Trang BVB1

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

LS Triển nói về vụ phúc thẩm Vinalines

Phiên tòa phúc thẩm vụ 'đại án tham nhũng' ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nên hủy án, trả hồ sơ để điều tra lại hầu tránh việc vụ án bị xét xử 'oan sai', theo một luật sư của ông Dương Chí Dũng, bị cáo chính đang bị đề nghị án tử hình.
Hôm 27/4/2014, luật sư Trần Đình Triển, một trong ba luật sư tham gia bảo vệ cho cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nêu lý do với BBC là vì nhiều thông tin quan trọng làm bằng chứng trong vụ án bị 'đứt đoạn' và cần điều tra thêm.
Ông Triển cũng nói đã xuất hiện các tình tiết cho thấy 'hồ sơ vụ án' bị làm cho 'sai lệch', nhất là liên quan tới vai trò và lời khai của ông Trần Hải Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn sửa chữa tàu biển Vinalines liên quan mức án tử hình được đề nghị với ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc, nguyên Tổng Giám đốc Vinalines.
Luật sư Triển cho rằng Tòa nên trả lại hồ sơ và yêu cầu các cơ quan điều tra mở rộng việc điều tra, thu thập thông tin, xác minh bằng chứng sang một số chủ thể có liên quan trong vụ án ở nước ngoài là các công ty của Nga liên đới vụ mua bán ụ nổi.
Hôm thứ Bảy, ông Triển nói với BBC: "Vụ án này có 4 điểm, tức là 4 góc của một hình vuông, Công ty Nakhodka (chủ sở hữu ụ nổi M83), (Công ty Môi giới hàng hải) Global Success, Công ty AP và Vinalines,
"Để nó trở thành một hình vuông, nói đơn giản như vậy, để hình tượng hóa bằng toán học, thì nó phải có những đường thẳng nối lại với nhau, hay một hình bình hành, hay một hình vuông,
"Thế nhưng ở đây nó đang đứt đoạn, tức là chứng minh cái cạnh từ phía Nga về Việt Nam chưa rõ, có nghĩa là 'cạnh đó' chưa rõ thì chưa thể thành hình vuông, chữ nhật, hình bình hành được,
"Vậy quan điểm của tôi là phải hủy án, trả hồ sơ điều tra lại, để chứng minh từ phía Nga về phía Việt Nam đó, số tiền đó, bàn bạc đó, mua bán đó, ai là người chủ xướng, ai là người bàn bạc, hoặc ai là người được hưởng,
"Từ đó trở thành 'một cạnh' để nó trở thành một hình bình hành, còn bây giờ nó còn là một đường cong... Chưa chứng minh được, thì tuyên án tử hình hai con người có phải oan không?
"Nếu như sau này chúng ta chứng minh được rằng phía Nga nói rằng ông Dũng, ông Phúc không hề liên hệ gì với chúng tôi, còn việc thỏa thuận là do ông này bàn bạc, ông ấy được hưởng thế này và đạo diễn thế này và ông Dũng và ông Phúc không có, không biết, thì sao đây?," luật sư Triển nói.
'Đánh giá cao thẩm phán'
Ông Triển nói ông 'đánh giá rất cao' quyết định của Thẩm phán, Nguyễn Văn Sơn, Chủ tọa phiên tòa, hôm thứ Sáu đã quyết định 'hoãn tuyên án' các bị cáo và cho phép 'quay trở lại phần xét hỏi'.
Luật sư nói:
"Hội đồng xét xử đã quay lại phần thẩm vấn, việc quay lại đó là hoàn toàn chính xác, theo đúng quy định của pháp luật và tôi đánh giá rất cao vai trò của Hội đồng xét xử, trong quá trình xét xử vụ án này,
"Đặc biệt là Thẩm phán Sơn, Chủ tọa phiên tòa, tư cách của thẩm phán Sơn, tôi biết là một trong những thẩm phán rất chịu khó và đọc nắm rất chắc hồ sơ vụ án, không những vụ án này mà nhiều vụ án khác,
"Do đó mà tại phiên tòa, mà có những vấn đề gì trong hồ sơ còn gay cấn, và chưa được làm sáng rõ, sáng tỏ, thì Hội đồng xét xử quay trở lại thẩm vấn để làm rõ,
"Và để từ đó đưa ra một phán quyết đúng, tôi cho rằng đó là một việc làm hết sức thận trọng và tôi rất trân trọng, khi Hội đồng xét xử đã quyết định như vậy."
Hôm Chủ Nhật, luật sư Trần Đình Triển nói với BBC nhóm luật sư đã cung cấp cho tòa các chi tiết có tính chất lời chứng của một doanh nhân ở Singapore, có liên quan tới vụ án tại Vinalines.
Trong đó, nhân chứng này, ông Goh, Giám đốc Công ty AP, khẳng định nhiều chi tiết có khác biệt với lời khai của ông Trần Hải Sơn về toàn bộ vụ việc có liên quan tới mua ụ nổi, kể cả liên quan các chủ thể là các doanh nghiệp ở Nga và khoản tiền 1,66 triệu USD.
Ông Triển cũng cho hay trong vụ án của ông Dương Chí Dũng, đặc biệt qua phần lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn, có thể cho thấy có dấu hiệu và khả năng hồ sơ vụ án' bị 'cố tình làm sai trái'.
'Mâu thuẫn trong lời khai?'
Theo ông Triển, đã có mâu thuẫn trong lời khai trước tòa của một trong các bị cáo chính là ông Trần Hải Sơn, liên quan tới vai trò của các ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc trong cáo buộc 'chia chác', 'tham ô'.
Luật sư nói:
"Việc mua ụ nổi đó làm thất thoát, phải chịu trách nhiệm, thứ hai có việc chia chác liên quan tới việc số tiền này, 1,66 triệu đô-la đó đã về Việt Nam,
"Về Việt Nam, về ở đâu, về ở Công ty Phú Hà, công ty Phú Hà là công ty của ai? Của vợ và của em gái vợ ông Sơn (bị cáo Trần Hải Sơn),
"Việc đó đã được biến ảo, bổ sung các hồ sơ, A, B, C, nhiều đầu nậu nhảy vào đấy nữa, để rút được số tiền 1,6 triệu đô-la này, vợ và em gái vợ của Trần Hải Sơn đã chiếm lĩnh toàn bộ số tiền này,
"Còn việc Trần Hải Sơn sử dụng toàn bộ số tiền này, hay chia cho ai, thì chứng cứ chưa rõ, ông khai đưa cho ông Phúc (bị cáo Mai Văn Phúc) 10 tỷ (đồng), đưa cho ông Dũng (bị cáo Phạm Chí Dũng) 10 tỷ (đồng),
"Đưa cho ông Chiều (bị cáo Trần Hữu Chiều, nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines) lúc thì ông khai là ông Dũng chỉ đạo là một tỷ (VNĐ), ông Phúc chỉ đạo là 500 (triệu đồng), ông (Sơn) thì ông bảo là 500 (triệu đồng), nhưng sau này ông thừa nhận là 340 triệu (đồng),
"Ba trăm bốn mươi triệu (đồng) ấy sau này ông thừa nhận là 'tiền mà tôi hỗ trợ và tôi cho anh Chiều vay, tóm lại lời khai đó chưa hề có một cái gì để chứng minh lời khai đúng cả của Trần Đại Sơn, thì làm sao kết tội được ông Dương Chí Dũng, ông Mai Văn Phúc, cũng như là ông Chiều?"
Luật sư Triển nêu quan điểm cho rằng Tòa không thể chỉ 'tin vào lời khai' theo cách này.
Ông nói:
"Tại phiên tòa tôi nói là nếu tin vào lời khai như vậy, lời khai của những người đưa tiền, thì ngày mai tôi cũng có thể bị tù như vậy."
'Thoát tội chết hay không?'
Hôm 24/4 , khi nói lời cuối cùng trước Hội đồng Xét xử ở phiên phúc thẩm, ông Dương Chí Dũng cam kết sẽ bồi thường thiệt hại để được giảm hình phạt:
"Bị cáo không trốn tội. Nếu có lấy đồng nào bị cáo nhất định sẽ trả đủ đồng đó,
"Bị cáo sẽ vận động vợ con, bán bằng hết, bằng đủ mọi giá để bồi thường, mong được sống," ông Dũng được truyền thông Việt Nam trích thuật lời nói.
Hôm thứ Năm, luật sư Trần Vũ Hải bình luận với BBC từ Hà Nội sau khi tòa thông báo hoãn tuyên án về khả năng bị cáo chính của vụ án có thể thoát án tử hình hay không.
Ông nói:
"Nếu đi đến cùng tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều vấn đề được đặt ra, bởi vì ông Dũng không chỉ là phi vụ này mà còn rất nhiều phi vụ khác, mua tàu cũ v.v... mà không chỉ công ty ông Dũng, mà cũng nhiều công ty khác cũng mua tàu cũ như thế này..."
>> Vinalines báo LỖ thành LÃI (!/) 
 Dũng là người đã quyết sống và ông ấy cũng đã quyết kêu oan, thì ông sẽ có cách vì ông cũng là con của một Giám đốc Sở Công an, anh em nhà ông cũng là ngành công an," ông Hải nêu quan điểm.
Còn luật sư  Trần Thu Nam, cũng từ Hà Nội, hôm thứ Sáu nói với BBC về thời hạn theo luật quy định của việc 'hoãn tuyên án' và khả năng mức án mà các bị cáo chính có thể bị tòa tuyên.
"Hoãn thì thời gian điều tra lại chỉ có tối đa là 30 ngày, hoãn tối đa là ba mươi ngày, còn vấn đề hủy án hay vấn đề xoay chuyển tội danh hay các thứ có thể nói rất là khó đoán trong vụ án này,
"Vụ án này xuất hiện những tình tiết làm rúng động, chấn động cả đất nước, thì nó rất khó, cũng có thể là giảm, nhưng không thể thoát tội được, cũng có thể là y án. Quan điểm của tôi, nghĩ rằng là có thể ông ấy sẽ được chuyển tội danh từ tử hình xuống chung thân," luật sư Nam nói với BBC.
===========


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét