Trang BVB1

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Lương thấp làm 'CHAY MÁU CHẤT XÁM'

                                         * NGUYỄN VĂN CHIẾN
Năm 2014 là năm mà Việt Nam phải giải quyết điểm nghẽn nguồn nhân lực, trong nhiệm vụ tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt, tình trạng “chảy máu chất xám”.
Theo thông tin tại TP.HCM thông báo nhiều cán bộ làm việc tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao đã nghỉ việc, trong số đó có rất nhiều người trình độ từ Thạc sỹ trở lên, và phần đông trong số họ đều được đánh giá là có kinh nghiệm chuyên môn và năng lực cao. Một lý giải là do nguyên nhân chế độ lương bổng thấp và thiếu một môi trường làm việc tốt.
Thậm chí trước đó, từ giai đoạn 2003 đến 2008, bình quân mỗi năm TPHCM có hơn 1000 công chức, viên chức xin nghỉ việc, và nhiều người trong số đó đã làm quản lý cao cấp trong các ban ngành của Thành phố.
Giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao tránh trình trạng “chảy máu chất xám” là bài toán khó trong khu vực công, ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.
Theo lý thuyết về kinh tế vi mô, nguồn lực là hữu hạn. Giả sử một ngày, mỗi người chỉ có 8 tiếng để làm việc, thời gian còn lại cho hoạt động dành cho gia đình và nghỉ ngơi.
Một người được đánh giá là giỏi, tức là có khả năng giải quyết công việc với hiệu quả cao so với người bình thường, nếu giả sử chất lượng giữa 2 người là như nhau. Nếu một công chức, viên chức bình thường họ cần 8 tiếng/ ngày để hoàn thành tốt công việc, thì với người giỏi họ có thể đảm bảo xử lý xong công việc tương tự với thời gian ít hơn.
Vậy thời gian còn lại đối với người giỏi họ làm gì?
Chắc chắn họ sẽ không tham việc, nhận nhiều việc hơn từ cơ quan để làm “không công”, xu thế người giỏi cũng sẽ làm việc trên tinh thần đáp ứng đủ khối lượng công việc được giao như những người bình thường khác. Giải pháp mà họ lựa chọn là: dành một phần thời gian “tiết kiệm được” ở trên để làm các công việc khác, làm tư vấn hoặc có kế hoạch làm ăn riêng bên ngoài. Trong khi một số khác, họ có thể lựa chọn giải pháp là xin nghỉ việc tại khu vực công và ra ngoài làm.
Thậm chí nếu công chức, viên chức giỏi nghỉ việc tại khu vực công để ra ngoài làm, có thể giúp họ có năng suất cao hơn so với năng suất trước đó ở khu vực công. Do sự toàn tâm toàn ý với công việc, tạo tính kinh tế theo quy mô, nhờ vậy sự đóng góp của họ vào tăng trưởng GDP chung cao hơn.
Theo chị Trần Trang, cựu du học sinh tại Đại học Quốc gia Úc, hiện đang làm việc cho tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đã từng làm việc trong một Bộ lớn chia sẻ: “Nhiều du học sinh khi đi học về đã bỏ việc. Bởi điều kiện làm việc ở khu vực công ở ta chưa thật sự tốt, còn nặng nề về các thủ tục hành chính và lương bổng thấp. Trong khi bản thân du học sinh khi đi học, tiếp xúc môi trường làm việc chuyên nghiệp ở các nước phát triển và cơ hội thăng tiến”.
Thật vậy, mức lương mà khu vực công đang trả cho người lao động hiện đang bị điều chỉnh theo hạn ngạch và bậc lương.
Ví dụ một nghiên cứu viên của 1 viện nghiên cứu mới đi làm, họ sẽ có hệ số lương 2.34 (ứng với ngạch A1, mã ngạch là 13.092, bậc 1), với mức lương tối thiểu hiện nay là 1.15 triệu đồng/tháng (áp dụng từ 1/7/2013), họ sẽ nhận được mức lương khoảng 2.4 triệu đồng/ tháng. Hoặc một nghiên cứu viên cao cấp làm việc rất lâu năm, hệ số lương 6.2 (ứng với ngạch A3.1, mã ngạch 13.090, bậc 1), tương đương mức lương 6.4 triệu đồng/ tháng. Đây là mức lương khá thấp, đặc biệt so với điều kiện sống tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Mức lương thấp đang là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực công. Năm 2010, một điều tra từ Ngân hàng thế giới đối với 460 công chức tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Nam Định và Hòa Bình, kết quả nhận thấy có đến 70.8% nữ giới và 39.6% nam giới có ý định bỏ việc. Nguyên nhân khác mà khảo sát phát hiện là tỷ lệ tương tự: 41.7% nữ giới và 33.3% nam giới cho rằng khu vực công chưa có chế độ khuyến khích, khen thưởng và sự phát triển.
Nếu như nữ giới muốn chọn giải pháp ổn định trong khu vực công, dành thời gian cho chăm sóc gia đình, thì nam giới có 22.9% có ý định muốn tìm các cơ hội thăng tiến ở bên ngoài, do trong gia đình nam giới có trách nhiệm chính trong kiếm tiền. Dẫn đến, nhiều cơ quan Bộ, viện nghiên cứu chính sách hiện đang có tỷ lệ nữ giới khá cao, cũng là trở ngại đối với các hoạt động trong khu vực công, do nam giới phù hợp hơn với nhiều hoạt động công tác thực tiễn tại các địa phương.
Qua nhiều lý do, nếu không cải cách, khu vực công cũng khó có thể thu hútđược nhiều ứng viên tiềm năng được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước, có trình độ và ngoại ngữ tốt, để làm việc. Bài học về Đà Nẵng và một vài tỉnh thành, nhiều ứng viên được trọng dụng theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh, được đưa đi đào tạo ở nước ngoài đã không trở về. Đây chỉ là một tình trạng, khi nhiều người vẫn coi vào khu vực công nhằm tìm kiếm học bổng đi du học, hơn là muốn phục vụ lâu dài cho tổ chức công đó.
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”.
Trong đó, gỡ nút thắt về nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ của tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Điểm nghẽn về nhân lực, tình trạng chảy máu chất xám phải được thực hiện dựa trên quy luật của thị trường về lao động. Bắt buộc các công chức, viên chức phải cạnh tranh với nhau.
Nhờ đó, đánh giá chất lượng công chức, viên chức cần phải dựa trên kết quả đạt được của từng người, thay vì các hoạt động đánh giá chưa hiệu quả, mang tính hình thức. Chế độ lương bổng cũng sẽ được chi trả theo quy luật thị trường, tham chiếu dựa vào kết quả, chất lượng của các công việc được hoàn thành và khu vực doanh nghiệp đang áp dụng chi trả. Có như vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực công được nâng cao, thúc đẩy cho sự phát triển của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
NVC

(Theo Giáo dục VN)
----------------

20 nhận xét:

  1. luong của chuyen viên hoạc nghiên cứu vien của cùng một bậc ở bộ,ở sở thua xa của cô giảo làng vì họ bây giờ cũng có bằng đh tại chức cả rồi, lại được 30 đến 40% lương ưu đãi ngành.công chức cấp xã cũng được 25% tiền công vụ,bên tỉnh ủy có 50%,huyện ủy có 35% tiền gì không biết nữa.Chế độ lương ở đất nước này bất công như vậy đó.Nhà nươc quy đjnh thì có vẻ chi tiết nhưng vận dụng lại khác.Thế nhà khoa học không làm công vụ sao?người tài bỏ đi càng tốt cho lãnh đạo,họ lại có ghế xếp cho con cháu hoặc bán lấy tiên.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đồng ý với tác giả bài viết. Năm 2014 chính xác là năm mấu chốt nhất định phải làm ngay là đổi mới và đưa lực lượng nhân lực mới vào, nắm quyền quản lý và có quyền ra quyết định. Tôi không thể hình dung được nếu 2014 mà không làm được điều này thì những năm sau đó cái đất nước này nó thụt, nó lún xuống tới mức nào. Điểm sáng duy nhất của việc đó là chúng ta càng có cơ hội thấy rõ cái khối ung nhọt nó lộ rõ một cách trơ trẽn, trắng trợn. Dù vậy, nói thật lòng dù ghét kiểu gì tôi vẫn mong những con người trưởng thành hành động một cách dứt khoát nhằm thay máu nhân lực quản lý chứ không phải chỉ toàn mấy ông già, hoặc to bụng, hoặc mặt mày uể oải chỉ biết nói và nói như showbiz ể đất nước ta thực sự chạy những bước đổi mới vững chắc. Cho dù chỉ chạy từng bước một nhưng chắc chắn là bước thẳng tắp mà người sau có thể bước theo.
    Nhân dân Việt Nam đã khổ quá nhiều rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Năm 2014 chính xác là năm mấu chốt nhất định phải làm ngay là đổi mới và đưa lực lượng nhân lực mới vào, nắm quyền quản lý và có quyền ra quyết định"

      Chẳng lẽ, "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", toàn ở trường đảng ra, toàn kinh nghiệm "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp", lại đưa người có chuyên môn lên nắm quyền quản lý và có quyền ra quyết định ?

      Xóa
    2. "Năm 2014 chính xác là năm mấu chốt nhất định phải làm ngay là đổi mới và đưa lực lượng nhân lực mới vào, nắm quyền quản lý và có quyền ra quyết định"?
      20 mùa xuân rồi, hàng năm, tới cuối, lảo thầy bói lúc nào cũng phán chắc nịch cho tôi:
      - Sang năm ông giàu to! May túi 7 gang đựng tiền là vừa.
      Nhưng tôi làm gì có tư cách nhập ụ nổi? Thôi, lo đi vay tiền đóng học phí cho con, cô giáo nhắc rồi.

      Xóa
    3. Có lẽ vì vậy mới dùng từ Mấu Chốt. Nghĩa là tiêu chí cho người đứng đầu buộc thay đổi. Khi sân chơi theo năm tháng nâng tới tầm cao mới, tầm vóc cao, rộng mà đảng CSVN không thay đổi theo kịp mà vẫn muốn giữ những lợi ích như cũ là không thể. Nói đơn giản trí tuệ của họ không đủ để họ ngồi trên một bàn phân chia, điều hành lợi ích.

      Xóa
  3. Lương thấp làm lương tâm thấp theo?
    - Biết câu "Lương y như từ mẫu" không?
    - Không biết. Chỉ biết một câu chán đời lắm - Lương y như tháng trước!

    Trả lờiXóa
  4. Bằng lương công anlúc 09:21 16 tháng 1, 2014

    Nếu xem lực lượng này cần thiết cho phát triển quốc gia, không cần điều chỉnh nhiều, chỉ cần điều chỉnh cho bằng lương bên công an, lực lượng bảo vệ chế độ là đủ.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi nhớ khoảng những năm 2008-2009 gì đó có hẳn một hội nghị TW đảng bàn về vấn đề "chảy máu chất xám và các biện pháp" tôi đã viết một bài và đăng trên trang cá nhân Phauthuattk.blogtiengviet.net. với tựa đề: "CẤP CỨU-chảy máu chất xám"
    Theo tôi, ngoài vấn đề chủ yếu là thu nhập còn những nguyên nhân không kém phần quan trọng như
    -Đào tạo tràn lan và giả dối, giá trị học vị (Ths, Ts) suy giảm
    -Cán bộ khoa học phải làm việc phụ thuộc vào những "ông Vua", những ông vua này là ai lại là một vấn đề riêng nhưng chắc chắn họ không thích có nhân viên "Giỏi" hơn họ cũng có nghĩa cán bộ phải ngu hơn họ, nghiên cứu theo ý thích của họ. Người có năng lực chuyên môn thường là người rất kem trong việc "chạy" vì vậy mà khó lòng "mọc mũi sủi tăm" lên được.
    -Dường như cho đến tận bây giờ, hàng năm ta vẫn phân bổ các đề tài NCKH cho các địa phương, các ngành kèm theo kinh phí, các ngành, địa phương lại chia cho đến đơn vị rồi đến các nhà nghiên cứu. Thế là cố đẻ ra đề tài, cố đẻ ra chứng từ cốt để thanh toán...., nhắm mắt cũng biết 99% là đề tài "Đối phó". Người làm đề tài giá trị 100 tr cuois cùng cũng chỉ được sử dụng khoảng 15tr (vì đã lo "chạy" hết rồi)
    Một người, một đơn vị, một thời điểm có thể có hơn một đề tài nhưng cũng có thể nhiều năm không có đề tài nào.
    Người làm khoa học cần tiền để sống nhưng rất cần môi trường để thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu.
    Cách tổ chức NCKH học như vậy tôi gọi là kiểu "Nguyễn Công Hoan"
    Đời sống thấp, bị chèn ép, bị các đề tài rởm lấn át.... Tội gì họ không tìm đường ra nước ngoài hay vào các công ti nước ngoài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì tính thế này: tổng kinh phí đề tài trừ 40% bôi trơn, 60% để thực hiện, tuy nhiên trong số 60% này hết khoảng 20% là đi mua hóa đơn để hoàn tất thủ tục tài chính. Đồng nghiệp của tôi làm ở phòng công nghê sinh học, nghe thì to tát và đầy mùi công nghệ tiên tiến nhưng vẫn ước ao được đi công tác đều đặn để có thêm thu nhập từ công tác phí hichic. Cái nghị định 115 v/v tự chủ kinh phí càng bóp chết nghiên cứu viên. Tất cả các lãnh đạo viện dù tâm huyết thế nào cũng vì mục tiêu chính trị là giữ ghế và làm hài lòng cấp trên (cở cấp bộ) nên có làm nghiên cứu gì cũng để làm đẹp lòng lãnh đạo mà thôi. Nghiên cứu cơ bản à? quên nó đi...đó là lý do tôi bỏ hẳn nghiên cứu

      Xóa
  6. Vừa hồng vừa chuyên nghen- chỉ chuyên thì vứt..... đừng mong ngóc đầu...........
    cơ bản là phải ngoan.........

    Trả lờiXóa
  7. Đất nước toàn những THẰNG BỜM,CHÚ CUỘI làm lãnh đạo là như thế....Chỉ dân là khổ.

    Trả lờiXóa
  8. CÁi bằng cấp danh hiệu của chế độ ta bây giờ tôi quá sợ và quá chán Bằng cấp từ đầu vào đầu ra chất lượng học tập và nghiên cứu toàn giả dối điêu trác có nhẽ phải 65% là đồ đểu đồ giả dối

    Trả lờiXóa
  9. Hài quá!
    Chữa bệnh K bằng tăng khẩu phần ăn???

    Trả lờiXóa
  10. Khi "cầm đèn chạy trước ô tô" là một cái tội thì người cầm đèn sẽ tới nơi nào không xem đó là tội .

    Câu trả lời là bất cứ nơi nào, ngoại trừ những quốc gia xã hội chủ nghĩa, đều trân quý những người "cầm đèn chạy trước ô tô".

    Trả lờiXóa
  11. Tôi có hệ số lương 3.3, thực lãnh ngoài 3tr/tháng sau khi trừ cá loại BH. Cả 2 vợ chồg cộng lại khoảng 7tr/tháng. Nuôi 2 con nhỏ ăn học thử hỏi đủ ko. Số tiền đó chưa đủ cho 2 con tôi sống trong tháng chứ đừng nói là để 2 VC tái tạo sức lao động. Cuối năm họp tổng kết cơ quan và công đoàn cứ ra rả cái luận điệu chảy máu chất xám. Nhìn quanh mặt mủi anh nghiên cứu viên nào cũng xám ngoét thiếu máu, haizzzzzzzz

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày trước bạn đi học trung cấp sư phạm rồi về dạy cấp 1 thì lương chắc chắn cao hơn rồi.Nếu ở cơ quan đảng lại được thêm 50%.Ngạch gv thì đã rõ,còn ngạch đảng không biết quy định nào,do ai ban hành quy định như vậy và vì sao.Chẳng lẽ 2 người ở đó làm việc băng 3 người cơ quan khác à?Thảo nào vế "công bằng" đã bị đẩy xuống sau vế "dân chủ' trong mục đích xây dựng đất nước chứ không phải chỉ là mẹo đảo chữ như một số người nhận định.Nghiên cứu viên,nghe có vẻ oách ghê,có khi còn được gọi là nhà khoa học nhưng thực chất bị nhà nước đối xử không bằng anh công chức cấp xã(họ có 25% lương công vụ).Khoa học công nghệ và gd đào tạo bao giờ chả là quốc sách hàng đầu của đảng.Nhưng cách đối xử với cán bộ khoa học là như vậy đấy.

      Xóa
  12. Thang bảng lương hiện nay theo mẫu của Liên xô thời bao cấp những năm 90 thế kỷ XX. Đó là N/Đ 195, 196/CP thực hiện theo bộ Luật lao động 1994, có hiệu lực 1/1/1995. Để thấy sự trì trệ hệ thống Nhà nước VN quan liệ, lạc hậu , vô trách nhiệm và kém đến mức nào. Kinh tế thị trường lại trả lương cho người lao động theo nguyên tắc CNXH, CNCS , cào bằng, bình quân chủ nghĩa... Không gthay đổi căn bản cơ chế trả lương thì chất xám thành chất củ nâu.

    Trả lờiXóa
  13. đúng mà chưa đủ ,ở trong đó là cơ hội để ăn cắp ,móc nối và nhàn hạ ...!

    Trả lờiXóa