Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Ông Trần Xuân Giá khẳng định “không làm gì sai trái“

Trao đổi với Một Thế Giới, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Xuân Giá nói ông không có lý do gì để trốn tránh vụ án này. Ông Giá khẳng định ngay khi đủ sức khỏe, ông sẽ có mặt tại tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để phản bác lại những cáo buộc của VKS mà ông cho là “phi lý” và “không có cơ sở”.
Ngày 16.4, sau khi xác minh tình hình sức khỏe củ bị cáo Trần Xuân Giá, chủ tọa đã chấp nhận yêu cầu hoãn phiên xử Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm theo yêu cầu của đại diện VKS và của bị cáo này.
Phiên tòa phải tạm hoãn vì lý do khách quan nhưng nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) nói ông sẵn sàng ra tòa ngay khi khỏe lại để tự bảo vệ mình.
"Ký xong mới ra luật, sao nói tôi cố ý phạm luật?"
Theo ông Giá, cáo trạng kết tội cho ông rằng: “Nghị quyết của Thường trực HĐQT ACB về việc ủy thác cho nhân viên gửi tiết kiệm được ban hành từ 22.3.2010 và được thực hiện đến 5.9.2011. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có quy định hướng dẫn nghiệp vụ ủy thác nên Nghị quyết và thực hiện Nghị quyết của Thường trục HĐQT ACB trên đã vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010”. 
Và cáo trạng kết luận: “…biết rõ các quy định của Nhà nước nhưng Trần Xuân Giá vẫn đồng ý để chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây thiệt hại số tiền là hơn 718 tỉ đồng nên phải chịu trách nhiệm về hành vi này”.
“Cần khẳng định ngay rằng tập thể Thường trực HĐQT ACB trong đó có tôi ký biên bản họp ngày 22.3.2010 về việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng không có bất kỳ một yếu tố nào cấu thành tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 
Vì khi ký biên bản này, tôi không thể biết Luật các tổ chức tín dụng trong đó có Điều 106. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 16.6.2010, tức là 3 tháng sau khi tôi ký vào biên bản này và luật này có hiệu lực thi hành ngày 1.1.2011, tức là sau 9 tháng. 
Tôi cũng không thể biết được ngày 8.3.2012, NHNN ban hành Thông tư 04 quy định hạn chế ít nhiều nghiệp vụ ủy thác để hướng dẫn thi hành Điều 106. Như vậy, việc cáo trạng kết luận “biết rõ các quy định của NHNN nhưng Trần Xuân Giá vẫn đồng ý để chủ trương ủy thác” là hoàn toàn không đúng sự thật, là hết sức phi lý”, ông Giá phân tích.
Ông Giá khẳng định đã kiểm tra rất kỹ về mặt pháp lý trước khi ký vào biên bản họp ngày 22.3.2010.
 “Chính cơ quan điều tra bộ công an cũng khẳng định việc ủy thác trước ngày 1.1.2011 Luật tổ chức tín dụng không cấm. Tóm lại, tập thể Thường trực HĐQT ACB trong đó có tôi ký vào biên bản ra nghị quyết và việc thực hiện nghị quyết trong năm 2010 hoàn toàn không vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng”, ông Giá nhấn mạnh.
"Chưa xử xong Huyền Như, lấy đâu ra thiệt hại?"
Ông Giá cho rằng, hành vi Ban điều hành tiếp tục ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng trong năm 2011 cũng không có gì sai trái và không đủ cơ sở để kết luận hành vi này “gây thiệt hại cho ACB hơn 718 tỉ đồng”.
 

Ông Trần Xuân Giá cho rằng, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỉ của Vietinbank chứ không phải của ACB. Vietinbank đã lấy tiền của ACB để bù đắp vào khoản bị chiếm đoạt này. 
Theo đó, việc triển khai Nghị quyết của Thường trực HĐQT là trách nhiệm của Ban điều hành ngân hàng ACB. Tuy Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, trong đó Điều 106 quy định: “Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác… theo quy định của NHNN” nhưng NHNN lại chậm ban hành văn bản hướng dẫn.
Mãi đến ngày 8.3.2012, NHNN mới ban hành thông tư 04 quy định “Đối với các hợp đồng ủy thác… ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành… tiếp tục nội dung hợp đồng ủy thác… đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng…”. 
Như vậy Thông tư 04 thừa nhận các hợp đồng ủy thác ký trước ngày 2.5.2012 là hợp pháp. Trong khi việc ủy thác gửi tiền vào các tổ chức tín dụng của ACB đã được chấm dứt từ tháng 9.2011.
Ông Giá cũng cho rằng không căn cứ để kết luận việc Ban điều hành ACB tiếp tục việc ủy thác gửi tiền vào các tổ chức tín dụng gây thiệt hại cho ACB hơn 718 tỉ đồng vì vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chưa có kết luận cuối cùng nên chưa có cơ sở để nói rằng số tiền mà các nhân viên ACB gửi hợp pháp vào Vietinbank đã bị mất. 
            Vụ kiện dân sự của ACB yêu cầu Vietinbank hoàn trả lại tiền cũng chưa được xử nên chưa có cơ sở để kết luận về thiệt hại.
Thêm vào đó, ông Giá cho rằng giữa ban điều hành ACB ủy thác cho nhân viên của mình gửi tiền tại Vietinbank và bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt hoàn toàn không có mối quan hệ nhân quả nào. Đây là hai hành vi hoàn toàn độc lập với nhau.
Đặc biệt, ông Giá tiết lộ có đầy đủ bằng chứng khẳng định Vietinbank lấy tiền gửi của khách hàng, trong đó có tiền gửi của ACB để bù đắp vào khoản tiền do Huyền Như chiếm đoạt của ngân hàng này.
“Giả thiết xấu nhất xảy ra là việc gửi tiền của các nhân viên ACB tại Vietinbank có làm mất hơn 718 tỉ đồng thì việc mất mát đó cần được xem như là rủi ro trong kinh doanh. Bởi lẽ, cáo trạng đã xác nhận ACB đã thu lãi từ nghiệp vụ ủy thác gửi tiền từ ngày 22.1.2011 đến 22.9.2011 là trên 1.162 tỉ đồng, lớn hơn nhiều so với số tiền giả sử bị mất”, ông Giá tính toán.
        *  *  “Thử hỏi, có văn bản pháp luật nào quy định khi chưa có văn bản hướng dẫn thì ngân hàng thương mại không được làm không? Chúng tôi có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm. Nếu cáo trạng kết tội tôi như vậy thì toàn bộ hệ thống ngân hàng đã, đang và sẽ vi phạm pháp luật và đáng ra phải đóng cửa từ 1.1.2011. Họ buộc tôi tội cố ý làm trái là phi lý và hoàn toàn không có cơ sở”, ông Trần Xuân Giá nói với Một Thế Giới.

T.L 

20 nhận xét:

  1. Các ông luôn nói “không làm gì sai trái“. Vậy tại sao Việt Nam ngày càng chúi đầu xuống hố bùn vậy? Tập đoàn các ông còn nói dối đến bao giờ nữa? Shut-up! Im đi! Nhân dân rất muốn đá mấy cái đít béo ục ịch vô duyên thối của các ông lắm rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì theo bạn, các vị trên làm sai gì? Xin tránh dùng từ lách luật ở đây vì vấn đề này là lỗi của các nhà làm luật. (Theo thông lệ quốc tế thì tất cả mọi hành vi khi bị cho là phạm tội thì phải căn cứ theo điều nào trong luật).
      Xin trả lời về vấn đề kinh tế Việt Nam ngày càng đi xuống, đây không phải là trách nhiệm của bac Giá và HĐQT ACB mà đó là trách nhiệm của Đảng, Chính Phủ. Bản thân bác Giá và HĐQT ACB không đủ thẩm quyền để định hướng cho nền kinh tế nước nhà đi lên hay đi xuống.
      Còn về hành vi gửi tiền của ACB vào Vietinbank, bác nào muốn hiểu cặn kẽ thì vui lòng gõ từ "arbitrage" trên Google sẽ được giải thích về hoạt động này.

      Xóa
  2. Lập luận của ông Giá là rất có lý, ở địa vị của ông, tin chắc 10 người thì cả 10 sẽ hành động như vậy, làm kinh doanh chỉ vài chữ ký (trong đó có chữ ký của ông) ủy thác 800 tỷ mang lại lợi nhuận 1000 tỷ, ai không làm. Luật lúc đó đã cấm đâu, ông cũng đâu có tư túi gì. Sai là ở cách điều hành nền kinh tế đã buộc các ngân hàng phải đẩy lãi xuất lên quá cao ( công khai và thỏa thuận ). Tư nhân có tiền lúc đó cũng gửi ngân hàng kiếm lời cao hơn đầu tư cho kinh doanh, sản xuất. Luật pháp đâu có cấm làm vậy.

    Không thể dựa vào luật có sau để hồi tố một việc làm "sai luật" xảy ra từ trước. Lý là vậy nhưng ở VN tòa án có thể chứng minh mặt trời quay quanh trái đất, ai dám cãi.

    Ông Giá chỉ có một cái sai là đã không dừng lại đúng lúc. Xứ này muốn cống hiến đâu có đơn giản, chưa biết án xử thế nào, ông đã mang một tiếng xấu là : tham, thật tội cho ông.

    Dư luận đang chờ xem cái " công minh " của tòa án XHCN do ĐCS lãnh đạo là thế nào.

    Trả lờiXóa
  3. VietinBank hiện là đối tượng mà nhà nước dường như muốn gỡ tội càng nhiều càng tốt. Phải có ai đó đi tù. Đó là lí luận của bất kì chính phủ nào nhằm xoa dịu thỏa mãn dân chúng bao gồm rất nhiều thành phần trí thức lao động. Hơn nhau ở chỗ ai làm được gọn gàng, kín kẽ, hợp lý, công bằng hơn, ai lừa gạt được đám đông nhiều nhất mà thôi. Đó là trò chơi của những kẻ thông minh.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Giá nói rất dõng dạc! Chả có biểu hiện gì của bệnh tật cả. Chỉ là đang "nhây" ra mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. o dia vi tranxuangia khi nghi huu khong thieu tien bac .ong ta lam thue cho bau kien,chac chan ong taco sugiang buoc gi do cothe co nhung chuyen mo am machung tachu biet .ai co thongtin gi xin cho cong dong mang biet.

    Trả lờiXóa
  6. chính xác: dân được làm những gì phớp luật không cấm....
    quan được làm những phớp luật cấm.........

    Trả lờiXóa
  7. Kịch bản là lão Giá không được thò mặt ra tòa. Cho đến khi cứt trâu hóa bùn. Hoặc lão ngỏm củ tỏi.
    Tuỳ yếu tố nào tới truớc.

    Trả lờiXóa
  8. Anh Giá đã ở giai đoạn cuối bệnh ung thư tiền liệt tuyến,không thời gian ra tòa.Bệnh này đến lúc nhiễm trùng nặng rồi chết,vẫn tỉnh táo đến lúc nhắm mắt như Anh Nguyễn Nhâm,nguyên chủ tịch tỉnh Nghĩa Bình,
    Chúng ta không nên bôi bác,vì anh GIÁ chỉ làm thuê,anh không có cổ phiếu ACB nào.nhưng là chủ tịch HĐQT...thì các bạn biết đấy.
    Về luật kinh tế của nước TA hầu như không đúng,vì ở khâu then chốt không có,Thông Tư của Bộ ngành không thể là luật,chỉ là văn bản hướng dẫn nội bộ,nhưng họ biến thành luật,thực chất nó là thứ " LỆ " khốn nạn nhất mà không bao giờ sửa.
    Quan hệ kinh tế là phức tạp, HỌ lợi dụng nó để phá ngan nhằm hại người và tác động xấu đến các quan hệ kinh tế đang diễn ra,làm suy yếu nền kinh tế của một quốc gia,chưa nói là âm mưu chiếm đoạt.
    Một người học trung bình khá và có chuyên môn không ai lại vào làm công chức cả,họ làm kinh doanh ,bao gồm sản xuất....Do vậy mọi luật lệ và ngồi xử đều không đủ kiến thức cơ bản.
    Nếu hợp tác với Bầu Kiên và các ngân hàng xử lí thì Kiên đã hoàn trả,tổn thất rất ít.Trước đây các vụ án đã xử đều đã rút ra sai lầm nầy.
    Trước đây vụ án Lê Minh Hải,Họ tuyên tử hình,vì là con của anh hùng lao động Lê Minh Đức,và thân với gia đình nên tôi nhảy vào can thiệp và đưa ra những chứng cứ phá hoại và âm mưu chiếm đoạt.Do vậy tôi rõ là cơ quan điều tra chỉ làm theo lệnh mà chả biết gì,Cả Hội đồng xét xử 3 cấp mà ù ơ đến kì lạ.
    Ngày nay,thích cho vàng lên là họ tuyên bố vớ vẩn,cho chứng khoán hạ hay tăng là HỌ làm vài động tác giả.Bất động sản đang chết,vì đơn giản họ chặt một khâu mà gọi là " GÓI " thì chết,vì BĐS vốn quá lớn,mà 70% là vốn của ngân hàng,vốn NH là của nhân dân nộp vào,khi nộp vào thì giá trị A,khi lấy ra cả lãi thì A - N ( trừ ).Ví dụ ngày xưa NH bến Thành- Nha Trang,gời 100 đồng lấy ra 50 đồng mà mừng hết lớn,vì trắng tay là rõ.
    Cả thế giới này đã chết và đang ngất ngư là vì các CHÍNH PHỦ rất dốt lại thích tiền,
    Nói như anh Nguyễn Chí Hiếu vừa rồi quá đúng, không có bữa cơm nào là miễn phí.
    Tất cả mọi việc làm đều được thuê.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy anh Công Sơn khỏe, nói năng khúc triết là mừng. Còn lúc anh bệnh, trở thành CS, nói năng loạn cào cào, bị buôn làng ném đá tơi bời, cũng rầu cho anh.
      Giàng phù hộ anh luôn mạnh, tỉnh táo như vầy.
      Ama Kongshon

      Xóa
    2. Anh Công Sơn viết dài nhưng thú thật tôi chả hiểu anh định nói gì ? Khi còn là thủy thủ tôi có biết anh Hải " Robert " nên quan tâm tới việc anh nói về vụ án Lê Minh Hải. Vậy anh là người can thiệp cho anh Hải từ tử hình xuống chung thân à ? Thế là anh to lắm đấy nhá .

      Xóa
    3. Bạn Huunhan Nguyen ơi. Không chừng anh Công Sơn là Lông Đức Mạnh đó.

      Xóa
  9. Lão CS dạo nài đượt.....

    Trả lờiXóa
  10. Ở Đất nước này chẳng ai làm sai cái gì. Bầu Kiên không sai, Trần Xuân Giá không sai, bộ trưởng Y tế không sai, bộ trưởng Giáo dục không sai ... mà do cái cơ chế dụng người sai.
    Thúc đẩy cổ phần hóa nhanh chóng mặt cũng không sai ... Nhưng tốc độ cổ phần hóa tỷ lệ với tốc độ suy thoái đạo đức.

    Trả lờiXóa
  11. Vụ án bầu Kiên, bề nổi là vụ án kinh tế để lại nhiều hệ lụy với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn. Bản thân ông Giá là một trong những người tham gia điều hành cho nên phải chịu trách nhiệm là đúng, vi phạm về pháp luật ra sao thì các cơ quan tố tụng và báo chí đã phân tích. Tuy nhiên, người ta tiếc cho ông nhiều hơn, bởi vì ông có tài. Nếu xét về yếu tố con người thì tiếc là ông đã không chọn đúng bạn để chơi và không đúng nơi để cống hiến khi về hưu. Cho nên cái ước mơ đóng góp ý kiến hoàn thiện luật doanh nghiệp xem như đang dở.

    Trả lờiXóa
  12. Có thể theo luật pháp và qui định, ông Giá không sai. Nhưng về mặt đạo đức, là một cựu Bộ trưởng, thử hỏi mang tiền từ ngân hàng đi gửi ngân hàng, và điều đó diễn ra với nhiều ngân hàng ...

    Trả lờiXóa
  13. Giá ơi Giá, sao lại như thế này hả con,

    Trả lờiXóa
  14. Cái cảnh Kiên bạc bị xích dù sao cũng bất nhân quá. Mọi người hãy nhìn gương ông Kiên, và Tăng Minh Phụng xưa kia, mà cảnh giác khi chơi với tụi Cáo, Sâu. Chúng lợi dụng bạn, rồi khi ngửi thấy mùi khét, sẽ cho bạn thăng sớm!
    Có phải "Mất lòng tin là mất tất cả" không nào? Nghĩa là, "Mày tin tao? Dại quá! Tao không tin ai! Khi mày mất lòng tin vào tao, mày sẽ chỉ nhận được việc mất tất cả mà thôi!"

    Trả lờiXóa
  15. Ông Trần Xuân Giả là cán bộ cấp bự của Đảng Vinh Quang! đó có lẽ lãnh đạo hỏng hết rồi ? Quân hôi vô phèng do trên không gương mẫu, nói một đằng làm một nẻo, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi nó rứa rứa đó

    Trả lờiXóa
  16. Bầu Đực ơi! Bảo trọng nhe! Tốt nhất là bấm nút biến ngay, tương lai của cậu e chừng...

    Trả lờiXóa