Trang BVB1

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Điều chuyển rồi thăng tiến ?


Nhân nói đến chuyện điều chuyển lãnh đạo, đầu tháng 3 năm 2014, Thủ tướng VN có chỉ đạo tại Thông báo số 85/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 2014-2015.
Theo đó sẽ "Kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, CPH doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp". http://baoapbac.vn/kinh-te/201403/thu-tuong-chi-dao-thay-the-dieu-chuyen-lanh-dao-dnnn-chan-chu-cph-458035/
Đến hôm nay có tin trên Vietnamnet: Loạt sếp tổng điều chuyển khỏi lãnh đạo tập đoàn nhà nước. Không rõ mấy sếp tổng "bị" điều chuyển lần này có phải do đã "chần chừ, không nghiêm túc hay chống lệnh" cổ phần hoá doanh nghiệp hay không, nói thẳng ra là một hình thức bị kỷ luật. Nhưng nhìn vào những chức vụ mới thì khó mà có thể nói các sếp tổng này bị kỷ luật vì nhìn vào "bến đỗ" của các sếp đầy "màu mỡ". Theo nhận xét của Mõ thì toàn chỗ ngồi mát ăn bát vàng, tư duy làm việc thì chỉ cần mỗi ngón trỏ là chính, chả bao giờ phải chịu trách nhiệm về một cái gì cụ thể. Chẳng thế mà sếp Nguyễn Ngọc Bảo của Agribank bỏ của chạy lấy người sang làm Phó Ban kinh tế trung ương.
Điểm qua một vài trường hợp cụ thể, vẫn theo Vietnamnet thì "ông Lê Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng) giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước". Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) Nguyễn Cảnh Việt về làm Phó ban phòng chống lụt bão của Bộ. Ông Nguyễn Cảnh Việt vẫn mang hàm Vụ trưởng. Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho hay vừa thay thế 2 lãnh đạo (Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên) của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) đi làm nhiệm vụ khác.
Ngoài ra trong đợt này còn có ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) về giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trương Quang Hoài Nam - Cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về TP. Cần Thơ tham gia Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2010-2015. 

Di sản các sếp để lại
Có người trong một buổi lễ tiễn biệt sếp sang vị trí mới đã cám cảnh "người đi để lại tôi nơi này" do di sản để lại của sếp quá nặng nề và nhức nhối (quá thối). Mức độ thối đến mức nhiều kẻ dù có thèm muốn và nhòm ngó cái ghế mà sếp để trống từ lâu cũng không khỏi run sợ khi nghĩ đến việc phải gánh vác trách nhiệm xử lý di sản mà sếp đó để lại. Chuyện kể rằng có DNNN lớn khi sếp "escape- thăng thiên" sang vị trí khác để lại sự hoang mang cho người ở lại đến độ nhiều chi nhánh, bộ phận không biết phải làm gì và làm thế nào khi nhìn xung quanh toàn thấy những còng số 8 và thòng lọng và kết cục là họ co cụm, chả dám quyết làm gì từ việc to đến việc nhỏ đều phải xin ý kiến chỉ đạo.
Để minh chứng cho độ nhức nhối của di sản mà các sếp để lại cũng không phải quá khó để mà tìm kiếm chứng cứ. Toàn những thông tin công khai trên báo "lề phải" (không rõ trên thực tế nó còn xấu đến độ nào). Theo Dân Trí tại bài "Giải tán” tập đoàn: Tàn giấc mơ còn lại cục nợ  đã điểm danh ra vài anh, từ Vinalines, Tổng công ty Sông Đà, còn anh tài Sienco8 thì có mặt tại bài viết Báo động đỏ Cienco8 trên báo Đầu tư xin trích dẫn nguyên văn "Uy tín bị sứt mẻ nghiêm trọng trong con mắt các chủ đầu tư, cộng với tình hình tài chính bết bát, khiến quá trình tái cơ cấu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) khó như vượt dốc đứng". Mời quý vị đọc thêm bài Nói và làm: Tập đoàn, đầu tàu lỗ và nợ  trên Tin Mới để biết thêm về số nợ của các tập đoàn hiện nay. 

Tại sao lại chỉ cổ phần hoá 500 DNNN?
Ngay từ khi các báo đảng "hồ hởi, phấn khởi" loan tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cổ phần hoá 500 DNNN, cánh báo chí làm cứ như đấy là phát kiến vĩ đại của một nguyên thủ quốc gia có tài kinh bang tế thế, tôi đã cho rằng đây chỉ là một chỉ đạo "đặng chẳng đừng" khi ông không còn cánh cửa nào khác để tìm lối thoát cho mô hình tập đoàn mà ông là một nhà tiên phong cho triển khai áp dụng tại VN. Nhưng vấn đề là tại sao ông chỉ cổ phần hoá 500 DNNN mà không phải là hàng nghìn và diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh doanh chứ không phải chỉ những doanh nghiệp thối nát và trong một số lĩnh vực kinh doanh đã bội thực như Bất động sản?
Những khó khăn cốt lõi của các doanh nghiệp VN hiện nay nằm ở chỗ do thiếu vốn, bị cạnh tranh bất bình đẳng giữa khối tư nhân và nhà nước thì lại không được giải quyết. Tức là muốn các doanh nghiệp phát triển bền vững thì môi trường kinh doanh phải bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế, nôm na là mọi doanh nghiệp phải được bình đẳng tiếp cận các nguồn lực nhà nước về vốn, tài nguyên. Mà muốn vậy thì buộc đảng cộng sản phải có nhiều thay đổi như phải từ bỏ câu kinh "thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" và luật doanh nghiệp phải dứt khoát chỉ còn từ Doanh nghiệp chứ không có doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước. Và theo vòng quay của một chu trình bình thường cần phải có thì muốn bỏ câu kinh trên lại dẫn tới phải bỏ câu kệ "định hướng xã hội chủ nghĩa" kia. Mới chỉ nói vậy thôi đã thấy có muôn vàn khó khăn rồi thì dù ông thủ tướng có tài thánh cũng chả làm nổi huống hồ...
Có ai mua lông gà, lông vịt, nhôm đồng sắt vụn và doanh nghiệp nhà nước không ....?
Viết đến đây, bất giác tôi lại nhớ tiếng rao khắp các hang cùng ngõ hẻm hồi còn nhỏ tôi vẫn nghe "có ai mua lông gà, vịt, sắt vụn, đổi dép mới lấy dép cũ...không". Hồi ấy tôi cứ băn khoăn mãi về việc sao người ta lại tốt thế, đi đổi dép mới cho mình để lấy dép cũ mang về. Mãi sau tôi mới biết "sự đổi" ấy thực sự là một cuộc mua bán trong đó số tiền để "các (bù)" cho đối dép mới cũng gần với giá trị của nó, đôi dép cũ gần như chả có giá trị gì. Cái giá bán đồng nát là thế đó.
Quay trở lại việc mua bán, cổ phần hoá các DNNN thua lỗ hiện nay. Trước tình hình kinh tế doanh nghiệp bết bát, nợ nần chồng chất, cấu trúc doanh nghiệp cồng kềnh rệu rã trong khi đó trước thực trạng một nền tảng pháp lý, môi trường kinh doanh có nhiều bất công, có ai dũng cảm và thừa tiền bỏ ra để rước cục nợ này? (Blog Mõ làng chờ)

 
------------------

8 nhận xét:

  1. nhu ong nghi , theo sap xep thi ong se la thu tuong tuong lai cua vn, co nguoi dan nao bau, bo phieu cho ong ta khong. ong da lam duoc gi cho ban than va nhan dan vn?con so so con chau, can than chung quanh ong dung da duoc sap xep ngoi o nhung vi tri lanh dao nao? nhan dan vn co chap nhan chuyen ho sap xep nhu vay de lanh dao khong? con hon thoi phong kien.that toi te

    Trả lờiXóa
  2. Thời của những tay vơ vét!

    Trả lờiXóa
  3. "cổ phần hoá các DNNN thua lỗ hiện nay" là sự phá hoại triệt để nhất, dã man nhất trong việc tái cơ cấu của 3X. Ngẫm câu tuyên thệ của ông khi nhận chức 2006, đến nay dân VN đã thấy rõ sự thất bại quá nhục nhã của 1 kẻ lưu manh chính trị đã sắp hết thời

    Trả lờiXóa
  4. "cổ phần hoá các DNNN thua lỗ hiện nay" là sự phá hoại triệt để nhất, dã man nhất trong việc tái cơ cấu của 3X. Ngẫm câu tuyên thệ của ông khi nhận chức 2006, đến nay dân VN đã thấy rõ sự thất bại quá nhục nhã của 1 kẻ lưu manh chính trị đã sắp hết thời

    Trả lờiXóa
  5. Bầu cử ở VN chỉ là trò hề!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toàn bộ nước Việt hiện nay chỉ là sân khấu hề rẻ tiền! Nhưng chỉ đem lại nỗi buồn, không hề có tiếng cười. Có chăng chỉ là tiếng cười ngu ngốc đần độn!

      Xóa
  6. Đám này càng "thăng tiến", đất nước càng sa lầy, tụt hậu!

    Trả lờiXóa
  7. Bài ca "Việt nam tôi đâu " của nhạc sĩ Việt Khang hay quá ! rất đúng ở chỗ này !

    Trả lờiXóa