Theo ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9.2013, tỷ lệ
nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,62% trên tổng dư nợ, giảm so với mức 8% của
cuối năm 2012. Hiện tại, công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC) đã tích cực mua nợ xấu, tính đến ngày 20.11 VAMC đã mua 17.700 tỉ
đồng nợ xấu của các ngân hàng. Vì vậy, có thể kỳ vọng nợ xấu các ngân hàng sẽ
giảm xuống trong quý 4/2013..
Tuy nhiên, nếu nhìn vào hoạt động ngân hàng, sẽ thấy
nợ xấu vẫn là vấn đề gai góc khi tình trạng “doanh nghiệp không lừa đảo nhưng
kinh tế khó khăn, không bán được hàng nên không trả được nợ” đang xảy ra thường
xuyên.
Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các ngân hàng
thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2013. Mặc dù theo báo cáo đa số
các ngân hàng đều có lãi tuy nhiên nợ xấu ở nhiều ngân hàng cũng tăng đáng kể,
chất lượng nợ xấu đi.
Ngân
hàng TMCP Xăng Dầu (PG Bank) đang là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu, tính
đến hết tháng 9.2013, PGBank có 1.240 tỉ đồng nợ xấu chiếm 9,5% trên tổng dư nợ
13.057 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) xếp thứ hai về tỷ
lệ nợ xấu khi có 1.034 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 8,87% dư nợ. Navibank có tổng dư
nợ cho vay chín tháng đầu năm đạt 11.786 tỉ đồng, âm 9% so với đầu năm.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào hoạt động ngân hàng, sẽ thấy
nợ xấu vẫn là vấn đề gai góc khi tình trạng “doanh nghiệp không lừa đảo nhưng
kinh tế khó khăn, không bán được hàng nên không trả được nợ” đang xảy ra thường
xuyên.
Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các ngân hàng
thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2013. Mặc dù theo báo cáo đa số
các ngân hàng đều có lãi tuy nhiên nợ xấu ở nhiều ngân hàng cũng tăng đáng kể,
chất lượng nợ xấu đi.
Ngân hàng TMCP Xăng Dầu (PG Bank) đang là ngân hàng
dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu, tính đến hết tháng 9.2013, PGBank có 1.240 tỉ đồng nợ
xấu chiếm 9,5% trên tổng dư nợ 13.057 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) xếp thứ hai về tỷ
lệ nợ xấu khi có 1.034 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 8,87% dư nợ. Navibank có tổng dư
nợ cho vay chín tháng đầu năm đạt 11.786 tỉ đồng, âm 9% so với đầu năm.
Ngân
hàng Phương Nam
có tỷ lệ nợ xấu 3,79% (1.650 tỉ đồng) trên tổng dư nợ 43.539 tỉ đồng. So với
đầu năm, số tuyệt đối thì nợ xấu của ngân hàng này đã tăng 474 tỉ đồng. Đặc
biệt, nợ có khả năng mất vốn tăng 25% lên 999 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) là trường hợp
ngân hàng có mức độ tăng nợ xấu thuộc loại nhanh nhất trong các ngân hàng. Thời
điểm đầu năm chỉ có 666 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 2,26% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên
đến 30.9 nợ xấu của Ocean Bank đã tăng lên 1.458 tỉ đồng, chiếm 5,21% trên tổng
dư nợ cho vay 27.948 tỉ đồng. Trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm
đến 986 tỉ đồng, tương đương 67,7% tổng nợ xấu và gấp hơn hai lần so với con số
355 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn hồi cuối năm 2013.
Trong các ngân hàng có mức vốn hoá nhỏ thì ngân hàng
TMCP Nam Á (Nam A Bank) có tỷ lệ nợ xấu khá thấp 2,17% trên tổng dư nợ. Nam A
Bank đã kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng của mình khi chỉ có 188,5 tỉ đồng
nợ xấu trên 8.664 tỉ đồng dư nợ cho vay. So với cuối năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu
của Nam A Bank đã giảm 0,30%.
Thời điểm đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Dong A Bank
chiếm 3,95% với gần 2.000 tỉ đồng, nhưng nhờ triển khai các biện pháp xử lý
mạnh đã kéo nợ xấu giảm xuống còn 1.503 tỉ đồng, chiếm 2,93% trên tổng dư nợ.
Nợ
xấu của các ngân hàng “top dưới” kể trên có trường hợp tăng hoặc giảm, thì đối
với các ngân hàng được cho là “top trên” nợ xấu hầu hết đều tăng, đặc biệt là
nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có tổng cộng
5.072 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 7,74% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu giảm so với
8,5% ở thời điểm cuối năm 2012, nhưng chất lượng nợ lại kém đi khi có 3.602 tỉ
đồng nợ nhóm 5, tăng 74% so với năm 2012 và chiếm 71% trong tổng nợ xấu.
Techcombank
có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh từ 2,7% đầu năm lên 5,9% với 4.146 tỉ đồng nợ xấu
trên tổng 70.000 tỉ đồng dư nợ. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng từ 888 tỉ lên
1.382 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng có tỷ lệ nợ xấu vượt
chuẩn (3%) khi có 3.491 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 3,34% tổng dư nợ, tăng 0,84% so
với đầu năm.
Hai
ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm trong ngưỡng an toàn là VietinBank 2,47%,
Sacombank 2,25%. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn của hai ngân hàng này lại
chiếm tỷ trọng cao. VietinBank có 5.431 tỉ đồng nợ nhóm 5, chiếm 63,7% của tổng
nợ xấu. Sacombank có 1.289 tỉ đồng nợ nhóm 5, chiếm 52,4% tổng nợ xấu.
Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ngấp nghé ngưỡng 3%
là Vietcombank 2,98%, KienLong Bank 2,73%, MB Bank 2,58%. Nợ xấu ở BIDV là 2,35%,
VPBank 2,27%, Eximbank 1,8%.
QUANG
BÁCH/ SGTT
---------------
Nợ xấu của ngân hàng, chủ yếu do phía bên vay không trả vốn+lãi cho NH. Vì sao không trả ? Vì làm ăn bết bát, thua lỗ, không có khả năng chi trả. Vì sao bết bát ? Vì kinh tế suy thoái, hàng làm ra không bán được. Vì sao kinh tế suy thoái ?. Có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan thì không tránh được, nước nào cũng phải chịu. Chủ quan có thể hạn chế nếu có cách nghĩ, cách làm đúng của lãnh đạo doanh nghiệp lẫn nhà nước.Vì nghĩ sai, làm sai nên gặp suy thoái lại càng suy thoái thêm. Cái chu trình này đang trong tình trạng nước chảy bèo trôi, chưa thấy có giải pháp tháo gỡ.Hiện tượng trốn nợ, xù nợ, lừa đảo chỉ là cá biệt không phải nguyên nhân chính.
Trả lờiXóaBản thân ngân hàng cũng không phải không có lỗi khi thẩm tra năng lực bên vay không chặt chẽ, còn nể nang, quan hệ,móc ngoặc, quan liêu. Khi doanh nghiệp gặp khó không hỗ trợ thêm vốn chỉ biết đòi, đòi rồi mới xét cho vay tiếp hay không...quyên là doanh nghiệp mà phá sản thì ngân hàng cũng hết sống.
Ngân hàng phải là nơi điều phối dòng vốn, dòng tiền cho sản xuất kinh doanh và xã hội. Vậy mà hệ thống ngân hàng VN, kể cả NHNN chỉ chú trọng việc kinh doanh tiền, vàng kiếm lời. Quyên mất chức năng điều tiết. Giải quyêt nợ xấu bằng cách mua lại của VAMC chỉ là chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ khác, bản chất nợ vẫn nguyên đó, còn đó. Ai trả nếu không phải là doanh nghiệp và xã hội.
Sắp sếp, cấu trúc lại ngân hàng để ngân hàng làm đúng chức năng của nó mới là việc cần làm. Ai làm ? Đảng, nhà nước, chính phủ chứ còn ai nữa. Chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ khác chỉ là cach làm đối phó, không giải quyết được cái gốc của vấn đề.Độc quyền kinh doanh vàng để người Việt Nam phải mua vàng đắt hơn TG 4 triệu đồng/ lượng sao gọi là thành công ?.
Ngân hàng mọc lên như nấm sau mưa. Nhưng nguy hiểm đa phần là nấm độc. Chỉ vì chính sách về ngân hàng của VN không rõ ràng, chẳng giống ai. Để đến bây giờ anh nào cũng nợ xấu đến cả ngàn tỷ. Quả tạ này sớm, muộn, bằng cách này, cách khác, hình thức này, hình thức khác lại đổ xuống đầu dân mà thôi.
"Quả tạ này sớm, muộn, bằng cách này, cách khác, hình thức này, hình thức khác lại đổ xuống đầu dân mà thôi."
XóaNhưng nếu dân né được, quả tạ này sẽ đập vào đầu bọn "không phải dân"!
Thực chất, nói khiêm tốn, nợ "Chung Vô Diệm" (nợ cực kỳ khó đòi, thậm chí đừng mong đòi được) của các ngân hàng tại VN hiện nay phải trên 50%! Bắt đầu hình thành phần lớn hợp đồng vay vốn đã là trên cơ sở "lại quả" rồi - coi như hợp đồng là "đẹp", nhưng đã tạo ra "nợ xấu"!
Trả lờiXóaCủa chùa, éo ăn, chúng nó bẩu là ngu, mà không ăn thằng khác nó cũng xơi.
Trả lờiXóa