Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam kiến nghị tăng thêm số lượng
ngân hàng tham gia giải ngân gói hỗ trợ này.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ
Xây dựng chỉ đưa ra chính sách và phối hợp đôn đốc, có trách nhiệm tăng tốc
giải ngân gói 30.000 tỉ đồng nhưng Bộ Xây dựng lại không được nắm tiền.
“Chúng tôi không có gì cả, chỉ có chính sách, mà chính
sách thì nới rồi, còn đang đề nghị nới tiếp. Chúng tôi làm việc rất tích cực,
các doanh nghiệp cũng rất hưởng ứng, số lượng doanh nghiệp đăng ký rất nhiều.
Bây giờ chỉ là phối hợp làm sao với bên ngân hàng để thực hiện mạnh hơn”, ông
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng nhận thấy,
bản thân các ngân hàng đang trong giai đoạn bị giám sát chặt chẽ nên có những
yếu tố về tâm lý đối với các cán bộ công nhân viên ngân hàng, ngại ngùng việc
cho vay. Có một nghịch lý là các ngân hàng hiện nay đang thừa vốn, cho vay rất
thấp nhưng tín dụng lại tăng trưởng âm, trong khi doanh nghiệp lại đang thiếu
vốn.
Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giải ngân gói 30.000 tỉ
đồng, ông Nam cho biết đang kiến nghị tăng thêm số lượng ngân hàng tham gia
giải ngân, kéo dài thêm thời gian cho vay và cho phép thế chấp nhà ở hình thành
trong tương lai để đẩy mạnh nguồn cung.
“Chúng tôi đang kiến nghị mở rộng thêm một số ngân
hàng thương mại nữa tham gia vào việc giải ngân gói 30.000 tỉ đồng này. Bởi vì
các ngân hàng thương mại chịu sức ép về lợi nhuận hơn là các ngân hàng nhà
nước”, Thứ trưởng Nam
cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam , đề nghị
gia hạn vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ tăng lên từ 10-15 năm. Như vậy, những người
thu nhập 6 triệu đồng thì dành 1/4 là 1,5 triệu đồng để mua nhà, 1 năm mới được
18 triệu đồng, 10 năm là 180 triệu đồng sẽ mất rất nhiều thời gian. Tất nhiên
là tiền lương có thể sẽ tăng nhưng không đáng kể. 10 năm mới để dành được 180
triệu đồng để mua nhà nên kéo dài lên 15 năm thì người dân sẽ có 270 triệu đồng,
ngân hàng cũng dễ cho vay hơn.
Tương tự, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng
khẳng định rằng, gói tín dụng 30.000 tỉ đồng nằm ở ngân hàng và ngân hàng có
trách nhiệm giải quyết. Bộ Xây dựng cùng với các ngân hàng tích cực đề
ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc độ giải ngân.
"Việc này không chỉ là riêng của Bộ Xây dựng, để
giải ngân nhanh gói tín dụng hỗ trợ ưu đãi chúng tôi rất mong muốn sự vào cuộc
quyết liệt của các ngành, các địa phương. Vì tất cả các dự án phát triển nhà ở
xã hội đều ở địa phương thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương quyết
định", Bộ trưởng chia sẻ./.
(Theo Một Thế giới)
------------------
Mấy lão lãnh đọa hiện nay chỉ giỏi đổ lỗi cho nhau! Đầu to, óc như trái nho Bình Thuận!
Trả lờiXóaÔi...rùi..............
Trả lờiXóalại cái ổng gội đầu nhanh hơn rửa mẹt.......
bố này nhều phát ngôn xốc phết........ nhưng chạ dải guyết được ghề,,,,,,,,
Chiếc lưỡi câu " Bất động sản ế " được lắp miếng mồi xanh đỏ tím vàng đầy quyến rũ , cá không khôn là cá mắc câu , người ăn cá không khôn là dễ hóc xương .
Trả lờiXóaCái ông Nam này chẳng biết là ở "phe lợi ích" nào mà cứ đòi bắt mấy NH ...ăn cứt gà! Thử hỏi ông, cái "đối tượng" càn vay và ...đủ tiêu chuẩn vay gói 30000 tỷ này có mấy người có HĐLĐ đến 10 năm (chứ chưa nói 15 năm), vậy thì vài ba năm họ mất việc, NH "bắc thang lên hỏi ông giời" ah!
Trả lờiXóaBĐS đổ vỡ là bởi làm trái quy luật cung - cầu, cái thị trường BĐS khổng lồ ấy đâu phải "sân chơi" của những người thiếu nhà ở mà ...cứu! Những người thiếu nhà ở phải dựa vào những quỹ mang tính chất phúc lợi XH như nguồn vốn 135, đánh bắt xa bờ,... chẳng hạn (chưa dám bình luận hiệu quả của những lại quỹ này, nhưng về mục đích, ý nghĩa của nó thì rất chính đáng).
Vậy nên, xin ông đừng lợi dụng lúc tình cảnh bung bét này mà ...chém gió!
Óc bò
Trả lờiXóabo xay dung ma nam duoc tien, thi dan lai phai tra thay, tien hoa hong thi khong can ly giai.can bo thi cu nhu dai gia.
Trả lờiXóaÔng này đầu thì thiếu tóc, com lê thiếu cà vạt. Vậy có thể thuyết phục người khác không?
Trả lờiXóa