Trang BVB1

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN


                 * Ts.TÔ VĂN TRƯỜNG 
Nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn cho nên các quyết sách của Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù đã nghe giải trình nhưng nhiều vấn đề vẫn rối như “canh hẹ” khiến cho các đại biểu Quốc hội tiến thoái lưỡng nan không bấm nút không được mà bấm thì lại thấy không tự tin và tự vấn thấy có lỗi với sự tin cậy của cử tri!
Ngay từ khi sự kiện Vinashin bị tiết lộ trên công luận, tôi đã viết bài “Vinashin đừng đánh bùn sang ao”! Lần này, các đại biểu Quốc hội và người dân được biết Vinashin đã được “phù phép” biến thành  một công ty mới không có nợ xấu. Chỉ có người trong cuộc mới rõ nội tình cuộc ‘lột xác” vô tiền khoáng hậu không giống bất cứ ai bởi vì chỉ có thể dự đoán là (1) Bắt tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kể cả ngân hàng cho Vinashin vay xóa nợ cho nó. Là quốc doanh nên các doanh nghiệp kia phải ngậm bồ hòn, làm ngọt! (2) Phát hành trái phiếu Chính phủ trả nợ cho Vinashin và (3) Bắt ngân hàng quốc doanh cho công ty mới vay để có vốn tiếp tục hoạt động dưới tên mới vv…Toàn bộ giải pháp này tốn kém cho các doanh nghiệp bao nhiêu và Nhà nước bao nhiêu, ngay các đại biểu Quốc hội cũng tù mù không thể biết được dù đó thực chất là sử dụng tiền thuế của dân và con cháu chúng ta phải è cổ ra trả nợ cho “quả đấm thép” VINA!
Trên Diễn đàn Quốc hội, nhiều người nhận ra vấn đề, nhưng do thời gian hạn chế và nhiều nguyên nhân khác nhau nên chủ yếu chỉ nói theo kiểu hô khẩu hiệu chung chung không chỉ ra được cụ thể phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào? Với trách nhiệm của cử tri, tôi đã phản ánh các suy tư, lập luận và dẫn chứng qua các bài viết như “Ai ăn mặn ai khát nước”; “Nguy cơ vỡ trận tài chính”; “Thế là xong, miễn bàn’! Trong phạm vi bài viết này, tôi đi vào một dự án cụ thể đó là Quan Chánh Bố đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận taỉ Đinh La Thăng giải trình chiều ngày 1/11 cho là cần thiết, hiệu quả  cần tiếp tục đầu tư.
Phác họa vài nét chính của dự án
Do nguyên nhân độ sâu luồng Định An bị bồi lắng, hàng năm phải nạo vét tốn kém, không tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn, cho nên phải tìm một lối đi khác đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là yêu cầu chính đáng. Cuối năm 2009, dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh tắt Quan Chánh Bố được khởi công xây dựng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 DWT đầy tải và tàu 20.000 DWT giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu.
Ngay từ năm 2008, GS Lương Phương Hậu chuyên gia hàng đầu về cảng đường thuỷ Việt Nam đã viết bài “Chỉnh trị cửa sông có khi phải chấp nhận trả giá”, có đoạn chính như sau: “Tuyến luồng qua kênh Quan Chánh Bố là phương án đã có ý tưởng từ nghiên cứu của Haecon (Bỉ), sau đó được chính thức đề xuất bởi tư vấn SNC - Lavalin (Canada). Các tư vấn trên là những tổ chức chuyên sâu về công trình cảng - đường thủy nổi tiếng trên thế giới. Những nghiên cứu của họ về cửa sông Hậu khá bài bản, có sự tham gia của các viện nghiên cứu lớn như Viện Nghiên cứu thủy lực Đan Mạch (DHI), Haskoning (Hà Lan).
Giải pháp kênh vòng tránh (by pass) cửa sông đã được sử dụng khá nhiều trên thế giới, thành công nhiều, nhưng thất bại cũng có. Giải pháp này không xa lạ ở Việt Nam vì chính luồng tàu vào cảng Hải Phòng cũng đã đào kênh Đình Vũ (1897¸1902) để chuyển luồng từ cửa Cấm sang cửa Nam Triệu và gần đây đào kênh Hà Nam (2004¸2006) để chuyển luồng từ cửa Nam Triệu sang cửa Lạch Huyện.
Tuyến qua kênh Quan Chánh Bố chỉ có thể thành công nếu giải quyết tốt được 2 vấn đề khó sau đây:
- Xác định được vị trí, kích thước hợp lý cho cửa Đại An lấy nước từ sông Hậu. Cửa sông này nằm trên bờ bồi, rất nông và hứng nhận dòng bùn cát từ bờ xói đối diện. Làm sao để khi đào sâu, dòng nước vào kênh vừa phải để không quá ít, dẫn đến bồi lắng trở lại quá nhanh, cũng không quá nhiều dẫn đến sự suy thoái của cửa Định An và tạo ra 1 cửa Định An mới. Hiện nay, tư vấn không bố trí công trình gì ở đây sẽ không thể kiểm soát được sự phát triển của thế sông.
- Xác định được vị trí, quy mô, phương hướng của các đê ngăn cát ở cửa kênh tắt ra biển, ổn định được đoạn luồng biển. Chiều dài 2.500m của đê Đông, 1.500m đê Tây như dự án đề ra chắc chắn là không đủ. Theo tính toán của chúng tôi, chiều dài đê có thể phải tăng lên 3-4 lần.
Những tính toán của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng-Kỹ thuật biển (PortCoast) trong giai đoạn dự án đầu tư đúng là còn một số bất cập, chưa đủ sức thuyết phục. Trong quá trình thẩm tra, các chuyên gia Hội Cảng - Đường thủy – Thềm lục địa đã trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với các tác giả dự án. Nhưng chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, mở luồng theo kênh Quan Chánh Bố là giải pháp khả thi và ít mạo hiểm hơn, vì vậy Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư là đúng đắn.” vv…
Tháng 10 năm 2009 công tác chuẩn bị đã hoàn tất, Chính phủ và Bộ Giao thông đã phát lệnh khởi công nhưng trong quá trình đang thi công đã phải tạm dừng vì nhận thấy trong điều kiện các phương án phân kỳ đầu tư không đảm bảo mục tiêu khai thác luồng tàu theo dự án được duyệt, cũng như không đảm bảo hiệu quả đầu tư nên đã báo cáo Thủ tướng rà soát để điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 10.042 tỷ đồng và giãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.
Ý kiến phản biện
Trong qúa trình chuẩn bị cũng như kể cả khi đang thi công dự án có nhiều luồng ý kiến ủng hộ và phản đối dự án Quan Chánh Bố cũng  là điều dễ hiểu vì đây là dự án khá phức tạp tùy thuộc vào nhận thức, góc nhìn của mỗi người.
Mới đây, ngày 27/10/2013 GS Nguyễn Ngọc Trân viết bài “Đừng để đất nước đến nguy cơ vỡ nợ” chủ yếu bàn về hiệu quả đầu tư , trong đó có đoạn đề cập đến dự án Quan Chánh Bố như sau : ”Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua” vv…
Tôi chia sẻ với tâm tư, trăn trở của Gs Trân nhưng có thể do khuôn khổ hạn chế của bài báo hoặc do không phải là chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh trị sông nên vẫn chưa vạch rõ ra được các “lỗ hổng” vẫn còn tồn tại của dự án Quan Chánh Bố.
Các “lỗ hổng” cần giải đáp
-Dự án chưa xét đến tác động đến môi trường sinh thái do yếu tố tổng hợp của 3 dự án liền kề nhau là dự án Quan Chánh Bố, dự án nhiệt điện Duyên Hải, và dự án nạo vét cửa Định An. Đây là tác động tổng hợp, đồng thời diễn biến rất phức tạp phải xác định một cách định lượng. 
-Sự phân chia lưu lượng tại cửa Đại An, là cửa kênh Quan Chánh Bố lấy nước trên bờ trái sông Hậu  sẽ diễn biến ra sao? Dự án có đánh giá cho rằng không thay đổi nhiều , nhưng không thuyết phục vì mô hình toán không mô tả được chính xác kết cấu dòng chảy và chuyển động bùn cát ở đây.
-Biến động đường bờ lâu dài ở vùng cửa Kênh Tắt  có tác động như thế nào đến khu Du lịch Ba Động và vùng Cửa Định An chưa được nghiên cứu bài bản và khoa học. Bởi vì  ở đây, có 2 loại luồng tầu song trùng, luồng tầu nhà máy nhiệt điện có đáy -9,0m; luồng tầu sông Hậu có đáy -6,5m.
- Cần bổ sung tính toán việc sạt lở bờ sông Hậu do sóng  chạy tầu lớn gây ra sẽ tác động mạnh trên suốt chiều dài từ cửa sông đến Cảng Cần Thơ.
- Chưa xét đến ảnh hưởng của biến động chế độ thủy văn, thủy lực khi trên thượng nguồn Mekong xây dựng các hồ chứa nhà máy thủy điện.
- Cửa kênh Tắt làm phá vỡ 1 đoạn đê biển Trà Vinh, việc khép kín tuyến đê chưa được xem xét.
-Báo cáo dự án đã sử dụng 8 phương pháp gồm có: Phương pháp đánh giá nhanh; Phương pháp so sánh; Phương pháp mô hình hóa, Phương pháp kế thừa; Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; Phương pháp điều tra xã hội học và Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp. Đánh giá xâm nhập mặn dùng MIKE11, nhưng mạng lưới sông rất sơ sài. Đánh giá xói bờ, diễn  biến đường bờ dùng MIKE 21FM nhưng sau thời gian thi công 1 đoạn kênh,  dừng lại đã bị bồi lấp, các điều kiện đầu vào bị thay đổi chưa được cập nhật bổ sung trong tính toán. Đánh giá lan truyền ô nhiễm dầu , không  rõ dùng mô hình gì? vv…
Thay cho lời kết
Để rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan đều do con người. Từ bài học bất cập của dự án Quan Chánh Bố, Bộ Giao thông vận tải cần phải thức tỉnh, kịp thời dừng lại đánh giá một cách toàn diện từ quy hoạch đến phương án cảng Lạch Huyện kể cả thiết kế cầu Tân Vũ vì tác động đến môi trường của dự án  Quan Chánh Bố (22 triệu m3 nạo vét đổ vào vùng trũng, chỉ có 5 triệu m3 đổ ra ngoài khơi xa) chưa nghiêm trọng bằng cảng Lạch Huyện đổ tất cả 40 triệu m3 ra ngoài khơi tác động lớn đến môi trường sinh thái kể cả khu vực di sản thiên nhiên. Đấy là chưa nói đến kinh phí đầu tư đội lên một cách khủng khiếp!
TVT
---------------
(Tác giả gửi bản thảo đến BVB)

14 nhận xét:

  1. Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng chẳng có gì là "tiến thoái lưỡng nan" sất.
    Đảng có tài biến không thành có, biến có thành không, yên tâm mà tin tưởng vào đảng đi.
    Không yên tâm hả? Không một tiếng kêu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đảng chỉ là tổ chức thôi.Tin là thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách,có chậm nhưng chắc,có ai nhưng đúng là chính,nhưng để làm giàu cho lẹ nên họ đã thực hiện lũng đoạn tập thể,thậm chí họp xong nhất trí,kết luận...Khi làm thì sai 180 độ,chịu hết nổi.
      Bọn này bây giờ quá tay.

      Xóa
    2. Chính xác!

      Xóa
  2. kinh phí đầu tư càng nhiều,càng lớn thì túi càng đầy,cản trở chúng chỉ có cho uống thuốc bổ dương.Phương án kĩ thuật càng mơ hồ,khó kiểm tra thì tội càng dễ thoát,sợ gì mà không nhào vô.
    Bán lương tâm thu nhập triệu lần lương tháng,tội gì không bán.Đất nước chui vào nô lệ thì cả dân tộc ráng cùng chịu chứ riêng gì họ đâu,nên cứ phá.Lịch sử đã từng có như vậy chứ riêng gì cái thời nay.Do vậy mới có "nạn giặc trong,thù ngoài",giặc thì chỉ có chức to to thù ngoài nó mới thuê mướn.Anh Trường yên tâm,nay thì rừng núi rất thông thoáng rồi,kẹt thì lên xe máy chạy một hơi sang Lào trú ngụ.
    Chúng ta thử nghĩ mà xem,phá ít thôi thì dân ta sánh vai cùng thế giới,nước ta rủng rỉnh USD như các nước,Chủ tịch nước,thủ tướng sang Mỹ thì cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật ra mừng đón thì có lẽ chúng chả thích,nên cứ phá,phá cho suy sụp,phá cho dân Việt ngóc đầu không nổi,phá cho chúng giàu sang tột cùng dù chết cũng sướng,chỉ cần một chút huy hoàng rồi chết cả nhà chúng cũng mong....Do vậy tốt nhất là nên làm theo kiểu du kích như xưa của chúng em là dân mới sống tốt.
    Anh Trường còn nhớ kĩ niệm tại hội trường bờ biển trong UBND tỉnh KH,là họ yêu cầu cứ vẻ tới vì vẻ cỡ gì nhà nước cũng chi cho cả.
    Hốt sạch cát trên sông hạ nguồn để biển quét sạch bờ biển khi mùa mưa gió,họ cứ làm.
    Nước đến trôn làm sao nhảy kịp,họ không sợ vì họ có chịu đau thương này đâu.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
  3. Bác tiến sĩ T hình như còn non lắm...???
    Ko mần-ko vẽ ra thì lấy mứt c.hó mà ăn ợ....
    Sai - sửa - sai - sửa tiếp - sai tiếp - sửa - lại sai - sửa..........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là điệp khúc của bọn " Bộ phận Không Nhỏ " đang ca đây , nhưng muốn tấu lên cho hay hơn thì có lẽ là : Sai - Nghiêm túc kiểm điểm - Sửa - Lại Sai .- Lại ân hận , đau xót , phẫn nộ , lại nghiêm túc rút.........

      Xóa
  4. "Bộ Giao thông vận tải cần phải thức tỉnh"
    Bạn tôi điên vì tình mấy chục năm nay. Mới đầu chúng tôi cũng đợi ông ta "thức tỉnh". Nhưng nay thấy vô vọng, (xin lỗi) chỉ còn chờ ngày ông ta ra đi...

    Trả lờiXóa
  5. năm 2009 theo thanh tra thì VNShine no 86.000 tỷ, mỗi năm trả lãi gần 1 tỷ USD vậy đến 2013 có lẽ nợ lên đến gần 160.000 tỷ số này không được công bố, vì sao Thủ Tướng không cho phá sản lại đổi tên thành DN khác, phá sản thì sợ chủ nợ nước ngoài thấy dược gót chân ASin à ? vậy số nợ hiện nay ai phải gánh có cộng vào nợ công không? chưa kể Ngân Hàng NN bắt tất cả các ngân hàng phải đóng 5 triệu USD/ 1 ngân hàng để trả lãi giúp VNShine và xóa nợ của VNS vay, ngân hàng nào phản ứng thì bị thanh tra liên tục cho đến chết phải bán ngân hàng mới thôi! Sao đất nước VN này gặp ĐẠI HỌA, dân tộc VN náy khốn khổ đến thế vì cuối cùng thì chúng ta và con cháu chúng ta phải gánh món nợ Quả Đấm Thép này va tiếp tục còn rất nhiếu quả đấm nữa đấm vào cái bụng đã lép kẹp của dân tộc này, thật đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  6. Dự án bây giờ chủ yếu là "treo", người mua nhà cần phải chọn lựa cẩn thận. Cảm ơn bạn đã chia sẻ! Xin mời vào đây để xem phim hoạt hình hay nhé! Click vào đây để xem nhé! http://phimgiaicuugatay15.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  7. Sao QH không có cái cơ chế tổ chức cho các nhà chuyên môn phản biện xã hội cho rõ trắng đen, làm cơ sở biểu quyết nhỉ! Mấy vị có ý kiến hay, chuyên sâu toàn công bố bằng ...lề trái!
    Kỳ họp nào cũng thấy mấy vị "thợ phát biểu", cái gì cũng biết mà chẳng thấy biết cái gì cho ra ngô ra khoai cả. Thôi thì "nhân vô thập toàn" cũng chẳng ai "bách khoa toàn thư" được.
    Chỉ chết tiền dân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gai Tre không vót mà sắc , Thích nhất câu " Thợ Phát Biểu " của bác đó , phân vai cả thôi mà , cho ra vẻ " Căng Thẳng " , " Không Thỏa Hiệp " , " nhiều bất ngờ đến phút chót " ..v...v.... Nhưng cuối cùng vẫn ......... " Nhất Trí Cao " , " Thành Công Tốt Đẹp " - Tóm lại Mèo Hoàn mèo .


      Để gió cuốn đi

      Xóa
  8. Trong nội bộ ĐCSVN đã từng lưu truyền câu nói về đường lối, chính sách của họ như sau : << SÁNG ĐÚNG, CHIỀU SAI, ĐẾN MAI LẠI ĐÚNG >>. Tình cảnh đất nước và con người Việt Nam dưới sự lãnh đạo <>, đã và đang ở trong cảnh : << ĐAU ĐỚN MẤY, SẮC PHONG VÂN PHẢI ĐỔI . ẢM ĐẠM THAY, ÁNH NHẬT NGUYỆT PHẢI MỜ >> và<< BẠI NHÂN NGHĨA, ÁT CẢ ĐẤT TRỜI >> ( Đại Thi hào Nguyễn Trãi, Anh hùng Giải phong Dân tộc Việt Nam, Danh nhân Văn hóa Thế giới.)

    Trả lờiXóa
  9. Trình độ,kiến thức,tri thức về quản trị kinh tế-xã hội còn quá kém.lại chưa thật tâm là đại diện,còn thua rất xa du kích miền Nam đại diện nhân dân,ngang ngữa với quân đội Mỹ để bảo vệ xã thôn.
    Về tổ chức vào làm đại biểu HĐND và QH,thì cực kì thiếu dân chủ.Ví dụ,Tôi muốn ứng cử nhưng không cho,chỉ vì tôi là Việt cộng,họ quá sợ Việt cộng là vì lẽ gì?Nếu tôi là cộng sản họ đồng ý.
    Tôi đã phục vụ miễn cưỡng Quốc hội và HĐND tỉnh hơn 10 năm trời,nói chân tình,họ không là gì cả,không thèm tìm biết việc gì cả,trừ việc họ cần.Khi họp họ nói lung tung cho có nói,phán ngang ngang,không hề đề xuất chút biện pháp gì cho chính phủ,hay cho UBND tỉnh.Nhưng nếu sơ hở,đổ nợ thì họ nói lung tung với thái độ và cường độ xối xả.
    Một nước phải phát triển,nhất là lĩnh vực sản xuất lưu thông,chậm phát triển như hiện nay thì chả khác nào thích lụi tàn.Lẽ ra họ dồn sức,dồn ý kiến nhằm giúp phát triển,nhưng họ cứ phan ngang...Kiểu đó mà có tôi thì tôi phan cho chạy,tất nhiên phan nhẹ như binh vận thôi,tôi thừa biết các đối tượng đó là ai và họ làm gì.
    Lịch sử trong ĐCSVN,cả trong lực lượng đặc biệt có khối tên phản bội.Sau hòa bình xử lí quá kém,nên cứ mọc cành phá đất nước rất thâm hậu.
    Đời, mất dạy nhất là cố ghìm người ta "nằm gai nếm mật" trong đọc truyện đêm khuya,khi mà anh phải chọn "thà hy sinh chứ không để chết".Thế mà họ vẫn nhai nhải,không cần "chúng em" đau buốt tim.Ngày nay vẫn tương tự như thế,vẫn tiếp tục chơi trò "rút củi đáy nồi" và cả đạp cho đổ cái nồi cơm đang thơm phức của nhân dân.
    Suy cho cùng đấu tranh cho dân tộc và giai cấp mãi mãi vẫn trả giá quá đắt.
    Công Sơn xin chân thành tham gia ý kiến nhỏ,may ra lương tâm ngày càng sáng.

    Trả lờiXóa
  10. Chẳng tiến cũng chẳng thoái. Cứ ngồi nguyên ù lỳ cả một đám, ra sức quơ quào! "Làm nghìn việc tốt"! Khiếp!
    Bỉm Sơn xin phát biểu.

    Trả lờiXóa