Trang BVB1

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

EVN BỒI THÊM GÁNH NỢ



Cấm tiết lộ nợ
Sếp EVN sẽ không được tiết lộ bí mật trong thời gian đương chức và tối thiểu 3 năm khi không đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Thành viên EVN. Yêu cầu được đưa ra sau hàng loạt thông tin thua lỗ của EVN trong các báo cáo tài chính Chính phủ gửi Quốc hội và vụ việc thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm của EVN vào tháng 10 vừa qua.
Nghị định 205/2013/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Thành viên EVN không được tiết lộ bí mật của EVN trong thời gian đang đương chức và tối thiểu 3 năm sau khi không đảm nhiệm các chức vụ trên, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Dư luận đặt câu hỏi về việc tại sao EVN lại có quyết định như vậy?
Báo cáo tài chính mới đây của Chính phủ trình lên Quốc hội chỉ ra tổng nợ phải trả của EVN năm 2012 là 103.194 tỷ, đứng thứ 2 chỉ sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nợ 124.499 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo Chính phủ trình lên Quốc hội vào năm 2011, nợ phải trả của EVN là 275.278 tỷ đồng trong đó Công ty mẹ: 210.324 tỷ đồng trên tổng số nợ 1.292.400 tỷ đồng. Nợ quá hạn của EVN là 10.149 tỷ đồng. 
Do vay đầu tư nhà máy điện nên số nợ nước ngoài của EVN là 99.260 tỷ đồng, chiếm 69,5% trong tổng số nợ 142.853 tỷ đồng. 
Lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng, trong đó lớn nhất lại là EVN với số lỗ lũy kế là 38.104 tỷ đồng (lỗ do sản xuất kinh doanh điện 11.437 tỷ đồng; lỗ do chênh lệch tỷ giá 26.667 tỷ đồng).
Tháng 10/2013, thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm của EVN lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…
Cụ thể, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. 
Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.
Trong khi chi cả trăm nghìn tỉ đồng đầu tư ra ngoài và thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng một cách dễ dàng thì EVN lại khó khăn trong việc chi trả nợ cho các đối tác phát điện trong và ngoài ngành. 
Cho đến hết năm 2011, Công ty Mua bán điện của EVN còn nợ hơn 22.000 tỉ đồng của các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10.000 tỉ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán của PVN hơn 9.200 tỉ đồng và Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 335 tỉ đồng.
Phương Mai
                                               *         *         *

Được vay gần 23.000 tỷ đồng, EVN thành 'con nợ' lớn hơn
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) vừa ký thỏa thuận hợp tác song phương với Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia - EVNNPT (đơn vị thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN) về hợp đồng tín dụng trị giá 3.200 tỷ đồng, tài trợ vốn cho dự án đường dây 500kV Sơn La - Lai Châu và mở rộng trạm biến áp Sơn La.
Dự án được triển khai vào cuối năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015 để đón điện của tổ máy đầu tiên dự án thủy điện Lai Châu.
Trước đó, tháng 7/2013, Vietcombank đã làm đầu mối thu xếp 14.500 tỷ đồng vốn vay thương mại cho dự án thủy điện Lai Châu.
Cho đến nay, Vietcombank cùng các đơn vị thành viên EVN đã ký các hợp đồng tín dụng để đầu tư vào 17 dự án của ngành điện trên các lĩnh vực chính là đầu tư nguồn điện và phát điện, truyền tải điện, phân phối điện… với tổng giá trị đầu tư (bao gồm các khoản tín dụng đã giải ngân và cam kết cho vay) gần 23.000 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến khoản vay làm dự án, trước đó, ngày 10/12/2013, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2014 - 2016 với nhiều nội dung quan trọng.
Theo đó TPBank cam kết thu xếp vốn, cung cấp gói tín dụng 2.000 tỷ đồng tài trợ vốn trung dài hạn, bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt và các công ty thành viên trực thuộc.
Như vậy EVN vốn được xem là “con nợ” lớn nhất, nay được thu xếp thêm vốn thì vị trí này lại càng được củng cố hơn.
Trước đó, ông Cáp Quang Dương, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, EVN tiếp tục trở thành “con nợ” lớn nhất của các ngân hàng thương mại trong nước khi hiện nay tổng dư nợ tín dụng của tập đoàn này tính đến 30/9/2013 đã lên tới 144.000 tỷ đồng.
Trước đó, báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phẩn, vốn góp của nhà nước, vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội cũng nêu rõ, 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.
Trong  đó, Tập đoàn Dầu khí 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ… được coi là những đơn vị có số nợ lớn nhất.
Trước đó nhiều chuyên gia từng nêu ý kiến đã làm ăn thì có nợ là chuyện bình thường, song vấn đề đặt ra là nợ như thế nào và phương hướng làm để trả nợ ra sao thì xem ra chưa được thể hiện rõ trong cung cách làm ăn của các tập đoàn, DNNN.
Do vậy, nói như TS Lê Đăng Doanh thì con số nợ của các tập đoàn kinh tế rất lớn. Nếu chia theo tỷ giá hiện nay là trên 60 tỉ đô la. Đáng chú ý là có một số tổng công ty, doanh nghiệp có tỉ lệ nợ trên vốn rất cao.
“Với tỉ lệ nợ trên vốn quá lớn như thế thì khó mà trả nợ được. Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần có báo cáo giải trình chi tiết hơn về nguyên nhân nào dẫn đến nợ, phương án trả nợ, khả năng trả nợ và hiệu quả quản lý tài chính ra sao. Đồng thời phải nói rõ trách nhiệm giải trình, giám sát trong thời gian qua được thực hiện như thế nào mà để xảy ra nợ lớn như vậy.
Tuy tỉ lệ nợ gấp hơn 3,3 lần vốn chủ sở hữu đã là đáng ngại nhưng tôi được biết thực tế còn có doanh nghiệp nhà nước số nợ lớn hơn vốn sở hữu nhiều hơn thế. Đây thực sự là điều rất đáng lo ngại”, TS Lê Đăng Doanh nói.
Bích Ngọc

 (Theo Đất Việt)
----------------

16 nhận xét:

  1. NĐ 205 cũng nên áp dụng cho chính phủ, từ TTg đến bộ trưởng và các thành viên không được tiết lộ những việc làm của CP, kể cả khi đã thôi chức. Thời gian là 5 năm.
    Công khai, minh bạch chỉ là nói để mà nói. Xì hết ra thì "cạp đất mà ăn à". Cái gì tế nhị vẫn phải dấu , nghe chửa.

    Trả lờiXóa
  2. Chết khiếp với mấy ông tập đoàn...phá của.. tốn cơm dân (lời trách yêu...của Ông Nguyễn Minh Thuyết..) trước quốc hội năm nào...hãy tập trung tấc cả về Xã Thanh Văn, Huyện Thanh Oai, Hà Nội mà...HỌC TẬP VÀ LÀM THEO....ông bí thư xã...xin nghĩ nhưng nhân dân...không cho nghĩ...lạ chưa....? theo VTV1. người dân muốn có điện xài phải hạ trạm biến áp sau đó cam kết giao tài sản cho điện lực...mới có điện..vậy mà...các ổng cứ ..từ lỗ đến lỗ...hay thật...nhưng DN. nhà nước cứ vẫn là...CHỦ ĐẠO....?????????

    Trả lờiXóa
  3. Không thể hiểu nổi!
    Một đất nước nợ nần chồng chất, sờ vào đâu cũng thấy tham nhũng, không ít vụ con số tham nhũng tới hàng nghìn tỷ đồng. Vậy mà thủ tướng cứ ngang nhiên tại chức, thiên hạ họ đánh bung beng vào mặt vẫn toét miệng ra cười.
    Không lọai ấy là người hay ma?...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không được là ma nữa. Ma còn có ma tốt.

      Xóa
  4. Không thể hiểu nổi!
    Một đất nước nợ nần chồng chất, sờ vào đâu cũng thấy tham nhũng, không ít vụ con số tham nhũng tới hàng nghìn tỷ đồng. Vậy mà thủ tướng cứ ngang nhiên tại chức, thiên hạ họ đánh bung beng vào mặt vẫn toét miệng ra cười.
    Không biết loại ấy là người hay ma?...

    Trả lờiXóa
  5. Dưng mà - giấu đầu lòi đuôi!

    Trả lờiXóa
  6. "Cái kim dấu mãi trong bọc , lâu ngày cũng lòi ra" .Cổ nhân đã dạy vậy , nhưng nhiều người như chưa được học. Cho nên 1 Dương Chí Dũng , chứ hàng triệu DCD cũng vậy thôi. Một mình bác cả Trọng lam được gì???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật ra bác ấy đang đóng vai "mũi dại lái chịu đòn", "con dại cái mang"... nhưng rõ ràng là bác ấy bị chúng xỏ mũi. Bác nghĩ, hưởng "chế độ đãi ngộ tốt" là được rồi. Cố gắng nói làm xàm, được chút nào hay chút đó...

      Xóa
  7. Bạn bích ngọc chứng tỏ chẳng hiểu 1 chút gì về KT-CT mác nê nin?
    H VCB là con nợ của anh vina e dồi nha...
    Bây h vina è là bố của vina xìn, vina lìn, vina pê trồ ......
    Tương lai gần sẽ lòi ra thằng bố của vina è???

    Trả lờiXóa
  8. Quản lý kinh tế kiểu này thì đời con,đời cháu ,đời chắt của chúng ta cũng không trả hết NỢ .Chính phủ ta có lẽ phải học tập triều đình mãn thanh xem còn chỗ đất nào mà gán trả nợ thôi....

    Trả lờiXóa
  9. Chẳng biết tác giả Phương Mai có trình độ phân tích TCDN thế nào mà lẫn lộn lung tung:
    - Khoản "đầu tư ra ngoài ngành 121000 tỷ đồng là khoản vay của EVN làm các NMĐ, khi cơ cấu lại EVN thì những khoản này là nợ của các GENCO, chắc sớm muộn thì EVN cũng bàn giao "của nợ" này cho các GENCO thôi!
    - Tiền vay của EVN, theo nguyên tắc, chuyển thành tài sản phục vụ cho SX và PP điện. Còn những khoản luồn lách đầu tư ngoài ngành là vi phạm nguyên tắc. Phải có số liệu tách bạch, không thể làm như "nồi lẩu" được.
    - Theo số liệu của UBNSQH thì nợ của EVN chỉ gấp khoảng hơn hai lần vốn CSH thôi, tỷ lệ này là an toàn. Nhưng vấn đề trả nợ hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả KD của EVN, trong đó các yếu tố tác động quan trọng có thể kể là: chi phí đầu tư, chi phí quản lý, tỷ lệ khấu hao, chi phí nhiên liệu (than, khí), lãi suất ngân hàng, tốc độ tăng trưởng, giá điện. Quyền cho vay là quyền của chủ nợ, có khả năng trả nợ thì người ta mới mở hầu bao chứ!
    Năm nay nước nhiều, lãi suất giảm, tốc độ tăng trưởng giảm,... là những yếu tố có thể giảm giá điện. Cho nên các vị "nhà đèn" cứ đòi tăng giá điện là rất phản cảm!


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ:
      "Cho nên các vị "nhà đèn" cứ đòi tăng giá điện là rất PHẢN ĐỘNG!"

      Xóa
  10. Doanh nghiệp Nhà nước là con bò sữa của toàn dân do vài người quản lý, họ tự tung tự tác, coi là của riêng mình, Đảng ủng hộ quan điểm đó nên mới có những quan tham trong 24 Đại án và muôn vàn án khác. Mấy anh Thanh tra, Công an,Kiểm sat, Tòa án v.v chỉ cần xoay mấy ông này là no kễnh bụng rồi. Rất nhiều cách "nuôi nhau" cả bộ máy đều biết nhưng không loại trừ được. Dân biết nhưng bàn thì chẳng ai nghe, dân làm thì quan tham hưởng hết. Nhìn ngàn tỉ này, ngàn tỉ nọ ra đi không bao giờ quay lại mà ai oán quá, Nói ra thì lại quy là suy thoái là thù địch nên nhiều cán bộ ngậm miệng ăn tiền là hơn. Dân biết trông cậy vào ai bây giờ?

    Trả lờiXóa
  11. Vũ khí của chế độ độc đoán: Sự bí mật, sự bưng bít, sự dối trá, sự sợ hãi!

    Trả lờiXóa
  12. Ta muốn chết, ôi cảnh đời nhức mắt
    Phẩm cách ngửa tay cam chịu van lơn,
    Kẻ man trá giễu cười người chân thật.
    Lòng trung chinh bị nguyền rủa dã man.
    Cái nhục nhã tôn thờ không đúng lối,
    Cái yếu hèn bắt cái mạnh quy hàng.
    Giỏi giang bị coi là ngu tối,
    Dốt nát đeo mặt nạ giỏi giang.
    Ta muốn chết- Những gì ta nhìn thấy!
    Nhưng bạn ơi ta bỏ bạn sao đang

    Trả lờiXóa
  13. EVN nay đã trở thành quái vật rồi!

    Trả lờiXóa