Trang BVB1

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Lỗi tại 'hoa hồng'


Không hề lạ khi Luật Đấu thầu vừa được đưa ra thảo luận tại Quốc hội lại giống như Quy chế đấu thầu thuốc chữa bệnh. Dù không ai nói ra, nhưng cái tâm thế - qua những phát biểu - thì những ám ảnh từ vaccine Quinvaxem, từ Cát tường… là rất rõ ràng.
Có nhiều chi tiết đã được công bố công khai:
Nào là có tới 1.143 loại thuốc do BHYT chi trả, nhưng từ trước tới nay không ai kiểm soát và không biết giá thuốc cao hay thấp.
Rồi thì “thuốc trúng thầu vào bệnh viện cao hơn 2-3 lần so với giá thị trường”. Nếu cần phải có một ví dụ, thì chẳng hạn như trường hợp thuốc Spoxin - do chính Bộ Y tế phát hiện, tại BV Việt Đức: Giá kê khai 2.500 đồng, trong khi giá nhà thuốc bệnh viện mua là 14.000 đồng. Hay thuốc Azilide giá kê khai chưa đến 3.000 đồng, nhưng giá nhà thuốc mua là 12.500 đồng.
Và quan trọng nhất, giá đấu thầu cao gấp 2-3 hay 10 lần, nhưng vẫn đúng.
Thực tế giá thuốc đang cho thấy một logic rất rõ ràng: Nếu thuốc qua đấu thầu mà đắt gấp 2-3 lần thị  trường thì việc gì phải đấu thầu, phải xây dựng luật. Vấn đề, vì thế, chưa chắc đã phải là luật quy định như thế nào, mà luật có khe hở gì và đang được thực hiện như thế nào.
Thuốc - thực ra cũng là một mặt hàng và đã nói đến hàng hóa thì then chốt là yếu tố minh bạch.
Trong chính ngày QH thảo luận về Luật Đấu thầu, hội thảo trước đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 12, Thanh tra Chính phủ đóng dấu xác nhận một loại hình tham nhũng mới mang cái tên mỹ miều là “hoa hồng”, là “gửi giá”.
Lỗi tại hoa hồng!
Nhớ hồi đầu tháng 9, trong buổi đấu thầu thuốc, bên cạnh 65 nhà thầu, bên cạnh đại diện BHYT, lãnh đạo BV Việt Đức đã làm một việc chưa từng có là mời đại diện báo chí đến dự. Bữa đó, thay vì đấu giá chọn thuốc rẻ nhất như hướng dẫn trong thông tư 01 hiện hành, BV Việt Đức đặt ra hai tiêu chí để chấm thầu: Chất lượng tốt và giá cả phù hợp.
Có lẽ, ám ảnh trước những trường hợp thuốc đến mức thái quá như ở Hải Phòng: Có loại kháng sinh tiêm nguồn gốc Trung Quốc chỉ 8.900 đồng/lọ đã khiến họ đưa ra tiêu chí này để tránh tình trạng thuốc giá rẻ chất lượng thấp.
Điều ít nhất có thể nhìn thấy là sau đó người dân - đặc biệt là các bệnh nhân - đã nhìn thấy hai chữ “công khai”, “minh bạch” trên báo chí.
Một việc chưa từng có tiền lệ, nhưng đáng trở thành một tiền lệ cho những cuộc đấu thầu giá thuốc. Bởi chừng nào người dân còn chưa được thực hiện quyền mặc cả, chừng nào ''hoa hồng'' vẫn tồn tại như một thứ lệ bất thành văn sau những “hợp đồng gầm bàn”, chừng nào các cuộc thầu vẫn u u minh minh thì chừng đó, nghịch lý thuốc qua đấu thầu có giá cao gấp 2-3 lần thuốc thị trường vẫn sẽ còn tồn tại - như nó đã từng tồn tại suốt 15 năm qua.

Hôm qua, trước nghị trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Nguyễn Văn Tiên có lẽ không vô tình khi nhắc rằng: “Bộ Y tế chưa từng kêu ca về giá thuốc”. Có lẽ, Bộ Y tế nên bắt đầu sự minh bạch bằng việc - thay mặt những người dân - kêu ca về giá thuốc! (LĐO)
----------------

4 nhận xét:

  1. lợi ích nhóm là vậy đó

    Trả lờiXóa

  2. Lương Y Việt Kiều
    **********************

    * Để tưởng nhớ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (1) Paris … 





    Chiến luỹ (2) chống dịch khi nguy khốn

    Thầy thuốc gốc Việt về cội nguồn

    Pasteur - Yersin, Anh theo bước 

    Nha Trang (3) Tình Nhân Loại gởi hồn

    Y khoa chẳng còn biên giới nữa

    Lương y Anh giữ tình cố thôn

    Bác sĩ Pháp (4): Ngọn cờ Nhân đạo

    Chống SARS bỏ mình ghi nhớ ơn




    TRIỆU LƯƠNG DÂN




    1. Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội là bác sĩ gây mê hồi sức người Pháp gốc Việt làm việc ở Bệnh viện Việt - Pháp, đã qua đời vì bệnh SARS hồi 15 giờ ngày 12.04.2003. Ông Nguyễn Hữu Bội đến Việt Nam hôm 26-2 và tử vong sau hơn nửa tháng phải thở máy và liên tục trong tình trạng bệnh rất nặng.



    2. Bệnh viện Việt - Pháp: Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 29.5.2003, Chủ tịch Thượng viện Pháp ông Chiristian Poncelet - trao tặng Huy chương Vàng vì lòng dũng cảm và sự tận tuỵ của nước Cộng hoà Pháp cho tập thể nhân viên y tế Bệnh viện Việt - Pháp



    3. Alexandre Yersin - nhà bác học người Pháp, sinh năm 1863, Thụy Sĩ. Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, mất ở Nha Trang năm 1943. Yersin không màng đến danh vọng và cuộc sống phù hoa, ông là một nhà thám hiểm vĩ đại và một nhà khoa học thực thụ, luôn tìm kiếm cái mới. Nǎm 1988, sau khi tốt nghiệp trường y Paris, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của bác sĩ Louis Pasteur. Alexandre Yersin còn là một bác sĩ chuyên về vi trùng học, được đào tạo theo truyền thống của Pasteur - người thầy của ông. Sau đó, bác sĩ Yersin trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Niềm say mê du lịch đã đưa ông tới Việt Nam. Tháng 7.1891, khi tới thám hiểm những cao nguyên ở Việt Nam, ông đã phát hiện ra Đà Lạt. Mặc dù Yersin yêu Đà Lạt, ngôi nhà của ông lại nằm ở Nha Trang. Tại Nha Trang, Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur, mang tên người thầy của ông. Alexandre Yersin cũng là người gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt nam, từ đây người ta sản xuất ra quinin.

    Năm 26 tuổi, Alexandre Yersin viết cho mẹ: "Con rất vui thú khi tiếp chuyện nhũng người đến hỏi ý kiến nhưng con không muốn hành nghề bác sĩ, nghĩa là con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công khi săn sóc cho họ. Con xem ngành y như là một thiên chức, tương tự vai trò của mục sư. Đòi tiền công săn sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với người ấy: tiền hay cuộc sống! Con biết không phải tất cả các đồng nghiệp của con đều chia sẻ những ý nghĩ này, song đấy vẫn là những điều con nghĩ và sẽ khó lòng mà từ bỏ chúng".

    Khoảng 10 năm cuối đời, Yersin ít đi xa. Phần lớn thời giờ ông ở Viện Pasteur Nha Trang, ở xóm Cồn, ở Suối Dầu, ông có dịp gần gũi hơn với người dân. Cộng đồng ngư dân xung quanh xem ông Năm là ân nhân, là vị thần hộ mạng cho họ qua các công việc của ông như: bác sĩ chẩn trị, dược sĩ ban thuốc, nhà từ thiện, nhà giáo dục, người chở che... Dân địa phương thân mật gọi ngôi nhà của ông là Lầu Ông Nǎm hay Tháp Ngà. Yersin mất ngày 1-3-1943, thọ 80 tuổi. Ngôi mộ cách thành phố Nha Trang khoảng 20km.



    4. French Doctors rất nổi tiếng trong hoạt động nhân đạo trên toàn thế giớị Médecins Sans Frontière (Doctors Without Borders - Y Sĩ Không Biên Giới) được Giải Nobel Hòa Bình 1999. Ngoài ra còn có Médecins du Monde (World's Doctors - Y Sĩ Thế Giới) 




    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ "thầy bói" được gọi là "nhà ngoại cảm", "ăn cướp, ăn cắp đẳng cấp cán bộ chính trị" khoác bộ vest "lợi ích nhóm"!

    Trả lờiXóa
  4. Đã đấu thầu là có chung chi , cài thầu đủ cả . Gía cả đã thống nhất trước khi mời thầu . Để hợp thức hóa cho việc nầy chỉ cần 3 chân gỗ là xong .
    Gía cả các đơn vị không nằm trong hệ thống dù có thấp đến bao nhiêu cũng tiêu . ( Mặt dù đáp ứng 100% tiêu chí đề ra ).
    Ai đã từng đi đầu thầu sẽ rõ vấn đề nầy .

    Trả lờiXóa