nhũng ,không ai kỷ luật được ai(chưa có cơ chế sử lý tập thể sai,không ai bỏ tù được cả một ban lãnh đạo vì như thế còn ai mà làm viêc???).

    Thực tế cho thấy ,lãng phí chính là cha đẻ của tham nhũng.

    Để có cơ hội bớt xén,lại quả ,kẻ tham nhũng cần có càng nhiều dự án càng tốt và người ta cố tình vẽ ra cho thật nhiều dự án ,thậm chí cả dự án ma để rồi chính họ lập ra hoặc chỉ đạo hệ thống các doanh nghiệp sân sau thay nhau bòn rút công quỹ bất chấp công trình,dự án cần hay không cần cho dân,bất chấp dư luận ,bất chấp cả pháp luật( những kẻ tham nhũng liên kết theo kiểu maphia thao túng từ lập pháp,hành pháp đến cả tư pháp như ta đã thấy).

    Riêng việc xây Nhà hát,thời này trong mỗi gia đình,nhà nào chả có một vài cái tivi.Ngồi trong nhà có thể thưởng thức đủ mọi món nghệ thuật cần gì chen chúc vào rạp hát,vậy còn xây rạp hát làm gì????Rạp hát hỏng thì phá bỏ xây bệnh viện trường học,sân thể thao...các đoàn nghệ thuật cứ việc dựng vở ra phim và đưa lên chương trình Tivi.

    Hội diễn quần chúng đã có các hội trường đủ cấp đủ kiểu ở mỗi ngành,địa phương,cơ quan rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng kiến của bạn rất hay nhưng chế độ độc đảng thì người ta làm việc theo phong bì chứ không làm việc theo chỉ thị,theo luật pháp.Bó tay rồi ban ơi.

      Xóa
  13. Đói thế, đói nữa, đói mãi.......
    vẫn phải quan tâm đến văn hóa.....

    Trả lờiXóa
  14. O Hai phong con 5 rap bo khong day nay.Rap Cong nhan ,Rap !- 5 Rap Tan Viet Rap Le Van Tam Rap WA WA.....Moi cac ong xuong day ma hat voi ho .

    Trả lờiXóa
  15. Đất nước rơi vào tay bọn Tàu khựa thì mả bố đảng nó cũng đào lên, lúc ấy rạp hát hỏi có ích gì? Tỉnh lại đi, đừng làm những chuyện bạo ngược nữa, đảng ơi là đảng, sao không tan mẹ mày đi!

    Trả lờiXóa
  16. Mới định xà xẻo một ít mà đã ầm ĩ lên. Thời buổi này thật hết biết!
    Xin hỏi tại sao dư luận cứ nhằm vào ngành Văn Hóa mà xét nét chứ không phải là ngành GTVT?

    Trả lờiXóa
  17. Nước mình chuyện gì cũng nát bét, nát toàn diện, nát từ trong ra ngoài, nát từ trên xuống dưới.

    Trả lờiXóa
  18. MẤT NƯỚC THÌ NHÀ TAN
    còn gì mà xây hả ông Tuấn Anh ???
    Sao lời Ông nói sặc mùi nhậu nhẹt thế ???

    Trả lờiXóa
  19. Tháng trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói không sai: tất cả những điều cộng sản VN nói, chỉ là để mị dân mà thôi. Bằng ngoại giao, bằng pháp lý, bằng dư luận cũng không nhổ được giàn khoan 981 của TQ ( hiện nay cộng sản VN, còn làm giả cầy điều này), ngoài liên minh quân sự với Mỹ. CHHV nói:" hiện nay cộng sản VN vẫn chưa bắt tay với Mỹ đâu" Tình hình đang diễn ra như tiến sĩ nói:" tiếp đến mất Trường Sa, rồi đến cả biển Đông". Thực tế giàn khoan 981 của TQ là cột mốc di động của TQ. Trước chúng đặt giàn khoan 981 với cột mốc là Hoàng Sa tính ra chỉ 17 hải lý, nay chúng dùng giàn khoan 981 tính làm cột mốc, để chiếm Trường Sa, chúng sẽ di dần gian khoan sát Trường Sa của VN, lúc đó gần như Trường Sa sẽ bị phong tỏa, sau đó là bị xóa sổ dần. Sau khi đặt giàn khoan, phản ứng lấy lệ, khiếp nhược của hệ thống cộng sản VN, đặc biệt là lời phát biểu bán nước của tướng mặt lợn Phùng quang Thanh, tại hội nghị Diễn đàn an ninh Shangri-La 5/2014, qua hội nghị Mỹ, Nhật thấy bảo vệ VN quá vô duyên, ngao ngán với cộng sản VN chống xâm lược kiểu bán nước, VN tự cô lập mình,TQ đã nhận được tín hiệu đèn xanh của tập đoàn cộng sản bán nước VN. Quá trình thôn tính VN, lúc này thuận lợi hơn bao giờ hết, quá trình chiếm Trường Sa, tiếp đến là Biển Đông, sẽ diễn ra như việc đặt giàn khoan 981 vừa qua. Cùng với việc TQ chiếm Trường Sa, VN sẽ bịt thông tin, thông tin sai lạc, đàn áp người có ý đồ biểu tình, Bắc Kinh và Hà Nội sẽ phối hợp nhịp nhàng, ngoài biển TQ cứ nhẹ nhàng chiếm, trong nước cộng sản đàn áp bỏ tù người yêu nước

    Trả lờiXóa
  20. Ở những quốc gia dân chủ thực sự , ít hoặc gần như không có tham nhũng , nơi người dân tin tưởng chính quyền , thì việc mọi người bàn bạc , bình luận những công trình xây dựng dạng này mới có ý nghĩa . Chứ ở VN ta , có thể nói gần như bất cứ công trình gì , ở bất cứ lĩnh vực nào , do nhà nước làm chủ đầu tư đều có tham nhũng lớn nhỏ , có những lĩnh vực tới 50 - 60 % bị " rút ruột " . Vậy thì , chưa bàn tới việc có nên làm mấy công trình văn hóa này hay không , tôi tin chắc đa số người dân VN không muốn , đơn giản vì không ai muốn làm , mà khi chưa làm đã biết chắc có thể thất thoát ít nhất vài ngàn tỷ ( trong số 10.000 tỷ dự trù ) , đó là tiền đóng thuế , tiền mồ hôi và cả nước mắt của nhân dân .

    Trả lờiXóa
  21. HS-TS..là của VN.....không sai..
    dưng.... mà VN đã thuộc về Tung Quốc....TỪ...LÂU...RÙI

    Trả lờiXóa
  22. Không xây dựng thì lấy đâu ra mà xà xẻo để làm giàu.quan việt nam có ông nào ở nhà cấp 4 đâu,buồn cười thật đài báo tivi lúc nào cũng ra rả..cả hệ thống chính trị vào cuộc..nhưng vào để Tham nhũng thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
  23. Trời của T đất của T..con chim trên cành là của Tuấn Anh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hóa ra dân Đà Nẵng bị suy thoái nghiêm trọng khi phát biểu :"Con chim trong quần là Hoàng Tuấn Anh"

      Xóa
  24. Nhân dân cứ yên tâm giao tiền cho chúng tôi vì chúng tôi đều là đảng viên ĐCSVN.

    Trả lờiXóa
  25. Dự án trùng tu Nhà hát lớn Hà Nội đã lưu truyền câu chuyện ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa lúc đó là Phạm Quang Nghi đớp từ móng tới ngọn. Nay Bộ trưởng Hòang Tuấn Anh cay cú mất dự án tổ chức Asiad nên bày keo khác chăng?

    Trả lờiXóa
  26. Đất nước nghèo hèn lạc hậu cũng chỉ vì cái bọn lãnh đạo tham lam ngu xuẩn này , chắc chúng muốn xây nhà hát để cho các đoàn viên thanh niên cs múa cột và biểu diễn sexy .

    Trả lờiXóa
  27. Không có dự án thì làm sao có tiền cho bà nhà đi Singapore mua túi xách đồ hiệu 25 ngàn đô Mỹ một cái ?- Lầy đâu tiền xây biệt điện ngon hơn Phủ Toàn Quyền của Pháp ở Đà-Lạt ? (Báo Người Cao Tuổi).

    Trả lờiXóa
  28. - Báo cáo sếp. Đây là hợp đồng kinh tế mới. Em đã coi kỹ. Xin sếp ký ngay để thực hiện.
    - Ta "được" bao nhiêu?
    - Vẫn như thường lệ, 30%.
    - Và vẫn như thường lệ, ta lại "phát sinh" thêm, nhỉ?
    - Sếp cứ yên tâm...
    - Thật đúng "chủ trương đường lối"! Hê, đi tới quán Mộng Thuý nào...

    Trả lờiXóa
  29. Thằng Hoàng Tuấn Anh chả khác nào một loại "quốc tặc", xâm lược đất nước từ... bên trong lãnh thổ! Tàu sang, thằng Hoàng Tuấn Anh chắc được trọng dụng luôn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được trọng dụng thì chưa dám nói nhưng được khen tặng thì chắc hơn bắp vì có lần tại hội chợ du lịch, VN đã lấy phong cảnh Trung Quốc làm phông cho gian hàng của mình.

      Xóa
  30. Thông cảm đi, lâu lâu không có gì ăn nó cũng... nhạt mồm...

    Trả lờiXóa
  31. Đúng như ai đó đã thốt lên: Đề án này sẽ đưa Việt Nam thành trung tâm nhà Hát, chiếu Phim của Nhân loại. Theo tôi cứ cho làm thôi, 10 ngàn tỷ đã có 20 triệu nông dân làm trong khoảng 20 năm thôi. Lợi ích nhiệm kỳ mà không làm là lỡ thời cơ, được vay vốn ODA mà không làm cũng lỡ thời cơ. Hãy làm để con cháu sau này có lý do mà vay tiếp ODA cho trùng tu, cải tạo chứ. Hoan nghênh anh Tuấn có tầm nhìn xa.

    Trả lờiXóa
  32. Các bí thư ĐCS VN (trừ bác LÊ DUẨN ) đều bị giặc TQ xâu mũi dắc đi theo ý của chúng

    Gia tài của mẹ là nước Việt buồn

    Trả lờiXóa