Trang BVB1

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Vì sao tham chiến ở VN, lính Mỹ không bao giờ lo thiếu đạn?

           * MINH ĐỨC
Lượng đạn dược Mỹ chuyển đến Việt Nam trung bình khoảng 40.000 tấn/tháng trong năm 1966, đến giữa năm 1968 số lượng đã vượt quá 100.000 tấn/tháng.
Khi Mỹ mở rộng can thiệp quân sự vào Việt Nam từ năm 1965, việc đảm bảo cung cấp đạn dược cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu trở thành một vấn đề quan trọng. Ban đầu, nhiệm vụ cung cấp đạn dược do đơn vị đặc nhiệm số 5 có trụ sở tại Nha Trang và một đơn vị trực thăng có trụ sở tại Sài Gòn đảm nhận.
Các kho lưu trữ tại sân bay Tân Sân Nhất từ thời Pháp để lại chỉ có khả năng lưu trữ tối đa khoảng 1.500 tấn đạn dược, trong khi đó giới hạn an toàn của các kho này chỉ khoảng 900 tấn. Căn cứ theo quyết định tại hội nghị Hawaii ngày 09-11/04/1965, lữ đoàn hậu cần 173 thuộc Bộ tư lệnh hậu cần số 1 có trụ sở tại Okinawa, Nhật Bản được điều động đến Việt Nam nhằm đảm bảo cung cấp hậu cần cho các hoạt động của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

Một phần tổng kho Long Bình, Biên Hòa, 
kho dự trữ đạn dược lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Một loạt các căn cứ hậu cần mới đã được xây dựng thêm tại Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh và Vũng Tàu để đáp ứng nhu cầu đạn dược ngày càng tăng của quân đội Mỹ. Các kho lưu trữ tại Tân Sơn Nhất đã được mở rộng với sức chứa lên đến 4.000 tấn đạn dược.
Từ tháng 04-06/1965, công tác vận chuyển đạn dược đến Việt Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn, đạn dược chất đống tại cảng Cam Ranh, quá trình trung chuyển đến các kho diễn ra hết sức chậm chạp. Trước tình hình đó, Mỹ đã thành lập thêm lữ đoàn chuyên trách về đạn dược số 182.
Sự ra đời của lữ đoàn này đã giải quyết các vấn đề trong trung chuyển đạn dược, đến tháng 06/1966 dòng chảy đạn dược phục vụ cho quân đội đã được đảm bảo ổn định và suôn sẻ hơn. Kho lưu trữ đạn dược chính cho quân đội Mỹđược bố trí ở 3 khu vực chính, Đà Nẵng đảm bảo cung cấp đạn dược cho các hoạt động của quân đoàn I (vùng I chiến thuật), căn cứ ở Cam Ranh đảm bảo cung cấp cho quân đoàn II (vùng II chiến thuật), căn cứ ở Long Bình, Biên Hòa (đây là kho dự trữ vũ khí lớn nhất của quân đội Mỹ ở Việt Nam) đảm bảo cung cấp đạn dược cho quân đoàn III (vùng 3 chiến thuật) cũng như hỗ trợ cho các kho ở các khu vực khác khi cần thiết.
Đạn dược được vận chuyển đến Việt Nam từ các kho của quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương bằng đường biển, tập trung ở 3 cảng chính là Đà Nẵng, Cam Ranh và Sài Gòn. Từ đây, đạn dược sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến các kho lưu trữ trong khu vực.
 
Đạn pháo 175mm đang được vận chuyển từ tàu mẹ vào bờ bằng các xà lan.
Lượng đạn dược được chuyển đến Việt Nam trung bình khoảng 40.000 tấn/tháng trong năm 1966, một năm sau số lượng đã tăng lên gần gấp đôi đạt 75.000 tấn/tháng vào năm 1967. Đầu năm 1968 số lượng vận chuyển đã tăng lên đến 90.000 tấn/tháng, đến giữa năm 1968 số lượng đã vượt quá 100.000 tấn/tháng.
Việc vận chuyển đạn dược đến các đơn vị chiến đấu của quân đội Mỹ cũng như quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) được thực hiện chủ yếu bằng máy bay, đặc biệt là trực thăng được xem là công cụ chủ yếu để cung cấp đạn dược cho các đơn vị chiến đấu tiền tiêu.
Đỉnh điểm vào năm 1970 tổng cộng có khoảng 12.000 máy bay đã được sử dụng cho các hoạt động vận tải đạn dược phục vụ cho các hoạt động của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Trực thăng UH-1 và CH-47 là 2 loại máy bay chính trong chiến lược trực thăng vận của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
Số lượng đạn dược vận chuyển bằng trực thăng ra chiến trường trong năm 1967 đạt khoảng 828.000 tấn, đến năm 1968 số lượng vận chuyển tăng lên đến 1.123.032 tấn, đỉnh điểm vào năm 1969 số lượng vận chuyển lên đến 1.277.123 tấn.
 
Không vận là nguồn cung cấp đạn dược chủ yếu
cho các hoạt động chiến đấu của quân đội Mỹ và VNCH
trong chiến tranh Việt Nam.
Nhờ khả năng hậu cần bằng đường không rất hùng hậu, quân đội Mỹ và QLVNCH không bao giờ phải lo lắng về vấn đề thiếu đạn trong lúc chiến đấu. Mỗi lần ra chiến trường họ cứ thế mà vãi đạn mà không cần quan tâm khu vực đó có mục tiêu hay không.
Bất kỳ những khu vực khả nghi nào đều được quân đội Mỹ và QLVNCH dội xuống đó hàng tấn bom đạn. Mặc dù đạn dược dồi dào là thế nhưng nó lại không đi đôi với hiệu quả chiến đấu. Sự vượt trội về hỏa lực trên chiến trường đã không mang lại nhiều lợi thế cho quân đội Mỹ và QLVNCH. Lối đánh của Mỹ chủ yếu dựa vào chiến thuật “tối đa sức mạnh hỏa lực” nên vô cùng tốn kém, tạo nên gánh nặng rất lớn cho công tác hậu cần.
Trong khi đó, Quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam đã xây dựng thành công thế trận chiến tranh nhân dân, đẩy quân đội Mỹ và VNCH phải chống chọi trên nhiều mặt trận cùng lúc nên chiến thuật áp đảo về hỏa lực của Mỹ trở nên không hiệu quả.
Gánh nặng chi phí hậu cần ngày càng leo thang trong khi tình hình tại chiến trường miền Nam Việt Nam diễn biến theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho Mỹ. Washington buộc phải cắt giảm viện trợ cho quân đội Mỹ và QLVNCH. Vốn đã quen với “lối đánh phung phí” một khi việc cung cấp đạn dược không được như trước thì thất bại là điều không thể tranh khỏi.
M.Đ
 
----------------

21 nhận xét:

  1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ.
    đứng giữa lòng thủ đô CHXHCNVN, tôi chửi bố thằng giôn sơn, ních sơn, dê dôn pho...làm nghèo nước CHXHCNMẽo.

    Trả lờiXóa
  2. Lòng dân VN đã đảo chiều. Nhưng người Mỹ thực tế có xâm lược VN đâu mà mong họ lặp lại? Khi đó họ chỉ sợ CNCS tràn xuống phía Nam (Đông Nam Á).
    Giờ cá 1 ăn 1.000.000.000.000 cũng chẳng có thêm 1 quốc gia công sản nào hình thành trên thế giới - cho tới khi nhân loại diệt vong, hoặc di cư tới các Thiên hà khác khi Trái Đất đi tong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quân đội nào, cũng cần có đạn dược, mà cái gì cũng có thời hạn.

      Vậy đem, cho hoặc bán ré quân đội nước nghèo khác, để họ bắn nhau, trên đất nước khác, vừa thử nghiệm xem, vũ khí mình sản xuất có hiêu quả không, để bán đắt giá, cho nước giàu khác, là cái hay.

      Chỉ có, mấy ông chính trị và tướng lĩnh của nước nghèo, không đủ khôn, ngồi với nhau, để dẹp chiến tranh trên nước mình, sang một bên.

      Cái dân tộc Việt nam, là như vậy.

      Xóa
    2. Tôi cũng cá là nếu hỏi nhân dân ngày nay muốn chơi với Mỹ như Nam Hàn hay chơi với Cộng sản Tàu như Bắc Hàn thì quí vị cũng đoán được câu trả lời của đại đa số nhân dân.
      Trong thời đó CS Bắc Hàn đem quân muốn thôn tính Nam Hàn, CS miền Bắc VN thôn tính miền Nam...tất cả chỉ nằm trong chủ trương của CS quốc tế trong tham vọng nhuộm đỏ thế giới.

      Xóa
    3. Mấy (nếu dưới 10 người ta dùng từ đếm "mấy") nước CS trên thế giới, từ nay chỉ giảm, không tăng!

      Xóa
  3. Bài này rất thíc hợp cho các DLV "trổ tài". "Nào xin mời! Ép dẻo CMND, giấp phép lái xe..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xáp vô tả xung, hữu đột đi NLVH mang danh Lại Thành Kiên. Bà con đang chờ comment của ông.

      Xóa
  4. Ngoài ra các loại Vũ khí và Trang bị, quân vụ họ không sử dụng à bỏ bừa bãi trên chiến địa! Ông Mĩ nào chịu nổi

    Trả lờiXóa
  5. Tiến hành cuộc chiến ở Việt Nam,mục đích chính là tiêu thụ đạn dược và các phương tiện bị tồn kho.
    Chuyện gọi là " BE BỜ " hay Cộng sản chẳng qua là chuyện con trẻ.
    Trước 1965,toàn bộ vũ khí của QGP đều của Mỹ cả,từ 1965 về sau đến du kích cũng không thèm vũ khí Mỹ nửa,mà cho mấy anh nông dân hoặc dân quân.
    Còn chuyện thua thắng thì phụ thuộc nhiều chuyện.Ví dụ,mấy ông Vi- Xi phản gián,xúi Mỹ và ông Nhu làm ấp chiến lược giúp cho Vi- Xi chuyển nó thành ấp chiến đấu cực kì hiệu quả,nhờ nó mà QGP nói chung như bóng ma giữa ban ngày,bám riết đội quân MỸ đến hồn xiêu khí lạc.
    Chưa gì có người đã chê rồi...Thật ra chả dại mà đánh Mỹ hay quân Sài Gòn đâu,mà phải chọn ưu tiên,ví dụ Mỹ thì sư nào,lữ nào,vói quân Sài Gòn thì chủ yếu chon vài đơn vị TQLC,Dù,BĐQ,và cả khi tác chiến thì cứ tập trung chổ nào có cái cần ăng -ten cao nhất.Nhào vô thì đương nhiên đối phương thành tử sĩ,ta thì bị thương,thế trận hoản loạn ngay,và thua là tất nhiên.
    Sách lược xưa nay của dân Việt TA mà " địch đánh ta chạy,địch chạy ta chặn đầu đánh ".Nên có vè thành phương châm tác chiến rồi,miễn nhắc lại.
    DLV nào mà trổ tài được.Nhưng thực tế xưa nay trên thế gian này có nước nào đi xâm lược nước khác mà thắng đâu ? Đến đâu là họ lập bộ máy chính quyền ở đó như thật.THUA là phủi tay.chả có cái bệnh viện cho hậu chiến.
    Mỹ suy cho cùng là nước nghèo nhất thế giới.vì đến giờ mà còn cắm cổ đi làm bờ tại xứ U k rai gì đó.
    Nghĩ cho cùng,mình còn chưa hiếu chính mình,thế quái nào hiểu mấy anh dân châu âu đi kinh tế mới.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông CS dở hơi biết bơi ơi, chúng tôi không mất thời gian đọc ông nữa đâu - cứ như con dơi, chẳng phải chim, chẳng phải chuột.

      Xóa
    2. May cam mom di cai thang Cong Son dien kia

      Xóa
    3. Ông này nói gì tôi đéch hiểu. Khổ quá!

      Xóa
    4. CS liên doanh với hãng thuốc Panadol, trị nhức đầu cho người nào trót đọc lão.

      Xóa
  6. "Người Mỹ thực tế có xâm lược VN đâu mà mong họ lặp lại? Khi đó họ chỉ sợ CNCS tràn xuống Đông Nam Á", tôi đồng ý với quan điểm của bạn Nặc Danh. Còn CNCS hô hào là giải phóng dân tộc, thấng nhất đất nước. Thực chất CSCS là láo khoét.

    Trả lờiXóa
  7. 1- Đôi lời với anh Tạo: TBT báo Nhân Dân là nhà thơ Thuận Hữu (nổi tiếng với bài Những phút xao lòng) chứ không phải ông Huynh (ông này không có khả năng làm thơ). Một chi tiết sai làm bài viết mất giá trị.
    2- Cũng chả trách ông Sinh Hùng, có vị nào trong tứ trụ có câu nào hay đâu? Phần lớn phát biểu linh tinh, còn người có ý hay lại không thật.

    Trả lờiXóa
  8. Con cháu RỒNG TIÊN con cháu VUA HÙNG cứ nồi da xáo thịt đi vũ khí giết người ngày càng khủng khiếp đã có các siêu cường cung cấp cho hai bên chém giết không ngưng nghỉ? Để thằng hang xóm TC giựt ít đất dai biển đảo khống chế ktct tài nguyên mt... đến nay 2014 và mãi về sau k ngóc đầu lên dược???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  9. Kho đạn Long Bình to đến thế mà chẳng có một Lê văn Tám nào xuất hiện làm đuốc sống cả, uổng thiệt ! Nếu không CHXHCNVN lại có thêm cái tên đặt tùm lum cho trường học, đường xá rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Có một điểm không thấy tác giả nói đến là khi Mỹ cắt giảm tiếp liệu về súng đạn cho chiến trường miền Nam thì cùng lúc đó. Sô Viết, Tàu Cộng vẫn tiếp tục hay tăng viện súng đạn đem vào đánh miền Nam VN

    Trả lờiXóa
  11. Xin trả lời bạn 12:19,
    Liên Xô viện trợ để tổng tấn công 3-4/4/1975 chỉ là hàng vũ khí mẫu thôi,còn lại phần lớn do Mỹ viện trợ gián tiếp,kể cả máy bay.
    Bạn tìm hiểu nhé,
    Tiểu đoàn xe Tăng xung kích,từ rừng lá chạy một mạch đến Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ ngày 30/4 năm ấy thì hơn một nửa là xe tăng của MỸ.
    Mấy bay ném bom tân sơn nhất toàn của Mỹ,Vi- Xi có máy bay đâu,Mỹ cho thì lấy.
    Cối 61, 81,súng bắn máy bay 12,7 ly và đạn của nó là do Mỹ giúp cho vi- xi,Nga,Tàu có làm loại này đâu ?
    Ngày nay chúng thi đua nhau phá là mong MỸ giúp tiếp.Thật ngu hết biết,vì Mỹ nay nó thương dân trung đông và đông Âu rồi,với Việt Nam thì bán cá rẻ ,tôm ngon nó còn chả thèm mua.
    Còn mấy bạn nói mình tệ quá,cũng nói thiệt nhé.Ngày xưa thì cho xuất khẩu tất kể cả hạ sĩ,nhân viên...miễn là MỸ cho định cư,cớ gì ở lại sinh ra lẩm cẩm.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh CS ơi. Anh chưa khỏe à? Cố chữa bệnh, đừng nghĩ ngợi gì nhiều...
      (Người tình cũ của anh.)

      Xóa
    2. À à điều này Đại Tá Bồng có thể nói cho bà con nghe được không ? Súng đạn, xe tăng của bộ đội có phải là hơn một nửa là của Mỹ hay là của Sô Viết và Tàu?

      Xóa