Trang BVB1

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

NGƯỜI VÀ ĐẤT

                                            * TÔ VĂN TRƯỜNG
Từ cổ chí kim, cai trị đất nước hay tồn tại xã hội, ngoài tài nguyên nước, trước hết và chủ yếu có hai thành tố: Người và đất.  Vua, Chúa có Luật đinh và Luật điền (cả thuế đinh và thuế điền). Các Mác nói : “Lao động là cha, đất là mẹ.”. Cha mẹ yêu thương gắn bó với nhau mới sinh ra con cháu (của cải). Nhưng chỉ có hôn nhân đúng luật, đúng truyền thống và tập quán thì các mối quan hệ hôn nhân trong gia đình ấy mới là chính thống.
Luật hôn nhân và gia đình có đề cập và qui định điều chỉnh các mối quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con cái kể cả con nuôi...khá rõ ràng và tương đối bình đẳng. Trong đó, chỉ có quan hệ vợ chồng bền vững là một cột, một kèo, con chung trong giá thú là loại điển hình. Vậy thì các quyền đối với đất đai (điền địa) trong Luật đất đai sửa đổi cũng phải rõ ràng,  minh bạch như luật hôn nhân và gia đình.
Sáng ngày 29/11 các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỉ lệ 89,96%. Có 20 đại biểu không tán thành và 5 đại biểu không biểu quyết. Luật đất đai sửa đổi gồm 14 chương, 212 điều, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Theo tôi được biết cách đây khoảng chừng 25 năm trước, trên thế giới chỉ có nước ta, Trung Quốc và 3 nước ở châu Phi là có chế độ công hữu (thực chất là chế độ sở hữu của giới cầm quyền) về đất đai, với những tệ nạn sinh ra từ đó. Thời ấy, ở Canada, mọi chuyện về đất đai hoàn toàn thuộc thẩm quyền cấp tương đương cấp tỉnh của nước ta, còn cấp toàn quốc coi như vô can về mọi chuyện đất đai. Nói chung, từ rất lâu rồi, trên thế giới, người ta coi vấn đề đất đai là loại vấn đề phức tạp nhất, tranh chấp nhất, thiết cốt nhất. Đó là thành tố rất quan trọ̣ng của hai lần bộ ba sự sống: Trời, Đất, Người và  Cá nhân, Xã hội, Thiên nhiên.
Trên công luận đã có một số bài viết nói về các mặt được và chưa được của Luật đất đai sửa đổi. Phản ứng của cử tri nói chung, không quan tâm nhiều lắm đến sự kiện sửa Hiến pháp và Luật đất đai bởi vì nó đang giống như sân khấu hơn là bản thân nó. Những vấn đề cơ bản vẫn còn né tránh.  Việc  sửa câu chữ thì chỉ mới là chuyện “son phấn” bên ngoài, tốn thời gian và phí hoài tâm huyết của nhân dân.
Lâu nay, các vụ khiếu kiện gây bất ổn xã hội chủ yếu liên quan đến đất đai, thể hiện ở quan điểm sở hữu đất đai, quyền thu hồi đất và giá đền bù. Nhiều bài viết của chuyên gia phân tích đã có mẫu số chung là khi sở hữu tư nhân đất đai không được chấp nhận thì nó tiếp tục là mầm mống tạo bất ổn xã hội và điều này sớm hay muộn cũng sẽ phải giải quyết. Lý do đơn giản vì đất đai là nguồn tài nguyên và nguồn sống của nông dân chiếm tới 70 % người dân Việt Nam.
Sở hữu toàn dân về đất đai  vẫn tiếp tục là bảo bối của các nhóm lợi ích – họ thích nhất là tình trạng nhập nhằng, không minh bạch thì mới dễ trục lợi. Quyền sử dụng đất mới  chỉ là 1 loại quyền đối với tài sản nên nếu người dân (đặc biệt là nông dân) chỉ giữ quyền này thì  họ luôn ở thế của  người thua cuộc.
Luật đất đai sửa đổi vẫn chưa làm rõ bản chất của khái niệm sở hữu toàn dân, hình thức tư hữu. Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa. Vấn đề thực chất là nằm ở nhóm lợi ích. Cần phân biệt rõ ràng thấu đáo các chính sách thu hồi đất đai dưới các danh nghĩa khác nhau với trưng mua theo thị trường để không đẩy người dân vào các cuộc khiếu kiện liên miên gây bất ổn xã hội như vừa qua.
Luật đất đai sửa đổi viết “ Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.” 
Người đọc nhận thấy đây không còn chỉ là câu chuyện thu hồi đất mà cần phải làm rõ khái niệm chỉ mua và trưng mua quyền sử dụng đất là thứ quyền tài sản hay nói cách khác là hàng hóa chỉ được mua bán trên cơ sở tính giá “thuận mua, vừa bán”! Đã phát triển kinh tế là có lợi nhuận mà đã có lợi nhuận thì phải bồi thường theo thỏa thuận với người bị mất đất chứ không có phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng gì cả. Lợi ích quốc gia thì chỉ nên gói trong “quốc phòng, an ninh, công cộng” là đủ. Tất cả các trường hợp khác đều phải thỏa thuận với người mất đất, đó mới là đạo lý.  
Bất cập hiện nay là qui định về phương pháp đánh giá không dựa trên giá trị mà sử dụng mới đưa lại. đặc biệt là nông dân luôn bị thiệt thòi bởi vì trình độ kiến thức còn hạn chế, thiếu các thông tin công khai, minh bạch. Việc tính giá tài sản, giá đất như thế nào, để giải đáp thỏa đáng  mối quan hệ mua-bán quyền sử dụng đất dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân đang sử dụng đất, lợi ích của các đại gia và lợi ích của Nhà nước vẫn là bài toán cần được xem xét, phân tích đánh giá một cách logic, thuyết phục. Giá trị của đất đai được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tiềm năng tạo ra thu nhập, lợi thế do địa điểm xây dựng và thương hiệu của chủ thể đem lại.
Nguyện vọng của người dân là đất đai phải có đa sở hữu. Nhà nước phải sử dụng công cụ chính sách thuế sao cho đất nói chung được sử dụng hiệu quả nhất cho xã hội và cá nhân. Đất tư nhân có mức thuế khác đất công để làm sao đất đó phải được sử dụng có hiệu quả cho toàn xã hội, tránh việc đầu cơ cho cá nhân. Đất hoang khi khai khẩn cần có quy định khuyến khich chủ đầu tư và người nước ngoài có thể mua căn hộ và thuê đất dài hạn. Mọi tài sản phải có chủ sở hữu, người có quyền cũng như trách nhiệm xã hội đối với việc sử dụng tài sản đó.
Trong các quyền đối với đất đai cũng như Luật hôn nhân và gia đình. Nói nôm na dễ hiểu, đất do tự khai hoang, mua bằng tiền hay do thừa kế là loại sở hữu tư nhân như quan hệ vợ chồng truyền thống, chính thống. Nó khác biệt với loại vợ chồng chắp nối, con anh, con em, con chúng ta. Nếu Luật hôn nhân và gia đình mà như quy định của Luật đất đai là chỉ có quyền sử dụng thì vấn đề gia đình trong xã hội ta sẽ cũng rối rắm, phức tạp, bất ổn như tình trạng quản lý và tranh chấp khiếu kiện về đất đai như hiện nay bởi vì “hậu hôn, nhì điền thổ”!         
Quốc hội đã thông qua Luật đất đai sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều việc phải nghĩ, phải làm. Dư luận cho rằng, Hiến pháp và Luật đất đai lâbnf này có ‘sửa’ nhưng hầu như không hề ‘đổi’; nhất là những nôi dung hợp dân ý, dân nguyện đều không đáp ứng, chẳng qua ‘bổn cũ soạn lại’ mà thôi! Để cho các văn bản hướng dẫn thực thi áp dụng sắp tới sát với thực tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân tới đây công tác phản biện xã hội với các trụ cột chính là trí thức, báo chí và công luận sẽ phải vào cuộc tích cực hơn nữa. 

TVT
(Bản thảo tác giả gửi đến BVB)
----------------

10 nhận xét:

  1. Bác thấy sao khi đọc các tin kiểu "trôm đột nhập dinh thự cán bộ XYZ lấy đi nhiều tỉ đồng"?! Bọn trộm khôn lắm, biết chắc chắn chỗ nào có nhiều tiền, giàu "nứt đố đổ vách".

    Trả lờiXóa
  2. Kính bác Bùi Văn Bồng
    Tôi có đọc bài phân tích luật đất đai của sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đăng trên mạng Dân Luận bàn về Luật đất đai (tháng 4/2013). Bài dài, tôi xin giới thiệu từng phần:
    Luật đầu tiên: 1988
    Có một số yếu tố chi phối luật này.
    - Trước hết, luật thể hiện tinh thần Hiến Pháp 1980: “tiến nhanh, tiến mạnh” lên CNXH (tính từ XHCN xuất hiện 82 lần trong HP này). Coi trọng hàng đầu là tốc độ và quy mô công hữu hóa.
    - Trong HP 1980, ngay Lời Nói đầu (dài dòng 1700 từ) VN chính thức coi TQ là kẻ thù vì trước đó 1 năm (1979) 600.000 quân “tuyệt đối trung thành với ĐCS TQ” đã đạp biên giới, sang ác chiến đẫm máu với “quân đội tuyệt đối trung thành với ĐCS VN”. VN chỉ còn cách ngả hẳn về Liên Xô với hy vọng dựa vào sự hào hiệp của nước bạn mà “tiến thẳng”, “tiến nhanh” lên XHCN. Dẫu sao, Luật Đất Đai 1988 (sau Đổi Mới, 1986) đã thừa nhận “khoán hộ” và kinh tế thị trường.
    - Lần đầu tiên, VN coi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (ghi ngay ở Chương 1, điều 1) nhưng thòng thêm “do Nhà nước thống nhất quản lý”. Dân Việt đã quá thuộc, quá hiểu hai mệnh đề này.
    Đảng vô sản khi thành lập không có tấc đất nào, nay nhờ Điều 1 (nói trên) bỗng dưng có quyền ban phát đất đai (trong luật, gọi là “giao đất”). Và khá hào phóng. Trong luật này, từ “giao đất” xuất hiện 40 lần, từ “thu hồi” 11 lần. Dẫu sao, chưa có từ “cưỡng chế”.
    Nhưng đảng CS ban phát đất cho ai? Xin đọc tiếp Điều 1: Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân… Nói khác, đồng bào nông dân chỉ được “giao” những mảnh ruộng chính mình đang sở hữu, không thêm chút nào (đã đành), nhưng hoàn toàn không thể lường trước các hiểm họa tiềm ẩn.
    Thời thế xoay vần: Thị trường tự do bị bóp nghẹt 30 năm, nay trỗi dậy mãnh liệt, đồng thời phe XHCN sụp đổ; do vậy, Luật 1988 chỉ tồn tại 5 năm, buộc thay bằng Luật 1993.

    Trả lờiXóa
  3. Cô sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đã xuất hiện trên một blog tự do từ năm 2007. Bài báo đầu tiên của cô là «Tôi nghiên cứu về Luật Đất đai». Cô thuộc gia đình trong giới cầm quyền. Cô cho biết ông cô - không rõ ông nội hay ông ngoại - từng tham gia biên soạn Luật Đất đai đầu tiên năm 1988. Trong bài viết ấy cô Hường mạnh dạn nói lên chính kiến của mình, chỉ rõ cái hình thức «sở hữu đất đai là sở hữu của toàn dân» do đảng Cộng sản áp đặt cho nông dân là một điều phi pháp và trái đạo lý, vi phạm công bằng xã hội, cản trở con đường phát triển của nông nghiệp và đất nước. Lập luận của cô sâu sắc, tự tin.

    Luật 1993. Câu Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý vẫn ngự vị trí số 1 đề nói lên đặc trưng XHCN của kinh tế thị trường. Dẫu sao, cái từ “nhà nước” (ở câu trên) vẫn thể hiện cả 3 nhánh quyền lực xúm lại quản lý đất. Có tòa án, quốc hội, ít nhiều cũng khó lạm quyền hơn. Nhưng Điều 8 lại viết: Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong cả nước. Thế là, từ nay riêng hành pháp toàn quyền quản lý đất đai. Tai họa lộng hành bắt đầu từ đây. Sự chống đối tăng lên, luật 1993 phải sửa 2 lần, rồi vẫn phải phế bỏ nó, làm luật mới.

    Trả lờiXóa
  4. Luật 2003. Câu “nguyên lý” được sửa, để hành vi tước đoạt đất thêm phần “chính danh”:
    - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý… nay được sửa thành:
    - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
    Chẳng có gì phải che đậy: Các đấng Đầy Tớ (nhà nước) từ chỗ chỉ quản lý tài sản của Ông Chủ. Nay, các đấng giành lấy quyền “đại diện sở hữu”, thì tình cảnh Ông Chủ sẽ càng thê thảm.
    Và quả nhiên: Lần đầu tiên xuất hiện cái từ “cưỡng chế” trong luật này. Nhưng sự chống đối vẫn ngày càng quyết liệt, khiến luật này phải sửa 4 lần trong vòng 10 năm, chưa kể hàng ngàn nghị định, thông tư… giải thích. Cứ như mớ bòng bong. Nay 2013, lại sửa: Càng rối rắm…
    Quản lý là gì? Mong đồng bào ghi nhớ
    Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng “tim đen” của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ “quan lý”. Xin đừng tra cứu các Từ Điển. Điều này rất không hợp với chế độ ta. Mặt khác, “quản lý” (chung chung) rất khác với “quản lý đất đai” (và “quản lý nhà nước”: trong một câu “nguyên lý” khác: Đảng lãnh đạo; Nhà Nước quản lý, dân làm chủ). Kinh nghiệm cả đời người đấy ạ.
    Vậy cứ tra cứu ngay trong các bộ Luật Đất Đai sẽ rõ. Té ra, các đấng đầy tớ được giao “quản lý” đất đai chỉ gồm vẻn vẹn 4 quyền, có ghi hẳn hoi trong Luật. Nhưng có 4 quyền này, đầy tớ mới là “chủ thật”, còn “toàn dân” chỉ là chủ danh nghĩa. Thậm chí thành kẻ “ngửa tay” van xin.
    1) Quyền Giao đất. Nông dân chẳng xơ múi gì, mà còn mất đất. Số người trở thành “đại gia” nhờ được ban phát đất đai ngày càng đông đảo và phè phỡn… Họ đang hô “đảng muôn năm”…
    2) Quyền Thu hồi đất. Chủ yếu là “thu hồi” của nông dân trao cho cánh hẩu… Xin khỏi nói nhiều.
    3) Quyền Tự ý định giá bồi thường. Trường hợp may mắn nhất, người dân mất đất nhận được số tiền bằng 50% giá thị trường; nhiều khi chỉ bẳng 5% giá thật.
    4) Quyền Cưỡng chế. Áp dụng lập tức khi Ông Chủ không chấp nhận cái giá do Đầy Tớ định ra.

    Trả lờiXóa
  5. Sản phẩm của Luật Đất Đai
    1- Bản thân luật này là sản phẩm đặc trưng của chế độ XHCN với hàng tỷ nạn nhân trên thế giới (công hữu hóa, tước đoạt). Do vậy, có thể nói luật này cũng là sản phẩm của lối tư duy phản động, vì nó chống lại một quyền con người rất cơ bản: Quyền Tư Hữu - tức là điều kiện tất yếu để mỗi con người có thể mưu cầu hạnh phúc.
    2- Tham nhũng: phát triển với tốc độ không chống nổi. Khối dân oan ra đời - triệu lần nhiều hơn dưới chế độ tư bản, tỷ lệ thuận với tham nhũng. Năm 1998 phải sửa luật, năm 2000 phải chỉnh đốn đảng, năm 2001 lại sửa luật. Vẫn không ổn. Và năm 2003 phải ra “luật mới”.
    3- Xuất hiện trở lại chế độ phong kiến (trá hình). Dù leo lẻo “nhà nước là đầy tớ; người dân là ông chủ” nhưng vạch trần sự lừa dối không khó. Chỉ cần thay thế 2 từ ngữ trong cái câu “nguyên lý”.
    Câu của đảng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
    Nếu thay toàn dân bằng ông chủ; nhà nước bằng đầy tớ, câu trên sẽ thành “câu đúng nghĩa”:
    Câu đúng nghĩa: Đất đai thuộc sở hữu ông chủ, nhưng phải để đầy tớ thống nhất quản lý.
    Thậm chí sẽ thành: Từ nay, đầy tớ toàn quyền “đại diện chủ sở hữu” về đất đai.
    Phản bội, bất lương, bất nhân với nông dân
    - Nông dân nô nức theo đảng, hy sinh tài sản và tính mạng nhiều nhất. Đó là do họ tin vào khẩu hiệu Người Cày Có Ruộng. Luật Đất Đai khiến Nông Dân Mất Ruộng. Càng sửa luật, càng bị ức hiếp. Gọi là gì? Liệu có phải là phản bội lời hứa danh dự, phản bội giai cấp đồng minh?
    - Chỉ bằng một câu viết trên giấy “Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý”… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng. Gọi là gì cho đúng bản chất? Lừa đảo vĩ mô?
    - Thật sự không hề có đất “phát ra” mà dám đưa từ “thu hồi” vào luật. Gọi là gì? Liệu có phải là thiếu lương thiện?. Nếu lương thiện, người ta chỉ có quyền thu hồi những gì đã thật sự phát ra.
    - Tự cho mình quyền định giá, kèm theo đó là quyền cưỡng chế. Liệu có phải là bất nhân?.
    - Huy động cả một dàn “trí thức” - đủ học vị, danh vị - và cả một hệ thống truyền thông đồ sộ để át tiếng khóc than, gào thét của nạn nhân. Gọi là gì? Liệu có phải tàn bạo, táng tận lương tâm?
    Đảng ơi! Nếu còn chút lương tri nào, xin hãy tỉnh lại đi. Ít nhất, đừng vu cho tôi là thế lực thù địch. Kẻ thù nhan nhản thế thì đảng sống sao nổi?

    Sửa luật năm nay (2013) đảng ta muốn gì?

    Trả lờiXóa
  6. Thưa bác, đây là phần đầu của bài viết
    Luật Đất Đai: Thực chất nằm ở hai chữ Quản Lý
    Tấm áo rách bươm, vẫn cố vá
    Trong vòng 25 năm Luật Đất đai đã thay mới 3 lần, sửa 5 lần, năm nay lại “sửa”. Trung bình, chưa tới 3 năm đã phải thay đổi. Dưới đây là những lần vá víu:
    + Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1988
    + Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1993
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 1998
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2001
    + Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2008
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2009
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2010
    Năm nay (2013) vá víu lần thứ 9: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2013
    Hãy xem vì sao một bộ luật quốc gia liên quan tới toàn dân (ai cũng sống trên một diện tích đất) trong đó tới 2/3 dân “sống nhờ đất” mà phải thay đổi dữ vậy?
    Câu hỏi đương nhiên: Nó thay đổi “vì dân” hay là để đối phó với sự chống đổi của dân?
    Thì ra, dù đã rách bươm, nhưng Luật vẫn giữ lại cái câu cốt lõi; gồm 2 mệnh đề: Mệnh đề “bịp”:Đất đai là sở hữu toàn dân. Và mệnh đề “tim đen của luật”: Do nhà nước thống nhất quản lý.

    Trả lờiXóa
  7. Xét cho cùng luật đất đai của nước ta chưa vượt qua được xã hội chiếm hữu nô lệ.Người nô lệ chỉ có quyền sử dụng đất,đất đai với vỏ bọc là sở hữu toàn dân.Chẳng ai có thể trả lời câu hỏi toàn dân là ai và nhà nước thống nhất quản lý là AI thì ai cũng hiểu đó là nhóm lợi ích, đó là chủ nô .

    Trả lờiXóa
  8. Những "thay đổi, đổi mới" của mấy ông ngoại này ớn lắm! Tôi từng được nghe một ông trong ban đổi tên đường khi mới "giải phóng" kể: Đến tên đường Phan Đình Phùng, một bố la lớn: "Thằng cha này Bắc Kỳ (?!). Dẹp! Đổi thành Nguyễn Đình Chiểu!" Thấy "trí tuệ" chưa? Khiếp! Khổ thay cho danh tướng chống Pháp cũng bị oan sai! Hy vọng gì chứ ở mấy ông ngoại này?!

    Trả lờiXóa
  9. Với các quyền trên nhà nước làm như sau:
    Thích lấy đất khu nào thì tuyên bố quy hoạch (Tổ chức giải]
    Quyết định giá bồi thường (Trong tài)
    Ra quyết định thu hồi đất (phất biên)
    Xong rồi muốn giao cho ai là quyền nhà nước dân không có cửa chen vào.VỪA ĐÁ BÓNG ,VỪA THỔI CÒI ,VỪA PHẤT BIÊN,Chỉ có "đỉnh cao trí tuệ" CSVN mới có luật này, thử hỏi ai đất về tay ai?

    Trả lờiXóa
  10. 20 đại biểu không tán thành, 5 đại biểu không biểu quyết.
    Chắc 25 vị này không có lợi lộc gì từ LĐĐ sửa đổi lần này! (hình như gần bằng số đ/b ko phải là đ/v)

    Trả lờiXóa