Trang BVB1

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Tiền lẻ đẻ nhiều hệ lụy

Tiền lì xì mừng tuổi ngày Tết vốn là để lấy may, lấy hên, tiền lẻ đi chùa thể hiện lòng tôn kính và khát cầu sự may mắn, hạnh phúc. Nhưng chẳng rõ niềm vui còn lại bao nhiêu với phí đổi tiền tăng chóng mặt, bất chấp hàng loạt văn bản phối hợp, kiểm tra để thị trường đổi tiền không bị thừa cơ loạn giá.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi lần vào dịp Tết Nguyên Đán là dịp vụ đổi tiền mừng tuổi lại “vào mùa” nhộn nhịp và rôm rả nhất trong năm. Mới đây, sau quyết định ngừng in tiền lẻ mệnh giá nhỏ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Công an phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch trong dịp Tết Nguyên đán 2014.
Thế nhưng, dịch vụ đổi tiền chợ đen dịp Tết vẫn hết sức sôi động, với mức chênh lệch trao đổi thậm chí còn tăng hơn trước, đặc biệt là khi ngân hàng tìm cách “từ chối khéo” không đổi tiền lẻ mới, và phải có mối may ra mới đổi được.
Tại Hà Nội, các khu phố đổi tiền mới, tiền lẻ cho dịp Tết lại được nở rộ, từ cửa hàng “thực” cho đến cửa hàng “ảo”, ngay cả ở những địa điểm linh thiêng như cửa chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, chùa Phúc Khánh… Tiền càng nhỏ, phí đổi càng đắt.Theo báo Thanh Niên, giá chợ đen đổi tiền mừng tuổi đã tăng mạnh: 10.000 đồng mới đổi “10 ăn 8”, tiền 20.000 - 50.000 đồng “10 ăn 9”, đồng 2 USD may mắn đổi 1 tờ 70.000 đồng… Còn theo báo Người Lao Động trao đổi với chủ một trang web đổi tiền, tiền loại 1.000 đồng, phí đổi là 15% (tức 115.000 đồng đổi được 100.000 đồng), tiền mệnh giá 500 đồng, phí đổi cực đắt, lên tới 110%, tức 210.000 đồng chỉ đổi được 100.000 đồng. Với chênh lệch đó, các cò lại thi nhau móc túi người dân có nhu cầu đổi tiền mừng tuổi vào dịp Tết.
Điều đặc biệt là năm nay, NHNN tuyên bố không in tiền lẻ mệnh giá 1.000 - 2.000 đồng nên tại các chợ tự phát, tiền mệnh giá này cũng trở nên khan hiếm hơn. Chính vì sự khan hiếm đó nên các cò đổi tiền năm nay chỉ toàn mệnh giá từ 10.000 đồng cho đến 100.000 đồng với lời tư vấn rất nhiệt tình: “Đặt 10 tờ 1.000 đồng thà đặt 1 tờ 10.000 đồng còn văn minh hơn”. Tuy nhiên, khi không có mệnh giá nhỏ thì những tờ 10.000 đồng nghiễm nhiên lại trở thành tiền có mệnh giá nhỏ nhất trong đống tiền đổi của các cò đổi tiền. Chính vì mệnh giá “nhỏ” nên nhu cầu đổi của khách tăng cao và nghiễm nhiên, đám cò lại tự đưa ra mức đổi “Một cọc 100 tờ 10.000 đồng trả phí 20%”.
Mặc dù “lệnh” cấm giao dịch bằng ngoại tệ được NHNN quán triệt tới cả các tiệm vàng, nhưng tại phố Đinh Lễ không gì là không có, từ loại 1 USD, 2 USD đến 5 USD… Nhưng đắt nhất vẫn là tờ mệnh giá 2 USD, bởi theo quan niệm của nhiều người, đây là đồng tiền mang lại sự may mắn cho đầu năm mới. Theo tỷ giá niêm yết của các ngân hàng, 1 USD khoảng gần 21.000 đồng, nhưng tại “chợ đổi tiền” nếu muốn đổi được 1 tờ 2 USD sẽ phải mất tới tận 50.000, thậm chí 70.000 đồng. Ngoài ra, mức phí đổi còn tùy thuộc vào năm in tiền. Chẳng hạn tờ 2 USD in năm 1976 có giá khoảng 130.000-150.000 đồng, tờ 2 USD in năm 1963-1953 giá 300.000-400.000 đồng, còn tờ 2 USD “siêu hiếm” in năm 1917 có giá đến 2 triệu đồng.
Không chỉ tại Hà Nội mà ngay cả TP.HCM, dịch vụ đổi tiền cũng diễn ra tấp nập ở một số tiệm tạp hóa, quầy hàng di động nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, 3 Tháng 2 (quận 10), khu vực chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình), đường Quang Trung (Gò Vấp)… Thậm chí, dịch vụ đổi tiền còn nhộn nhịp ngay cả ở trên mạng. Các mẫu tin về dịch vụ đổi tiền lẻ được rao bán một cách ồ ạt, công khai trên các trang rao vặt.
Trong khi các ngân hàng khan hiếm tiền mệnh giá 20.000 - 50.000 đồng thì dịch vụ đổi tiền ở các trang web cung cấp đủ loại mệnh giá, số lượng bao nhiêu cũng có, vô cùng tiện lợi khi khách hàng chỉ cần gọi điện sẽ có người đến giao tiền.
Biết là bị “hét giá”, bị “chặt chém”, bị “cắt cổ”, nhưng tiền đi lễ chùa, lì xì, tặng nhau...nào có thể dùng những đồng tiền lem nhem, nhàu nát, nên nhiều người vẫn chấp nhận. Cầu lớn cung ít, các trang mạng, các điểm đổi tiền càng thoải mái thổi giá, trong khi các nhà chức trách mới chỉ dừng ở việc trao đổi văn bản.
Xem ra, cái giá của sự may, sự hên đúng là không nhỏ!
Hồng Thủy (Tổng hợp)/SM
---------------

5 nhận xét:

  1. Cô chú bác ơi!
    Chẵn lẻ ghề? vấn đề là mất niềm tin, không tin vô chính mình, không biết tin vào ai? vào cái chi? đành phải gởi niềm tin vô cái vô hình, cái không có thực, vô đấng tối cao........

    Trả lờiXóa
  2. Tiền kim loại này không được sử dụng. Sự lãng phí kinh khủng này ai phải chịu trách nhiệm? Thế lực thù địch chăng?
    Chắc chắn là ột kiểu phá hoại đất nước Việt nam, nhưng vẫn được bao che.
    Con tàu đã nát tươm, nhưng cố gắng sơn lại qua quýt! Liệu ích gì? "Tốt nhất" là vơ vét thật nhanh, kẻo không kịp...

    Trả lờiXóa
  3. NHNN không in tiền lẻ, nên hậu quả của nó cũng giống như lệnh cấm rượu của Mỹ, chiến dịch chim sẻ của TQ. nếu có đủ thì làm gì có chợ đen? khi Nam Tư bị cấm vận, nhưng họ vẫn không thiếu thứ gì vì biên giới Nam Tư- Bulgaria thành những cái chợ, nếu có nhu cầu thì cả một đoàn tàu chở xăng, dầu được đẩy qua biên giới! Nếu ai muốn trở thành triệu phú, hãy kiên nhẫn chờ đợi, cơ hội kiếm tiền sẽ đến! Cầu Chúa phù hộ độ trì cho các cán bộ NHNN Việt Nam mạnh khỏe, năm mới có nhiều sáng kiến mới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý bạn chắc là Chúa Sâu hay Chúa đảng? Còn Chúa Jesus tởm nhất... ngân hàng. Đức Phật Tổ Như Lai cũng vậy.

      Xóa
  4. Mịt mù khói tỏa làn sương...
    Nhịp "chày" Chí Dũng, mặt mo Quý Ngọ!

    Trả lờiXóa