Trang BVB1

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Nói với những ai sợ buông Trung Quốc

Nghe nhiều người cho rằng buông Trung Quốc thì xí nghiệp vốn đầu tư FDI của họ sẽ rút ra, hậu quả là kinh tế Việt Nam mình sẽ có thể phá sản.
Tôi khẳng định: chuyện này là không thể có được, tuy Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn ngắn hạn.
Xin trích dẫn vài con số thuần định lượng. Hiện nay GDP của Việt Nam là 176 tỉ USD, độ tăng trưởng là 5.4%.
Với đối tác Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu khoảng 13 tỉ, nhập khẩu 37 tỉ, chủ yếu nhập nguyên vật liệu và hàng phụ trợ - phụ tùng công nghiệp, tiền tuồn sang Trung Quốc như vậy là xấp xỉ 24 tỉ USD.
Khoảng 18% lưu lượng thương mại (volume of trade) Việt Nam là giao thương với Trung Quốc. Về đầu tư vốn nước ngoài (FDI), hàng đầu là Nhật với 4.8 tỉ, sau là Singapore, Hàn Quốc, và thứ mới tới Trung Quốc (đâu chỉ 1-2% trên tổng số), tổng cộng được 24.5% tổng đầu tư cả nước.
Năm 2011, vốn giải ngân FDI là 11 tỉ USD nhưng sản lượng chiếm khoảng khoảng 46% của số tổng sản phẩm (total output).
Giả sử Trung Quốc có rút hết đầu tư về, đình trệ hoặc ngưng sản xuất, giảm xuất khẩu nguyên vật liệu... thì tác động gây suy giảm tổng sản phẩm của Việt Nam được bao nhiêu?
Nói quá thì 15-20 tỉ USD là tối đa. Hãy nhìn con số lỗ của Tập Đoàn Vinalines tổng cộng tính đến năm 2013 là 13.7 tỉ đô. Nếu tính thêm cả lỗ do Vinashin gây ra thì tác động tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam còn lớn hơn con số 20 tỉ giả định nói trên nhiều.
Dĩ nhiên, đây là ở ngắn hạn, và tác động của việc Trung Quốc rút đầu tư nhằm đình trệ tình trạng sản xuất ở Việt Nam có thể kéo dài một thời gian 2, 3 năm.
Nhưng "vắng mợ thì chợ vẫn đông", không Trung Quốc thì còn những đối tác khác, và nếu kinh doanh sản xuất ở Việt Nam có lợi thì họ sẽ vào trám chỗ.
Và nói theo tích 'Tái ông mất ngựa', biết đâu đây lại chẳng là một dịp may cho nền kinh tế Việt Nam.
Một vận may
Tại sao lại một dịp may? Mới nghe thì như nghịch lý, nhưng không phải vậy nếu ta quay sang vấn đề định tính.
Ở đây, nhắc là tuy đầu tư FDI ít nhưng những năm sau này Trung Quốc trúng thầu đến 90%, và chỉ nghe họ đấu thầu thì phần lớn những công ty thuộc những quốc gia khác te tua "chạy".
Nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ, sẳn sàng tìm nguồn vay vốn ở Trung Quốc cho Việt Nam, và hẳn là trong cơ chế TW cho phép các tỉnh và thành phố trực tiếp quản lý kinh tế ‘’đối ngoại’’, chuyện lì xì ‘’ nỉ hảo’’ không cần nói ai cũng hiểu ngay.
Chính thế mà sau khi trúng thầu, tiến độ thi công chậm, thiết bị thường cũ kỹ kạc hậu, đến những công đoạn cần kỹ thuật cao thì họ bỏ vấy, tìm cách đội vốn.
Việt Nam nợ cứ phải trả nhưng về trách nhiệm thì chủ thầu đổ tội cho ban Giám đốc thi công, đám này thì đổ tội cho hành chính địa phương, và một trăm thứ lý do lắt léo khác.
Báo VnExpress viết: 
"Nhà thầu Trung Quốc đang tham gia nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng, năng lượng của Việt Nam, trong đó nhiều trường hợp chậm trễ, đội vốn và gây rất nhiều tranh cãi."
"Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, tuy không nêu cụ thể nhưng đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là không có gì hết, tức 0%."
"Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện’’.
Mặc dầu nắm những khâu sản xuất cơ bản, nhà thầu Trung Quốc không đáp ứng được trình độ kỹ thuật hiện đại, biến XN Việt Nam thành nơi nhập nguyên vật liệu sản xuất. Mặt khác, theo những thông tin đáng tin cậy, FDI Trung Quốc không đóng góp xây dựng công nghệ phụ trợ khiến Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
Ngoài ra, ta cũng ghi nhận sự kiện những Chủ thầu thu nhận ào ạt người Trung Quốc không có phép nhập cảnh và lao động ở Việt Nam. Hội Liên Hiệp Lao Động Việt Nam báo rằng họ phần lớn là lao động không chuyên môn, chiếm mất công việc lẽ ra phải giành cho công nhân Việt Nam.
Theo bộ Lao Động-Thương binh- Xã hội, số lao động bất hợp pháp này lên đến 80 ngàn người, chốt ở những vùng đất chiến lược trên phương diện quân sự, như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Tây Nguyên... và nắm khả năng cắt Việt Nam thành ba mảnh khó liên hợp tác chiến. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng băn khoăn về vấn đề chiến lược này khi ông khuyến cáo nhà nước Việt Nam phải thận trọng trong dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên.
Những vấn đề vừa đưa ra để cùng suy nghĩ ở trên cho phép chúng ta chẳng có gì phải lo ngại nếu Trung Quốc dùng sức ép kinh tế bằng cách rút những xí nghiệp họ hiện có ở Việt Nam. Tác động có, nhưng nhỏ thôi, và chỉ ở ngắn hạn.
Cứ để họ 'phá hợp đồng'’, và ta nhân lấy đó làm thời cơ để thay đổi một nền công - thương nghiệp ngày càng nhiều bất cập. Và họ làm tới để 'dạy Việt Nam (thêm) một bài học' thì biết đâu họ đang tạo thời cơ cho ta vuột khỏi vòng kìm kẹp của họ.
"Thoát Trung" là tất yếu
Trung Quốc tăng áp lực quân sự trên biển và trên bộ, tạo áp lực kinh tế bằng cách đóng cửa cơ xuởng xí nghiệp, di tản công nhân viên, và cuối cùng lệnh cho đám sai nha đàn áp người Việt Nam định biểu tình ôn hòa nói lên ước vọng toàn vẹn lãnh thổ nước mình.
Cán cân lực lượng có vẻ nghiêng hẳn về phía phe nhóm theo Trung Quốc để giữ Đảng nhưng lại mất nước theo cách nói nay khá phổ biến!
Cán cân nếu thật nghiêng thỉ chỉ chốc lát, vì cán cân bên kia là hàng triệu người Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều người chống Tàu. Những người này biết muốn toàn vẹn lãnh thổ và dứt khoát tiến hành những cải tổ nhằm hiện đại hóa xã hội Việt Nam thì phải đi ra khỏi quĩ đạo Trung Quốc, nghĩa là phải Thoát Trung, như một tất yếu.
Cụ thể Việt Nam cần phải:
Vụ việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam với giàn khoan Hải Dương 981 tạo thời cơ cho sách lược Thoát Trung. Về lâu dài, đó là phương cách duy nhất cho phép Việt Nam tồn tại trong cái thế địa chính trị của mình, chẳng mới đây mà cả ngàn năm trước đã núi liền núi sông liền sông.
Láng giềng gần là răng, ta là môi, thì răng cắn môi là chuyện tất nhiên trong cái mộng bành trướng từ xưa đang hóa tinh thành giấc mơ bá chủ ngày nay. Quyền lực mềm của Đặng Tiểu Bình đang 'cứng dần' trong tay Tập Cận Bình nên nếu ta không phản ứng dứt khoát thì cái bàn tay Phương Bắc chẳng còn nể nang tình nghĩa gì mà không vặn cho gãy cổ kẻ còn yếu đuối ở phương Nam.
Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam mạnh lên: hãy nhớ họ đã phản bội khi thúc đẩy chia cắt đất nước ta với Hiệp Định Genève năm 1954.
Đừng quên họ đã 'đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng' nhưng thò ra bắt tay Nixon- Kissinger, và ngay sau Hiệp Định Paris năm 1973 họ chụp thời cơ Việt Nam rối rắm mang hải quân tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Thoát Trung là một tất yếu. Không nắm lấy vận hội này, Việt Nam sẽ tiếp tục chông chênh trên quĩ đạo Trung Quốc, và rơi rụng như một vì sao tàn.
Nắm lấy, tức ta đoạt thời cơ đẩy đất nước vào vòng xoay của những quốc gia hiện đại, tôn trọng những giá trị toàn cầu và thể chế chính trị dân chủ pháp trị.
Hiện nay, đã xuất hiện những chính khách trẻ, có đào tạo, có bản lĩnh, nắm những chức vụ tầm cỡ trong chính quyền và trong doanh-thương nghiệp.
Nếu họ thành một khối đoàn kết với tầm nhìn tiến bộ thì là đại hồng phúc cho dân tộc. Và chắc chắn họ sẽ được triệu triệu đồng bào đồng tâm đồng lòng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà văn Nam Dao tức giáo sư kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng, từng làm việc ở Đại học Laval, Quebec, Canada.

Nhà văn Nam Giao (BBC)
-------------------

19 nhận xét:

  1. Nói với những ai sợ buông Trung Quốc? Liệu ta có thể nói cho những kẻ đần độn ấy hiểu được lẽ phải hay không? Cái bọn luôn ca ngợi sự dối trá là "sự thật"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc bài trên lại nhớ đến Trùm dư Lợn viên chuyên tác nghiệp ở Bờ Hồ - thiếu tá Trần Nhật Quang. Lũ lợn ấy bây giờ trốn đi đâu hết rồi?

      Xóa
  2. Khi dối trá thành truyền thống thì không rời TQ được đâu?? Giới lãnh đạo hãy nghe lòng dân Việt

    Trả lờiXóa
  3. TG NMH đã có nhiều bài viết hay trên BBC? Nhưng ĐCS không thay MÁU VN k dân chủ k đa đảng thì vấn đề THOÁT TRUNG chỉ là viêc 'đá ném ao bèo' nước đổ đầu Vịt... mong gì đòi lai HS TS Tịch thu giàn khoan HD981 bán phế đối với các lãnh đạo đảng CSVN hiên nay?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết cực chuẩn , nhưng còn phải chờ "ta" nhìn nhận và hành động đã , tôi nghĩ "ta" chỉ thích lấy cây thăng bằng là gỗ mục do mối mọt để đu dây thôi , "ta" không dám xuống đất để làm cái gì đó thực tế đâu ! "Ta" sẽ mất hết à ? Khó thay đổi lắm , tôi nghĩ vậy .

    Trả lờiXóa
  5. Còn một loại nữa sợ buông TQ thì mất ĐẢNG . Sợ đại. Nghe phản động nói không suy xét là đã sợ rồi . Đây chỉ là tuyên truyền khoác lác , lừa bịp các đảng viên yếu bóng vía , không vững lập trường .

    Nếu có chuyện này , thì từ năm 1979 đã mất đảng rổi . Tuyên truyền này chính là của bè lũ TQ !

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam sẵn sàng hợp tác hòa bình hữu nghị với các nước trong khu vực, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. vì vậy trong những năm qua, nước ta đã thiết lập quan hện ngoại giao với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 quốc gia quan hệ ở mức chiên lược toàn diện, vì vậy không có trung quốc trong nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ. vì với nền kinh tế tự chủ và phát triển ngày càng đa dạng, có chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm như hiện nay. sớm muôn gì nước kinh tế nước ta cũng sẽ phát triển, vươn lên mạnh mẽ. sẽ trở thành cường quốc trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam sẵn sàng hợp tác hòa bình hữu nghị với các nước trong khu vực, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. vì vậy trong những năm qua, nước ta đã thiết lập quan hện ngoại giao với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 quốc gia quan hệ ở mức chiên lược toàn diện, vì vậy không có trung quốc trong nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ. vì với nền kinh tế tự chủ và phát triển ngày càng đa dạng, có chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm như hiện nay. sớm muôn gì nước kinh tế nước ta cũng sẽ phát triển, vươn lên mạnh mẽ. sẽ trở thành cường quốc trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  8. Nịnh đần , tung hô TQ: nó vẫn chiếm hết biển Đông
    Cứ ôm chân TQ , tung hô 16 chữ vàng và 4 tốt: nó vẫn chiếm hết biển Đông.
    Chỉ dùng biện pháp ngoại giao: nó vẫn cứ chiếm hết biển Đông.
    Đưa kiện cáo ra tòa QT: nó vẫn cứ chiếm hết biển Đông.
    Dùng CS biển xua đuổi , vây dàn khoan 981: nó vẫn cứ chiếm hết biển Đông
    Bắn đổ dàn khoan 981: nó vẫn cứ chiếm hết biển Đông (kèm theo chiến tranh to)
    Chỉ có mỗi nước làm nó sợ , tuy nó vẫn cứ chiếm hết biển Đông , nhưng không lâu sau phải tự rút về vì trong nước TQ đang tự vỡ hàng mảng lớn , đó là: chuyển đổi thể chế chính trị từ độc đảng thành một QG tự do dân chủ đa đảng đa nguyên , một thể chế tam quyền phân lập và một XH pháp quyền . Làm như thế , chẳng những TQ sẽ có nguy cơ tan rã mà còn làm tiền đề cho VN trở thành hùng cường được quốc tế thực sự ủng hộ.
    Còn nếu không...chuẩn bị giải tán Quân chủng Hải quân đi là vừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không được. Một ông to chẳng vừa nói đấy thôi : vẫn phải 16 chữ vàng ,vẫn phải 4 tốt...

      Xóa
  9. nen le thuoc kinh te vn khong the noi khong co su tiep tay cua chinh quyen cac cap, vn, nhung doanh nghiep vn chi lo mua ban kiem loi that nhieu va nhung nguoi buon lau, dau teu la chinh phu, lanh dao o cap cao nhat bat luc trien mien.

    Trả lờiXóa
  10. Công bằng mà nói đúng là nếu chấm dứt giao thương với TQ, cả VN và TQ sẽ bị liêu xiêu,chếnh choáng nhưng VN sẽ khắc phục điều này nhanh và dễ hơn TQ, sẽ biến họa thành phúc mà phúc còn lớn hơn họa nhiều. TQ sẽ "thất thu" hàng chục tỷ dola hàng hóa không biết bán cho ai, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tràn lan, xã hội bất ổn...Khó khăn của VN chỉ là tạm thời sau đó sẽ là thời kì phát triển mới với những đối tác mới văn minh hơn, đàng hoàng hơn, minh bạch hơn. Khó khăn này nếu có chắc cũng dễ chịu hơn thời trước đổi mới nhiều. Những ai còn tư tưởng sợ ta buông nó hay nó buông ta nên nghĩ lại, không phá bỏ cái cũ làm sao có được cái mới tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Có những cái lợi từ đó khó từ bỏ

    Trả lờiXóa
  12. Gởi GS kinh tế.......
    ổng ở trên mây, ổng có biết bao nhiêu thành phần KT cả tư nhân lẫn nhà nước ăn theo, làm giàu khi mần ăn với anh khựa?
    từ cái nhỏ nhất như cái tăm, đôi đũa...đến những cái công nghệ như iphone, ipad...đều xuất xứ từ tàu.....
    quan phụ mẫu xứ việt chỉ lo giành và giữ chỗ ngồi, thằng dân ..kệ m.ẹ mày.....

    Trả lờiXóa
  13. Quân đội hay Quân chủng Hải quân VN bây giờ là cái gì của Đảng?
    Khi chính họ và mọi người dân VN thấy rõ nguyên hình 1 chế độ lấy ĐỘC TÀI, THAM NHŨNG làm quốc sách hàng đầu?

    Hiện ở VN tài sản vốn liếng của 1 CHỦ TỊCH, 1 BÍ THƯ có thể bằng tài sản của cả 1 xã hoặc cả 1 huyện thế thì thử hỏi dân xả thân, hy sinh xương máu để làm gì cho uổng
    Gần 90 năm đời ta có đảng mà tốn hàng trăm triệu để đi là CU LI cho HÀN QUỐC ... không được mà còn bị quỵt tiền đặt cọc kia nhé
    Gần 90 năm đời ta có đảng mà dân VN vẫn là nô lệ cho ông chủ ĐÀI LOAN, ông chủ HÀN QUỐC ngay tại quê hương mình nhé
    Gần 90 năm đời ta có đảng Kinh tế Văn hóa được gì? mà dân oan, Tệ nạn, TƯỚNG,TIẾN SĨ ... ở VN ngày càng nhiều
    Như vậy, có đảng mà làm gì nhẩy ???

    Trả lờiXóa
  14. Ai đã hại cuộc đời Phong Tần, Điếu Cày, ... Phương uyên và Đặng Nguyên Kha hỡi Đảng CSVN ???

    Trả lờiXóa
  15. Khổ cho dân VN mình từ khi có đảng cai trị à quên có đảng lãnh đạo .
    Đất nước nghèo - hèn -lạc hậu tụt hậu so với thế giới .
    Đảng CS không lo sợ mất nước vì TQ ,nhưng lo sợ nhất là nhân dân chỉ sợ dân cướp lật đổ chính quyền như đảng đã từng làm cướp chính quyền từ 8-1945.

    Trả lờiXóa
  16. Phải uống liều thuốc đẵng THOÁT TRUNG QUỐC , mới hy vọng CỨU NƯỚC THOAT BỆNH mất nước .

    Trả lờiXóa
  17. Sao lại có những kẻ mê muội, hèn kém và nhục nhã thế.

    Nhân dân Vn ngày nay liệu có khó khăn gian khổ bằng thời chống Mỹ, chống Pháp hay chống bọn TQ đô hộ hàng ngàn năm trước không. Phải nói là không.

    Thế thì có gì mà sợ bóng sợ gió nếu 90 triệu người VN đồng lòng như một thì TQ không là cái thá gì.

    Trả lờiXóa