Trang BVB1

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương

TT - Cuối những năm 1990, PGS.NGND Lê Mậu Hãn với tư cách chủ biên đã đưa vào bộ Đại cương lịch sử Việt Nam dữ kiện về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8g sáng 17-2 - Ảnh: Dù mới đề cập khái quát nhưng đây là một trong những tư liệu ít ỏi cho sinh viên biết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc năm 1979.
Sáng 17-2-1979, vừa đến Cao Bằng công tác, lúc đó khoảng 7g30-8g bỗng tôi nghe nhiều tiếng súng vang lên liên tục, gây nên những âm thanh chát chúa, kinh động, tôi liền bật dậy, vác máy ảnh chạy ra. Lúc này, trong khói lửa mịt mù, tôi thấy nhiều xe tăng của Trung Quốc bị bắn, trong đó có một chiếc xe tăng của lính Trung Quốc đang chúi đầu xuống tại con suối gần Bệnh viện Hòa An, Cao Bằng vì bị quân ta bắn hạ, tôi liền chụp ngay. Đây là một hình ảnh thật ấn tượng về sự thất bại của đối phương mà tôi đã chụp được trong thời khắc đó.
MẠNH THƯỜNG
Trải lòng cùng Tuổi Trẻ nhân 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, PGS Lê Mậu Hãn chia sẻ:
- Năm 1998, khi đưa thông tin về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới vào tài liệu học tập là do tôi viết sử bằng trách nhiệm, lương tâm của một nhà nghiên cứu, giảng dạy lịch sử.
Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam được tái bản liên tục hơn 15 năm qua. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ bổ sung từng bước những dữ liệu lịch sử quan trọng cho bộ sách này để mọi người dân Việt Nam cũng như những sinh viên, học viên theo học chuyên ngành lịch sử có được cái nhìn chân thật, đầy đủ về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
* Từ những chứng cứ và tài liệu đã có, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần được nhìn nhận thế nào từ góc nhìn lịch sử, thưa ông?
- Đây là cuộc chiến đấu ác liệt. Trong báo cáo của Hội đồng Chính phủ về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó - trình bày tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa VI, tháng 5-1979, đã khẳng định mức độ tàn khốc của nó với những dẫn chứng rất cụ thể.
Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy khi đó Trung Quốc đã dày công chuẩn bị để tấn công vào Việt Nam, còn phía ta thì nhân dân vừa ra khỏi 30 năm chiến tranh quyết liệt, đang gặp khó khăn về mọi mặt.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới chỉ diễn ra chừng một tháng, nhưng những căng thẳng sau đó còn kéo dài cả chục năm trời.
* Lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sau 35 năm vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hiểu thấu đáo, rõ ràng. Theo ông, việc này có phải do nguồn tư liệu lịch sử chính thống quá ít ỏi?
- Vấn đề này khá nhạy cảm. Bởi việc đưa vào chính sử cần phải chuẩn xác, nhưng cũng phải làm sao để không khiến cho tình hình thực tế trở nên căng thẳng. Mục tiêu mà nhân dân Việt Nam trước đây và hiện thời hướng tới vẫn là hòa bình.

Việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình không phải đổ máu vẫn là điều chúng ta mong muốn nhất.
Tuy vậy, không có nghĩa là chúng ta phải quên đi, bỏ qua một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng tự hào.
Tôi nghĩ, với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, 35 năm cũng là một khoảng lùi lịch sử đủ để đánh giá, nhìn nhận lại. Giá trị của lịch sử phải là sự chân thực của sự kiện được tôn trọng và ghi nhận.
** "Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó"
PGS Lê Mậu Hãn (nguyên chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, nay là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)/
          Với mục đích “dân ta phải biết sử ta”, trách nhiệm của những nhà sử học bây giờ phải đánh giá, thẩm định lại những tư liệu lịch sử của giai đoạn này để bổ sung vào chính sử. Cá nhân tôi cũng có nguyện vọng bổ sung thêm vào phần lịch sử chiến đấu bảo vệ biên giới mà chúng tôi đã từng đưa vào Đại cương lịch sử Việt Nam.
* Theo ông, lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có nên đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông không? Nếu việc này được thực hiện, liệu có những khó khăn gì?
- Tôi cho rằng rất nên đưa lịch sử giai đoạn này vào chương trình giáo dục phổ thông, như lịch sử đấu tranh kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Các thế hệ người Việt Nam cần hiểu bản chất của các cuộc chiến tranh, mục đích đứng lên đấu tranh của quân và dân ta và sự quyết liệt, anh dũng đáng tự hào của những con người Việt Nam trong tư thế bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
* Việc đưa giai đoạn lịch sử này vào giáo trình và sách giáo khoa lịch sử cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa giáo dục thế nào đối với thế hệ trẻ?
Hai chị em cháu bé cùng bà con sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17-2-1979 - Ảnh: Mạnh Thường
- Việc mô tả các giai đoạn lịch sử nói chung và lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng phải tùy vào đối tượng.
Với giới học thuật, nghiên cứu sử học, sinh viên chuyên ngành lịch sử thì cần mô tả đầy đủ sự kiện lịch sử. Nhưng với học sinh phổ thông thì cần chọn lọc. Không nên nặng về mô tả con số, sự thương vong, tổn thất, cũng không cần nặng nề việc nêu bài học thành công, thất bại mà nên đưa vào sách giáo khoa những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử để khơi gợi niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước của thế hệ trẻ.
Việc đề cập tới lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần để thế hệ trẻ hiểu rằng quân và dân ta thời kỳ đó đã buộc phải đấu tranh để bảo vệ đất nước, điều đó cũng là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập tự do như tinh thần Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đã đọc trong ngày Quốc khánh. Việc tái hiện lịch sử một cách chân thực, khách quan chính là cách giáo dục thế hệ trẻ hiệu quả nhất.
* So với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những tấm gương, những nhân vật lịch sử của thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới chưa được biết đến nhiều. Một số nhà nghiên cứu chia sẻ chính bản thân họ cũng chưa có điều kiện để tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin, tài liệu...
- Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó.
Khoa lịch sử của trường tôi đã có những sinh viên đã viết đơn bằng máu để xin được cầm súng nơi biên cương phía Bắc. Khi đó, với tư cách là chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, tôi là người trực tiếp nhận bức huyết thư của sinh viên.
Bức huyết thư xin đi chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của cựu sinh viên khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1979 đang được lưu giữ tại phòng truyền thống Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: Phạm Cường
Một trong hai bức huyết thư đó hiện đang được lưu giữ trong phòng truyền thống nhà trường. Kể lại chuyện này để thấy rằng ở thời nào toàn thể người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, luôn sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
Những tấm gương anh dũng hi sinh, những hành động của người Việt Nam yêu nước phải được nhắc đến, tôn vinh đầy đủ, xứng đáng. Nếu điều đó chưa làm, hoặc chưa làm tốt thì trách nhiệm của những người viết sử, nghiên cứu lịch sử cần phải tiếp tục tìm kiếm, thẩm định tư liệu lịch sử để công bố.
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
“Chúng tôi không thể chết”
... “Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50 đồng bào. Hầu hết là đàn bà, trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đạn pháo từ sớm ngày 17-2. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi đã sắp hết. Chỉ còn dăm cân mì sống và mấy lít nước cạn dưới đáy phi. Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng đi vì khát nước, khát sữa. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng vào góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng “ầm!... ầm!” hai tiếng nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu nhốn nháo:
- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi!
- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi! Ai có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.
Một giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái rồi lịm. Tôi bò sờ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác, rồi ngất lịm. Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá. Tiếng nổ vẫn ầm ầm...”.
(Đắc Trung ghi theo lời kể của Nông Thanh Phiao
dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn)
Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch từ lâu
Cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 ghi: Từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số.
Báo cáo của Hội đồng Chính phủ năm 1979 khẳng định cuộc chiến này được đối phương tiến hành theo một kế hoạch đã chuẩn bị từ lâu. Theo đó, dựa vào số quân rất đông, quân đội Trung Quốc đã cùng một lúc tiến công trên nhiều hướng, lấy ba hướng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn làm trọng điểm. Các hướng đều tập trung lực lượng rất lớn, kết hợp bộ binh, pháo binh với xe tăng, tiến công ồ ạt đánh liên tiếp hết đợt này đến đợt khác, không kể thương vong. Họ muốn mau chóng phá vỡ các trận địa phòng thủ, đập tan sự kháng cự của lực lượng vũ trang ta, nhanh chóng chiếm lấy các mục tiêu đã định, đặc biệt là chiếm lấy các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai trong vòng một, hai ngày. Đến ngày 5-3-1979, đối phương đã buộc phải tuyên bố rút quân về nước.
PGS Lê Mậu Hãn

10 nhận xét:

  1. Nói chung dân ta cũng đã bớt ngu đi nhiều dồi.
    Đây mới chính là mối hiểm họa....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ... của "ai đó". Bời vậy, nhân dân VN bị coi là "thế lực thù địch", sau khi bị lợi dụng xương máu cho chúng được ăn trên ngồi trốc!

      Xóa
  2. xin chào bác Bồng ! cho em xin hỏi những ngày 17/2/ 1979 lúc đó bác đang làm gì vậy và cảm nghĩ của bác hồi đó thế nào ạ ? đầu xuân xin chúc bác sức khỏe , an lành .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với ND 23:16 > Dạ thưa! Báo cáo: Khi ấy tôi là Phóng viên báo Công an nhân dân vũ trang - đi mặt trận biên giới Tây Nam và sang Campuchia. 1980 mới lên biên giới Lao Cai, Hà Giang ...

      Xóa
  3. Mọi người chú ý,em vừa đọc tin, buổi lễ tưởng niệm ở Hà nội những người yêu nước không thể đem hoa vào tượng đài Lý Thái Tổ.Số người tham gia rất ít,trong khi quần chúng u mê quá nhiều.Nhiều ông già bà lão ra tập thể dục ở khu vực trước tượng đài,khu vực khác bị thanh niên lam nơi múa hát.Em nghĩ:chế độ này đã tạo ra người xấu đông hơn người tốt.Những người làm công việc phá rối kia không biết họ ngây thơ,nhận thức kém hay vì họ hoặc bố mẹ anh em họ là kẻ đã vớ bẫm trong tình hình hiện nay?Thôi số đông đã như thế thì cứ để những người cầm đầu đất nước này bán luôn đất nước cho Tàu,làm một thuộc quốc của họ.Những người tham gia nhảy múa kia chắc sẽ rất tự hào làm công dân hạng hai của nước Đại Hán.Buồn quá cho dân trí xứ Giao Chỉ.

    Trả lờiXóa
  4. Cuoc chien tranh nay phia VN bi "Bat ngo" that kho hieu -toi luc do 16 tuoi song o nong thon(tinh Vinh phu) thay huyen doi dem sung dan ve cho cac xa de dan quan luyen tap,ong anh toi vua tham gia cuoc chien o tay nam duoc dua ra tx Vinh yen an duong vua duoc dung 2 tuan lai dieu dong len tang cuong cho tinh doi Hoang lien son va tham chien danh lai quan TQ tu ngay 17.2 cho den ngay ket thuc---toi khong hieu la Dang ,nha nuoc ,QD tai sao lai bi bat ngo---Han gian nam o dau????

    Trả lờiXóa
  5. Hãy thoát khỏi TQ đi các ông ơi! Nghe trùm dư luận viên Trần Nhật Quang phát biểu "không theo TQ là chết" mà phát nôn! Tên này sao không thấy tấm gương ngời sáng của Singapore nhỉ? Qua cách nói, thấy hắn muốn ôm khư khư tình trạng tham nhũng! Đồ chó!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ây ..da....
      Nị dừng quó xúc pạm noài chó a.a...
      Ở mỹ chó xiếp triên đần ông đây nha....

      Xóa
    2. Ở Châu Á, chó vẫn dưới người! Lão Chệt ơi!

      Xóa
  6. Cuối cùng thì chúng ta đã chiến thắng bọn bàng trướng , hãy để cho đám " Quan văn dài quần " tội lỗi sống trong sự khinh bỉ của nhân dân đến hết đời , ai dũng cảm , ai hèn nhát sử sách sẽ ghi .

    Trả lờiXóa