Trang BVB1

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Có một cục Hàng không “vô dụng”

           * TS. TRẦN ĐÌNH BÁ 
Ngày 8/12/2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái cất cánh tại sân bay Long Thành đã bay thủ nghiệm thành công  - Ảnh: Lê Trọng Sành
Tàu ngầm Trường Sa đã được thử nghiệm thành công, còn ước mơ bay lên trời cao có nguy cơ chết yểu vì …Cục hàng không Việt Nam.
Nhân sự kiện chạy thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa trong hồ nhân tạo làm nức lòng người hâm mộ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN lại nỗ lực ngăn cản một dự án chế tạo máy bay “Made in Vietnam” từ những năm đầu thế kỷ XXI. Tiến sỹ Trần Đình Bá –Hội Khoa học kinh tế VN đã có bài viết phản ảnh về một việc làm cửa quyền của Cục HKVN phá hỏng dự án quốc gia Chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM 2 có ý nghĩa lớn trong việc tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo, phun thuốc trừ sâu, khảo sát điều tra rừng, giải quyết vấn nạn quốc gia về giao thông vận tải….
Ngày 8/12/2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái cất cánh tại sân bay Long Thành đã bay thủ nghiệm thành công  - Ảnh: Lê Trọng Sành
Tàu ngầm Trường Sa đã được thử nghiệm thành công, còn ước mơ bay lên trời cao có nguy cơ chết yểu vì …Cục hàng không Việt Nam.
Nhân sự kiện chạy thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa trong hồ nhân tạo làm nức lòng người hâm mộ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN lại nỗ lực ngăn cản một dự án chế tạo máy bay “Made in Vietnam” từ những năm đầu thế kỷ XXI. Tiến sỹ Trần Đình Bá –Hội Khoa học kinh tế VN đã có bài viết phản ảnh về một việc làm cửa quyền của Cục HKVN phá hỏng dự án quốc gia Chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM 2 có ý nghĩa lớn trong việc tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo, phun thuốc trừ sâu, khảo sát điều tra rừng, giải quyết vấn nạn quốc gia về giao thông vận tải….
>>Vụ tiếp viên VNA: "Đừng vì vài cá nhân mà nói người Việt bị kỳ thị"
>>Có tiêu cực trong tuyển tiếp viên, phi công!
>>Nghi án tiếp viên buôn lậu: Lỗi lớn là của Vietnam Airline
>>"Nhục nhã với thư du học sinh Nhật nhìn vụ tiếp viên Vietnam Airlines"
Khác với án chế tạo Tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu hay Máy bay trực thăng tự phát của những tư nhân đam mê sáng tạo…, dự án chế tạo Máy bay siêu nhẹ  “Made in Vietnam” được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ những năm 2003. Vậy mà đất của ta, biển của ta, trời của ta mà máy bay VAM – 2 sơn cờ đỏ sao vàng do các Viện sỹ giáo sư tiến sỹ - chuyên gia hàng không nghiên cứu sản xuất thành công lại không được phép bay đang là một nghịch lý đến mức quyền tự do và lợi ích của quốc gia bị xâm phạm .
Cái lý của Cục Hàng không
Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không VN được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.
Nhóm các nhà khoa học đã cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay, bắt tay nghiên cứu chế tạo ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ có chung dòng máu Lạc Hồng – muốn Việt Nam được “sánh vai với các cường quốc” về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.
Công việc nghiên cứu chế tạo máy bay VAM – 1 sớm hoàn thành, nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do sự cửa quyền “xin – cho” từ Cục HKVN nên mãi đến tháng 7/2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1, và đến 12/2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.
Chờ “dài cổ” để được cấp phép, vậy mà việc kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi..
Mãi tới 18/12/2005 máy bay VAM-1 sơn cờ VN do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong – Đồng Nai với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất phi công Long đã ôm chặt một sỹ quan không quân khóc nức nở… trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch .
VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu cải tiến và tạo kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng dài 200m là trở thành bãi đáp cho VAM–2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn .
Tháng 3/2007, một hội đồng khoa học gồm nhiều GS-TS và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ Viện sỹ hàn lâm, giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công hơn. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh. Như vậy từ khi có quyết định của Thủ tướng từ 2003 đến nay, máy bay VAM 2 “made in Vietnam” trở thành “bò sát” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất. Dự án tầm quốc gia cùng sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không VN biến mất từ đó do bị “cảnh sát hàng không” tuýt còi. Cục Hàng không dân dụng cửa quyền tới mức vượt trên cả quyền hạn của Thủ tướng, thủ tiêu khát vọng cất cánh của cả một dân tộc, phủ nhận thành quả lao động sáng tạo của tất cả các Viện sỹ - GS.TS đã nỗ lực vì một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Một “Bộ Hàng không” đang kìm hãm bầu trời trong bàn tay của họ ban phát quyền “xin – cho”, vừa kìm hãm các hãng hàng không trong bần cùng, vừa gây khó để trục lợi trong việc cấp phép bay và kéo lùi sự nghiệp hàng không tụt hậu nhất trong ASEAN.
Không để cục Hàng không dân dụng trở thành vô dụng"!
Khi một phi công VN trở thành nhà toán học vạch và tính được quỹ đạo cho tàu Apollo lên cung trăng và ứng dụng cho tàu “Con Thoi”, người VN trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, thì giấc mơ chế tạo máy bay “Made in VN” để bay lên vẫn đang trong vòng bao vây cấm vận “vì lý do an ninh” của “cảnh sát hàng không”!
Chiếc máy bay siêu nhẹ “made in VN” mang cờ đỏ sao vàng đâu có mang bom đạn để đe dọa an ninh VN hay các nước. Nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua sắm máy bay và được bay, còn máy bay do VN sản xuất lại bị cấm bay là một điều phi lý.
Thời tiết, khí hậu, địa hình cùng trên 70 sân bay nước ta từ đất liền đến hải đảo đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sân, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai, cấp cứu ý tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn tội phạm … trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đặc biệt giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền khi có biến động.
Câu hỏi, tại sao lại cấm máy bay do VN sản xuất cất cánh đang chiếu thẳng trách nhiệm vào lãnh đạo Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không dân dụng và thực thi luật HKDDVN đã được Quốc hội thông qua và đang có hiệu lực !
Giữa lúc Cambodia đã thành công chế tạo xe hơi điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh Smartphone, một nông dân Tây Ninh dám làm máy bay trực thăng mang cờ VN đi khắp thế giới, có một “Hai Lúa” mới học hết lớp 3 ở Lạng Sơn, chế tạo thành công thuốc trừ sâu bằng thảo dược, một “Hai Lúa” khác ở An Giang chế tạo thành công máy phun thuốc sâu điều khiển từ xa, một “Hai Lúa” nữa ở Quảng Bình chế tạo thành công chiếc xe xúc lật gắn ben 180 độ, được giới thầu xây dựng đánh giá cao.. v.v….vậy mà 1000 giáo sư tiến sỹ GTVT và hàng ngàn GS.TS về cơ học, động lực học, tự động hóa … với 50 trường đại học viện nghiên cứu về GTVT, Bách khoa “Made in VN” không có một “dấu ấn” nào về công nghệ hàng không hay xe hơi …là điều đáng hổ thẹn.
Giữa lúc thế giới hội nhập, giành những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN nghẽn mạch tư duy, sợ sệt trói chặt hàng không trong cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, ngăn cản việc máy bay VN cất cánh, đưa sự nghiệp hàng không nước nhà từ “bần cùng sinh móc túi”, “ bần cùng sinh cẩu thả “ tới “ bần cùng sinh … buôn lậu quốc tế”, chưa thoát ra khỏi tư duy nông dân, tác phong nhếch nhác luộm thuộm, cẩu thả … đang làm hoen ố hình ảnh VN trên trường quốc tế và nguy cơ bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà, đẩy thực trạng giao thông nước nhà ngày càng quá tải và chồng chất thảm họa TNGT. Từ chức năng “dân dụng”, cục HKVN đã tự biến mình thành “vô dụng”! 
Hy vọng thành công của tàu ngầm Trường Sa thế hệ đầu tiên sẽ là “cú hích” cho hàng trăm giáo sư tiến sỹ Cục HKVN và bộ GTVT biết hổ thẹn trước nghị lực sáng tạo của nhân dân để không biến cục Hàng không “dân dụng” thành “vô dụng”.
T.Đ,B
(Tác giả gửi BVB)
---------------

23 nhận xét:

  1. 23.000 Tiến sỹ Việt Nam mà số phát minh chỉ bằng một trường Đại học ở Thái Lan thì đúng là đáng xấu hổ thiệt. Giáo sư Tiến sỹ nghe có vẻ sang nhưng thành tích thua một ông Hai Lúa? Buồn thê thảm.
    Việt Nam cần rất nhiều máy bay để phát triển kinh tế biển đảo, sao mấy ông ở Cục hàng không lại ngăn cản nhỉ? Chắc là chưa có "Vi thiềng"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TS của VN là cái chứng chỉ để làm quan và làm "le", đâu phải để nghiên cứu, phát minh KH mà cứ trách họ!
      Muốn NC&PM KH thì phải có năng lực, mục tiêu, động lực và môi trường NC chứ. VN mình chuyên "lo" chỉ tiêu từ NS để nuôi các "nhà KH" CÔCC và chỉ "khoái" nhập khẩu thiết bị, vũ khí, ... thì làm sao có công trình KH tầm cỡ QT được! Thôi cứ tự sướng với cái MB VAM và cái tàu ngầm mini TS cũng ...oách chán (lên trời - xuống biển cùng chim trời, cá nước rồi).

      Xóa
  2. Giờ ai chế tạo "Máy làm tham nhũng nhanh và an toàn" là chúng cấp phép liền!

    Trả lờiXóa
  3. Thế mà trước nay cứ tưởng dưới chế độ XHCN tươi đẹp, mọi sáng kiến, phát minh, tìm tòi, cải tiến của các nhà khoa học, người dân đều được dang tay đón nhận, khuyến khích.
    Xã hội muốn phát triển nhưng lại bị kìm hãm bởi tư duy lỗi thời. Cái gì mới, lạ, chưa có tiền lệ cũng sợ dẫn đến " rối, loạn " làm mất quyền lãnh đạo.
    Ưu thế của CNXH là vậy sao ? Làm sao đất nước phát triển được ?
    Đã biết về cảnh sát đường bộ, nay lại nghe đến cảnh sát hàng không ( ? ). Có là kiêu binh bầu trời không hè ?

    Trả lờiXóa
  4. "có dụng" mới là lạ....

    Trả lờiXóa
  5. That kho hieu!? Cuc hang-khong dan-dung tung thoi-diem co nguoi lanh-dao voi ten tuoi dang-hoang. Va nam duoi su dieu-hanh cua mot Chinh-phu, dung dau la ong Thu-tuong, ong ta biet to-tuong moi su trong chuc-phan cua minh. Vay ong Thu-tuong nay phai la nguoi co trach- nhiem tra-loi tat ca moi su viec... Sao Viet-Nam chuyen gi cung chung chung la the nao, khong hieu duoc???

    Trả lờiXóa
  6. Vì quyền lơi quốc gia! Các nhà báo nên xin ý kiến cựu thủ tướng Phan Văn Khải, ông Nguyễn Thiện Nhân chủ tịch mặt trận TT việt nam xem các vị trả lời thế nào?
    Xã hội nên lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ sáng tạo, không nên để cho một số SÂU kìm hảm khoa học nước nhà. Họ kìm hảm thì họ đi mua mới có tiền lại quả, hoặc họ tìm cách cướp công và nắm lấy DỰ ÁN KHOA HỌC để xà xẻo được vào túi riêng họ mới làm.Có Nghị quýêt của Đảng cộng sản cách nay độ 40 năm ghi" lấy khoa học kỹ thuật làm then chốt..." đâu rồi Bớ đảng cộng sản!

    Trả lờiXóa
  7. Nhân tài khó sản sanh trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, Bị hạn chế trong tư duy sáng tạo , bị nhóm người kém tài ganh tỵ với thế hệ trẻ ,Chặng đứng con đường phát triể tương lai của đất nước , không phải số người nước ngoài, mà bởi nhóm người bảo thủ (tham nhũng thủ hihihi) dìm tài năng trẻ của đất nước. hic hic !

    Trả lờiXóa
  8. Do lạc hậu dốt nát nên thấy những tiến bộ khoa học, nhưng thiết bị máy móc mới đều sợ...Trước đây nước Việt nam dân chủ Cộng hòa còn bắt buộc phải đăng ký cả chiếc Radio (đài thu thanh bán dẫn) sợ bị bọn gián điệp tình báo lợi dụng dùng vào việc thông tin liên lạc tình báo...Chiếc xe đạp cũng phải đăng ký. Đến năm 1975 miền Nam giải phóng bộ đội đem về Bắc quá nhiều đài bán dẫn và khung xe đạp cả xe đạp nguyên chiếc nên không thể kiểm soát nổi mới bỏ đăng ký xe và đài...Bây giờ Việt Nam có máy bay nó bay trên trời. CSGT chạy xe dưới đất làm sao bắt phạt và không thể quản lý được mà không quản lý được thì phải cấm nếu cứ để sản xuất hàng loạt rồi mới cấm thì đại loạn mất à???. Chính sách của đảng là bóp chết các mầm mống phản loạn từ trong trứng...BGT và Cục Hàng hàng không DD Việt Nam đang làm đúng đường lối chính sách đấy...Nếu sai có mà đi tù cả nút rôi, làm gì còn được ngồi đó mà cãi nhau...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc còm này nhớ những năm 60 thế kỷ trước quá.
      Cám ơn bác.

      Xóa
  9. Việc nầy ông Trần Đình bá gởi thư trực tiếp cho ngài Tư lệnh Đinh La Thăng. Cũng đừng nên trách ngành HKVN, lắm chuyện rồi, nào : giá chai nước lọc, gói mì tôm.... rồi tiếp viên , cơ trưởng, cơ phó, rồi ngành đường sắt đang lún chân nhì nhằng bên Nhật.... Ngành GTVT nước ta hiện nay có xây được cây cầu nào ra hồn không ? có xây được cung đường nào ra hồn hay không ? có mua được chiếc tàu biển nào ra hồn hay không ? Xin có đôi lời mạo muội với TS Trần Đình Bá : Thôi đi, bác nên chuyển ngành qua nông nghiệp đi, giúp nông dân ĐB.SCL chúng tôi trồng cây gì ? nuôi con gì Bác ạ ! Đến giờ nầy Bác có nhìn thấy được 1 chiếc xe gắn máy nào mang nhãn hiệu : MADE IN VIETNAM chưa ?

    Trả lờiXóa
  10. Kém tầm nhưng muốn quản lý mọi thứ chính là cách để chẳng có thứ gì phát triển. Đảng CSVN hiện quản lý cả chính trị và kinh tế thì cả 2 chả cái nào tiến. Đảng lẫn chính phủ vẫn chưa công khai, minh bạch bản thân mình chính là sẽ chẳng có gì tiến bộ của đảng CSVN lẫn nhà nước. Những gì chúng ta thấy tiến bộ ấy là họ đã tháo bớt cản trở cho NGƯỜI KHÁC chứ không phải bản thân họ có tiến bộ. Bởi vì không thả bớt cũng chính là tự xiết cổ mình. Theo lý thuyết, không có các mặt đối lập tự nhiên không có mâu thuẫn, tự nhiên không có phát triển. Như vậy nghĩa là đã không có, sẽ không có biến đổi về lượng, tự nhiên không có biến đổi về chất.
    Cứ theo lý luận này thì không biết cái cơ quan gọi là nghiên cứu lý luận XHCN thực ra đang nghiên cứu cái gì không biết khi các căn bản như vậy không tháo thì nghiên cứu có ích gì?

    Trả lờiXóa
  11. chúng nó bày trò rồi cấp bằng tiến sĩ cho bọn tay sai cho nó oai,chứ có học hành gì. toàn là một bọn phá hoại đất nước .

    Trả lờiXóa
  12. Trong các bài viết của TS Trình Đình Bá, ông thường khoe là ở Bộ GTVT có hàng trăm vị Tiến Sĩ, sau đó trách họ lại không làm được được gỉ cả ... lại không biết thẹn nữa chứ ! Thực tế phải xem lại trong số hàng trăm ông Tiến sĩ nầy có được mấy ông là thật ? Chỉ tội cho người dân đóng thuế trả lương cho số Tiến sĩ dỏm, nên nhớ chính số Tiến sĩ dỏm nầy là những kẻ làm lực cán phát triển và phá hoại đất nước rất kinh khủng .

    Trả lờiXóa
  13. Theo tôi biết, mấy chiếc máy bay VAM 1, VAM 2 do các GSTS nghiên cứu chế tạo thực chất là mua linh kiện của nước ngoài về ráp lại. Công việc này ở Pháp các em học sinh trung học cũng làm được trong các câu lạc bộ máy bay của học sinh!
    Vậy cho nên đừng nói vống lên là máy bay Việt nam chế tạo mà người ta cười cho.
    Cục HK Việt nam không cho bay cũng có thể vì lý do này. Thực ra bên quân chủng hàng không đã chế tạo được máy bay còn hon máy bay cánh diều VAM này, nhưng bên họ cũng chưa dam cho bay vì các yêu cầu về an toàn hàng không rất cao.
    TS Bá cần xem lại và không nên bình luận quá đáng về khả năng chế tạo máy bay của GSTS VN! chỉ là lắp rap cánh diều thôi, chỉ bằng trình độ các em học sinh trung học ở Pháp thôi đó!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
      Hiện nay các nhà quản lý cùng các nhà khoa học của chúng ta đang nỗ lực để cho ra một chiếc máy chế tạo kim khâu hoàn toàn do trí tuệ và công nghệ Việt (mừng là ta đã sản xuất thành công chỉ khâu ở quy mô công nghiệp) vì theo kế hoạch đến năm 2020 là nước ta sẽ phải trở thành con Rồng công nghiệp.

      Xóa
    2. Xem đây này: 3 máy bay do Việt Nam chế tạo, bay thử thành công: http://www.dientudangkhoa.com/congnghe/Nhin_lai_3_may_bay_quan_su_dau_tien_made_in_Vietnam.
      Đây là máy bay thực sự (cánh cứng) chứ không phải như cánh diều đâu nhé.
      Chúng ta nên bình tĩnh xem lại thì hơn chứ đừng phê phán quá!!!
      Những chiếc máy bay này chế tạo tại cục kỹ thuật, bộ quốc phòng. Tuy nhiên không đưa vào sản xuất hàng loạt được do công nghiệp cơ khí của ta yếu quá (thời năm 1978 - 1980).
      Còn bay giờ tại sao không làm lại mà lại đi làm máy bay cánh diều, mấy cái cánh diều này đúng là chỉ để bay chơi thôi chứ không làm được gì!

      Xóa
    3. Vấn đề là tư tưởng dám làm, chứ không phải kỹ thuật này nọ.

      Xóa
    4. Tôi là một trong những người tham gia lắp VAM1, tức cười là có GSTS học ở Úc về mà không đọc nổi bản vẽ, không phân biệt được con bu lông và con ốc vít.
      Thế cho nên Hội cơ học VN đã chọn sai mục tiêu làm máy bay, máy bay cánh diều chỉ dùng trong thể thao ở các nước.
      Vì tuy các vị này có bằng GSTS nhưng rất dốt về thực tế cơ khí chế tạo, bộ linh kiện VAM 1 là mua theo "KIT" có nghĩa là mua từ nước ngoài về trọn bộ, ta chỉ lắp ráp lại mà thôi, cái này bên ngành công nghiệp ô tô gọi là lắp ráp SKD (Semi KnockDown) chứ không có chế tạo gì cả.
      Ông TS Trần Đình Bá có lẽ cũng là một TS lý thuyết như cái ông GSTS học ở Úc về, cái gì cũng biết, nhưng chỉ biết đại cục, còn đi vô cụ thể thì lại không biết gì, không làm được một việc cụ thể nào, thế cho nên thua cả một kỹ sư 2 Lúa là vì vậy đó.

      Xóa
  14. Thưa bác Bùi Văn Bồng, thưa bác Trần Đình Bá.
    Có một câu hỏi mà tôi cho là bất cứ ai quan tâm đến nền công nghiệp của nước nhà đều muốn biết : Nếu như bây giờ các doanh nghiệp FDI dừng hoạt động, chấm dứt việc nhập hàng hóa từ ngoài biên giới thì chúng ta, bằng tất cả "vốn tự có" thì làm được cái gì? Mong các bác là những người hiểu biết cho một bài viết cặn kẽ về vấn đề này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngăn sông cấm chợ. Cấp sổ gạo, tem phiếu... Gọi là "Ngày xưa Hoàng Thị"
      Ôi con đường về, ôi con đường về
      Bó rau muống còn nhiều, lòng sao thấm mệt
      Ngắt vội mớ rau này, nhớ người thuở xưa, thuở xưa (trước 1930)

      Xóa
  15. Là một phi công chuyên nghiệp tôi thấy báo chí cổ vũ rầm rộ khi chiếc VAM 1 được một phi công làm 3 cú take off và Landing với báo cáo là đạt độ cao 1000met ceiiling (!) đã phải ôm một sĩ quan Không quân và khóc nức nở và kết luận là Thành công ...Nhìn chiếc VAM 1 thật đúng như vài người đã nhận định thời đại này nó chỉ như một Glide dùng cho thể thao thì được nhưng đưa vào việc sản xúat hàng lọat sẽ trở thành trò cười đối với ngành hàng không thế giới, Nếu so sánh giữa chiếc VÁM 1 và những loại phi cơ thể thao của nhóm phi công tư nhân chế tạo thì còn cách nhau quá xa kể cả về mức độ an toàn và kinh phí chế tạo...tôi cũng từng tự làm ít nhất 2 chiếc Fix wing động cơ sử dụng là máy của chiếc xe Volwagon cũ, khung phòng và cánh bằng nhôm, đạt Ceiling 9000 feets ,tốc độ trung bình 240 Knot per hour và chỉ mất 5 tháng để hoàn tất ..vừa làm vừa chơi, nên rất ngac nhiên khi thấy dư luận thổi phồng quá đáng về thành quả đạt được của chiếc VAM 1 này..cũng như sự phấn khời quá mức của cháng phi công bay thừ ( Test Pilot) nếu tính về thới gian và sản phâm thì các bạn nên thở dài và nói rắng dứan đã thất bại chứ không phải là thành công...

    Trả lờiXóa
  16. Đọc bài viết của TS Trần Đình Bá tôi thấy đúng là 1 "Tiến Sỹ Giấy" và cũng rất rảnh rỗi để vẽ vời, tự cho mình là hiểu biết uyên thâm nhưng thực chất vẫn là thua "Hai Lúa"! Là một TS nhưng thử hỏi ông đã có sản phẩm nào đóng góp mang lại lợi ích cho xã hội chưa?!

    Trả lờiXóa