Trang BVB1

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Doanh nghiệp Nhà nước ĐÈ NẶNG GÁNH NỢ CÔNG


Những con số được công bố tại Hội thảo khoa học với chủ đề Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ trong điều hành Kinh tế vĩ mô 2014 – 2015 cho thấy bức tranh xám về tình trạng nợ công tại Việt Nam có nguy cơ bất ổn sâu sắc nếu gộp cả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không được chính phủ bảo lãnh và nợ đọng xây dựng cơ bản vào các con số công bố chính thức.
Hội thảo đã diễn ra vào ngày 19/12 do Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức. Tại đây, tiến sỹ Phạm Thế Anh quyền viện trưởng Viện chính sách công và quản lý Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã liệt kê 30 DNNN có hệ số nợ phải trả vượt xa vốn chủ sở hữu. Đây được coi là khu vực tạo ra rủi ro nợ công tiềm tàng chứ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách, bởi ngân sách nhà nước sẽ lại phải đổ vào trả nợ cho những khoản nợ xấu của DNNN, ông Ánh phân tích.
Nguy cơ khủng hoảng nợ công từ DNNN
            Theo tính toán của Viện trưởng Viện chính sách công căn cứ theo báo cáo của Chính phủ gửi quốc hội ngày 25/11/2013, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP. Con số này dù đã vượt ngưỡng an toàn 65% GDP nhưng thực ra vẫn còn nhẹ hơn so với tính toán của TS Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê tại Liên Hiệp Quốc hay của TS Lưu Bích Hồ nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT) theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, con số nợ công của Việt Nam theo phải lên tới 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP (căn cứ trên báo cáo tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2011 ). Trong khi đó, theo cách tính nợ công của Bộ Tài chính, bằng cách gạt những khối nợ khổng lồ của một loạt các doanh nghiệp nhà nước tuy làm ăn bết bát nhưng lại được chính phủ thường xuyên bao bọc thì con số vẫn êm đềm ở mức 55,7% GDP, trong ngưỡng an toàn của WB, IMF. Nhưng nếu ngân sách vẫn thâm hụt, nợ của các chính quyền địa phương vẫn bị buông lỏng cộng với sự thua lỗ doanh nghiệp nhà nước có thể tạo ra khủng hoảng nợ dài hạn, gây bất ổn định kinh tế vĩ mô, TS Nguyễn Thế Anh cảnh báo.
Tái cơ cấu chậm chạp, có nguy cơ tiêu tốn tiền của dân
 Là gánh nặng cho nền kinh tế nhưng tiến trình tái cơ cấu giảm tải lại diễn ra ì ạch. Theo đánh giá của PGS,TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, về cơ bản sau 3 năm khởi động, kết quả đạt được trong tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước mơi chỉ ở khâu phê duyệt đề án hoặc có triển khai thì chủ yếu tập trung xử lý những vấn đề ngắn hạn theo kiểu “đánh cờ nước một” như xử lý nợ nần, sắp xếp lại vốn đầu tư… Nhưng đối với vấn đề quan trọng như chi phí cho tái cơ cấu lấy từ nguồn vốn nào, cơ chế thu xếp vốn ra sao, cơ quan nào chịu trách nhiệm thì lại mờ ảo. Và hẳn là, không thể lại lấy ngân sách - tức tiền của dân để tái cơ cấu, ông Thiên nhấn mạnh.
            Chưa biết tiền của dân có được dùng để tái cơ cấu hay không bởi với tình trạng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước rơi vào tình thé mất khả năng trả nợ sẽ lại khiến ngân sách nhà nước phải đèo bòng. Theo tính toán của TS Nguyễn Thế Anh, riêng những tập đoàn, công ty này dù chỉ có 105 doanh nghiệp nhưng đã chiếm hơn 80% tổng số nợ của DNNN. Tính đến 31/12/2012, tổng nợ đang được Chính phủ bảo lãnh là hơn 342,7 ngàn tỉ đồng, tương đương 11,6% GDP. Và ngay cả những khoản nợ nước ngoài dù không được bảo lãnh những vẫn phải giật lên, không được để cho phá sản. Khoản nợ của những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã gần 1.550 ngàn tỉ đồng tương đương 52,5% GDP.
            Có thể điểm danh ra những tổng công ty có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức báo động như TCT Lắp máy Việt Nam,TCT Xây dựng Công trình Giao thông 8, TCT Đầu tư Phát triển Đường Cao tốc, TCT Xây dựng Hà Nội,TCT Sông Đà. Hay những tập đoàn nợ nước ngoài thâm niên như EVN (nợ 112,6 ngàn tỉ đồng), Vietnam Airlines (nợ 27,8 ngàn tỉ đồng), PVN (nợ 15,9 ngàn tỉ đồng), VNPT (nợ 6,9 ngàn tỉ đồng). Toàn những con số nghìn tỉ treo trên đầu dân không biết đến bao giờ mới trả hết. Còn TS Vũ Đình Ánh (Bộ Tài chính) đặt vấn đề, Việt Nam vẫn đang phải vay để trả nợ, nếu không vay được nữa thì sao? Mà gánh nặng nợ công là rất lớn, khi riêng lãi suất trong nước khoảng 11-12%/năm Nợ  như thế “không biết ai có trách nhiệm trả lời về sử dụng nợ công”, ông Ánh buông câu hỏi.
 Mạnh Kiên  (Tổng hợp)
----------------

5 nhận xét:

  1. I am regular visitor, how are you everybody? This article
    posted at this site is in fact pleasant.

    my website; iphone 5s looks (http://www.youtube.com/watch?v=38Gq9J-n2lw)

    Trả lờiXóa
  2. Thằng con đẻ dù có đui mù què ghẻ sứt, thiểu năng-bệnh đao....vẫn phải nuôi nó hết đời.........
    Sống phải có đạo lý chứ???

    Trả lờiXóa
  3. Thích Đọc Còmlúc 15:16 2 tháng 1, 2014

    Ôi doanh nghiệp nhà nước!
    Chỉ riêng Vi na sin
    Thất thoát trăm ngàn tỷ
    Rồi thêm Vi na lai
    Cũng hơn vạn tỷ đồng
    Hỏi rằng tính thành thóc
    Là bao nhiêu triệu tấn?
    Nếu tính thành mồ hôi
    Của nhân dân đất Việt
    Là bao nhiêu triệu lít?

    Ôi những quả đấm thép!
    Đấm vỡ mặt nhân dân
    Dân nghèo lại thêm nghèo
    Vì gánh thêm nợ nước.

    Nhưng làm giàu quan đảng
    Tiêu tiền cứ vô tư
    Thuế dân sài thoải mái
    Nào nhà lầu, biệt thự
    Rì sọt rồi vi la
    Đi xe Mẹc xa đì
    Ở trong phòng máy lạnh
    Cùng chân dài, bố nhí
    Tiền dân sao phải nghĩ.

    Mọi thứ cứ yên tâm!
    Đã có ông “Hói” đầu
    Trưởng ban tái cơ cấu
    Hô rằng không phải lo
    Yên chí Vi na sin
    Một năm sau có lãi.

    Thế rồi ông cơ cấu
    Lên cái nghế thật cao
    Đứng đầu nghành lập pháp
    Đầu ông vẫn ít tóc
    Miệng vẫn rộng và tham
    Ông lại xây phủ lầu
    Hình dương vật to tướng
    Thờ họ ông ở đó.

    Chỉ có dân là khổ!
    Cuối năm lại than trời
    Xăng dầu thêm tăng giá
    Mọi thứ lại tăng theo
    Thu nhập thì vẫn thế
    Hỏi tiền đâu đón tết?!

    Trả lờiXóa
  4. Làm gì có DNNN,toàn bịp,bịp người bịp chính mình.
    Ngay cả DN quân đội,nhưng có đến 20 % là cổ phần tư nhân.
    Các DNNN chỉ có 15% là cổ phần là nhà nước,quản lí theo cơ chế khoán đến tổ,tổ phải vay cắt cổ công ty....Tất cả khoản nào lãi là chúng hưởng,lỗ thì dồn vào nhà nước...
    DNNN là rất cần,cần lắm,nhưng xưa nay chỉ giao cho quân đội.Đẻ ra DNNN do cơ chế gì không hề rõ,chỉ thấy lấp liếm.
    Tôi ví dụ,tổng công ty Khánh Việt,tỉnh Khánh Hòa,chuyên làm thuốc là ngựa trắng,và làm lắm bà giằng,thực chất là tư nhân ráo,nhưng vẫn là quốc doanh,DNNN đấy.Chúng dựa vào ngựa trắng mà moi,chúng đã từng thách thức trước thiên hạ đây là thùng thuốc nổ.Khi tôi đi điều tra,qua Tường Anh tổng giám đốc,mới thấy đúng là khối nổ,nó nổ thì tỉnh Khánh Hòa sạt nghiệp,và đành lên máy bay về,không dám đụng....
    Tất cả các DNNN đều là khối nổ,nên các bạn thông cảm cho chính phủ,từ từ bán dần qua cổ phần,qua niêm yết trên thị trường chứng khoán.
    Trong năm 2014,chính phủ sẽ xóa tất các thứ thuế vớ vẫn,sai bét do thầy dùi bày đặt ra thì thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc,chính phủ cho bán dần dần,nghành nào thiết yếu thì giao cho quân đội.Chúng ta phải nhận thức đúng,ghét cay đi nửa thì phải thấy chính phủ mà buôn tay là coi như cả nước này thành tỉnh,thành 1 bang của họ ngay.Đất nước ta thành nhà tù vĩ đại thì sướng khổ đã biết rồi.
    Chính phủ là một tổ chức,trong tổ chức đó có năm cha bảy mẹ là thường thôi,bấm mõi tay mà chồi vẫn cứ mọc,chứ đâu phải không bấm,trại giam nào cũng đầy đi kiểm tra phát ngán,phần lớn là nguyên cán bộ cả,sao mà không ngán không buồn cho được.
    Các nước như MỸ nó cũng ngán DNNN và nó cũng thãi dần dần,nước nào cũng ngán DNNN cả.Các nước nó cũng chuyển qua giao quân đội,cứ hạch toán thu chi cho xong chuyện.Và cả bỏ tiền ngiên cứu khoa học cũng giao qua quân đội tất.
    Thấy các bạn khó chịu về DNNN,Công Sơn thêm,để bớt nóng.
    Công Sơn không phải DLV đâu,đã giới thiệu rồi mà,nhưng Công Sơn là Việt Cộng từ mùa Hè năm 1959,nên hè 1964 ở tù khi chỉ 14 tuổi thôi.Qua nhiều truân chuyên nên hiểu,và không muốn ai lại sai lầm,nhất là bạn trên tờ báo này.Tờ báo không lề trái,không lề phải,chỉ theo lề nhân dân vì cống hiến khi tuổi đã xế rồi.
    Công Sơn xin chào thân ái.

    Trả lờiXóa
  5. Muốn xây Nhà mới thì phải tìm cách làm cho ngôi nhà cũ mau suy sụp. Phải cần nhiều tên phản bội, nhiều quan tham nữa để người đời mau tỉnh ngộ.

    Trả lờiXóa