Trang BVB1

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 6


* BÙI VĂN BỒNG 
             (tiếp theo - Kỳ 6) 
Nhà Thanh (Thanh triều) là một triều đại dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập, nên còn được gọi là Đế quốc Mãn Châu. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm phía bắc bán đảo Triều Tiên. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa Viễn Đông Nag và Đống –Bắc Trung Quốc.. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quóc và Mông Cổ.
Năm 1616, người Nữ Chân xây dựng và tuyên bố là Hậu Kim Triều tại Mãn Châu.  Năm 1636, nó đổi tên thành "Thanh", và mở rộng vào lục địa Đông Á và các lãnh thổ xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc.  Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phạt của đế qốc Mãn Châu..
                        >>+ Mời xem từ: > Kỳ 1  Kỳ 2   Kỳ 3   Kỳ 4  ;  Kỳ 5 
Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc  Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12-2-1912.
Sau chiến tranh thuốc phiện do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản ngoại quốc nên công nghiệp dân doanh của Trung quốc bắt đầu sử dụng máy móc để sản xuất. Năm 1861 thương nhân Phúc châu mua máy móc nước ngoài để làm chè khối. Năm 1862 hiệu buôn gạo Hồng thịnh ở Thượng hải bắt đầu dùng máy xát gạo. Năm 1880 thương nhân Nam hải (Quảng đông) mở xưởng ươm tơ máy. Các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ đó là bước đầu của ngành công nghiệp kiểu mới do thương nhân làm.
Thương nhân, địa chủ, quan liêu bỏ vốn vào công nghiệp kiểu mới trở thành tiền thân của giai cấp tư sản Trung quốc. Thương nhân chuyển thành giai cấp tư sản đó là lớp dưới của giai cấp tư sản vì điều kiện khó khăn nên công nghiệp của họ phát triển chậm. Còn địa chủ và quan liêu biến thành giai cấp tư sản là lớp trên vì họ có đặc quyền về chính trị và kinh tế nên công nghiệp của họ phát triển tương đối nhanh. Đối với việc cải cách xã hội giai cấp tư sản lớp dưới có yêu cầu tương đối mạnh.
Lúc mới ra đời, tư sản dân tộc Trung quốc đã phải chịu hai tầng áp chế của tư sản nước ngoài và thế lực phong kiến trong nước. Một công sứ Anh đã từng nói “việc Trung quốc sản xuất bằng máy móc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Anh”. Mặt khác nhà Thanh cũng sợ công nghiệp phát triển sẽ tập trung nhiều nhân dân lao động làm lung lay nền thống trị phong kiến của mình. Vì vậy tư sản ngoại quốc và phong kiến trong nước có thái độ thù địch với tư bản dân tộc, do đó tư bản dân tộc Trung quốc phát triển rất khó khăn và chậm chạp. Trong thời gian 1904 – 1908 có 227 công ty được thành lập nhưng trong số đó chỉ có 72 doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 100.000 lạng bạc.
Công nghiệp dệt phát triển rất nhanh chóng, số vốn từ năm 1881 – 1895 tăng gấp 22 lần lên tới 18.047.544 đô la, các nhà máy dệt chủ yếu tại Thượng hải và Vũ hán (Hồ bắc). Tại Vũ hán có cục dệt vải Hồ bắc. Tại Thượng hải có cục dệt Hoa tân, Hoa thịnh, nhà máy sợi Dụ nguyên. Trương Kiển (1853 – 1926) một trong những nhà doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động công thương thời kỳ đó, mở xưởng dệt Đại Sinh ở Nam thông (Giang tô), các công ty khai khẩn chăn nuôi Thông Hải, công ty tàu thủy Đại Đạt, công ty bột mì Phục Tân, ngân hàng thực nghiệp Hoài hải.
Công ước Pháp-Thanh 1895 hay còn có tên gọi Công ước Gérard 1895 là bản công ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh 1887. Việc ký kết này được thực hiện vào ngày 20 tháng 06 năm 1895 tại Bác Kinh bởi đại diện của Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại diện Trung Hoa là Hoàng thân Kinh - Chủ tịch Tổng lý nha môn.
Nguyên nhân ký công ước.
Sau khi chiếm trọn hoàn toàn Việt Nam năm 1885 và thành lập Liên bang Đông Dương gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên. Tới năm 1893, Pháp gây chiến với Xiêm La (Thái Lan) tranh quyền kiểm soát các vùng đất Lào, kết quả Pháp thắng và đã hợp nhất các vùng Thượng Lào (Luang Pha Bang), Trung Lào (Viên Chăn) và Hạ Lào (Chăm Pa Sắc) thành một xứ Ai Lao (Lào) thuộc Liên bang Đông Dương vào năm 1893
Trong thời kỳ này, Thực dân Anh cũng đã hoàn toàn đưa toàn bộ Miến Điện vào thuộc địa của mình, Pháp lúc đó xem Xiêm là một đồng minh của Anh nên lo ngại ảnh hưởng của Anh sẽ lan đến vùng Tây Bắc Bắc Kỳ. Kết hợp với Trung Hoa trên đà suy yếu sau khi bại trận trước Nhật trong cuộc Cjiến tranh Trung –Nhật.. Pháp tận dụng thời cơ ép nhà Thanh phân chia lại đường biên giới ở phía Tây bắc Bắc Kỳ với Vân Nam
Pháp đã đưa ra hai đường biên giới với nhà Thanh, một là đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam và hai là đường biên giới Ai Lao - Vân Nam
Đường biên giới Ai Lao - Vân Nam: Toàn bộ tỉnh Phongsalì hiện nay của Lào, lúc đó đang thuộc Vân Nam quản lý chuyển về lãnh thổ của Ai Lao
Công ước Pháp-Thanh 1887
Công ước Pháp-Thanh 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 củaHoà ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc.
Trong quá trình hai bên tiến hành phân chia đường biên giới; đại diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương đã nói với với đô đốc Pháp Rieunier: nước Pháp đã đạt được nhiều quyền lợi khi chiếm được Bắc Kỳ, một nước chư hầu của Trung Hoa 600 năm nay; việc này là nhờ trung gian của tôi. Nó đã gây cho tôi nhiều phiền phức; tôi nghĩ rằng một sự đền bồi dưới dạng nhượng vài vùng đất nhỏ trên vùng biên giới là cần thiết.
Pháp nghe nói và cũng muốn để cho Trung Hoa công nhận sự chiếm đóng Bắc Kỳ của Pháp và không gây khó khăn nên đã nhân nhượng và thực hiện như sau:
Nội dung chính
Biên giới trên đất liền
Cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang (VN), có diện tích 750km2 cho tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên (Việt Nam, nay là tỉnh Quảng Ninh) cho tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. Quảng Ninh là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Đặc trưng trong giai đoạn này là Văn hoá Hạ Long. Với nhiều di chỉ khảo cổ vỏ sò dùng làm trang sức và tiền trao đổi. Xương thú và xương người Cổ đại. Khi hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt. Thời Hùng Vương vùng đất Quảng Ninh nay là bộ Lục Hải. Một trong 15 bộ của nhà nước Văn lang. Như vậy để ‘yên bề’ bình trị Bắc Bộ ngay sát mũi Trung Quốc, Pháp đã cắt một phân fdiện tích khá lớn của tỉnh Hà Giang và tỉnh Quagr Ninh cho nhà Thanh…
Biên giới trên biển
Mũi Bạch Long (Paklung) trên bản đồ 1888 bị cắt cho nhà Thanh
Các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về Trung Quốc. Cho đến đời nhà Thanh, biên giới biẻn của Trung Quốc chỉ đến thềm lục địa đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Việc thực thi
Sau khi những nhượng bộ của Pháp dành cho Trung Quốc về đường biên giới trên đất liền và biển, việc thực thi được thực hiện bởi đại diện của hai bên là Ernest Constans - Đặc sứ của Cộng hoà Pháp tại Trung Hoa và Hoàng thân Kinh - Chủ tịch Tổng lý nha môn nhà Thanh, ký tên trong trong biên bản những chi tiết sau đây để giải quyết dứt khoát sự phân định đường biên giới:
Các biên bản và các bản đồ kèm theo đã được các uỷ ban Pháp-Trung thiết lập và ký tên thì được công nhận
Các điểm mà tại đó hai Uỷ ban đã không thể giải quyết và những sửa đổi được phê duyệt qua phần 2 của công ước 9 tháng 6 thì được giải quyết như sau:
Tại Quảng Đông (TQ), hai bên thoả thuận rằng những điểm tranh chấp ở về phía Đông và phía Đông Bắc Móng Cái, những điểm này ở phía bên kia của đường biên giới đã được uỷ ban phân định xác định thì chúng được giao cho Trung Hoa
Những hòn đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút kinh độ Đông, có nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua đông điểm đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới cũng được giao cho Trung Hoa
Các đảo "Go Tho" (đảo Cô Tô) và những đảo khác ở về phía Tây của đường kinh tuyến này thì giao cho Bắc Kỳ
Hiệp định được thực thi của hai bên gồm có các tài liệu.
Nội dung bản công ước
Bản đồ phân định lãnh hải khu vực vịnh bắc Bộ giữa Bắc Kỳ và Quảng Đông
Bản đồ phân định lãnh thổ giữa Bắc Kỳ với Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam
Trên các bản đồ phân định có chữ ký đại diện của hai bên, bên góc trái là của Pháp, bên góc phải là của Trung Hoa
Toàn văn tên của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 là  “Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ” (Convention relative à la delimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin). Công ước này được ký giữa Cộng hòa Pháp (đại diện cho Bắc kỳ lúc đó) và triều đình nhà Thanh sau đây gọi tắt là Công ước Pháp - Thanh năm 1887).
Công ước Pháp - Thanh năm 1887 được ký kết trên cơ sở điều 3 của Hiệp ước Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 (sau đây gọi tắt là Hiệp ước Thiên Tân năm 1885). Điều 3 Hiệp ước này quy định: “Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ký hiệp ước này, các uỷ viên do các bên dự ký kết chỉ định để đến tại chỗ để công nhận đường biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ. Hai bên sẽ cắm mốc ở khắp nơi nếu xét ra cần thiết để đường biên giới được rõ ràng. Trong trường hợp hai bên không đồng ý về việc cắm mốc hay nếu có những điều chỉnh về chi tiết có thể có đối với đường biên giới hiện nay vì lợi ích chung cho hai nước, các uỷ viên sẽ báo cáo cho chính phủ hai bên cùng biết”.
Thế mà hiện nay, vẫn còn một số học giả, trong đó phần lớn là  người Trung Hoa sống ở nước ngoài, vẫn bám giữ luận điểm coi Công ước Pháp - Thanh năm 1887 như một cơ sở pháp lý quốc tế để chứng minh rằng Công ước này đã trao cho Trung Quốc chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông….
              (còn tiếp)
-----------------


3 nhận xét:

  1. Nhờ Bác Bồng tổng hợp từ nhiều nguồn mà tôi thêm mở mang kiến thức lịch sử , đọc sách sử mãi mà đầu cứ như mít đặc , nhưng đọc và kỳ của Bác , tôi vỡ ra rất nhanh , có lẽ phần nhiều do phương pháp truyền đạt hấp dẫn và lôi cuốn mà thế chăng - Cảm Ơn Bác Nhiều .

    Với hiệp định Pháp - Thanh 1887 về thực chất Việt Nam đã mất khá nhiều đất đai vào tay Trung Quốc , nhưng ít ra vẫn còn có bản hiệp định để so sánh , còn giờ đây với các loại hiệp định đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc từ 1945 đến nay , không hiểu chúng ta đã bị mất thêm bao nhiêu nữa , một điều rất đau là nhân dân không hề biết gì về việc này ( Ví dụ công hàm Phạm Văn Đồng ) cho đến khi sự đã rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quảng Đông, Quảng Tây trước là của Việt Nam. Khi tới đảo Hải Nam năm 1990, tôi được một số dân TQ ở đây úp mở như vậy.

      Xóa
  2. Gần đây các phương tiện truyền thông TQ đã lớn tiếng đòi đảo Bạch Long Vĩ , không hiểu Việt Nam sử lý ra sao ? . Mấy lão lẩm cẩm đừng có nhắm mắt mà ký bừa với TQ nhé , xương máu của ông cha cả đấy .

    Trả lờiXóa