* PHẠM THỊ HOÀI
TTHN - Ngày 18/11/1976, học giả Robert Havemann, nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở CHDC Đức, người được coi là cha đẻ tinh thần
của cuộc cách mạng hòa bình năm 1989, viết một bức thư ngỏ gửi Tổng Bí thư
Erich Honecker về việc bạn ông, cũng một nhà bất đồng chính kiến lừng danh,
nghệ sĩ Wolf Biermann, bị cấm về nước sau chuyến lưu diễn tại Tây Đức. Havemann
từng là bạn tù của Honecker thời Quốc xã, từng viết thư thỉnh cầu Honecker thả
một người bất đồng chính kiến khác và được chấp thuận, từng được Honecker che
chắn ở một số vụ, và dù đã bị khai trừ khỏi Đảng, cấm giảng dạy, sa thải khỏi
trường đại học và Viện Hàn lâm Khoa học, tước mọi chức vụ trong đó có chức đại
biểu Quốc hội, ông vẫn coi mình là một người cộng sản.
Bốn ngày sau, 22/11/1976/, tuần tin Spiegel (Tây Đức)
đăng bức thư đó. Trong thư, Havemann kêu gọi Honecker cho phép Wolf Biermann
được về nước, “trước hết để tránh nhục nhã và thiệt hại cho tất cả chúng ta và
uy tín của đất nước ta“, bởi lẽ – nguyên văn: “tất cả những cáo buộc và nghi
ngờ rằng Wolf Biermann thù địch với CHDC Đức đều hoàn toàn vô lối. Wolf
Biermann đã phê phán, phê phán mạnh mẽ và sắc nhọn. Nhưng những đồng chí ưu tú
nhất của chúng ta cũng đã sử dụng vũ khí phê phán mạnh mẽ không khoan nhượng,
nhất là khi cần vạch ra những khuyết điểm và nhầm lẫn của chính chúng ta, chẳng
phải luôn luôn là như vậy hay sao? Wolf Biermann đã phê phán theo cách đó, phê
phán trong tinh thần của người cộng sản. Ai không chịu nổi những lời phê phán
ấy là thừa nhận rằng mình không có gì để đáp lại ngoài bạo lực.” Ông phân tích
tiếp, với chiến dịch khai trừ Wolf Biermann “các đồng chí đã biến anh ấy thành
hình ảnh lí tưởng trong mắt hàng triệu thanh niên Đông Đức. Giờ đây anh ấy là
hiện thân của một thứ hi vọng lớn cuối cùng về một chủ nghĩa xã hội mà những
thanh niên ấy đã thôi không còn mơ ước.”
Lại bốn ngày tiếp đó, 26/11/1976, Tòa án huyện
Fürstenwalde ra lệnh quản thúc Havemann tại gia, vì tội “hoạt động đe dọa đến
an ninh và trật tự công cộng“. Nơi ở và toàn bộ gia đình ông bị 200 nhân viên
An ninh Quốc gia (Stasi) thay nhau canh gác suốt ngày đêm. Ông bị cấm liên lạc
với phóng viên, nhân viên ngoại giao nước ngoài và 70 công dân Đông Đức “có vấn
đề” khác. Năm 1979, tòa ra tiếp lệnh khám nhà, tịch thu nhiều tài liệu và đồ
đạc, phạt ông một khoản tiền lớn, 10.000 Mark Đông Đức, với tội danh vi phạm
Luật Ngoại tệ, vì ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm ở nước ngoài. Đơn kháng án
của ông bị bác. Luật sư của ông bị tước quyền hành nghề. Ba năm sau, 1982,
Havemann qua đời.
So với ước chừng tổng cộng 250.000 tù nhân chính trị
trong vòng 40 năm ở CHDC Đức, những người thậm chí bị tống giam chỉ vì buông
một lời nói kháy chính quyền hay Anh Cả Liên Xô, ông Havemann, “kẻ thù số 1 của
nhà nước”, với ba năm quản thúc và một khoản tiền phạt có thể coi là còn được
luật pháp của đất nước chuyên chính vô sản này nương nhẹ. Song gần hai mươi năm
sau khi ông qua đời, 7 thẩm phán và công tố viên của nhà nước Đông Đức đã tham
gia vào hai vụ án kết tội ông, đến lượt họ, lại phải ra tòa vì tội
Rechtsbeugung: lợi dụng luật pháp, cưỡng đoạt luật pháp, lũng đoạn luật pháp,
tha hóa luật pháp, nắn bóp và co giãn luật pháp… để cản trở công lí, nói nôm na
là bẻ cong luật pháp.
Một trong những điểm then chốt trong hiệp thương thống
nhất giữa hai nhà nước Đức sau Chiến tranh Lạnh là nguyên tắc hòa giải. Không
được dùng luật pháp của Tây Đức để phán xử thực tiễn xã hội Đông Đức. Chỉ có
thể dùng chính luật pháp của Đông Đức để khôi phục công lí cho những gì đã diễn
ra tại đó. Thực tế áp dụng nguyên tắc hòa giải này, sau một phần tư thế kỉ, là
một quá trình vô cùng gian nan, đầy tranh cãi, với những câu hỏi còn lại không
thể trả lời, những nguyện vọng không thể đáp ứng, những vấn đề khó lòng giải
quyết thỏa đáng. Song nó tránh cho nước Đức thống nhất, sau gần nửa thế kỉ chia
cắt dân tộc, cảnh hận thù và chia rẽ của “bên thắng cuộc” và kẻ bại trận.
Vụ án xử 7 cán bộ của ngành tư pháp Đông Đức nói trên
cho thấy sự phức tạp ấy và là một bài học đáng nghiền ngẫm về tư pháp chính
trị. Nó kéo dài gần ba năm, từ 1997 đến 2000. Đầu tiên, Tòa án Tiểu bang
Frankfurt/Oder xử cho cả 7 bị cáo trắng án, Viện Công tố kháng nghị. Tiếp theo,
Tòa án Tối cao Liên bang ra quyết định hủy bản án, chuyển vụ án về một tòa án
tiểu bang khác để xét xử lại. Cuối cùng, Tòa án Tiểu bang Neuruppin, sau 26
phiên tòa, đã kết án 2 trong số 7 người nói trên về tội bẻ cong luật pháp, kết
hợp với tội tước đoạt tự do của người khác, liên quan tới lệnh quản thúc
Havemann.
Theo kết luận của tòa, hai cán bộ tư pháp của nhà nước
Đông Đức này đã biết rõ rằng việc truy tố nhà bất đồng chính kiến Havemann
không phải là để thực thi một công lí trên cơ sở xác định sự thật bằng những
công cụ của luật pháp, mà trước hết và chủ yếu là để vô hiệu hóa hay triệt tiêu
một đối thủ chính trị. Họ đã tham dự với đầy đủ ý thức vào một kịch bản soạn
sẵn, được thỏa thuận trước với những cơ quan và cá nhân đứng ngoài ngoài hệ
thống tư pháp, với bản án đã định trước ngay từ đầu. Với những bản án bỏ túi và
phiên tòa trình diễn đó, họ đã vi phạm chính luật pháp của Đông Đức, nơi nguyên
tắc “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” cũng được long trọng ghi trên
mặt giấy.
*
Khi nhận lệnh quản thúc, ông Havemann tuyên bố: “Tôi
đâu có ý định rời khỏi CHDC Đức, vì mỗi bước đi ở đây là một bước ta có thể
chứng kiến chế độ đã và đang đánh mất toàn bộ uy tín, chỉ cần vài sự kiện và cú
huých từ bên ngoài là đủ để vứt Bộ Chính trị vào sọt rác.” Mười ba năm sau, Bộ
Chính trị Đảng SED quả nhiên biến mất. Cựu Tổng Bí thư Honecker cùng vợ tháo
chạy khỏi đất nước, trốn vào Đại sứ quán Chile tại Moskva xin tị nạn chính
trị.
Nước Đức mất gần 2 thập niên để giải quyết di sản của
nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Đông Đức. 374 vụ bẻ cong luật pháp với 618 bị cáo
được đưa ra xét xử, trong đó 5 người bị phạt tiền, 176 người bị kết án tù,
trong đó có 63 thẩm phán, 56 công tố viên, 5 thẩm phán và công tố viên thuộc
tòa án quân sự và 41 nhân viên tư pháp khác. 8 trong số này chịu án tù từ 5 đến
10 năm.
Thật khó hình dung, mười, hai mươi năm, ba mươi năm
hay năm mươi năm nữa chúng ta sẽ làm gì với di sản của nền tư pháp Việt Nam hiện tại.
Những thẩm phán, đại diện Viện Kiểm sát và các nhân viên tư pháp tham gia các
vụ xét xử những người bất đồng chính kiến, mới hôm kia là blogger Trương Duy
Nhất, bằng những bản án bỏ túi rồi sẽ phải chịu trách nhiệm gì? Chúng ta hay tự
an ủi rằng họ sẽ phải đứng trước tòa án của lương tâm và tòa án của lịch sử.
Song lương tâm thường phán quyết có lợi cho chủ của nó. Còn đợi lịch sử xếp
xong lịch xét xử thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết từ lâu.
Tháng 3 6, 2014
PTH/
TTHN
---------------
Viết rất hay, mà lại không bị khởi tố theo đều 88 hay 258. Cheer!!!!
Trả lờiXóaCác đảng viên CS Đông Đức (kể cả nhân viên mật vụ CS Stasi) hưu trí nay vẫn lãnh đủ... lương hưu do Nhà nước tư bản CHLB Đức chi trả!
Trả lờiXóaChế độ nào là đàng hoàng vậy ta?
Đúng. CS đang gieo vào đầu lũ cừu cái này, để mị và kéo dài sự chết....
XóaLũ khốn nạn, trơ tráo.
Khi CHDC Đức cũ sát nhập vào CHLB Đức, số "của cải vật chất" mà CHDC Đức đóng góp chỉ được là 7% tổng số của nước Đức mới!
Trả lờiXóaKính bác Bùi Văn Bồng,
Trả lờiXóaBài viết nói về tư pháp chính trị nhưng tôi mạn phép đưa vào trang này vụ án dân sự của tôi, nếu có gì sai tôi sẽ bị tội vu khống …
Có những thẩm phán … thường phán quyết có lợi cho chủ của mình. Vụ án của tôi là một kỳ án: Thấy rõ một số thẩm phán thực chất là kẻ cướp núp bóng ngành tư pháp cướp đất của tôi (thu hồi đất không đền bù ) như thẩm phán ông Ngô Văn Minh lúc ra bản án số 96/2006/DSST ngày 25/12/2006 giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Dĩ An; Tôi làm đơn Tố cáo nay được thăng chức Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Dương. Bà thẩm phán Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Phó Chánh án TAND Thị xã Dĩ An, ra bản án số 27/ 2013/DS-ST ngày 29/3/2013 (thu hồi đất không đền bù). Tôi làm đơn kháng cáo:
“Bản án này không khách quan, vi phạm nhân quyền, vu khống, chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của tôi; Áp bức, trấn lột, cướp bóc tài sản, đất đai thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tôi.
Bản án số 27/2013/DSST ngày 29/3/2013 cho thấy khả năng tư duy của hội đồng xét xử, không khách quan, không xem xét đánh giá sự kiện, chứng cứ đúng với bản chất của nó mà có ý bóp méo làm sai lệch chứng cứ nhằm mục đích làm lợi cho nguyên đơn”.
Vụ án trong giai đoạn xử phúc thẩm lần 3. Thẩm phán, ông Nguyễn Đình Dũng được phân công Chủ tọa phiên tòa, tiêu cực trắng trợn … Cho thấy, những người này làm việc không vì Công lý ….
Tôi xin thư giả một bài vè (trong bài vè này có phần họa của người khác)
Nghe vẻ nghe ve
nghe vè TÒA án
Nhân dân ta thán
Vô phúc gặp quan
có bàn tay nhám
Tay đã nhúng chàm
của ĐÚT quan HAM
xã hội tắc loạn.
TÔI là dân oan
gặp cảnh trái ngang
tai bay vạ gió
trở nên khốn khó
cũng bởi quan tham.
Cái miệng nhà quan
có GANG có THÉP
có KÌM có KẸP
có KIM CHỈ NAM.
TIỀN BẠC VÒNG VÀNG
chạy vào túi QUAN
ăn đồng chia đủ.
Ai cũng có phần
mạnh tay chém, chặt
dân chết cũng mặc.
Luật pháp qua quan
(khôn ngoan qua "CÒ").
Đi đêm không lo
có CÒ lo hết.
Đồng tiền “chi đẹp”
là đồng tiền khôn.
Sức mạnh phi thường
bôi trơn công lý.
Những chuyện phi lý
quan cũng nghĩ ra
hại người lợi TA.
(QUAN TÒA THANH LIÊM
trở thành chuyện HIẾM).
Đồng tiền đến đâu
quan xâu đến đó
biến không thành có
biến có thành không.
Quan nhận vàng ròng
không "CHI" thì chết
đi theo mỏi mệt...
Vàng thau lẫn lộn
Đồng đá nhập nhèm
Đổi trắng thay đen
Hiền lành QUAN siết
Kêu ca QUAN triệt
Dân oan chịu thiệt
Quan chức bất cần
miễn là đầy túi.
Tòa lắm THAM QUAN
Tội cho dân oan
"QUAN THAM QUAN THAM
THAM QUAN THAM QUAN"
CS ko thể thay đổi sửa chữa, ko thể đập phá, chỉ nó tự sập...khi ko còn gì để cướp, để bán....
Trả lờiXóaHổng lẽ các đỉnh cao trí tệ quê cháu lại đi vào vết xe đổ nài nhẩy?
Trả lờiXóapháp luật ở Đông Đức ăn thua gì so với Vịt nam , có luật chỉ để ngắm mà thôi , toàn dùng bằng nghị quyết , thông tư + nghị định .
Trả lờiXóaRất tiếc là Đức và VN hoàn toàn khác nhau , người Đức họ thống nhất đất nước không tốn một viên đạn còn VN thì xương chất thành núi , máu chảy thành sông . Các lực lượng hành pháp như công an , tòa án gần như được toàn quyền khủng bố tinh thần nhân dân , bắt mọi người phải sống trong lo sợ . Đây chính là phương pháp " Bảo vệ chính quyền nhân dân " của CNCS .
Trả lờiXóa