Lập
lưỡng viện hay để nguyên Quốc hội?
Việt Nam
cần cho người dân tranh cử tự do vào Quốc hội và minh định quan hệ giữa Đảng và
Quốc hội, theo ý kiến giới quan sát.
Hiện
nay, Việt Nam vẫn áp dụng phương thức 'đảng cử, dân bầu' và Đảng Cộng sản kiểm soát
chặt chẽ thành phần ứng cử vào Quốc hội, điều này cần được ưu tiên cải cách,
theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc
hội.
Trao đổi với BBC hôm 01/4/2014 từ Sài Gòn, ông Thuận
nói:
"Ưu
tiên để cho Quốc hội được tiên tiến, cần mở rộng đầu vào, tức là những người
muốn ứng cử vào Quốc hội, những người muốn trở thành Đại biểu Quốc hội, phải
thông qua một cuộc ứng cử tự do và tranh cử tự do theo phương thức như các nước
tiên tiến...
"Nên chăng Việt Nam có bước đi, Quốc hội nên có
tỷ lệ từ 5-10% là những người... đi vào Quốc hội bằng con đường uy tín, năng
lực thực sự của mình, chứ không phải bằng con đường cơ cấu, thì như vậy 5% là
25 người, 10% là 50 người..."
Mới
đây TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm khi tiếp
xúc cử tri, cho rằng Việt Nam nên áp dụng mô hình Quốc hội Lưỡng viện.
Bình
luận về điều này, luật sư Thuận nói:
"Việc nêu ra mô hình Lưỡng viện của Quốc hội Việt
Nam cũng được đặt ra cách đây khá lâu, (khi làm) Hiến pháp Việt Nam 1992 cũng
nhiều ý kiến nêu ra là Việt Nam nên chăng có lưỡng viện, có Thượng viện và có
Hạ viện,
"Có
người nói thẳng rằng cơ cấu Thượng viện gồm các vị lão thành, cụ thể người ta
muốn đặt vấn đề là các cụ ở trong Đảng, các vị ở trong Bộ Chính trị, rồi các vị
lão thành cách mạng thì nên cơ cấu vào ở Thượng viện."
>> Quốc hội khóa này chưa nổi bật .
'Theo kiểu Thái Lan'
Theo luật sư Thuận, về mặt bước đi, bước đầu có thể
dùng phương thức cử các thành viên Nghị viện, và ông giải thích lý do:
"Cũng
có thể như kiểu ở Thái Lan, một kiểu như thế, nghĩa là để cho người ta yên tâm
rằng Việt Nam không có một đột xuất, diễn biến gì, còn Hạ Viện bầu theo cơ cấu
tổng số cử tri, chứ không phải bầu theo đơn vị hành chính như bây giờ, thì vấn
đề đó tôi cho không phải mới vì khi làm Hiến pháp 1992, người ta đã đặt vấn đề
đó ra.
"Tôi cho rằng mô hình đó là một mô hình cũng đáng
nghiên cứu, nhưng cũng rất tiếc rằng Hiến pháp (sửa đổi) 2013 chưa có một hé
(mở) gì để nói về vấn đề đó."
Cũng
hôm thứ Ba, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC, muốn cải cách
Quốc hội Việt Nam, ưu tiên phải là làm sao cho cơ quan quyền lực này có được
'thực quyền'.
Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội nói:
"Theo tôi, ưu tiên hàng đầu là phải làm sao để
cho Quốc hội Việt Nam có thực quyền, tức là thực hiện được đầy đủ chức năng của
mình, và các đại biểu ở đó được quyền quyết định tất cả các vấn đề của đất nước
theo ý kiến của cử tri của mình, cũng như theo ý kiến cá nhân của mình trên cơ
sở sàng lọc ý kiến của cử tri."
"Theo
tôi, ưu tiên hàng đầu là phải làm sao để cho Quốc hội Việt Nam có thực quyền,
tức là thực hiện được đầy đủ chức năng của mình, và các đại biểu ở đó được
quyền quyết định tất cả các vấn đề của đất nước theo ý kiến của cử tri của
mình, cũng như theo ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở sàng lọc ý kiến của cử
tri"
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Bình luận về ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng về mô
hình Lưỡng viện cho Quốc hội Việt Nam , Giáo sư Thuyết nói:
"Có lẽ trong số những người hiện còn đang làm
việc tại Quốc hội thì ông Nguyễn Sĩ Dũng là người nói đầu tiên ý tưởng này, tôi
cho rằng việc tổ chức Quốc hội theo Lưỡng viện cũng có điểm tốt, đó là khắc
phục được tính địa phương của các Đại biểu...
"Nhưng vấn đề lớn hiện nay là làm sao các Đại
biểu của mình (Việt Nam )
thể hiện được chính kiến của mình, rồi Quốc hội quyết được các vấn đề một cách
độc lập."
Theo ông Thuyết, để giải quyết được vấn đề này, một
tiền đề cần phải được giải quyết trước, đó là phương thức lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam
đối với Quốc hội.
Ông giải thích: "Bởi vì như hiện nay, có rất
nhiều việc đã được quyết định ở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam rồi, thế thì
ra đến Quốc hội mà bảo bàn lại thì rất khó, bởi vì đại đa số Đại biểu Quốc hội
Việt Nam là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cũng rất khó làm trái với
Nghị quyết của Trung ương của mình.
"Thế thì tôi cho là phải nghiên cứu làm thế nào
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng CSVN đối với Quốc hội, và nếu chúng ta
(Việt Nam )
tổ chức Lưỡng viện, thì tôi nghĩ là nên tổ chức lưỡng viện theo hướng như
thế."
Theo
Giáo sư Thuyết, do Trung ương Đảng Cộng sản là một thực quyền ở Việt Nam với
Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và
xã hội, nên đưa cơ cấu quyền lực này vào mô hình Lưỡng viện.
Ông đặt vấn đề: "Phải chăng nên tổ chức Trung
ương như một Viện riêng, ta có thể gọi là Thượng viện hay Hạ viện, tùy, nhưng
nó là Viện riêng, thế còn Quốc hội là một Viện riêng, mà thường ta có thể nói
Đại biểu của dân thì là Hạ viện.
"Thế
thì Hiến pháp phải quy định Thượng viện có quyền quyết những vấn đề gì mà không
cần đến Hạ viện, Hạ viện có quyền quyết những vấn đề gì không cần đến Thượng
viện, và có những vấn đề gì phải hai Viện cùng quyết, với tỷ lệ số phiếu thế
nào đó. Tôi cho rằng, nếu tổ chức được như thế thì tốt."
'Đảng đang bối rối?'
Hôm 01/4, từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một thành
viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng nêu quan điểm với BBC về ưu tiên cải
cách ở Việt Nam.
Ông
Thắng nói: "Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên để thúc đẩy tiến trình cải cách
đất nước thì việc quan trọng nhất là cải cách thể chế chính trị, mà thể chế
chính trị ở đây bao hàm hoạt động của chính phủ, của các đảng phái và của Quốc
hội.
"Thế và những cải cách về cơ cấu và cách thức
hoạt động phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực của rất nhiều những nhóm khác
nhau, những lực lượng khác nhau."
Theo quan sát của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, Đảng Cộng
sản Việt Nam hiện cũng đang quan tâm tới đổi mới, cải tổ, tuy nhiên còn gặp một
số vướng mắc mà ông gọi là 'bối rối'.
Blogger
nói tiếp: "Trong thời gian gần đây có rất nhiều tín hiệu... có vẻ như là
nhà nước cũng muốn cải cách đấy, có lẽ là họ cũng đang bối rối, họ không biết
từ đâu,
"Thực
sự là sự chuyển đổi từ một cơ cấu quyền lực đóng, khi chuyển sang cơ cấu quyền
lực mở giữa nhiều bên, nhiều phe phái khác nhau, mà lại công khai chuyện này,
thì sẽ rất là khó."
Về mô hình Lưỡng viện cho Quốc hội ở Việt Nam , kỹ sư Lân
Thắng nói:
"Tôi
nghĩ rằng cái đó là một hướng cũng rất là hay, thế nhưng đây là một vấn đề mà
có lẽ còn cần sự trao đổi, sự chia sẻ của nhiều lực lượng xã hội khác, không
chỉ là Quốc hội muốn là như vậy, về bản thân người dân, rồi các phe nhóm quyền
lực thực sự mà họ đang nắm quyền lực ở đất nước, họ nghĩ thế nào và họ có hợp
tác với cái đó không."
"Trong mọi giải pháp chính trị, phải có sự đồng
thuận giữa các phe thì mới tìm ra được một giải pháp để đi lên, chứ nếu như bất
kỳ một giải pháp nào còn có mâu thuẫn, còn có xung đột thì đấy không phải là
giải pháp đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay," blogger nói với
BBC.
----------------
Các bác làm phức tạp quá.
Trả lờiXóaLưỡng viện, đều làm việc do tay chỉ của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", thì vẫn "nguyên như cũ".
Cái chính là, lãnh đạo, phải có cạnh tranh, thì mới tốt lên được, tức là phải xóa bỏ cái "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", thì mới có nhóm người khác, ra cạnh tranh. Như thế, tức là xóa bỏ điều 4 hiến pháp.
Chắc cái đó, đảng cộng sản VN, không chịu. Chẳng ai, lại lấy đá, tự ghè chân mình cả !
Thôi quí ngài ơi,tội lắm,cho em xin-nói,nói và nói-giành nói hết,nói một mình chẳng thèm nghe ai,nói liên u bất tận,nói mà không biết người dân có nghe hay không,nói không biết ngừng nghỉ,nói xùi bọt mép,nói như chẳng bao giờ được nói,nói như một thằng điên...Dân đen chỉ muốn yên bình trong hạnh phúc,nhân phẩm được tôn trọng,công bình trước pháp luật,tổ quốc giàu mạnh không bị lệ thuộc một quốc gia nào khác,được tự do trong cuộc sống như trong Hiến chương LHQ đã qui định rõ ràng-Thế là đủ - Còn bày đặt độc viện với lưỡng viện !
Trả lờiXóaĐất nước muốn phát triển phải có hiến pháp tiên tiến,dân phải thực sự làm chủ nghĩa là quốc hôi không phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân , một đảng phái nào một tổ chức nào.QUỐC HỘI phải thực sự của dân do dân và vì dân .Quốc hội không phải là nơi ao nhà của một người hoặc một nhóm lợi ích, quốc hội phải là nơi hoạch định ,làm ra luật phục vụ lợi ích toàn dân chứ quốc hội không phải chỉ là nơi giơ tay thông qua luật .
Trả lờiXóaNhất viện hay lưỡng viện mà làm gì nếu quốc hội vẫn chỉ là " đảng hội" !!!
Trả lờiXóaVâng. nguyên y vân.
XóaKo biết lũ đỉnh cao chúng nó ấu trĩ đến mức nào?
nó tưởng qua mặt được bọn dân đen và bầy quốc tế chăng?
Thích tiêu đề bài viết.
Trả lờiXóaMuốn thành lập lưỡng viện lại phải "toàn dân góp ý sửa đổi Hiến pháp " lần nữa à ? Góp chán rồi có thèm nghe đâu. Bàn gì thì bàn không được quyên Đảng lãnh đạo toàn diện, triệt để.
Trả lờiXóaTrước mắt chỉ nên nghiên cứu cải tiến tổ chức QH theo hướng : tăng chuyên trách, hành pháp không tham gia vào QH, bớt đảng viên, có thực quyền. Được vậy cũng tiến bộ lắm rồi.
Thượng viện, Hạ viện nghe bắt chước tư bản quá, người CS "kiên định" không chịu đâu. Biết vậy rồi còn đưa ra bàn làm gì, hết việc làm rồi chăng ?
Có săn loài lưỡng thê (ếch) rồi. Khỏi lập lưỡng viện cho nó thừa nữa!
Trả lờiXóaTừ lâu VN vẫn cho " Tự ứng cử " đấy thôi! Chẳng qua là dân không ra ứng cử! Đó là lỗi của Dân, con vài bác " cố tình" ứng cử khi mang ra địa phương " xét" lại không đủ tiêu chuẩn! Thế thôi! Còn các Hội gỉ, Hội gì thì cũng là trong tổ chức cả ! Làm gì có xã hội dân sự mà các bác cứ nằm mơ giữa ban ngày thế ?
Trả lờiXóaChắc cái đó, đảng cộng sản VN, không chịu. Chẳng ai, lại lấy đá, tự ghè chân mình cả !
Trả lờiXóatin tuc│phu nu │ bao phu nu
Nhất trí hoàn toàn , đây mới chính là khối u cần phải cắt bỏ , Quốc hội không có bệnh gì cả , trong khi đó các " Thầy lang " vẫn loay hoay kiểu đau bụng bôi . . . thuốc đỏ .
XóaQuốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất mà lại DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG thì bàn làm gì cho mất thì giờ! Vấn đề là phải giải quyết NGUYÊN NHÂN CỦA MỌI NGJUYÊN NHÂN,ai cũng hiểu chỉ vài trăm người không hiểu hoặc cố tình khồng hiểu
Trả lờiXóaDat nuoc toi thon tha giot dan bau.
Trả lờiXóaDan toc toi duoc chan dat boi nhung thang chan trau , that hoc.
Biet bao gio moi sanh vai duoc voi campuchia , thai lan.
Oi thien duong la day.XA HOI CUC NGU.
Phaỉ chăng chúng ta đang bàn cách chia phần cái bánh mà chúng ta không bao giờ được hưởng !Đừng mơ mộng hão huyền , nhân dân tôi ơi!
Trả lờiXóaLưỡng viện , Tam viện , Tứ viện , hay ........Bệnh viện đi chăng nữa thì cũng vứt , chẳng ăn thua gì
Trả lờiXóa, khi vẫn là những con người ấy , thể chế ấy , Đảng ấy chỉ đạo và viết nên hiến pháp , thì Xin thôi đi cho dân nhờ , Đừng vẽ vời làm gì cho thêm việc , thêm người .
Chỉ khi nào dân được đi bầu thực sự bằng lá phiếu của mình , người đứng đầu đất nước là do dân trực tiếp chọn , thì tôi tin . Còn nếu khác đi , tôi không hoan nghênh .
Để gió cuốn đi
... ĐGCĐ nói đúng: "Đừng vẽ vời làm gì cho thêm việc , thêm người ...."
XóaBác Đại tá BVB rút cái tít (tiêu đề) dẫn LINK rất tuyệt. Cái chính là ở chỗ đó; rượu nhat, rượu dỏm thì bình có kiểu dáng, màu mè đén mây cũng chỉ có vậy! Có khi dánh lừa cảm giác mà thôi!
ĐANG hỏi .Đ.Ả.N.G.
Trả lờiXóa****$$$$$$$*****
"Cuốc Hội" nhà nước chúng Ta
Như là: Hội Diễn Ê - A, Tuồng , Chèo
Đại biểu, đại diện dân nghèo
Chất vấn Chính Phủ, chẳng theo chủ đề
Né tránh là một cái nghề ...
... Chính Phủ - Bộ Trưởng, vai hề "ma, ranh"
"Trách Nhiệm" như một Trái Banh
Đá đi - Đá lại chẳng Anh nào dừng
Phủi tay trách nhiệm, dửng dưng
Ai cũng ôm lấy "cục cưng" cửa Quyền
Chính sách như "trái bóng chuyền"
Nêu lên - Đập xuống, tuyền là mị Dân
Chốt lại mấy chữ phân vân
Đặt tên là để giữ chân lợi mình
Thôi diễn vở "Tang - Tình"
Đạo Diễn không khéo, bất bình Nhân Dân.
Việc đầu tiên là làm thế nào để ra được tờ báo giấy của tư nhân. Nếu không được thì đừng mong đến các việc khác.
Trả lờiXóaBày ra lưởng viện cho tốn cơm.Hiến Pháp điều 4 ghi chình ình ra đó rồi,còn lưởng tam viện làm gì.
Trả lờiXóaÔng nào bị "bắt " làm quốc hội đành cắn răng chịu,có ai thích đâu ...! Ông nào dốt thì sao mà chấm chính tả,văn phạm được,ông nào giỏi văn phạm,biết luật thì không cách gì sửa nổi các dự thảo trình lên....chỉ có cách viết lại,mà như thế khác nào vớ của nợ vào mình.
Có một thời mình làm cái nghề đọc dự thảo luật để tham gia và sửa....sợ cho đến nay.
Dự thảo luật là biết luật và có sống thực về lĩnh vực đó,viết mới đúng và nhở làm đại biểu quốc hội thì duyệt mới được.Góp ý tràn lan đến TRỜI cũng thua .
Còn chính sách của Đảng và Nhà nước phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn chứ,sao bạn lại nói như chuyền banh.Tháng trước tháng sau nó khác xa thì cứ giữ chính sách cho chết à.
Công Sơn
Bọn nó dư người, đâm ra bày Lưỡng Viện để có cớ vơ vét một cách "hợp pháp".
XóaMà anh phê bình ai cũng nên coi lại mình:
"Ông nào dốt thì sao mà chấm chính tả,văn phạm được,ông nào giỏi văn phạm,biết luật thì không cách gì sửa nổi các dự thảo trình lên....chỉ có cách"...
Chính tả anh viết sai quá!
mấy cái ông này lắm chuyện quá , bày đặt ra thì vẫn chỉ là " RƯỢU CŨ - BÌNH MỚI " .
Trả lờiXóatừ trước tới này vẫn có 2 viện hạ viện và thượng viện đó thôi , hạ viện gồm có 500 ông nghị GẬT , thượng viện có 16 ông VUA TẬP THỂ đó thôi , có những dự án thượng viện ( bộ chính trị ) quyết rồi đem ra hạ viện để mà biết .
bây giờ bày đặt ra các loại viện gì gì ra nữa thì mọi việc đều do Đảng lãnh đạo toàn diện .
- có phải không bác Chủ Nhà và bà con còm ?
Đất nước vốn nghèo nàn, mà bao nhiêu hội, đội, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, ban ngành... cùng bấu vào “bầu sữa” ngân sách. Tiền thuế chịu làm sao thấu? Quốc hội nào chứ quốc hội VN thì có đến “thập viện” cũng thế thôi, thậm chí càng phức tạp thêm ra, tai hại thêm ra. Dân nghèo cõng trên lưng một bầy “ủy viên cuốc hôi”, để mỗi năm mấy tháng chúng đưa nhau về Hà Nội ăn chơi nhảy múa. Cũng giả vờ bàn thảo cái này cái kia, cũng lấy ý kiến nhân dân cho ra vẻ dân chủ, rồi thì đảng quyết hết. Có ủy viên “cuốc hôi”, ở địa phương họp tổ dân phố không dám phát biểu, nhưng vẫn là “đại biểu cuốc hôi” hẳn hoi, rồi thì lương đâu, thưởng đâu, tiêu chuẩn nhà cửa đâu, xe cộ đâu... đủ cả.
Trả lờiXóaMẹ kiếp, không biết thằng nào, con nào nghĩ ra cái trò “lưỡng viện cuốc hôi” VN không biết. Đem mà xử chém ngang lưng nó đi! Một cuộc “Học tập tấm gương đạo đức...” chưa đủ thối hay sao? Đất nước toàn những thằng bày trò phá hoại, làm sao mà khá lên được. Cứ đà này, mươi năm nữa Lễ hội vua Hùng sẽ dài một tháng không chừng...
Fine way of explaining, and nic paragraph to take information regarding my presentation subject, which i am going
Trả lờiXóato convey in university.
Take a lookk at my weblog: سئو سایت
Anh Arab đẹp trai. Đừng dụ dỗ em rồi bán qua Ghana làm điếm!
XóaSinh con rồi mới sinh cha ,
Trả lờiXóaSinh cửa sinh nhà rồi mới sinh ông .
Trước tiên là phải thay đổi Hiến pháp , sau đó là chế độ đa đảng , rồi cuối cùng muốn bao nhiêu Quốc hội cũng được , bây giờ Hiến pháp vẫn nguyên vị , ĐCS vần lãnh đạo thì lưỡng viện chỉ tổ đông người , ngân sách lại bị véo thêm một ít để chi cho các nghi sĩ ngồi chờ quyết định của . . . BCT ! Tôi rất tự hào vì người VN mình thường có nhiều sáng kiến . . . đột xuất !
Mới có quốc hội mà đã phát chán rồi.Bây giờ còn bài ra lưỡng viện để dân được lựa chọn kênh xem tấu hài .
Trả lờiXóaĐì móa....lượng hay lưỡng hay nguyên thì cũng nằm trong rọ đảng cướp sạch...
Trả lờiXóaĐBQH VN? Ai chẳng biết trên 99% là phường giá áo túi cơm!
Trả lờiXóaChẳng biết các bác có nghĩ rằng đó là cách đánh lạc hướng
Trả lờiXóadư luận để người dân có chuyện bàn tán mà quên đi những
khó khăn tận cùng của nước ta đang phải đương đầu nhưng
cứ loay hoay như gà mắc tóc không có lối thoát nào đối với
đại họa bành trướng của Tàu cộng ?
CsVN.đã đánh cuộc với cả dân tộc một cách vừa công khai
vừa bí mật.Công khai bằng những con bài LẬT NGỬA như 1
phép thử nhưng đại đa số nhân dân VN.còn không dám phản
ứng,chứ chưa nói sự đổi chác bí mật giữa chóp bu 2 đảng !
Dân Đài Loan cùng dòng máu Hán tộc nhưng dám phản kháng
vì nghi ngờ mưu ma chước quỷ của Tàu cộng,thế mà than ôi
đồng bào ta vẫn chưa được đảng cho phép... yêu nước !!!