Trang BVB1

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn

    * Jeffrey A. Bader
Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông  phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.
Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”
Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea - UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và  80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền  khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones -  EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị.  Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.
Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.
Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ  mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.
Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.
Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển  Biển Đông. Đó là:
•    Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu  chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế. 
•    Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải
•    Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy
•    Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp
•    Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh
•    Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.
Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các đòi hỏi của Trung quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ, và thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, và sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.
Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
•    Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.  
•    Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
•    Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
•    Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
•    Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
•    Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan, cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.
Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu )
-----------------

23 nhận xét:

  1. Nhà nước Việt Nam cần ra ngay một bản tuyên bố chính thức với ít nhất ba điều khoản sau:

    1- Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam
    2- Không công nhận đường chín đoạn( lưỡi bò) trong bất kỳ trường hợp yêu sách nào.
    3- Quần đảo Hoàng sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực phải trả lại cho Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TQ nó nói "Sức mạnh ở nòng súng, chứ không phải ở tuyên bố!"

      Xóa
    2. Đừng tự sướng.....
      tay nhúng chàm....mồm bị đóng gông..........

      Xóa
  2. Phản ứng của VN về đường 9 đoạn, về cái gọi là thành phố Tam Sa TQ lập ra ở Hoàng Sa của VN là quá yếu ớt. Đây cũng là lý do để TQ lấn tới, Chủ trương gì mà để TQ coi thường như vậy. Ngây thơ, duy ý chí hay đã có thỏa thuận ? Rõ là càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới, vụ giàn khoan là minh chứng rõ nhất. Không thay đổi đường lối chúng sẽ còn làm tới nữa. Tín hiệu thay đổi đã thấy nhưng cần mạnh mẽ và dứt khoát hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Có nhiều người "tính toán" rồi khi thất bại mới biết mình ngu! Như Hitler và cả Trung Cộng bây giờ.
    Trung Cộng làm sao đối đầu với cả thế giới? Hy vọng vào liên minh cùng Nga? Hão huyền.
    Cho đến nay, Mỹ vẫn là nước luôn chiến thắng trong vai trò đứng đầu Liên minh Tự do. ("Đánh đuổi đế quốc Mỹ" chỉ là câu tự sướng. Mỹ rút khỏi VN là do... dân Mỹ biểu tình phản đối - và CP Mỹ luôn nghe theo lời dân.)

    Trả lờiXóa
  4. Cái Hoa kỳ cần làm là tăng cường hợp tác với Việt Nam, hủy lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, tăng cường đầu tư về kinh tế, mở rộng hợp tác về giáo dục hơn nữa. Tất cả vì mục đích mở rộng hợp tác toàn diện, sử dụng sức mạnh mềm để làm đối trọng. Chỉ có Việt Nam mới đủ sức răn đe trung quốc vào lúc này, những cái Việt Nam đang có hoàn toàn do thực lực và không có sự hậu thuẫn bởi bất cứ thế lực nào, Việt Nam không to mồm nhưng ai cũng phải sợ vì tinh thần tự cường rất cao, không dễ gì khuất phục việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông nói ngược rồi, nói lại đi !
      Giờ này mà vẩn còn cái giọng nổ văng miểng đó !

      Xóa
  5. Có mấy câu ngắn đó thôi mà học mấy chục năm nay cũng chưa nói được bác ạ, mặt xanh như đít nhái.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài viết, ngưỡng mộ sự tự do dân chủ...?
    Người viết không phải cân nhắc, nắn nót viết "đẹp" theo định hướng.....

    Trả lờiXóa
  7. Và một số điểm đảo ở Trường sa nữa bạn 07:10 ạ

    Trả lờiXóa
  8. Báo chí tuyên truyền của nhà nước rất hay trích dẫn các phát biểu của các chính khách Nhật , Mỹ , châu âu khi họ có ý bênh vực Việt Nam trước Trung Quốc , Tuy nhiên chỉ nói và để đấy , không nghiên cứu theo lời khuyên chân tình của họ .

    Một điều rất tệ là Những phản ứng bênh vực mạnh mẽ của Thủ tướng , ngoại trưởng Nhật , Phi , Mỹ ………Khi Việt Nam gặp khó , thường được VN trích dẫn để tuyên truyền , nhưng khi bản thân họ và các quốc gia đó gặp vấn đề với TQ thì Việt Nam lại lặng im , hoặc phản ứng rất chung chung , cho có . Đó là thái độ rất không thành thật , ăn mảnh , chỉ muốn được người giúp , nhưng không muốn ngược lại .Chỉ muốn ăn của người , nhưng không muốn chia xẻ và đồng cam cùng họ . Mọi nguyên nhân có lẽ do bởi họ coi quan hệ với TQ là thượng đẳng , các quan hệ khác chỉ là tạm thời , mang tính tình huống , đối phó . Với kiểu tư duy như vậy VN thật khó chơi với bất kỳ ai ở mức thân mật .

    Trong các bài phát biểu của Thủ Tướng Nhật Abe , và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuc hagen tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ngày 31- 5 . Các ông này đã lên án TQ và bênh VN ra mặt , nhưng hãy xem thái độ của VN ra sao qua phát biểu của Phùng Quang Thanh , khi vẫn coi vụ giàn khoan 981 “ Là chuyện trong nhà “ của VN – TQ , hình như còn ngầm thanh minh cho TQ .

    “"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."
    "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng". ( Lời phát biểu , ví von của tướng PQT tại Shangri-La ) .

    Đây quả là một thái độ lạ lùng đầy tệ hại và đáng giận . Một cái mặt thật tối tăm , và …….Khó chơi của Chính quyền Việt Nam .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng hợp tất cả các bài phát biểu cũng như phản ứng của lãnh đạo từ trước tới nay có thể dẫn đến kết luận : Họ BÁN chúng ta cho quỷ Satan rồi !

      Xóa
    2. Gió đúng.....
      tôi hiểu được mà trình còi nên không viết được

      Xóa
  9. Mỹ phải làm thật quyết liệt , mạnh tay với Tàu từ bây giờ để chặn đứng âm mưu bành trướng , để đến lúc tình hình leo thang thành chiến sự thì tốn tiền của và cả máu nữa .

    Trả lờiXóa
  10. Việt Nam tinh thần tự cường rất cao là nhận định chưa đúng.

    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nện hiện có hàng triệu phụ nữ nô lệ tình dục đang rải khắp thế giới
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên lãnh đạo ỉa không ra cũng phải xin ý kiến thiên triều
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên hiện có hàng vạn Tiến SĨ rởm và hiện có hàng vạn THẠC SĨ thất nghiệp đang chuyển sang học nghề để mưu sinh
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên đánh MỸ cho Liên Xô TQ
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên mới trở thành bãi thử vũ khí của nhân loại và mới có hàng chục triệu người VN chết oan trong hơn 20 năm nội chiến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá hay!
      Việt Nam có tinh thần tự cường rất cao nên bây giờ:
      1-Phải nhập khẩu từ cái kim khâu.
      2-Đã sản xuất được cái ốc vít biển số xe ôtô.
      3-Từ Bắc chí Nam tràn ngập hàng Trung Quốc nói riêng và hàng ngoại quốc nói chung.
      4-Bán sức lao động rẻ mạt cả tại nội địa cũng như ngoại địa.
      5-Vắt kiệt tài nguyên bán thô, bán rẻ.
      6-Không có ngành công nghiệp nội địa mà chỉ có công nghiệp FDI.
      7-Trở thành bãi rác của thế giới.
      8-Chịu thua thiệt kinh khủng khiếp khi làm ăn với bất cứ đối tác nước ngoài nào.
      9-Giai cấp nông dân, giai cấp công nhân bị bóc lột thậm tệ.
      10-Rất nhiều người ngượng ngùng khi chìa Hộ Chiếu là người Việt Nam cho công lực cửa khẩu khi có dịp ra nước ngoài.
      11-Chỉ có chém chuối, nhậu nhẹt, tham nhũng là vô địch thế giới.

      Xóa
  11. Khi số Trời bắt bành trướng Trung Cộng khai hỏa với Liên Minh do Hoa Kỳ cầm đầu, CNCS sẽ bị xóa sổ trên thế giới tươi đẹp!

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam tinh thần tự cường rất cao là nhận định chưa đúng.

    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nện hiện có hàng triệu phụ nữ nô lệ tình dục đang rải khắp thế giới
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên lãnh đạo ỉa không ra cũng phải xin ý kiến thiên triều
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên hiện có hàng vạn Tiến SĨ rởm và hiện có hàng vạn THẠC SĨ thất nghiệp đang chuyển sang học nghề để mưu sinh
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên đánh MỸ cho Liên Xô TQ
    Việt Nam tinh thần tự cường rất cao nên mới trở thành bãi thử vũ khí của nhân loại và mới có hàng chục triệu người VN chết oan trong hơn 20 năm nội chiến

    Trả lờiXóa
  13. Tôi là dân đen nhưng cũng có thể nhận biết được việc Mỹ- Nhật tỏ ra ủng hộ Việt Nam trong vụ xâm lăng biển đông thuộc lãnh Hải Việt Nam của Trung Quốc. giống như người ta quăng xương gà cho chó cán nhau...Mục đích kích động Việt Nam chống lại Trung Quốc làm cho cả 2 nước suy yếu đi. Đương nhiên Mỹ Nhật là kẻ được hưởng lợi nhất trong cuộc chiến Trung Việt, (Rõ ràng là lòng tốt của 2 kẻ thù của ta đạt không đúng chỗ)...Tôi dự đoán nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp chiếm lại Miền Nam đưa bọn ngụy quân ngụy quyền bại trận đang tị nạn bên Mỹ về nắm quyền cai trị Miền Nam VN...Miền Bắc VN trở về tay Trung Quốc là TQ đưa những người Cộng sản thân Tàu lên làm "Nô tài"cai trị Miền Bắc, Quay trở lại thời kỳ chia cắt như trước 30/4/1975.
    Đảng nhà nước và các vị thông thái hãy suy nghĩ kỹ điều này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một nhận xét quá ấu trĩ.

      Xóa
    2. Cực kỳ ấu trĩ.
      Hậu quả của trăm năm trồng người như thế đấy!

      Xóa
  14. Chỉ sợ 15/16 UV BCT người VN đã và đang làm việc ăn lương của tình báo HOA NAM

    Trả lờiXóa
  15. Chỉ sợ 15/16 UV BCT người VN đã và đang làm việc, ăn lương của cục tình báo HOA NAM

    Trả lờiXóa