Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

XÃ HỘ DÂN SỰ - 'Môi trường' thực thi dân chủ

Em ngại, ngại lắm... Xã hội dân sự, có gì mà ngại?


Đọc tên bài này lại nhớ đến các cô gái bị người yêu ép làm tình, mặc dù trong bụng rất thích nhưng bề ngoài vẫn một mực: Em ngại, em ngại, em ngại lắm...
Xem bình luận của tôi ở đây: Ông Trương Đình Tuyển: Đã đến lúc thừa nhận Xã hội dân sự.
Xã hội dân sự, có gì mà ngại?
Nguyễn Vạn Phú (TBKTSG Online) - Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014 là một diễn đàn về kinh tế, nơi tập hợp các chuyên gia chủ yếu trong lãnh vực kinh tế để thảo luận chuyện kinh tế. Thế nhưng điều đọng lại với tôi là người theo dõi sự kiện này lại là phát biểu của cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về… xã hội dân sự.
Ông nói và được báo VnEconomy trích đăng: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. Có lẽ với nhiều người khác, điều ngạc nhiên với họ là vì sao phải thừa nhận xã hội dân sự trong khi nó tồn tại khách quan bất kể ý thức chủ quan của bất kỳ ai.
Ông Tuyển, một lần nữa, lại nói ngay vào bản chất của vấn đề “xã hội dân sự” tại Việt Nam: “Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.
Đúng là trong một thời gian dài, không hiểu do đâu, vì ai mà khái niệm “xã hội dân sự” trở thành một “taboo [điều cấm kỵ]” trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, có dùng thì phải biến báo thành từ khác như xã hội công dân. Ở đây có lẽ phải nói ngay một điều có thể trở thành nguyên tắc ngay được: Nên chấm dứt chuyện cấm bằng lệnh miệng hay truyền miệng; nó vừa “tam sao thất bổn” vừa dễ bị kẻ xấu lợi dụng, nó đi ngược lại nguyên tắc công khai minh bạch của quản lý nhà nước. Giả dụ “xã hội dân sự” là điều không được bàn luận thì phải dựa trên một cơ sở pháp lý nào đó, bằng văn bản hẳn hoi, chứ như thời gian qua, nếu ai đó cất công đi tìm hiểu vì sao “xã hội dân sự” được ông Tuyển khẳng định là đang bị cấm kỵ thì có lẽ sẽ không ai tìm ra.
Thực tế, nhiều bài viết của những người đảm nhận các trọng trách trong lãnh vực văn hóa tư tưởng vẫn sử dụng, vẫn bàn về “xã hội dân sự” một cách bình thường, thậm chí còn xem đó là một góc độ để phát huy nền chính trị dân chủ ở nước ta. Tôi lấy ví dụ một cách ngẫu nhiên bài của TS Đỗ Minh Cương, (Ban Tổ chức Trung ương) đăng trên tạp chí Cộng sản có đoạn: “… thực hiện sự đồng thuận giữa chế độ chính trị với xã hội dân sự, giữa các tổ chức chính trị với các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân để hạn chế các tệ nạn của bộ máy công quyền (quan liêu, tham nhũng, lãng phí...) và phát huy được năng lực tự quản, tính chủ động, tích cực về chính trị của nhân dân.” (NV nhấn mạnh).
Hay một đoạn trích khác của tác giả Trần Ngọc Hiên cũng đăng trên tạp chí Cộng sản: ”Sự ra đời Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là kết quả tất yếu do nghiên cứu phát triển của kinh tế thị trường. Ở đâu có kinh tế thị trường thì ở đó phải có Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Ba bộ phận đó cấu thành hệ thống của một thể chế kinh tế chính trị, mà sự hoàn thiện của hệ thống thể chế hoàn toàn chỉ dựa vào sự liên hệ tương tác với nhau giữa ba bộ phận. Đó chính là quá trình phát triển chế độ dân chủ. Không hình thành hệ thống với ba bộ phận và không có quy chế liên hệ tương tác thì thể chế kinh tế chính trị chỉ dừng lại ở mong muốn chủ quan, kinh tế thị trường sẽ trở nên hoang dại. Thể chế Nhà nước sẽ sa vào quan liêu, tham nhũng nặng nề”. (NV nhấn mạnh).
Chừng đó cũng đủ thấy con ngáo ộp “xã hội dân sự” bị cấm đoán bằng con đường nào đó chỉ là ý muốn của những cá nhân nào đó, do không hiểu rõ vấn đề, lại lo sợ khi thấy người ta lạm dụng cụm từ này vào nghĩa khác.
Nhưng nếu gặp trường hợp cứ cho là có sự lợi dụng cụm từ “xã hội dân sự” vào chuyện kích động người dân vì mục đích hay động cơ được xem là xấu thì tại sao không để những tiếng nói phản biện tranh luận lại để cuối cùng mọi người hiểu đúng về vai trò của xã hội dân sự trong quá trình phát triển đất nước?
Có rất nhiều cách hiểu, cách nhìn về xã hội dân sự nhưng với tôi đây chỉ là nơi mà con người cùng nhau thiết lập các mối quan hệ không bị chi phối bởi luật lệ chính thống nữa. Chuyện bác sĩ nhận phong bì, chuyện giáo viên o ép học sinh học thêm, chuyện ca sĩ ăn mặc phản cảm… làm sao luật lệ nhà nước bao quát cho hết được. Vì thế mới đẻ ra những hội đoàn như y sĩ đoàn để duy trì giềng mối đạo đức trong giới bác sĩ và từ đó bảo vệ cho cả cộng đồng y bác sĩ, như nghiệp đoàn giáo chức để cùng nhau thỏa thuận những ranh giới đạo đức mà người thầy đúng nghĩa không được vượt qua, như hội nghề nghiệp của các diễn viên, nghệ sĩ để cùng nhau giữ lấy thanh danh… Cái đó có gì là xấu? Có gì phải lo ngại? Có gì phải cấm đoán.
Đó còn là nơi người dân giám sát hoạt động của nhà nước, của quan chức coi thử có phục vụ lợi ích cho toàn xã hội hay chỉ lo cho một nhóm lợi ích nào đó. Đó còn là nơi các quan điểm khác nhau cọ xát để tìm ra chân lý vì không ai có thể độc quyền về chân lý mãi mãi. Ở góc độ này, dù muốn dù không xã hội dân sự vẫn đang hoạt động mạnh mẽ qua sự phản biện của công luận hay báo chí trước các vấn đề của xã hội. Kinh tế thị trường luôn ưu ái cho người có tài sản; nhà nước luôn có xu hướng sử dụng quyền lực để tiện lợi cho việc quản lý nên dễ rơi vào chỗ lạm quyền; quan chức thì dễ rơi vào cạm bẫy quyền lực và tiền bạc. Vì vậy nền kinh tế thị trường mà không có sự lớn mạnh của một xã hội dân sự để làm cái thắng cho sự tham lam, lạm quyền, tham nhũng thì đúng là nền kinh tế ấy sẽ chỉ là biểu hiện của một dạng chủ nghĩa tư bản hoang dã.
Xã hội dân sự – thật sự có gì mà phải ngại?
 ----------------------
http://www.thesaigontimes.vn/114276/
Được đăng bởi Lai Tran Mai vào lúc 10:17 

Xã hội dân sự, có gì mà ngại?
Nguyễn Vạn Phú
Thứ Tư,  30/4/2014, 12:55 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
(TBKTSG Online) - Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014 là một diễn đàn về kinh tế, nơi tập hợp các chuyên gia chủ yếu trong lãnh vực kinh tế để thảo luận chuyện kinh tế. Thế nhưng điều đọng lại với tôi là người theo dõi sự kiện này lại là phát biểu của cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về… xã hội dân sự.
Ông nói và được báo VnEconomy trích đăng: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.
Có lẽ với nhiều người khác, điều ngạc nhiên với họ là vì sao phải thừa nhận xã hội dân sự trong khi nó tồn tại khách quan bất kể ý thức chủ quan của bất kỳ ai.
Ông Tuyển, một lần nữa, lại nói ngay vào bản chất của vấn đề “xã hội dân sự” tại Việt Nam: “Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.
Đúng là trong một thời gian dài, không hiểu do đâu, vì ai mà khái niệm “xã hội dân sự” trở thành một “taboo [điều cấm kỵ]” trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, có dùng thì phải biến báo thành từ khác như xã hội công dân. Ở đây có lẽ phải nói ngay một điều có thể trở thành nguyên tắc ngay được: Nên chấm dứt chuyện cấm bằng lệnh miệng hay truyền miệng; nó vừa “tam sao thất bổn” vừa dễ bị kẻ xấu lợi dụng, nó đi ngược lại nguyên tắc công khai minh bạch của quản lý nhà nước. Giả dụ “xã hội dân sự” là điều không được bàn luận thì phải dựa trên một cơ sở pháp lý nào đó, bằng văn bản hẳn hoi, chứ như thời gian qua, nếu ai đó cất công đi tìm hiểu vì sao “xã hội dân sự” được ông Tuyển khẳng định là đang bị cấm kỵ thì có lẽ sẽ không ai tìm ra.
Thực tế, nhiều bài viết của những người đảm nhận các trọng trách trong lãnh vực văn hóa tư tưởng vẫn sử dụng, vẫn bàn về “xã hội dân sự” một cách bình thường, thậm chí còn xem đó là một góc độ để phát huy nền chính trị dân chủ ở nước ta. Tôi lấy ví dụ một cách ngẫu nhiên bài của TS Đỗ Minh Cương (Ban Tổ chức Trung ương) đăng trên tạp chí Cộng sản có đoạn: “… thực hiện sự đồng thuận giữa chế độ chính trị với xã hội dân sự, giữa các tổ chức chính trị với các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân để hạn chế các tệ nạn của bộ máy công quyền (quan liêu, tham nhũng, lãng phí...) và phát huy được năng lực tự quản, tính chủ động, tích cực về chính trị của nhân dân.” (NV nhấn mạnh).
Hay một đoạn trích khác của tác giả Trần Ngọc Hiên cũng đăng trên tạp chí Cộng sản: ”Sự ra đời Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là kết quả tất yếu do nghiên cứu phát triển của kinh tế thị trường. Ở đâu có kinh tế thị trường thì ở đó phải có Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Ba bộ phận đó cấu thành hệ thống của một thể chế kinh tế chính trị, mà sự hoàn thiện của hệ thống thể chế hoàn toàn chỉ dựa vào sự liên hệ tương tác với nhau giữa ba bộ phận. Đó chính là quá trình phát triển chế độ dân chủ. Không hình thành hệ thống với ba bộ phận và không có quy chế liên hệ tương tác thì thể chế kinh tế chính trị chỉ dừng lại ở mong muốn chủ quan, kinh tế thị trường sẽ trở nên hoang dại. Thể chế Nhà nước sẽ sa vào quan liêu, tham nhũng nặng nề”. (NV nhấn mạnh).
Chừng đó cũng đủ thấy con ngáo ộp “xã hội dân sự” bị cấm đoán bằng con đường nào đó chỉ là ý muốn của những cá nhân nào đó, do không hiểu rõ vấn đề, lại lo sợ khi thấy người ta lạm dụng cụm từ này vào nghĩa khác.
Nhưng nếu gặp trường hợp cứ cho là có sự lợi dụng cụm từ “xã hội dân sự” vào chuyện kích động người dân vì mục đích hay động cơ được xem là xấu thì tại sao không để những tiếng nói phản biện tranh luận lại để cuối cùng mọi người hiểu đúng về vai trò của xã hội dân sự trong quá trình phát triển đất nước?
Có rất nhiều cách hiểu, cách nhìn về xã hội dân sự nhưng với tôi đây chỉ là nơi mà con người cùng nhau thiết lập các mối quan hệ không bị chi phối bởi luật lệ chính thống nữa. Chuyện bác sĩ nhận phong bì, chuyện giáo viên o ép học sinh học thêm, chuyện ca sĩ ăn mặc phản cảm… làm sao luật lệ nhà nước bao quát cho hết được. Vì thế mới đẻ ra những hội đoàn như y sĩ đoàn để duy trì giềng mối đạo đức trong giới bác sĩ và từ đó bảo vệ cho cả cộng đồng y bác sĩ, như nghiệp đoàn giáo chức để cùng nhau thỏa thuận những ranh giới đạo đức mà người thầy đúng nghĩa không được vượt qua, như hội nghề nghiệp của các diễn viên, nghệ sĩ để cùng nhau giữ lấy thanh danh… Cái đó có gì là xấu? Có gì phải lo ngại? Có gì phải cấm đoán.
Đó còn là nơi người dân giám sát hoạt động của nhà nước, của quan chức coi thử có phục vụ lợi ích cho toàn xã hội hay chỉ lo cho một nhóm lợi ích nào đó. Đó còn là nơi các quan điểm khác nhau cọ xát để tìm ra chân lý vì không ai có thể độc quyền về chân lý mãi mãi. Ở góc độ này, dù muốn dù không xã hội dân sự vẫn đang hoạt động mạnh mẽ qua sự phản biện của công luận hay báo chí trước các vấn đề của xã hội. Kinh tế thị trường luôn ưu ái cho người có tài sản; nhà nước luôn có xu hướng sử dụng quyền lực để tiện lợi cho việc quản lý nên dễ rơi vào chỗ lạm quyền; quan chức thì dễ rơi vào cạm bẫy quyền lực và tiền bạc. Vì vậy nền kinh tế thị trường mà không có sự lớn mạnh của một xã hội dân sự để làm cái thắng cho sự tham lam, lạm quyền, tham nhũng thì đúng là nền kinh tế ấy sẽ chỉ là biểu hiện của một dạng chủ nghĩa tư bản hoang dã.
Xã hội dân sự – thật sự có gì mà phải ngại?

19 nhận xét:

  1. Mấy hôm nay tưởng Đồng chí B "Hòa giải" với đ/c X - hạn chế người dân ý kiến. Hết hồn...

    Trả lờiXóa
  2. Hoan hô Bác đã giành lại quyền kiểm soát! Tưởng Bác bị cưỡng chế, mất blog luôn rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết tốt,nhưng không tốt là hình minh họa.
    ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam ngày nay chỉ có duy nhất một lãnh tụ,Đó là BÁC HỒ của đa số nhân dân.Bác Hồ chưa bao giờ độc tài,thậm chí ngay cả khi nguy hiểm nhất của đất nước chúng tôi Bác Hồ vẫn dân chủ và quyết theo đa số.Đây là sai lầm của Bác khi chúng ra rã đọc truyện đêm khuya " nằm gai ném mật ",điên tiếc ra gặp Bác.mới biết sự thật,về Nam là nổ súng ngay,chả dại nằm gai ném mật,lại thiếu muối thiếu khoai,đứa nào cũng phù thủng...rồi lại ba đứa đeo cành đu đủ không gãy lên bảy đứa.
    Thật sự đó cũng chính là biết sử dụng " XÃ HỘI DÂN SỰ " trong nội dung cách mạng xã hội ở miền Nam.Khi Mặt trận DTGPMNVN ra đời có ngọn cờ nửa đỏ nửa xanh và ngôi sao vàng chói sáng....Thì đó chính là sự vận dụng tuyệt vời XÃ HỘI DÂN SỰ trong đấu tranh GPMN và thống nhất TQ.Vói vùng giải phóng rộng lớn và đòng góp của nhân dân vô tận khiếm MỸ vội vã làm ấp chiến lược ( 2 sông ,3 núi ) ghê gớm,nhưng nhân dân và Mặt Trận DTGP đâu có thiếu DIÊM và Xăng dầu để đốt ẤP CHIẾN LƯỢC,dù ngày ấy ở miền Bắc thì " có diêm lại thiếu dầu và ngược lại ".Nhưng vận dụng những nội hàm của XÃ HỘI DÂN SỰ,biến nó thành làng chiến đấu cực kì tuyệt vời của TA.
    Xã hội dân sự luôn đi cùng năm tháng với lịch sử phát triển các mặt suốt bốn nghìn năm qua,nhất là vai trò của "nó" khi đất nước hay dân tộc có những biến động,ví như nạn đói 1945,hay khi vừa giành chính quyền thì ổn định ngay trật tự trong làng xóm,thành phố.
    Ngày nay,XHDS vẫn tồn tại và phát triển,nhưng các anh lại yếu kém,hèn nhác,nói như tác phẩm "thép đã tôi thế đấy "...sống chẳng ra sống thì nên "chết quách"...Nên lo XHDS lôi cổ mình về nuôi chim cá cảnh,về sớm chút thì hạnh phúc đấy.SỢ gì đến nổi cả quân đội nhân dân cực kỳ nổi tiếng,mà chỉ có 1 đại tướng,cử thêm 2 nửa mà sợ.Đấy các bạn thấy đấy,như quân đội ta thì ở nước họ ít nhất cũng 5 đại tướng chứ chẳng ít,nhưng sợ quá,sợ đén mức nghe vào BQP họp là nhắn tin cho vợ...
    Một sự nhịn là chín sự lành,có cố cũng về vườn thôi,gây ra sự kiện gì thì dễ đổ nợ,chúng lại thừa thòng lọng treo cổ cả nước ta đấy.
    Công Sơn vui chút.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa bàn đến chất lượng bài , nhưng hình vẽ là hợp với hoàn cảnh , chung quy lại một câu : Xin đủ Công Sơn rồi đấy!

      Xóa
    2. Thoi-gio va chu-nghia rat dang quy, da biet viet, biet doc, lai co dieu-kien doc duoc nhieu dieu hay, vay nen, co y-kien thi can dua ra nhung nhan-thuc rieng co gia-tri de moi nguoi bo thoi-gian doc nhung loi hay y dep cua Ban ma ho khong thay hoi-tiec. Xin Ban dung tu giam gia cua minh.. ( Xin thu loi vi cmt khong co dau)

      Xóa
  4. Nhìn bề ngoài thì VN cũng đã có XHDS : ngoài Đ, NN còn thấy có MTTQ,đoàn TN,hội PN, hội nhà văn,hội nhạc sỹ, hội nông dân, hội nhà báo...Tất tật những cái hội này đều sống bằng ngân sách, do Đảng lập ra, để làm gì thì chắc ai cũng biết rồi, nó không phải XHDS đúng nghĩa. VN đã khốn đốn nhiều vì những cái bề ngoài này.
    Người ta ( ĐCS ) sợ là sợ XHDS đúng nghĩa, nếu có nó thì xã hội sẽ bớt đi rất nhiều bất cập về chính sách, mở đường cho đất nước phát triển, có điều nếu vậy thì ĐCS đâu còn có thể tự tung tự tác, một mình một chợ như hiện nay, cái họ quan tâm bây giờ chỉ là sự tồn vong của Đ và chế độ. Quốc gia dân tộc là thứ xét sau.
    Xã hội dân sự có gì mà ngại ? Đúng vậy, thừa nhận cái này, làm tốt cái này mới là cơ may để Đảng, chế độ tồn tại. Phủ nhận nó, cấm đoán nó chứng tỏ Đ, NN đang có rất nhiều khuyết tật, có khuyết tật mới sợ bị tố giác, phản biện. Phản biện, tố giác đúng, vì cái chung sao lại sợ, lại phủ định, thậm chí còn chụp mũ là phản động, là suy thoái ! Chỉ có XHDS mới đủ tư cách đánh giá cái sai, đúng của Đảng lãnh đạo, Đảng không thể cứ tự khen mình mãi được.
    Xã hôi tư bản giẫy mãi không chết là nhờ có XHDS đúng nghĩa. Phe XHCN sụp đổ nhanh chóng cũng chính vì không chấp nhận XHDS. Những bài học nhỡn tiền đó vẫn chưa đủ cảnh tỉnh sao ? Hay ĐCSVN đã có bửu bối, có phép thần thông gì để không cần đến XHDS mà chế độ vẫn tồn tại muôn năm vững bền. "thanh kiếm và lá chắn" là bửu bối chăng ?
    ĐCS luôn đề cao dân chủ, Dân cũng đang khao khát dân chủ. Không có XHDS sẽ không bao giờ có dân chủ thật sự. Đảng và dân cùng hướng đến dân chủ vậy còn gì mà phải ngại XHDS ? Cựu bộ trưởng TĐT đã nói rõ, mong đây không chỉ là ý kiến riêng của cá nhân ông.

    Trả lờiXóa
  5. "lấy dân làm gốc" là khẩu hiệu quen thuộc của các đồng chí ta, hiểu theo nghĩa đen thì gốc phải mọc rể, len lỏi chui rúc,bám trụ hút dinh dưỡng để nuôi cây và cây ở đây là cây xhcn. Còn theo nghĩa bóng dân là mọi cội rễ của vấn đề : dân bàn,dân làm, dân chịu. Túm lại mọi thứ ta quyết dù có sai vẫn phải làm ( vụ boxit tây nguyên,rồi tái cơ cấu, rồi vh từ chức...) tự ngàn xưa hai từ thường dân luôn luôn là phận tôi tớ bần hàn và xin đừng viết hoa hai chữ nhân dân trong hiến pháp, nó tầm thường lắm. Chỉ xin cho dân chúng tôi được là hoa là lá để còn có cơ hội nhìn thấy mặt trời. U40

    Trả lờiXóa
  6. Tôi bơn 60 chưa một lần gặp ma dù cũng bôn ba nhiều,nhưng đời vẫn dọa ma nên nhiều người sợ, cuộc đời vốn đơn giản nhưng người ta cứ vẽ ra đủ thứ lý luận cho phức tạp để hù nhau, canada úc,pháp, đưc, nhật, bắc âu rõ ràng là những nươc tiên tiên giàu có văn minh,vậy muốn đất nước phát triển nhân dân sung sướng thì cứ xem cách họ tổ chức xh, phát triển kt thế nào thì ta đi sau cứ học như thế mà làm, đó là đi tắt đón đầu chứ còn phải lý luận gì nhiều .có điều người việt mình có lắm người khôn lỏi ,muốn sướng một mình nên chèn ép đồng bào.nhưng tham thì thâm,chèn đc đồng bào rồi cũng bị người khác chèn lại!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Y kien hay.

      Xóa
    2. A nhớ bác Bồng trong ngày vui đại thắng
      Bác mở lại trang cho các còm sĩ vui mừng

      Xóa
  7. Ngày còn là học sinh, Nhà trường mong muốn các lớp tự quản, vinh danh các lớp tự quản. Nay trở thành người lớn, Nhà nước không muốn công dân tự quản.

    Trả lờiXóa
  8. Em ngại lắm..., vấn đề tế nhị lắm, nhạy cảm lắm bác Bồng ơi, bác bắt em chường cái mặt ra em ngại lắm...,rồi có anh lại đến gặp em vì vấn đề nhạy cảm thì khổ. Cám ơn Bác đã trở lại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Like Nặc danh 20:36 một triệu lần , chúng tôi chỉ góp ý , phản biện một cách trung thực nhất , và riêng tôi nghĩ rằng những phản biện này là thực tâm , không có dụng ý nào khác ngoài ý muốn Việt nam ta ngày càng phát triển một cách lành mạnh nhất có thể mà thôi , thật lòng kính chúc sức khỏe bác Chủ trang !

      Xóa
  9. http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/05/troi-oi-cong-ha-noi-anh-nguoi-da-man.html?m=1

    Trả lờiXóa
  10. Nông Dân Việt Namlúc 10:31 2 tháng 5, 2014

    Về việc cán bộ cộng sản Việt Nam dùng gậy to đập các phụ nữ yếu đuối Việt Nam một cách man rợ, thú tính như loài quỷ dữ:
    - Á! Có bác Tồ, đời tôi bị đập chết cha!

    Trả lờiXóa
  11. Nếu có XHDS đúng nghĩa, thiết nghĩ VN sẽ có những bước tiến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, vì nó tập hợp được những cái tinh túy nhất của nhân loại để vận dụng vào công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước. Nhiều bạn cứ bàn tới bàn lui nên theo phe nào, theo TQ hay theo Mỹ, chúng ta chẳng cần theo phe nào hết, lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó. Nếu có một bản hiến pháp hợp lòng dân, có một nhà nước đúng nghĩa do nhân dân bầu lên, có những người lãnh đạo thật sự có tâm có tài, vì dân vì nước, đặc biệt có một nền giáo dục tiến bộ để cho con người VN có tri thức tiên tiến, có lòng tự tôn dân tộc, có lòng tự trọng với bè bạn năm châu thì đất nước tiến lên giàu mạnh có gì là khó. Còn cứ mãi duy trì và gia cố một tấm áo trẻ con thật vững chắc để dành cho một cơ thể luôn luôn phát triển thì chúng ta mãi mãi là tí hon, là người lùn của nhân loại mà thôi. ( Các Bạn còn nhớ chuyện có ông BT tỉnh ủy lỡ làm đứt vài nốt chỉ, thế là từ một nước đói ăn, thường xuyên đi xin ăn, trỏ thành một nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới. Lạy trời, hồi đó mà không đứt chỉ, vài năm nữa thôi thì VN đã trở lại thời kỳ đồ đá rồi, không tốn một viên đạn của kẻ thù).
    Các bạn thường hay thắc mắc sao một số kẻ làm quan chức tham lam vậy nhỉ, giàu nứt đố đổ vách rồi mà vẫn " ăn không từ một thứ gì". Tôi lại nghĩ thấy thương cho họ các bạn ạ, họ cũng là con người, cũng " Hỉ, nộ, ái, ố", đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ mông lung, lương tâm dằn vặt lắm chứ. Nhưng lỡ ở trong guồng quay của cơ chế, khó rút ra lắm, một mặt phải thu hồi vốn đã đầu tư, mặt khác vợ con lỡ ăn ngon mặc đẹp rồi, đối với họ hàng thì lỡ là ông này bà nọ rồi, lại còn áp lực theo kiểu Maphia nữa, cái kiểu thằng này nó không chơi nữa thì cho nó tiêu luôn, nhẹ thì tù rũ xương, nặng thì về Văn Điển, Mai Dịch. Họ cũng biết rằng con cái tiêu đồng tiền bẩn thì không hư trước cũng hư sau, họ biết rằng xây hết nhà thờ này đền miếu nọ bằng tiền bẩn thì sẽ bị quả báo, người chết không hài lòng mà người sống cũng ghẻ khinh...nhưng đành tặc lưỡi thôi các bạn ạ.
    Xây dựng XHDS chính là để cứu vớt những thân phận đó, đưa họ trở lại làm người!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " lương tâm dằn vặt lắm chứ."?
      Bạn ơi, đừng mơ nữa... Người có lương tâm họ ở ẩn hết rồi.

      Xóa
  12. "Còm" của bạn nặc danh 10:43 hay đấy./.

    Trả lờiXóa
  13. Một bài viết rất hay. Quan điểm tác giả rất phù hợp với trào lưu phát triển của xã hội . Rất khâm phuc tư tưởng của người viết . Uớc mong các vị trong lãnh đạo đảng CS VN cũng hiểu dduocj như tác giả
    Bùi Văn Bồng tuyệt vời quá!
    .

    Trả lờiXóa