Trang BVB1

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

'Tiếng nói' E.MAIL - 77


* From TÔ VĂN TRƯỜNG To Van Truong tovantruong1948@yahoo.com
>> On Saturday, 15 March 2014, 19:31, Nguyen Tu Siem
Anh Trường ạ,
+ Hôm rồi khi phản hồi meo của anh, thú thực tôi chỉ mới đọc...cái titre, đơn giản là vì ở lâu trong Bộ tôi nghĩ ngay và nói nhanh cho nó ..."kịp thời vụ". Ý chính là: Nó chỉ là cái Vụ Trồng trọt và đã bị bệnh "phì đại". 
+ A Phát thì thực tế đúng như các anh mô tả, tôi không dám còm thêm. Nhưng tìm nguyên do thì tôi tán đồng tổng kết của anh VTK: "Bộ trưởng Phát là sản phẩm của ông Tạn". Cờ ngoài baì trong, năng lực của anh ấy chỉ đến thế, thực hiện ý tưởng của người khác, cũng như vụ em L.T.K Oanh tác giả là ông Tạn, chứ ông Ngọ dân Thanh Hóa chỉ giỏi đóng vai Lê Lai. Nhớ hôm giải trình Quốc hội về thất bại mía đường, ông ấy lắc đầu quầy quậy:"Cái này Bộ tôi sai quá, sai quá, sai quá !..." nghe mà thương.
+ Anh Trường và các bác bên Thủy lợi dù sao cũng là con rể/con dâu của Nông nghiệp còn dễ thở (đụng đến con dâu con rể, gồm Thủy lợi, Lâm nghiệp, Lượng thực, Công nghiệp thực phẩm,...) sợ mang tiếng mất đoàn kết; chứ chúng tôi con đẻ, muốn hành thế nào tùy tiện. Hội đồng Khoa học thì đúng là "Hội đồng chuột treo chuông cổ mèo". Tôi bị bắt đưa khoai tây lên núi (năm đầu 3.000 ha, năm sau 10.000 ha), mấy Cục, Vụ, Viện khác anh nào cũng ngậm miệng, mỗi mình tôi trằn lưng chịu đòn. 
+ A Vũ Tuyên Hoàng có đề lời bạt cho tập "Thuật ngữ Anh-Việt tài nguyên thiên nhiên ..." của tôi. Lúc dự án 1.200 tỷ lúa lai không thông qua được, tôi lại bị mang tiếng về phe anh Hoàng. Gần đây, say sưa với lúa quá đà, cao su miền Trung thất bát, ...Tư lệnh hồi ấy quay ngoắt lại: "Tôi đã bảo mà !". Và cho đơn thuốc: Giảm nửa diện tích lúa thì giá tăng gấp đôi !". Tương quan nghịch, tuyến tính; thật nực cười.  
+ Làm chuyên gia  cho ADB dự án Bio-energy, tôi đến mấy doanh nghiệp trồng Jatropha, họ bảo nghe bác Tạn, giờ chúng em lỗ chỏng vó. Dự án mía, khoai tây, chuối, Hà Tĩnh cạch đến già. Lại nữa: "Macca là cây vàng, cây triệu đô !". Khẩu khí toàn sách Tầu.
Vì thế nửa đời ở Bộ này, tôi nhận ra là "không chơi được", và bắt đầu mài cưa rửa đục. Chấm tuổi 60 là chào các bác, đi làm thuê trong nửa đời còn lại, như thày (bố) tôi dặn :"Nhất nghệ tinh". Nghề không tinh lắm, nhưng đủ nuôi con, không bốc bải tiền của dân, của nước. Nghề làm thuê cũng sướng.
Cụ Phan bảo Quan trường trung chi nô lệ, hựu nô lệ xin bái cụ.
Nhân tiện các bác sơ kết, xin hóng hớt vài câu. Trực ngôn, nếu nghịch nhĩ bác nào thì...tùy.               
 Nguyen Tu Siem
Canadian International Development Agency 
International Chief Technical Adviser
Mobile +84 913 234 073
Skype: siemnguyentu
 
On Thursday, 13 March 2014, 15:01, Thang Van Phuc <thangphuc66@gmail.com> wrote:
 
Cám ơn anh Trường về những thông tin của ngành nông nghiệp VN. Quả thực, có nhiều vấn đề hết sức lo ngại
Thang Văn Phúc
 
On Saturday, 15 March 2014, 9:00, Vũ Trọng Khải <vutrongkhai041945@gmail.com> wrote:
Tô Văn Trường đọc comment dưới đây nhé.
Vũ Trọng Khải
 
From: Ngoc Xuyen Vu [mailto:ngocxuyen1311@yahoo.com.vn]
Sent: Friday, March 14, 2014 5:01 PM
To: Vũ Trọng Khải
Subject: Về: FYI Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp
 
Bài “Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp” nói đúng quá ! Rất nhiều bằng chứng , sao anh TVT không gửi thẳng lên Chính phủ và Quốc hội? 

On Friday, 14 March 2014, 11:17, "tien.lan.anh@gmail.com" <tien.lan.anh@gmail.com> wrote:
 
Anh Trường ơi,
 
Rất nể anh đấy song em cũng muốn đợi xem việc làm này của anh tác động tích cực tới đâu và kết quả là như thế nào.
 
Chúc anh khỏe và an bình.
Tiến

On Thursday, 13 March 2014, 16:20, Vuong Van Dung <vandungvuong@gmail.com> wrote:
Xin chào Bác Trường,
Cháu rất tâm đắc với các bài viết của Bác Trường, nhưng tại vì "cái nước ta nó thế" nên xin Bác đừng buồn nữa.
Xin tạm mượn 2 câu thơ dân gian ở Miền Tây đễ nói lên tình cảnh của đất nước này:
"Tại ai cầm lái phăng lèo
Tìm tân thế giới chịu nghèo lâu năm"
Chúc Bác Trường nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.
Trân trọng,
Vương Văn Dũng
 
On Friday, 14 March 2014, 9:42, Doan Thi Tuyet Nga <ngadt.tl@mard.gov.vn> wrote:
Cháu chào Chú,
Thật ra cháu vẫn rất thắc mắc về lý do tại sao một con người nhẹ nhàng và nho nhã như anh Phiệt lại có một quyết định ra đi không nhẹ nhàng chút nào vậy chú. Cháu đang đi làm, cũng không thích bị mọi người đánh giá là người tò mò. Nhưng nhân tiện thấy chú đề cập tới vấn đề này thì cháu tranh thủ hỏi riêng chú.
Ngoài ra, có 1 vấn đề về chuyên môn cháu cũng muốn xin tham khảo ý kiến của chú: các cấp trung ương vẫn còn đang rầm rộ trong đánh giá công tác thích ứng bđkh. Nhưng trong giai đoạn vừa qua, thành tựu (kết quả) của các hoạt động này thực tế đạt đến đâu? Hiệu quả của các biện pháp chính sách trên thực tế đến đâu? Đặc biệt cho vùng đbscl.
Chú thông cảm nếu cháu đang làm phiền chú nhé.
Kính thư,
Cháu Nga.
Doan Thi Tuyet Nga,
Deputy Director of Department of Technology and International Cooperation,
Directorate of Water Resources,
Ministry of Agriculture and Rural Development,
No 2 - Ngoc Ha - Ba Dinh - Ha Noi - Viet Nam.
 
Me Snippet unavailable
 Mar 13 at 2:52 PM
dang nghia nguyen
To MeAnh Tuan NguyenHa Thanh Liem and 96 More...
Mar 13 at 3:07 PM
 
Cam ơn anh Trường đã mạnh bạo phân tích nguyên nhân tạo cho NNVN một màu xám. Một đất nước tự hào xuất khẩu nhiều nông sản đứng vào nhóm Top đầu nhưng nông dân thì vẫn đói nghèo, sản xuất bấp bênh, phập phồng cho nguồn thu nhập, ô nhiễm đất trồng trọt, ô nhiễm môi trường nông thôn nay lại phải chịu cả "Ô nhiễm đạo đức và suy thoái trách nhiệm". Dân mình còn khổ lắm, thử hỏi được bao nhiêu % đạt thực sự là "Nông thôn mới" hay cũng lại là bệnh thành tích?
TS Nguyễn Đăng Nghĩa
Chuyên gia nông nghiệp
 
On Friday, 14 March 2014, 1:31, Nguyen Tu Siem <siemnguyentu@yahoo.com> wrote:
Các bác ạ,
Ở trong ngành Nông nghiệp hết cả đời làm việc, ngẫm lại tôi thấy nó mắc bệnh "phì đại" của một ngành già nua. Có 1 dự án UNDP nói gọi là Macro Ministry...  (nhớ tên không chính xác), ban đầu cứ tưởng nó đùa, nhưng hóa thật, trong văn bản chính thức hẳn hoi, chả biết nó có khẩy mình không.
 
Nhập, tách, tách, nhập rồi quay lại mô hình tổ chức những năm 1960-70, Nhưng bệnh ngày càng nặng như tuyến tiền liệt của một ông già, do bỏ tất cả 70% dân, 90% đất đai vào 1 rọ, cho 1 Bộ quản. Rừng mất đằng rừng, nước mất đằng nước, chăn nuôi đì đẹt, bệnh dịch tràn lan, thực phẩm thì bẩn, v.v. Lý do thì nhiều, chung qui là cấu trúc như thế thì ôm làm sao xuể gần hết diện tích & cư dân đất nước ?. Đối phó tối ngày đủ chết mệt rồi, nói chi đến Phát triển Nông thôn.
 
Cái được của cái siêu Bộ (mà không mạnh) này có chăng chỉ là lo đủ gạo ăn  (mà cũng là công sức trí tuệ cả nước) và mấy nông sản sơ cấp (cà phê, cao su...). Gọi nó là Bộ Trồng trọt thì đúng hơn. Tái cấu trúc, tái cơ cấu ... là lĩnh vực độc quyền của tổ chức ai mà bàn được. 
  
Nguyen Tu Siem
CIDA International Chief Technical Adviser
Mobile +84 913 234 073
Skype: siemnguyentu
 
On Thursday, 13 March 2014 8:48 PM, Van Tran thanh <van.oikos@gmail.com> wrote:
Tôi được biết 2 tin khá chính xác liên quan đến bài viết của anh Trường:
 
Một là anh Cao Đức Phát sắp "ăn đòn" nặng, bởi vì vấn đề "Nông nghiệp" và "Nông thôn" là 2 mảng quá lớn của một đất nước có 90 triệu dân thì có tới hơn 70 triệu dân sống ở nông thôn do anh Phát phụ trách mà anh chẳng hiểu gì về họ và từ ngày nhậm chức tới nay, anh chưa làm được gì cho họ cả mà còn đẩy họ ngày càng thêm đói rách, cơ cực, quanh năm đi kiện cáo biểu tình vì mất đất sản xuất và thiếu việc làm ( không thể đổ lỗi cho "cơ chế" hay chỉ đạo của "Chính phủ", ông Bộ trưởng đầu ngành không lo lắng cho ngành mình thì hỏi ai? )
 
Hai là có một kiến nghị gay gắt đưa ra từ lâu thì chắc là lần này thì người ta sẽ ra quyết định thành lập lại BỘ THỦY LỢI hoặc sẽ là BỘ MÔI TRƯỜNG NƯỚC.
Số phận ngành THỦY LỢI thật long đong, trước kia thì cùng chung với ngành KIẾN TRÚC, tách ra thành bộ riêng một thời gian lại bị nhập vào với NÔNG NGHIỆP.
Thử hỏi diện tích hải phận của nước ta rộng gấp 3 lần diện tích đất liền thì do ai quản lý và khai thác? Khai thác cái gì hay chỉ mấy chiếc tầu đánh cá bảo vệ không xong.
Lại nữa, sông ngòi hồ nước do ai quản lý và khai thác?
Theo tôi biết thì hiện nay giữa Thủ đô Hà Nội, có một đề tài rất quan trọng là PHỤC HỒI SÔNG ĐÁY đi từ Sông Hồng, qua đập cầu Phùng, qua Phúc Thọ, Đan Phượng, chéo Hoài Đức, Quốc Oai....xuôi xuống Hà Nam mà không ai dám quyết cả.
Nhưng thôi, tôi không dám nói nhiều.     
Trần Thanh Vân

3 nhận xét:

  1. GS.Ts Nguyễn Văn Luậtlúc 20:50 16 tháng 3, 2014

    Trước khi bày tỏ vài suy nghĩ, xin phép bạn Trường, bạn Siêm được dùng danh sách đông đảo bạn mail của hai nhà khoa học sắc sảo trong tư duy để trao đổi vài điều trăn trở của tôi. Nếu vị nào thấy mất TG thì xin không đọc hoặc delete.
    1./ Nông dân ĐBSCL, trong sx lúa hàng hóa đâu có biết và cần biết "thị trường", hầu như chỉ biết thương lái mua thóc của họ, và làm theo thương lái dùng giống lúa nào... Một vị lãnh đạo Vụ TT đã nói rất đúng: chúng ta đổ công đổ của vào họp hành và tập huấn với mục đích không dùng hoặc dùng tối thiểu giống lúa IR 50304, khoảng 10% diện tích thôi Nhưng thương lái chỉ cần nói mua lúa 50404 là công của chúng ta thành công cốc hết. Mà thương lái mua là để bán cho doanh nghiệp XK gạo, chủ yếu là DNNN. Thương lái lại dựa vào việc cấm dử dụng nhiều 50404 mà ép giá nông dân. Kết quả là thương lái thắng, nông dân không nghe khuyến cáo mà cứ trổng 50404 với tỷ lệ dt cao. Vài năm trước có lần được nghe anh Phong TGĐ và Chủ tịch HĐQT lương thực nói Thủ tướng đã thấy vai trò của hàng xóa. Sao Bộ NN và PTNT không tổ chức những thương lái này lại, giúp họ buôn bán tốt và tập huấn họ thành lực lượng khuyến nông nhân dân.
    2./ Trong các báo cáo sơ kết, tổng kết , và trong thông tin đại chúng khi nói về thành tích sản xuất, thường chỉ nói về những điều mà Nhà nước cần để chỉ đạo SX, doanh nghiệp cần để buôn bán. Điều này chúng tôi đâu có phản đối, nhưng lại rất ít, hoặc không nói cái mà nông dân cần là lãi thuần có tác dụng cải thiện đời sống của họ. Một vú dụ: thông tin về giá giống lúa 50404 thấp hơn,m mna2 không thấy tuy thấp hơn, nhưng năng suất của nó cao hơn, lại dễ làm, ít đầu tư phân bón và thuốc sâu hơn, nên lãi thần nhiều khi lại cao hơn. Nông dân rất biết điều này đấy!


    Vào 11:53 Ngày 16 tháng 03 năm 2014, Nguyen Tu Siem đã viết:
    Từ sau thời cụ Nghiêm Xuân Yêm & Nguyễn Ngọc Trìu Bộ NN:
    - Chìm vào một thời kỳ mất dân chủ trầm trọng; độc tài & bè cánh; không khí lúc nào cũng nặng như Cách mạnh Văn hóa ấy;
    - Khoa học & Công nghệ buộc chạy theo các chủ trương ngắn hạn, thành tích (triệu tấn đường, triệu tấn đỗ, triệu tấn ngô,...) bằng bất cứ giá nào. Mục tiêu là các con số nhất thế giới về sản phẩm sơ cấp. Đến khi càng hội nhập càng sâu càng lộ ra những lỗ hổng khó trám: Người ta cần giá trị gia tăng hơn là khối lượng, cần chất lượng hơn là năng suất... nên các Cty QD & Hiệp hội mới thua trên sân nhà và cả sân khách. Cảnh báo rồi, và bây giờ, nói mãi ai nghe ?.
    - Không ở đâu mà người làm khoa học & khuyến nông bị xem thường và quăng quật như trong ngành NN. Hội đồng Khoa học, các Hội nghề nghiệp chẳng có tiếng nói gì. Khác ý Lãnh đạo là bị ăn đòn. Cho nên tỷ lệ ra đi không về là rất lớn. Nhìn vào Lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện,...còn mấy ai có đủ tâm & tầm ?.
    - Điều hành công việc theo kiểu làng xã thời xưa, kiểu phong kiến. Cứ tưởng đâu nhập các Bộ lại thì sự độc đoán nó pha loãng bớt; nhưng không phải. Bị điều khiển bởi lãnh đạo "gia đình chủ nghĩa", LĐ hiện thời không thoát ra được, cổ quá rồi, yếu nên phải gia cố quyền lực, không thích đổi mới. Khủng hoảng của ngành đã lên đến đỉnh điểm trong bối cảnh hội nhập sâu và TPP.
    - Bỏ mặc nông dân, là lỗi hệ thống. Phải thôi vì Bộ NN lâu nay chỉ là một cái Vụ Trồng trọt to mà thôi. Nông dân, nông thôn bỏ mặc địa phương tự lo, Bộ có muốn lo cũng chẳng có lực. Tử sau Khoán 10 đến nay đã gần 40 năm không có gì đột phá. Dư luận đòi hỏi, nhưng Bộ chỉ lo đối phó với những vấn đề phát sinh, nóng; đến tập hợp chuyên gia bàn thảo cũng chẳng tổ chức được. Thảng hoặc có 1 Hội thảo thì toàn những anh vâng lời, đến dự để minh họa ý của Lãnh đạo.

    Thành tích & Tham vọng thì ở bất cứ văn bản nào cũng thấy. Xin phép các bác tôi chỉ nói mặt "chưa được" mà thôi.

    Nguyen Tu Siem
    CIDA International Chief Technical Adviser
    Mobile +84 913 234 073
    Skype: siemnguyentu

    Trả lờiXóa
  2. Mấy bác này hay thật đấy. Có bác nào ở các bộ, ngành khác hành động như các bác ko? Thật xấu hổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ nào giờ cũng thế thôi. Chỉ có điều vì miếng cơm manh áo mà họ phải tặc lưỡi cho qua. Đấu tranh tránh đâu mà! Hy vọng tới Đại hội XII có minh quân xuất hiện để cứu dân tộc đau thương này khỏi những người nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẽo!

      Xóa