Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Trả công chức về cho… mẹ dạy


Giờ thì các ông bà ân đen khỏi phải thắc mắc, khỏi phải thấy phận mình bé tí ti như con sâu cái kiến mỗi khi đến các cơ quan công quyền
Trong một bản tin thời sự trên VTV1 gần đây, có một cụm từ khá lạ tai, đó là “4 xin” mà cán bộ phải học khi tiếp xúc với dân bao gồm: xin chào, xin lắng nghe, xin lỗi, xin cảm ơn. Cô bé tiểu học của nhà tôi thắc mắc ngay: “Mẹ ơi, tại sao cán bộ lại phải học những điều...mẹ dạy con từ bé?”.
Bản tin trên một trang tin điện tử chính thống ngày 15/4/2014 đã phát đưa rõ nội dung chỉ đạo: “Tỉnh phải rà soát lại chương trình tổng thể cải cách hành chính, cải cách công chức, công vụ, thể chế, đào tạo nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ, công chức để đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, mà điều đầu tiên mỗi cán bộ phải học khi tiếp xúc với dân là học “4 xin” (xin chào, xin lắng nghe, xin lỗi, xin cảm ơn).Nghe con hỏi, thoạt đầu tôi cũng không dám tin vào tai mình, chẳng biết là mình có nghe nhầm không nên không dám khẳng định ngay với con trẻ. Tò mò lên mạng tìm kiếm thì hóa ra có một chương trình như thế thật, tại tỉnh Bình Dương.
Càng nghĩ càng thấy cô con gái 8 tuổi của tôi thắc mắc vậy mà có lý, bởi cái công thức “4 xin” này chả có gì cao siêu kỳ bí cả, chỉ là những phép tắc lễ giáo sơ đẳng và cơ bản của con người mà bà mẹ nào cũng từng dạy con.
Đó là khi gặp người khác thì phải chào, khi họ nói thì phải lắng nghe, khi mình có lỗi thì phải biết xin lỗi, khi được người khác giúp đỡ thì phải cảm ơn. Thiết tưởng đó là điều mà một em bé bình thường nào ở tuổi lên 3 cũng có thể làm được, vậy tại sao giờ đây mỗi cán bộ lại phải học điều này. Hơn thế nữa, lại còn tổng kết thành công thức “4 xin” nghe thật là trọng đại.
aVậy chẳng hóa ra các cán bộ công chức của chúng ta không được cha mẹ thầy cô dạy những điều này từ bé? Hay là họ có được học nhưng rồi theo năm tháng, theo bậc thang của tuổi tác, chức vụ nên những phép tắc giao tiếp cơ bản bình thường này đã bị xóa sạch trắng trong bộ nhớ?
Đấy nhé, giờ thì các ông bà dân đen khỏi phải thắc mắc, khỏi phải thấy phận mình hèn hạ bé tí ti như con sâu cái kiến mỗi khi đến các cơ quan công quyền. Là bởi vì các cán bộ công chức đã quên tiệt hết cả những phép giao tiếp căn bản được cha mẹ thầy cô dạy từ thuở nhỏ rồi. Không biết chào, không biết lắng nghe, không biết xin lỗi, không cả cảm ơn.
Sợ thật, những con người được đào tạo qua bao nhiêu trường lớp, tôi luyện qua bao nhiêu thử thách mới được xếp vào hàng “cán bộ, công chức”, vậy mà giờ đây lại phải học lại bài học đầu tiên với công thức “4 xin” như trẻ lên 3. Vậy thì với tư cách một bà mẹ, tôi hỏi khí không phải rằng nhà nước có nên trả họ về cho mẹ dạy lại hay không? Tại sao lại phải có đề án tốn tiền của chỉ để công chức nhà ta phải học lại những điều sơ đẳng như thế?
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi nghĩ toàn dân chúng ta vẫn phải đồng tình biểu dương công chức tỉnh Bình Dương vì họ đã dám nhìn nhận ra cái lỗi quên trong bộ nhớ của mình mà nâng cấp nó, sửa chữa nó nhằm xứng đáng với những người dân đã đóng tiền thuế mồ hôi nước mắt để họ ngồi ở vị trí đó.
Trên khắp đất nước này, có ai biết những tỉnh thành địa phương nào cảm thấy công chức cán bộ của mình cũng cần phải học lại công thức “4 xin” thần bí này không nhỉ? Cái công thức có vẻ giản đơn nhưng nó lại có phép màu ghê gớm, bởi nhờ nó mà các ông bà dân đen mới được trở về đúng vị trí bình đẳng của họ trước các nhân viên công quyền.
Các ông bà dân ơi, mong là cái công thức này sẽ được biết đến nhiều hơn, rộng rãi hơn để dân được tham gia vào giám sát quá trình cải cách hành chính, cải cách công chức, công vụ.
Chúng ta hoàn toàn có quyền thẳng thắn nói với một công chức cán bộ nào coi thường dân, xem mình như cha mẹ dân, thái độ xấc láo, không biết đến phép tắc giao tiếp của con người bình thường, rằng ông/bà đã thuộc công thức “4 xin” chưa? Nếu thuộc thì phải biết cách giao tiếp ứng xử cho ra một con người, còn bằng không thì chúng tôi xin gửi trả ông/bà về cho mẹ dạy.
Nói thế đi cho nhanh.
  • Mi An/NguoiViet

17 nhận xét:

  1. Rõ khổ, có bằng đại học rồi mới đi học tiểu học.
    Lúc còn nhỏ cũng được ba mẹ dạy căn bản đạo đức rồi nhưng vào chốn công đường là nơi chỉ có dối trá, nịnh hót, hợm hĩnh, cướp giật v.v. nên còn nhớ gì nữa đâu. Lúc nào cũng coi mình là "chúa" thì làm gì có "xin chào, xin lắng nghe, xin lỗi, xin cảm ơn".
    Thực ra đây chỉ là trò mị dân mới , được bày ra để giúp bà con mình vui vẻ "một vài trống canh"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mị dân gần thế kỷ rồi chưa đủ sao? định dở trò mới à? Bọn đại bịp đi chết đi cho dân nhờ!

      Xóa
  2. Trả công chức về cho… mẹ dạy?
    Không, cho mẹ xin. Mẹ sợ lắm! Bọn nó suốt ngày chửi mẹ mắng mắng cha đấy. Các con đọc trên báo giấy thì biết!
    (Mẹ Xuốt)

    Trả lờiXóa
  3. Những kẻ không quen nói câu cảm ơn, xin lỗi. Nay phải dùng tới sẽ rất ngại ngùng, khó nói.
    Ở các nước văn minh, gặp quan chức thường nghe câu đầu tiên từ quan chức là : tôi giúp (ông, bà, anh, chị) được gì ?. Cảm ơn, xin lỗi là truyện bình thường, là phép lịch sự tối thiểu.
    Ở VN câu thường nghe thấy đầu tiên là : cần gì, muốn gì ? Ít thấy câu cảm ơn, xin lỗi.
    Quan chức VN sai hay người Vn không đáng được đối xử văn minh như vậy, mặc dù dân là chủ đấy ( HP đã khẳng định như vậy )
    Dạy lai cho công chức biết cách ứng xử văn minh tối thiểu là cần, nhưng với mấy ông kên kên xem ra chỉ kêu gọi suông là không được.

    Trả lờiXóa
  4. Thật buồn cười , dẫu vẫn biết hề quá , nhưng thôi thì cái ban Tư tưởng VH, hay tuyên giáo gì đó ở địa phương khg vẽ ra việc để làm thì ngồi chơi xơi nước quanh năm à ? ngay cả người khởi xướng chuyện này chắc gì họ đã tin nó sẽ thành công ?

    Trả lờiXóa
  5. Xin các bác, đừng bày trò nữa, vô duyên lắm.
    Dân biết hết các tiểu xảo ấy rồi :
    Thời mậu dịch XHCN vào cửa hàng nào cũng chình ình khẩu hiệu :"Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi"
    Đập vào mắt khách khi bước vào cổng mấy công ty công ích lương khủng của TP HCM là câu khẩu hiệu khủng :"Cần kiệm liêm chính chí công vố tư"
    Bước vào công ty Nicôtex Thanh Thái Thanh Hóa ai cũng nhìn thấy dòng đại tự :"Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên"
    "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" kiểu gì mà dân xã Bắc Sơn Thanh Hóa bảo : chúng tôi không cần vĩnh hằng, chúng tôi cần đất để có cái ăn cái mặc, hết kiếp người chúng tôi về với cát bụi mà chính quyền Thanh Hóa mở trận đánh đẹp với lực lượng chuyên chính hùng hậu, bắt 10 người, đánh dấu đen 70 người và dự án "vẫn cứ được tiếp tục"
    ....
    Không mặt lạ nào, không "Sắc ngọc khang" nào làm bộ mặt của quý vị trở nên dễ nhìn hơn đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn ở bệnh viện thì : " Bác sĩ như mẹ hiền " , " Lương y như tử mẫu " .

      Xóa
  6. "xin chào, xin lắng nghe, xin lỗi, xin cảm ơn."
    Ối cha mẹ ơi! Nền dân chủ đang e thẹn tiến đến VN?

    Trả lờiXóa
  7. Khách quan mà nói thì lãnh đạo Bình Dương đã phải làm cái việc cực chẳng đã. Đi dạy cho Công chức ( thuộc bộ máy công quyền Xã, huyện, Tỉnh, Sở, Ban , ngành ) " 4 xin" không chỉ có Bình Dương mà trên 63 tỉnh thành và các Bộ . Quyền lực đã biến công chức ( ăn lương từ thuế của để phục vụ chính quyền nhân dân), thành ông chủ khi tiếp xúc làm việc với nhân dân. Nguyên nhân gốc rễ ở đâu, tại sao vậy? Vì bộ máy công quyền đã dần biến chất , cố tình quên và quên hẳn chức năng phục vụ và tính chất thừa hành của nó. Vậy ai kiểm soát điều chính bộ máy này?

    Trả lờiXóa
  8. Bà mẹ VN anh hùng mắng con : Thằng mặt dày , ai dạy mày ăn nói vô phép như vậy , mày làm không được thì mày từ chức , chứ sao mày lại đổ trách nhiệm lên đầu nhân dân ?.
    Xin lỗi , không phải mẹ VN anh hùng mà là mẹ ông Hùng VN .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh Hùng chém vó chẳng thua ai
      hói đầu méo miệng...thích ra oai
      phát ngôn bốc phét...chưa từng thấy
      hắn còn trơ mặt....đáng thương thay

      Xóa
  9. Sao họ không dạy thêm một xin nữa nhỉ "xin phong bì" để cho nó hoàn chỉnh 5 xin luôn, toàn là mị dân,Những điều cha mẹ của những người dân đen dậy họ từ lúc họ còn thơ cách đây vài thế kỷ,thế mà giờ đây lại dựng thành chương trình dạy cho những "Công bộc của dân" những người có đầy đủ bằng cấp đại học,tiến sĩ.Thật là khôi hài hết chỗ nói/

    Trả lờiXóa
  10. Mất dạy nặng quá rồi nên bây giờ phải dạy lại từ đầu.

    Trả lờiXóa
  11. (11/2008) Theo lời một nhân chứng sống trong khu vực thì người đàn ông tên là Diệu, bà cụ bị đánh là mẹ ruột của ông ta. Một tuần nay, sau khi biết mình bị quay cảnh ngược đãi người cao tuổi, người đàn ông này đã liên tục đe doạ các nhà hàng xóm. Theo lời của những nhân chứng, bà cụ đã hơn 70 tuổi, sức khoẻ kém.
    Các nhân chứng cũng đã cung cấp địa chỉ ngôi nhà của người đàn ông nằm trong khu vực từ số nhà 109 tới số nhà 113 đường Lê Lai, quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc để chấm dứt tình trạng bạo hành người cao tuổi - hành vi mà cả xã hội đang lên án và mong muốn loại bỏ.
    (Tên Diệu này là một cán bộ của CHXHCNVN)

    Trả lờiXóa
  12. Từ năm 1954 đối với dân bắc và dân cả nước từ 1975, có việc gì liên quan đến chính quyền thì đều phải làm đơn, sau chữ "đơn" thì luôn luôn là chữ "xin" : ĐƠN XIN...
    Riết quen rồi.
    Bây giờ bắt đầy tớ "xin lỗi" ông bà chủ thì ai cũng hơi thú vị mà ngỡ ngàng, sau đó lại tự nói với lòng mình :"Chắc là cũng được ba bảy hai mươi mốt ngày đó thôi, ở xứ mình còn lạ gì!"

    Trả lờiXóa
  13. Hết chuyện công an học cười đến công chức học chào hỏi xin phép, xin lỗi..... Trăm sự chỉ tại " Hoàng thượng sáng suốt" thôi. Vậy mà không cải tổ đi cứ loanh quanh mãi.

    Trả lờiXóa
  14. Quá nửa thế kỷ mất dạy, giờ mới học lại bài đấu tiên liệu có kết quả?

    Trả lờiXóa