Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

ĐẠI ÁN, ĐẠI CỤC VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ


             * BÙI VĂN BỒNG 
1- Đại án và đại cục 
Trong một tháng qua, những vụ được gọi là “đại án” đã đưa ra xét xử với mức tuyên án khá là mạnh tay. Chỉ riêng hai vụ: ALCII và VINALINES đã có 4 bị cáo tuyên phạt tử hình. Trước vụ Vinashin, chiều 15-11, Hội đồng xét xử đã công bố bản án, tuyên phạt hai bị cáo Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc ALCII) và Đặng Văn Hai (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quang Vinh) mức án tử hình. Bị cáo Hảo khai để che đậy tình trạng kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu, bị cáo cùng một số cán bộ lãnh đạo công ty đã bàn bạc, thống nhất với một số đối tác quen biết như Đặng Văn Hai, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn...ký 9 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 373 tỷ đồng.
Tiếp đến, chiều 16/12, HĐXX đã tiến hành luận tội và tuyên phạt bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tử hình trong vụ án nghiêm trọng xảy ra tại  Vinashin-Vinalines. ..
Về vụ tham ô tiền của trẻ tật nguyền ở Hà Giang: Ông Lý Quang Thái, giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Giang đã gửi  công văn cho Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị  không  khởi tố vụ án hình sự Phạm Ngọc Thành và hai nhân viên  ở Trung tân cứu trợ trẻ em khuyết tật, mà  chuyển hồ sơ về  Sở lao động thương binh và xã hội cho ông ta xừ  lý theo thẩm quyền. Cái lý  do  ông Thái đưa ra là: “Hà Giang còn nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật, cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ nữa!”.  Và quan trọng hơn là : “ Để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”. Xem ra ông Lý Quang Thái gửi công văn cho Cơ quan điều tra chì lấy lệ, chứ thực ra sự việc đã được giải quyết đâu vào đấy rồi. Bởi trong công văn đã viết: “ Vì đại cục, vì cái to lớn  hơn nên hai ngành Kiểm sát và Công an đã họp và thống nhất không khởi tố vụ án...”.
Hai chữ “ĐẠI CỤC” gần đây được nhiều vị lãnh đạo các câp nói đến. Hai từ này lạ hoắc với người Việt Nam. Ngườu ta chỉ thấy hai từ ‘rất Tàu’ này có trong các Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc mấy năm gần đây. Mới nhất là tại Tuyên bố chung ngày 21 tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Chủ tịch  Trung Quốc, ông Tập Cận Bình: … “chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Thế mà, ông Giám dôc Sở LĐ-TB-XH Hà Giang lại vin vào hai chữ vì “đại cục’, vì “ổn định chính trị” làm căn do đề nghị không khơiir tó vụ hình hsuwj Tham ô tiền của trẻ jguyeets tật(!?).
          Vậy, thử hỏi ông Lý Quang Thái: “Đại cục là gì? Thế nào là ổn định chính trị”?”.
Lúc này, trong dư luận xã hội, câu hỏi đó đang được đặt ra khá phổ biển coi đây là vẫn đề cấp bách. Ở tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới, bất cứ một thể chế xã hội nào cũng mang màu sắc chính trị riêng, hoặc khu biệt. Điều hiển nhiên, không ổn định chính trị thì không một xã hội náo có thể tồn tại và phát triển.
Trong các kỳ Đại hội Đảng vẫn có những đánh giá như một thành tích, đầy tự hào, rất mỹ mãn về “giữ vững ổng định chính trị”. Nhưng, cần xem xét, phân tích rõ: “Thực chất của ổn định chính trị là gì?”.
Trong chế độ chính trị do Đảng cầm quyền, ổn định chính trị được đánh gía là khả năng lãnh đạo, uy tín của Đảng đối với quần chúng, khả năng tập hợp để phát huy sức mạnh nội lực từ trong quần chúng, sức mạnh của cả hệ thống chính trị gắn chặt với sức mạnh toàn dân, của cả dân tộc; thể hiện bằng hiệu quả, chất lượng kinh tế-xã hội phát triển mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đó chính là thực thi nền dân chủ xã hội, tôn trọng dân quyền, kết hợp chặt chẽ kỷ cương phép nước với phát triển lành mạnh xã hội dân sự. Dân chủ tư sản, dân chủ chuyên chế, hay dân chủ XHCN cũng đều đi đến kết cục là sự hài lòng, tin tưởng của người dân đối với chế độ chính trị, thể chế quản lý, điều hành xã hội.
Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chu rnghĩa Mác”. Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh được gì, mặc du đã cả chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ loại hình “học tập, làm theo”!.
Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại: Mất thiêng rồi!
Chỉ nhìn từ hơn 20 năm qua, 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng, vấn đề uy tín lãnh đạo của Đảng, vấn đề ổn định chính trị đã được nêu ra, thấy hết thực chất, thực trạng,  nhìn rõ mạnh-yếu ở chỗ nào, nhưng dù hô hào mạnh mà khắc phục lại quá yếu kém, uy tín lãnh đạo mất dần.  Nhiều mặt cho thấy ngày càng bị xuống cấp. Vai trò lãnh đạo của Đảng mờ nhạt dần, sức chiến đấu kém, đội ngũ đảng viên đông đảo, nhưng không mạnh. Gọi là “phai nhạt lý tưởng”, nhưng thực chất là không có lý tưởng. Sự hào nhoáng, tô vẽ vẫn gia tăng, nhưng thực chất bên trong ngày càng biểu hiện sự mục ruỗng, kém, nát. Thực tế đó không nên có ai đó cố tình ngụy lý, phủ nhận, tiếp tục “tự hào cái không có”.
Hãy bình tĩnh đọc lại những câu chữ được dùng trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng, tháng 6-1991: “Nhiều đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, một bộ phận đã tha hoá, tham nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đổi mới còn chậm, cơ cấu tổ chức còn nhiều bất hợp lý, bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả.
Phương hướng tới cần chú trọng thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội một cách đúng hướng, vừa phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện quyền công dân, vừa bảo đảm sự ổn định về chính trị”. Tuy nhiên, trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vẫn không quên đánh giá: “Mặc dù những khó khăn trở ngại còn nhiều, nhưng những thành tựu đổi mới đã xác nhận khả năng tự đổi mới của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đó cũng là thói quen tự khen, chủ quan, vỗ ngực, tự huyễn hoặc, từ PR cho chính mình?
Từ tháng 6 -1991 đến nay, cái cụm từ “ổn định chính trị” liên tục được nhắc tới, nhấn mạnh, và có vẻ rất tự hào, coi là thành tích: “Giữ vững ổn định chính trị”. Nhưng, cần phân định rõ, đánh gía một cách nghiêm túc: “Thực chất ổn định chính trị” là gì? Chỉ cần gõ vào mục tìm kiếm trên trang Google, trong 0,20 giây đã hiện lên trên 11.600.000 kết quả của 4 từ: “Ổn định chính trị”.
Thực tế cần khẳng định rằng ít nhất đã hơn 20 năm qua, thực chất xã hội ta chưa có ổn định chính trị, nền chính trị-xã hội đặt trong những hoàn cảnh bấp bênh.
Đã xưng lên cái danh "Nhà nước pháp quyền" thì việc thực thi pháp luật phải chính xác, nghiêm minh, công bằng, không khỏa lấp, không che đậy, giấu giếm; không thể "quan xử theo lễ, dân xử theo hình".
“Một đảng mà che giấu khuyết điểm là một đảng hỏng” (HCM). Đâu phải che đậy sai lầm, khuyết điểm, tung hô khen ngợi lên tận mấy xanh, lấy tiếng tốt cho đảng là giữ uy tín, là “ổn định chính trị”. Kinh tế-xã hội ra sao, chất lượng dân sinh dân chủ thế nào? Niềm tin của dân với đảng lãnh đạo còn bao nhiêu? Công khai, minh bạch hóa các hiện trạng xã hội như the snaof? ...Đó là thước đo ổn định chính trị. Tóm lại: Lòng dân có yên hay hông? Muốn đạt được mục đích ỏn định chính trị trước hết phải thực sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ và dám nhìn thẳng vào sự thật. 
Sự mất ổn định chính trị, tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ có 6 biểu hiện cơ bản như sau:
- Nội bộ Đảng chưa thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng, có những biểu hiện tranh quyền, đoạt lợi, thiếu đoàn kết, xuất hiện các nhóm khác nhau về quyền lợi, quyền hành.
- Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
- Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không nghiêm.
- Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.
- Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.
- Pháp luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh, biểu tình gia tăng.
               2- Những việc cần làm:
        - Năng cao sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ. Tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-         Đảng phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
-         Cần xác định chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
-         Coi trọng dân chủ và nhân quyền
-         Nhìn rõ nguy cơ “tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm quyền
-         Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo, đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
       - Không nên dùng quyền đảng, quyền của chính quyền, huy động công an, quân đội “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.
Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã nói: “Cái luận thuyết: “ổn định chính trị là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế” cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận “ổn định chính trị để phát triển kinh tế” là ngụy biện.
            Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất dân.
BVB
 
-----------------

26 nhận xét:

  1. Một bài viết rất kịp thời, phân tích, lý giải sâu sắc thực trang XH. Cảm ơn Đại tá Bùi Văn Bồng đã nói hộ lòng chúng tôi.
    (CCB đánh Tàu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại ác, đại dốt, đại gian
      Chính là Đại Cục lũ quan tham tàn

      Xóa
    2. NHƯ NỘI DUNG BÀI BÁO NÀY THÌ QUAN CHỨC TỈNH HÀ GIANG COI LUẬT CHỐNG THAM NHŨNG ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA, VÀ CHỦ TRƯƠNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BCT LÀ TRÒ CON TRẺ SAO? PHẢI CHĂNG HÀ GIANG ĐANG ĐI NGƯỢC LẠI VỚI CẢ NƯỚC.

      Xóa
  2. Những "con sâu" bự sau Dương Chí Dũng đâu rồi? Xử nghiêm phải lôi được đám 3X ra tòa ra tòa cơ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể chỉ là nhóm 3X đâu , bạn ND20:21 ơi. Cũng phải nói bảo kê cho nhóm 3X là những ai chứ? Nếu không có điều 4HP , nếu có luật biểu tình , tự do lập hội , tự do ngôn luận báo chí đúng nghĩa, nếu thực hiện tư pháp độc lập...chỉ bấy nhiêu thôi thì làm gì có nhóm 3X nào sống nổi! Còn bây giờ , khi mà HP "vũ như cẫn" , hơn 700 tờ báo chỉ có 1 Tổng BT , tất cả các CQ hoat động theo chỉ đạo của ĐCS,...thì ngay những vụ ở Hà Giang từ trước đến nay cũng chỉ là " dội nước từ vai trở xuống" thôi , cái đầu nó vẫn khô de à! Có làm gì được ai đâu , ra oai xử mấy vụ tham nhũng VINA này cho có ví dụ , để khỏi bị thiên hạ chê cười tí thôi. Sau đó đâu lại đóng đó, có khi còn tham nhũng nặng hơn. Mà ngay vụ Dương Chí Dũng cũng có hiện tượng "bỏ túi án" đó nghe.

      Xóa
  3. "Đại cục" là cái cục tham nhũng to tướng mắc giữa cổ quan tham. Thằng cha Quang Thái sợ đụng quan tham và chính hắn cũng đầu têu, lại thích ém nhẹm vì bệnh thành tích. Ổn định chính trị là không được đụng đến cái xấu xa, tệ hại của kẻ mệnh danh đảng , chính quyền.

    Trả lờiXóa
  4. Đại cục là cái chi chi
    Ổn định chính trị là gì, các ông?
    Vì Nhóm lợi ích đồng lòng
    Thi nhau vơ vét của công làm giàu
    Đại cục, Ổn định ...sân sau
    Bao che lũ chuột trên đầu...chủ trương

    Trả lờiXóa
  5. Dùng Đại cuc và Ổn định chính trị làm con tin để ép 90 triệu dân không được hó hé gì. Cho phép khen Đảng, cấm chê dù cán bộ của Đảng ỉa dây ra, dân cố mà hửi. Nếu Đảng trong sạch, làm gì có chuyện một lúc đưa ra mấy chục Đại án? Số Trung án là mấy ngàn? Tiểu án là mấy trăm ngàn? Ông Nguyễn Sinh Hùng nói nhăng có khi lại đúng: "Trảm hết thì lấy ai mà làm?" có nghia là hư hỏng toàn bộ rồi. Ngay cả chuyện "Thay máu" cũng khó mà giải quyết được gì với căn bệnh đã "Trầm kha" rồi. Cảm ơn bác Bồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có mấy vụ con Chốt, tép riu đưa ra xử gọi là đại án, nhưng thực chất các vụ Thực sự coi là Đại án đang ém nhẹm, nghĩa là quyền ai nấy cầm, của ai nấy giữ để..."ổn định chính trị"!

      Xóa
  6. Cái Đại cục của Tập Cận Bình là VN phải theo TQ thật sát, thật ngoan vì Ý thức hệ,
    Cái Đại cục ở VN là Ổn định chính trị, có án coi như không, có tội thì phải: "Trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ".....trong lĩnh vực suy thoái và tham nhũng, tiến bộ nhanh, mạnh, vững chắc để lên CNXH, rồi dân đành phải bó tay chấm com!

    Trả lờiXóa
  7. Đừng nói đến tham nhũng, đừng bung ra án này án kia, VN là nước văn minh, đan chủ nhất thế giới kia đấy. Giáo dục cũng vượt xa các nước tiến tiến. Ôi, niềm tự hào chắp cánh ước mơ - Và, CN Mác-Lê nin vô địch muôn năm! Cuối thế kỷ 21 sẽ may ra thấy chút xíu...

    Trả lờiXóa
  8. tôi nghĩ sau này bà con cô bác có đóng góp từ thiện tốt nhất nên mua thành hiện vật đem cho các cháu. nếu không đi trực tiếp được thì thuê người đem đến. đừng bao giờ gửi tiền cho chúng nó.

    Trả lờiXóa
  9. Đại cục" là cái "cục to",
    Nghe nói..." đại cục" dân lo hết hồn.
    Toàn là câu nói...cửa mồm,
    Nói xong là để gió nồm cuốn đi.

    Trả lờiXóa
  10. Bản ản tử hình 4 bị cáo ,hay 40 bị cáo nếu xét đúng người đúng tội tại thời điểm này không để sót tội sót người..có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều.....sân chơi và luật chơi ,, chiên lược thí tốt giữ xe và tướng .. cũng được gọi là vì ĐẠI CỤC đúng ko ???

    Trả lờiXóa
  11. Vì " đại cục", mắc " Đại nạn".

    Trả lờiXóa
  12. Đại gia, đại cán, đại quan
    Lo cho Đại Cục mới an toàn...vù!

    Trả lờiXóa
  13. Đại cục là gì? Là Cục Ngu Lớn xưng danh nghe "oai phong". Nhí nhố!

    Trả lờiXóa
  14. Đại cục là Cục To như Cục trưởng Dương Chí Dũng, he...he...

    Trả lờiXóa
  15. Bây giờ mà lôi ra cái đại án lớn nhất thì mất uy tín của đảng lãnh đạo rất chi là nghiêm trọng, cho nên, các đồng chí phải luôn luôn quán triệt, không được đụng đến đại án. Vụ mấy tay Cong ty Tài chính ALCii MÀ GỌI LÀ "ĐẠI ÁN", THÌ CHẮC CÁI CỤC TO NHẤT LÀ SIÊU ÁN CHĂNG?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gọi là:
      Siêu khủng của những thằng khùng
      Đẩy đưa đất nước vào vòng trầm luân!

      Xóa
    2. Ôi Bác Hùng hói ơi, cứu em! Bác đã nói rằng kỹ luật hết thì lấy đâu người làm việc, đằng này nó tử hình!!! ÔI cứ bùm hoài thì ai còn sống để mà ...ăn chia hở trời ???

      Xóa
  16. bác thiệt là đang gãi đúng cái chỗ ngứa của người dân bác ah, cảm ơn bác, chúc bác luôn mạnh khỏe để viết nhiều bài như thế này nữa

    Trả lờiXóa
  17. cảm ơn bác chúc bác luôn mạnh khỏe để có nhiều bài giống vậy nữa, bác đã gãi đúng chỗ ngứa của dân bác ah

    Trả lờiXóa
  18. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
    Mượn thơ cụ Đồ tặng hai Bác
    Cháu chúc bác Bồng, bác Diện khỏe, bình an.

    Trả lờiXóa
  19. Bài viết hay nhưng bác Bồng ơi Vinashin khác Vinalines, Dương Chí Dũng là Vinalines chứ.

    Trả lờiXóa
  20. Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng.

    Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Ông Dũng cũng là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung Ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines. Đầu tháng 2/2012, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
    > Vậy, ai đã mù quáng, hay vì động cơ gì bổ nhiệm chức cao hơn cho DCD? Nhất là khi Vinalines đang bị thanh tra lại bổ nhiệm DCD làm Cục trưởng? Sân sau hay cánh gà nào?

    Trả lờiXóa