Câu chuyện thứ 3
Nelson Mendela và Thánh Gióng
* PGS.TS VŨ TRỌNG KHẢI
(tiếp theo - Kỳ 2) - Theo
thông tin của các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi được biết, có ít nhất
60 nguyên thủ quốc gia đến Nam Phi để tiễn cựu Tổng thống Nelson Mendala về nơi
an nghỉ ở quê nhà. Đặc biệt, 3 vị tổng thống Mỹ: Tổng thống đương nhiệm Barac
Obama và 2 cựu tổng thống Bill Clinton và G. Bush (Con) cũng đi Nam Phi dự lễ
tang cựu tổng thống Mendela.
Dinh Tổng thống Mỹ (nhà trắng) sẽ treo cờ rủ. Quốc
tang cựu Tổng thống Mendela ở Nam Phi bắt đầu từ 10/12 đến 16/12. Trưa 15/12,
lễ an tang đã diễn ra tại quê ông.
Sự kiên
cường, dũng cảm đấu tranh và trải qua gần 3 thập niên tù đày của ông đương
nhiên rất đáng kính phục, nhưng nhiều chiến sỹ cách mạng trong lịch sử loài
người cũng đã từng kiên cường, dũng cảm như vậy, vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc mình, trong đó có rất nhiều người VN chúng ta. Nhưng theo tôi, cái làm nên
sự vĩ đại, đáng kính phục và ngưỡng mộ nhất đối với Nelson Mendela là tinh thần
tha thứ và hòa giải, không “tham quyền cố vị”, thực sự vì sự phát triển phồn
vinh của đất nước, của dân tộc. Điều đó ít ai, nhất là những người lãnh đại
quốc gia, trên thế giới, làm được. Chính nhờ tinh thần đó mà sau khi xóa bỏ chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc (apartheird), đất nước Nam Phi mới phát triển theo
con đường dân chủ và hội nhập với thế giới văn minh của nhân loại tiến bộ. Lúc
đầu một số người da trắng Nam Phi bỏ xứ ra đi vì sợ bị trả thù. Nhưng phần đông
người da trắng ở lại, họ nắm huyết mạch kinh tế ở Nam Phi, biết kinh doanh hơn
người da đen bản địa. Nhờ đó kinh tế Nam Phi không bị khủng hoảng mà vẫn phát
triển.
Tinh
thần tha thứ, hòa giải dân tộc và hội nhập vào thế giới văn minh của Nelson
Mendela là điều mà dân tộc VN cần học tập nhất. Sự hận thù dai dẵng, lấy oán
trả oán đã trở thành cách ứng xử khá phổ biến nếu không muốn nói là một nét văn
hóa ứng xử, của dân tộc ta. Điển hình là chuyện cổ tích Tấm, Cám. Cô Tấm “thảo
hiền” đã giết cô Cám, rồi lấy xác làm mắm gửi về cho mẹ cô Cám ăn để trả thù
xưa. Thế mà có thời, người ta đưa chuyện Tấm, Cám vào sách giáo khoa tiểu học
(!?). Thử hỏi bây giờ, có ông bà hay cha mẹ nào dám kể chuyện Tấm, Cám cho
cháu, con mình không? Trên thực tế lịch sử, tuy rằng người VN đã được dạy là
phải lấy ân báo oán, nhưng việc lấy oán trả oán vẫn diễn ra phổ biến suốt chiều
dài lịch sử của dân tộc, làm chia rẻ dân tộc, nhấn chìm đất nước trong lạc hậu,
nghèo nàn và lạc lỏng giữa nhân loại đang phát triển theo xu hướng dân chủ.
Hồi đầu
năm 2011, tôi sang CuBa với
tư cách là chuyên gia kinh tế nông nghiệp, giúp Bộ Nông nghiệp CuBa cải cách
chính sách phát triển ngành lúa gạo, hướng đến mục tiêu tự túc về gạo ăn cho
khoảng 10 triệu dân. Lúc đó, sản xuất lúa gạo của CuBa mới chỉ đáp ứng được khoảng
1/3 nhu cầu. Trong chuyến đi điền dã ở nông thôn CuBa , tôi có đến thăm gia đình một
ông chủ trang trại. Thực ra theo tôi nghĩ, ông ta là một nghệ sĩ nhiều hơn là
một ông chủ trang trại. Vì ông ta có một lò gốm mỹ thuật, hoạt động với mục
đích truyền nghề cho thế hệ trẻ, không vì mục đích lợi nhuận. Tôi thấy trên bức
tường nhà ông treo một bức tranh khá lớn, vẽ một con bò sữa có bầu vú teo tóp
và mồm đeo một cái khóa to tướng với cặp mắt nhìn đau đáu vào bó cỏ tươi trước
mặt. Tôi khen bức tranh có nhiều ý nghĩa. Ông ta cười thích thú và thế là cuộc
nói chuyện trở nên cởi mở. Ông ta nói rằng, ông ngưỡng mộ và khâm phục Nelson
Mendela nhất, hơn tất cả các chiến sỹ đấu tranh giải phóng dân tộc khác. Bởi
vì, sau khi giành được quyền lực, ông ta đã hòa giải dân tộc, tha thứ cho những
kẻ đã đưa ông vào tù 27 năm, để đất nước Nam Phi phát triển theo con đường dân
chủ, hội nhập với nhân loại văn minh và chỉ làm tổng thống trong 1 nhiệm kỳ 5
năm, chứ không làm tổng thống suốt đời như nhiều nhà lãnh đạo khác.
Nhân
đó, tôi kể cho ông nghe câu chuyện Thánh Gióng của VN. Sau khi đánh đuổi giặc
Ân, Thánh Gióng bay về trời, chứ không ở lại trần thế để làm vua theo thông lệ cha truyền, con nối từ lâu đời ở Việt Nam và một số dân tộc khác.
Ông chủ trang
trại CuBa cười và nói rằng: Hai nhân vật này giống nhau vì đều là huyền thoại, nhưng
khác nhau ở chỗ: Ông Nelson Mendela là con người thực, con người trần tục, trở
thành huyền thoại, không chỉ của nhân dân Nam Phi, mà còn của cả loài người
tiến bộ; còn Thánh Gióng là con người huyền thoại được người dân truyền tụng thành truyện cổ tích để
thể hiện khát vọng "anh hùng bất đáo tranh công". Qua cuộc đời và sự nghiệp của Tổng thống Nelson Mendala, nhớ truyện Thánh Gióng và những trăn trở về "cô Tấm thảo hiền", tôi nghiệm ra rằng: Tinh thần tha thứ, lấy ân trả oán, hòa giải để hòa
hợp dân tộc, hội nhập vào thế giới dân chủ và văn minh là con đường đúng đắn
nhất, cần thiết nhất cho dân tộc VN lúc này hơn lúc nào hết.
10/12/2013
(Ngày Nhân quyền Quốc tế)
V.T. K ( còn nữa)
V.T. K ( còn nữa)
------------
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng.
Trả lờiXóaĐ/c thánh gióng là người đầu tiên trên quả đất bay vào vũ trụ!
Là tôi chứ - Phạm T.
XóaCác vị lãnh đạo xứ ta cái đầu sinh ra từ thời Hùng Vương dựng nước ,những phần còn lại mãi đến thế kỷ 20 mới ra đời,bốn ngàn năm mới hoàn chỉnh một con người ''bốn ngàn năm ta lại là ta''.Cái đầu phong kiến cái thân hiện đại ,khập khiểng là phải thôi .Các bác cứ yên tâm mà chờ 100 năm nữa ,may ra có Nelson Mandela của VN
Trả lờiXóaBạn có tin vào thuyết những vị phật thánh và ác quỉ rải rác trong nhân gian chúng ta.Tôi là người phụ nữ sinh tại Bắc Ninh trong một gia đình mỗi thế hệ chỉ có một người:Người thứ nhất lấy Tây vì ông Tây đi săn ở rừng Báng,ông bắn trúng con chim ,con chim rớt vào sân nhà bà,ông vào sân gặp bà ,xin cưới ngay,bà cô tôi đang chê chồng muốn thoát ly nên ưng thuận ,bà có một người con trai,sau này con bà làm quan, giúp dân làng Ðình Bảng khỏi bị chia cắt vào nặm 1945 tới 1954.Thế hệ thứ hai là cô tôi chết sớm ,nhưng trước khi nhắm mắt cô có thể hoãn giờ: Ðợi mẹ tôi đi chợ về(Cô ở nhờ nhà tôi)cô nói lời cảm ơn em dâu cho chị ở nhờ duỡng bệnh,khi chết cô báo cái chết đến từ chân,lên đến bụng,đến tim cô ngừng nói.
Trả lờiXóaTôi là người ở thế hệ thứ ba:Hồi nhỏ thầy bói nói tôi sau này sẽ giàu có , chờ mãi chả thấy tiền đâu,nhưng càng lớn tuổi tôi càng có những sự hiểu biết lạ lùng:Năm 1968 sau bầu cử tại Mỹ ông Nixon thắng cử,ông được Mao mời sang Bắc Kinh chơi vào năm 1972 ,tôi nghĩ ngay:Thôi rồi phe tư bản thắng lớn ,vì bắt tay với Tàu có nghĩa là bạn của nhau,nước Mỹ phải tham chiến tại Nam Việt Nam chỉ để ngăn chặn vết dầu loang của làn sóng đỏ,nay vết dầu đã quyét khỏi một vùng rộng lớn:Không còn lý do gì mà Mỹ ở lại Nam Việt.
Bây giờ tôi sống tại Cali nên tôi tha hồ gởi email cho tổng thống Obama bàn về nhiều vấn đề :Tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng,vì tôi chủ trương nền hòa bình thế giới sẽ tiến tới nên tôi chúc mừng tổng thống khi ông bắt tay với tổng thống Iran,Raul Castro.Tôi cũng khuyên ông nên viết thư cho cậu Kim Jong Un, (mục đích cứu hàng triệu người khỏi đói)nhưng ông không làm! Tôi buồn vì nếu tổng thống nghe lời súi dại của tôi:Bao người lương dân đã không bị chết oan uổng.
Mot su so sanh khap khenh-Mendela mot VI NHAN ,Co Tam mot co gai be nho nhu hang trieu trieu nhung co gai binh thuong.Gia thu mot thanh vien trong gd ong PGSTS bi ke ac ham hai ----lieu ong co long vi tha khong-dung trach co Tam---hay nhin lai cai bang PGS;TS giay cua ong !
Trả lờiXóaVới Ghet ke noi phet > Cô tấm nhỏ nhắn mà đạo đức giả, ben ngoài vậy mà hiểm độc sâu xa. Mẹ con Cám chí bắt con cá bống, nhưng cố Tấm giết người dã man, trả thù thấp hèn. Được Bụt cứu giúp lên ghế Hoàng hậu, mà quay lại trả thù quá đáng, như thế là đạo đức đáng học tập à? Bị nhồi sọ, "Bê tông hóa tư duy", khó gột rửa lắm. Nhận diện tâm-đức, tốt xấu lộn tùng phèo.
XóaThực tế là, trên đời ai cũng nói phét - chỉ là ít hay nhiều. Đừng ghét ai hết.
XóaNói thêm, đúng là cô Tấm hành xử kiểu Kim Ủn. Thằng này cho chó dữ ăn thịt ông dượng.
Cai chinh la d/cKimUn la phe TA,nen Moi Co tryen co Tam de day hs tieu hoc va"ghetkenoidoi".
XóaGhet ke noi phet ơi!
Xóa> Đọc bài phải hiểu ý định chuyển tải thông tin và ý nghĩa với đời thế nào, đừng chi xoi mói bắt bẻ tác giả. Cái gọi là "có hậu" của truyện Tấm Cám là trả thù , là phải lấy oán trả oán à? Me con Cám chỉ bắt con cá bống, còn cô Tấm giết người tàn ác hơn Polpot, là "tấm gương" à? Cho học sinh học có ích gì?
Ông Mendela mà trả thù đời thì khối thằng ra bã, do ông chưa được giáo dục Tấm Cảm ở VN. Nhân văn, nhân đức, cao thượng vì nghĩa lớn là vậy, cho nên so Thành Gióng của VN cũng đúng, làm việc lớn cho dân, cho nước không màng danh lợi, không cần ai phong tặng anh hùng mà người đời ghi nhớ mãi!
Trả lờiXóaVới đát nước ta bây giờ càng nghĩ càng KINH...."Nghĩ bao nhiêu lại ,đau lòng bấy nhiêu .....
Trả lờiXóaNếu ĐCS theo đường lối Mac-Lê mà "giải phóng" Nam Phi thì có thể xẩy ra:
Trả lờiXóa- Đuổi hoặc bắt đi "học tập, cải tạo" cho hết bọn da trắng, ngụy quân, ngụy quyền.
- Quốc hữu hóa, dồn dân vào hợp tác xã, công tư hợp doanh.
- Đưa mấy ông da đen lên làm lãnh đạo,da càng đen càng làm to.
- Sẽ có làn sóng di dân cả đen, cả trắng.
- Hòa hợp, hòa giải là truyện xa vời.
- Nam Phi cho đến nay vẫn là nước kém phát triển.
- V . V....Đại khái giống giống VN bây giờ.
Nhờ có Mandela mà Nam Phi đã không rơi vào thảm cảnh đó, ngược lại còn là nước có nền kinh tế phát triển (đứng trong Top 10 TG )
Học cái hay của thiên hạ là cân thiết, tiếc là VN vẫn chưa thấy phải học, vẫn kiểu xưa cũ mà làm. Truyện Tấm Cám chỉ là một ví dụ (dù khập khiễng) để thấy cái tư duy của VN vẫn nặng về lấy oán báo oán, thậm chí còn lấy oán báo ân chỉ để củng cố địa vị của lãnh đạo.
Học Mandela không phải là bê nguyên xi. Phải có chọn lựa. Vấn đề là phải học và nên học. Không thể cứ nhắm mắt mà đi, đi đến cái nơi mà chưa biết nó thế nào,ra sao. Cứ tự cho mình là hay, là giỏi, là đúng vậy mà sao thống nhất 40 năm rồi mà vẫn cứ lẹt đẹt ?
Còm này thật tinh tế , có tính tổng quát cao , mấy hôm nay thật oải với cái dạng EM LÀ quá rồi , mong được đọc nhiều còm hay như thế .
XóaCác vị nhầm rồi - Thanh Gióng đâu có về trời? các vị quên rồi?
Trả lờiXóaÔng cựu Chủ tịch nước chém gió có nói: Thánh Gióng zui thú điền viên, trên trờii làm gì có đất (điền viên)?
Có cậu Lê Văn Tám cũng theo Thánh Gióng.
XóaSự thật trần trụi: không có Lê Văn Tám.
Câu chuyện Thánh gióng là một huyền thoại của trí thức dân gian, ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam mà chúng ta ai cũng biết. Từ nội dung câu chuyện, tôi muốn chia sẻ về một góc nhìn khác, nhìn về bài học “dùng người tài giỏi” mà hiện nay chúng ta đang gọi là “sử dụng nhân tài”.Câu chuyện đưa chúng ta đến một đỉnh cao trong việc dùng người tài giỏi của tổ tiên ta, đó là lòng tin và sự sáng suốt của sứ giả và nhà vua.Điều độc đáo ấy đã làm cho câu chuyện rất hoàn hảo. Muốn có người hiền tài thì phải biết trọng dụng, nuôi dưỡng, dẫu là người đó có được từ trên trời đầu thai xuống. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng, nếu không có một Đức Vua anh minh, sáng suốt và một sứ giả niêm khiết, trung thần, tài giỏi, không có một bà mẹ Phù Đổng và nhân dân xa gần của nước Văn Lang – Đại Việt tin tưởng, cho ăn, cho mặc, cho ngựa, cho gươm; không được nuôi dưỡng, cư sử, đối đãi như một thần dân của nước trời; không được lắng nghe, kính trọng, giao trách nhiệm, thì Gióng sẽ suốt đời chỉ là một đứa bé khuyết tật, không biết đi, không biết nói biết cười mà thôi.
Trả lờiXóaGác lại cái bề mặt có vẻ hoang đường, chúng ta đã thấy được cái cốt lõi của lịch sử mà cha ông chúng để lại. Nhờ được tin tưởng thương yêu, nhờ được cư xử, đối đãi như một con người quan trọng, có giá trị; nhờ đươc nuôi dưỡng giúp đỡ, cho ăn mỗi bữa “bảy nong cơm ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông”; và nhờ có khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc, cậu bé ấy mới trở thành một “chàng trai khổng lồ”, ý thức được mình là người có giá trị, đồng thời có trách nhiệm với đất nước, tổ tiên.Với một thái độ khiêm cung, lắng nghe, học hỏi và tìm kiếm, chúng ta có thể rút ra từ trang huyền sử này bài học hay nhất, hoàn chỉnh nhất, tuyệt đẹp nhất về việc “sử dụng nhân tài" và giáo dục xã hội.Ta hãy xem điển tích khác nằm trong truyền thuyết Thánh Gióng.Điển tích này khi tộc người Dạ Lang dẫn một 100 thớt voi chiến ứng chiến cùng Thánh Gióng .Một con không chịu đi quay đầu hướng khác , đã bị chém đầu.Dấu tích hiện nay là núi voi cụt đầu gần động Hương tích.Nhưng đấy là trong chiến tranh, hình phạt giành cho những kẻ phản bội lại dân tộc.Trong thời bình , phải thiên về giáo dục.Ví như lũ cơ hội đầu thừa đít thiếu như Thích đọc còm, Trần Hùng mạt phu, và bầy vô danh bỉ nhân, nhân vì đất nước gập nhiều khó khăn chui ra nhan nhản , chửi bới cả ông bà tổ tiên, tôn giáo quốc đạo ,thì lại phải giáo dục theo hình thức :Nước chảy đá mòn, dạy con không được nóng tính.Dù không phải con cháu trong nhà nhưng vẫn phải như bố dạy bảo.có phải các bậc sĩ phu?
Đếch phải. Cứ gặp ELNV là thấy nhạt nhẽo vô duyên thối - kiểu như làm văn mẫu.
Xóa"Ví như lũ cơ hội đầu thừa đít thiếu như Thích đọc còm, Trần Hùng"
XóaCòn "Em là người Việt" thì "đầu thiếu đít thừa" nhỉ?
ELNV còm thì cứ còm , nếu Bác Bồng cho phép , Thế Đeo nào mà phải vơ quàng vơ xiên người nọ người kia vào là sao . Sân hận nặng tựa núi đá như thế mà cũng leo lẻo khoe học theo Phật , không khá được , buồn thay , nguy thay ..
XóaELNV - Em Làm "Nhiệm Vụ"...
XóaRồi sẽ ứng nghiệm thôi, rồi sẽ đến lượt mình.
Trả lờiXóaChu di tam tộc, đào mồ quật mả, tiêu diệt tận gốc là bản chất VN. Trong lịch sử VN chưa hề có vị lãnh đạo nào có tinh thần tha thứ và hòa giải cả!
Trả lờiXóaHơn 60 nguyên thủ quốc gia , 3 đời tổng thống Mỹ cùng đến viếng đã nói lên một điều rằng thế giới đặc biệt kính trọng tư tưởng và nhân cách của Nelson Mandela .
Trả lờiXóaTinh thần tha thứ và hòa giải, không tham quyền cố vị của ông đáng được đúc bằng vàng dành tặng cho thế giới này hôm nay và mai sau , dân tộc Việt Nam đau khổ quá lâu , một phần cũng vì chưa sản sinh được một nhân vật tầm cỡ như ông .
27 năm trong ngục tối nhưng nelson không ân oán ngút trời , mà ông hòa giải , tha thứ , không một sự trả thù , dù nhỏ nhất , tư tưởng ấy hoàn toàn đối lập với sự cay cú đầy chết chóc :
“ Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ chúng nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đầy chết thôi”
Không biết đến bao giờ nhân dân Việt Nam mới hết đau thương , nghèo nàn và lạc hậu .
Để gió cuốn đi
Trả thù và trả thù một cách hèn mạt hơn cả thời ĐQPKTD là bản chất, nó ăn vào máu của các quan lại hiện nay, nó là kết quả của cơ chê tồn tại gần 70 năm nay của VN. Ai không tin thì cứ về các phường,xã mà xem
Trả lờiXóaƯớc gì trong ĐCS VN có một nhân cách = 10% của Nelson Mendela để cho dân VN được nhờ
Trả lờiXóaƯớc gì trong ĐCS VN có một nhân cách = 10% của Nelson Mendela để cho dân VN được nhờ
Trả lờiXóa