Trang BVB1

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Giới hạn của quyền lực


               * Ls. NGUYỄN TIẾN TÀI
Vụ việc Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) khám xét, thu giữ nhiều ngoại tệ và niêm phong 559 lượng vàng miếng SJC tại tiệm vàng Hoàng Mai gây ngỡ ngàng mới đây lại gợi lên một vấn đề tưởng đã ngã ngũ: giới hạn của quyền lực.
Theo phản ánh trên các báo, có thể tóm tắt vụ việc như sau: khoảng 13 giờ ngày 24-4, trinh sát Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an quận Bình Thạnh phát hiện một thanh niên vào tiệm vàng Hoàng Mai trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh bán 100 đô la Mỹ với giá hơn 2,1 triệu đồng nên ập vào lập biên bản. Ngay sau đó, phía công an đã công bố quyết định và thực hiện khám xét hành chính nơi kinh doanh của tiệm vàng này. Trong quá trình khám xét diễn ra đến 21 giờ, công an đã phát hiện, tạm giữ đưa đi 1.164 đô la Mỹ, 2.300 baht, đồng thời niêm phong 559 lượng vàng miếng SJC (sau đó số vàng này đã được tháo gỡ niêm phong và trả lại cho chủ nhà).
Vụ việc trên gợi nhớ đến một vụ việc tương tự xảy ra cách đây 13 năm. Đó là vào ngày 20-2-2001, cửa hàng số 8 Huỳnh Thúc Kháng, quận 1, TPHCM bán một máy ảnh cũ giá 250.000 đồng cho một khách hàng nhưng không xuất hóa đơn. Vị khách này yêu cầu “mang về nhà hỏi ý kiến gia đình, nếu mua thì ra lấy hóa đơn, còn không sẽ mang trả lại”. Hai hôm sau, hơn chục cảnh sát kinh tế quận 1 bất ngờ ập đến lập biên bản về việc bán hàng không xuất hóa đơn, đồng thời tiến hành khám xét toàn bộ cửa hàng. Việc kiểm tra diễn ra từ 10 giờ đến 18giờ với kết cục hàng loạt sổ sách cùng nhiều hàng hóa gồm 53 máy ảnh, 47 camera và 3 máy trộn kỹ xảo, trị giá hàng trăm triệu đồng bị thu giữ đưa đi. Nhờ có giấy tờ hợp pháp và kiên trì khiếu kiện, chủ cửa hàng sau đó đã được trả lại hàng hóa. Nghe nói nhiều cán bộ công an sau vụ ấy đã bị kỷ luật chuyển công tác khác.
Bài học về vụ khám xét cửa hàng số 8 Huỳnh Thúc Kháng thiết nghĩ vẫn còn nóng hổi. Trong một thể chể văn minh, quyền lực bao giờ cũng phải bị giới hạn và giới hạn rõ nhất là không được xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Pháp luật sẽ quy định “lằn ranh đỏ” và chính quyền chỉ được sử dụng quyền lực trong phạm vi và theo cách thức đã được pháp luật quy định. Trong cả hai vụ việc nói trên, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã quy định rất rõ: việc khám xét hành chính chỉ và chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đây chính là “lằn ranh đỏ” mà cơ quan khám xét không thể được phép vượt qua cho dù có thể họ có những ý định tốt đẹp rằng chúng tôi muốn giăng bắt hốt trọn một mẻ lưới thật to đối với kẻ vi phạm pháp luật.
Điều này cũng tương tự như trong một vụ án hình sự, chỉ khi xác định có đầy đủ dấu hiệu phạm tội cơ quan chức năng mới được quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bởi vì nếu làm ngược đi, tức là vượt qua “lằn ranh đỏ” thì hành vi ấy có thể sẽ gây ra oan sai, từ đó tác động tiêu cực đến hàng loạt quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hàm oan. Đáng tiếc là hơn 10 năm đã trôi qua kể từ vụ cửa hàng số 8 Huỳnh Thúc Kháng nay lại tiếp tục tái diễn một vụ khám xét tương tự. Trong đó, có cảm giác dường như cơ quan khám xét vẫn lúng túng về “lằn ranh đỏ” khi thực hành quyền lực của mình. Trung tá Đặng Ngọc Vinh, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an quận Bình Thạnh, giải thích về lý do khám xét: “Lúc lập biên bản quả tang... bà Mai kiên quyết không thừa nhận, do đó chúng tôi phải xin lệnh khám xét hành chính từ chủ tịch UBND quận Bình Thạnh để thu thập bằng chứng liên quan tới hành vi vi phạm, đấu tranh, xử lý” (Tuổi Trẻ, 27-4-2014). Nếu đúng như giải thích trên thì rõ ràng việc khám xét hoàn toàn mang tính chủ quan, thay vì chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Việc thu thập và sử dụng chứng cứ về hành vi vi phạm trong cả hai vụ việc cũng cho thấy có điều gì đó chưa được minh bạch và theo một cách thức luật định. Trong vụ số 8 Huỳnh Thúc Kháng, chủ cửa hàng bị khám xét cho biết trong qua trình khám xét họ có đề nghị được đối chất với người mua chiếc máy ảnh để làm rõ về việc không xuất hóa đơn nhưng đã bị cán bộ công an “đập bàn” không cho. Còn trong vụ tiệm vàng Hoàng Mai, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai, quyết liệt phản đối vì cho rằng mình bị “gài bẫy” khi bị buộc ký vào một biên bản vi phạm, trong đó không có thông tin gì về người thanh niên bán đô la. Người thanh niên này là ai? Tại sao chỉ có chủ tiệm vàng bị lập biên bản trong khi theo quy định cả người mua lẫn người bán ngoại tệ trái phép đều phải bị xử lý vi phạm hành chính? Giả sử nếu đúng là người thanh niên được đưa vào để tạo chứng cứ thì liệu có được phép và chứng cứ đó có giá trị pháp lý hay không? Rất tiếc, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành chưa quy định rõ về vấn đề này.
Phải chăng đây là một “kẽ hở” của luật pháp? Tuy nhiên, nếu xét về mặt đạo đức nghề nghiệp cũng như dựa trên nguyên tắc “công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” thì với những “làn ranh đỏ” ấy cũng đủ để khẳng định việc tạo chứng cứ để xử phạt là hành vi không thể chấp nhận và được phép. Bản thân người được đưa đi “cài” tạo chứng cứ trong một số trường hợp cũng phải bị xử lý vi phạm và do vậy việc tạo chứng cứ đó chính là một hành vi vi phạm pháp luật.

NTT /TBktsg

18 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 08:34 3 tháng 5, 2014

    "Luật là tao.Tao là luật".

    Trả lờiXóa
  2. Ở một chế độ có nhiều kẻ vỗ ngực: "Tao là luật" thì dân tình chịu áp bức, oan sai là chuyện thường? Muốn yên thân tốt nhất không làm gì, an phận với thân phận làm công ăn lương, sống nghèo, nhưng phải có máu "Võ Tòng", "Phạm ngọc Viết" khi bị đẩy vào đường cùng.

    Trả lờiXóa
  3. thứ nhất, công an họ không bao giờ làm tùy tiên.khi đánh án họ họp bàn cụ thể và bầy binh bố trận.vì thế họ đã có lệnh khám xin từ trước và có quân xanh.thứ hai tại sao họ làm thế.?đây chính là lỗ hổng của pháp luật sự tùy tiện hành xử của chính quyền với công cụ là công an trong tay để thực hiên mưu đồ xấu núp danh chính nghĩa. và sau khi bị dư luận phản đối họ tìm cách bao biện và đổ lỗi. vì thế cần xử lý công khai. minh bạch.

    Trả lờiXóa
  4. Nhân chuyện này lại nhớ kỳ án "Hòn đá bà Sắc ở Chư Sê"
    Bà Sắc ở huyện Chư Sê khi đào ao lấy nước tưới cây gặp hòn đá, cũng như tất cả mọi người trong chúng ta, bà nghĩ hòn đá trong vườn nhà mình là của mình nên chất lên xe mang về nhà.
    Quan tri huyện Nguyễn Hồng Linh nhìn thấy liền tịch thu mang về huyện đường, phạt mụ Sắc 2 triệu VNĐ đoạn bắt sai nha hàn cũi sắt tống giam "tên" đá kia. Bà Sắc uất ức quá bè đi kiện. Tại tòa, ông Nguyễn Đình Viên - Trưởng phòng TNMT huyện Chư Sê (quan Nguyễn Hồng Linh vắng) phán đại ý : đá là khoáng sản mà phàm đã là khoáng sản thì chính quyền có quyền tịch thu. Nghe vậy Bà Thái Thị Phương Thảo (Đại diện VKS) phải bật cười mà rằng : Đại diện cơ quan chính quyền mà nói vậy là hết sức nhầm lẫn. Bởi khoáng sản thì bao gồm nhiều loại, có thể là các loại quặng; các loại đá quý hiếm; các loại đá thuộc lĩnh vực xây dựng như đá vôi, cát, đất sét… thì làm sao tịch thu được.
    Đến đây, các nghành LẬP HÀNH TƯ PHÁP XHCN của chúng ta không thể ngờ rằng đồng chí Viên phát ra một ngôn mà nó vĩnh viễn đi vào lịch sử nhân loại: “TÔI VẪN TỊCH THU ĐẤY”.
    Gớm chưa!?
    Đặc sắc XHCN Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  5. Đã là kinh tế thị trường sao có truyện cấm người dân trao đổi ngoại tệ.duy nhất ơ việt nam có truyện lạ này! Người ta tạo ra bẫy để có thể tuỳ tiện cướp của người dân. Ở Mỹ vá các quốc gia khác sợ bạn o có sức mà đổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đành là kinh tế thị trường nhưng đặc sắc Việt Nam ở chỗ : ĐỊNH HƯỚNG XHCN.

      Xóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 13:37 3 tháng 5, 2014

    Bây giờ chỉ có một cửa tiệm......Năm 1978,tất cả các cửa tiệm ở miền Nam, bán từ gói bột ngọt cho tới máy cày,đều bị xét niêm phong tịch thu.Gia chủ thì đem bỏ tù.Thế luật nào,thưa quý vị ?

    Trả lờiXóa
  7. "Giới hạn của quyền lưc" khái niệm này không thể tồn tại ở một thể chế độc mà đảng lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  8. Bàn chuyện lằn ranh đỏ hay đen lúc này hình như không phải lúc, dư luận chỉ quan tâm :CA Bình Thạnh làm vụ này, mục đích thật sự là gì. Những giải trình của họ xem ra rất vu vơ, tùy tiện. Bảo họ vượt quyền sao được khi cái tư tưởng " luật là tao, tao là luật " còn khá nặng nề. Không chỉ kinh doanh vàng mà các ngành nghề khác bất cứ lúc nào cũng có thể là nạn nhân của những cuộc kiểm tra bởi lí do trời ơi có thật và ngụy tạo. Thay vì trông vào công an để được bảo vệ, người ta đang rất cảnh giác với công an. Ai mà tin được mấy ông này.

    Trả lờiXóa
  9. Cướp đêm là giặc Cướp ngày C Sa

    Trả lờiXóa
  10. Đề nghị LS Nguyễn Tiến Tài viết thêm nhiều bài về việc nầy, gạt bỏ sang đàng sau việc nầy Nhà nước có ý đồ gì hay không, nhưng việc 1 người dân vào bán 100 USD thì bị lập biên bản khám xét toàn bộ hàng hoá.... thì thật là nguy hại cho nền kinh tế mở hiện nay. Việc cấm mua bán ngoại tệ là luật định của Nhà nước, nhưng trên thực tế hiện nay có Tiệm mua bán vàng nào mà không mua bán ngoại tệ, hãy đến các chợ cửa khẩu : Lạng Sơn. Quảng Ninh, Tịnh Biên..... dân mua bán, đổi ngoại tệ không cần cả cửa hàng kia mà... Có nên hợp thức hoá luôn hay không ? Cho rằng đây là phạm pháp thì ngành Công An, QLTT.... đều có quyền nầy trong tay, chỉ cần gài 1 người vào Tiệm đổi, bán ngoại tệ là phạm pháp rồi, đất nước nầy sẽ rối lên mất, trở lại thời gian 1975 - 1990 mua bán cái gì cũng dính hết từ vài kg cà phê, vài chục kg gạo, mươi bịch thuốc lá Samit, vài xấp vải Thái Lan........ Các tiệm vàng nho nhỏ ở các chợ Xã, Ấp trên toàn quốc hiện nay đều có mua, bán đổi ngoại tệ cả đấy !

    Trả lờiXóa
  11. Thưa luật sư Nguyễn Tiến Tài , không có làn ranh đỏ nào cả ,tất cả phụ thuộc vào quyền lực và nhân cách của người thi hành quyền lực.,cái thứ nhất thì thừa thãi,cái thứ hai thì ...rất ít

    Trả lờiXóa
  12. Nhà nước việt nam muốn gom dollar về tay mình, dollar mỹ là tiền của bọn tư bổn sắp dãy chết mà sao có sức hút ghê thế nhể, có 100 dollar mà huy động tổng lực cả phường vào cuộc trong khi trước đó một bác bên tổng cục đường sắt kêu rằng có tí( khoảng 400 triệu dô) mà rần cả lên, thật chả hiểu ra làm sao cả. Quản không được thì cấm và càng cấm người ta càng dễ thu lợi, dễ dẫn đến buôn lậu và một khi có buôn lậu là có bảo kê, rồi ai nảo kê? Họ chứ ai. Thống đốc ta từng nói chống dollar hóa, chống vàng hóa và sắp tới chắc chống kinh tế hóa luôn để trở về với bản chất của nền kinh téo thị trường có định hướng xhcn, thử hỏi bắt một ông CEO giỏi nào đó làm việc mà ổng biết trước việc mình làm chỉ đi trên một con đường đã vạch ra và chỉ đóng khung trong đó thì tốt nhất cứ để mấy ông học hết lớp hai làm kt vẫn ổn. U40

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhật hình như không quan tâm VN xử vụ 80 triệu yên ra sao. Nhưng họ coi như đóng sập cửa cho VN vay tiền rồi. Các báo giờ xoay qua nói "nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất", vì không có tiền vay để làm sân bay Long Thành.

      Xóa
  13. Sau khi về hưu (năm 1991), cố bộ trưởng Bộ Công an Mai Chí Thọ rất tích cực tham gia Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo TP.HCM. Mỗi lần họp Ban chỉ đạo, ông thường phê phán tệ nạn tham nhũng, lạm quyền, hành dân, ông thường nói: "Trong mắt công an bây giờ, mọi người dân đều chưa phạm tội, chứ không phải là không phạm tội".

    Trả lờiXóa
  14. Việc làm của CA và CQ ở quận bình thạnh đối với tiệm vàng hoàng mai không phải là trường hợp cá lẻ mà nó là bản chất của cái chế độ này rồi, không chỉ có ở tiệm vàng mà ở tất cả các lĩnh vực khác như nhà nghỉ, nhà hàng,xe khách, doanh nghiệp, công ty của cá nhân đều có hiện tượng bị móc túi kiểu như trên từ lâu rồi. Có thể nói bản chất của chế độ, của CQ, của CA, của quan chức hiện nay đúng như bộ phim 2 tập " chôn nhời " đã phản ảnh. dã man hơn thời thực dân.

    Trả lờiXóa