Tại Việt Nam sau vài ngày có nhiều bài tập
trung vào các chiến tích quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(1911-2013), nay bắt đầu có các bài viết trên báo chí nói về giai
đoạn ông bị thất sủng.
Trên trang BấmPetroTimes,
bài mới nhất của Đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong thuộc ngành công an
nói về “một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn
Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình."
Tác giả nhắc lại rằng "thời ấy, cũng đã có
câu vè chua chát về việc này”.
Đại
tá Phong còn bình luận:
“Xưa có câu ‘điểu tận cung tàng’ nghĩa là chim hết thì
cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại tướng ngày ấy mới thấy đúng
làm sao”.
“Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện
Biên dự lễ kỷ niệm,”
“Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà
con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến
thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám nói về vai trò của Đại
tướng...”
Nhà
báo Nguyễn Như Phong cũng nhắc lại rằng “có một thời kỳ, khu vườn ở 30
Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những
bức tường cỏ mọc rêu phong”.
Một giai đoạn khác
Các nhà nghiên cứu bên ngoài đã viết nhiều về
thời gian quan điểm của Tướng Giáp không được các lãnh đạo toàn
quyền như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Lê
Đức Thọ chấp nhận.
Nhưng
tại Việt Nam, các bài viết chính thống vẫn chỉ nhằm nêu bật các
điểm son trong sự nghiệp của ông Giáp.
Nay,
một số cây viết bắt đầu nhắc đến những giai đoạn này.
Chẳng hạn, từ tháng 1 năm 1980, Tướng Giáp không
còn làm Bộ trưởng Quốc phòng dù vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng.
Nhà
văn Nguyễn Quang Vinh mô tả tâm lý người dân quê Tướng Giáp giai đoạn
này trên trang Bấmgiaoduc.net:
“Ngày ông không còn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng,
người Quảng Bình buồn, có người lặn lội ra Hà Nội gặp ông để hỏi cho ra mọi nhẽ
“Vì sao Bác lại bị thôi chức?” “Vì sao Bác nghỉ” – “Vì sao Bác không có ý
kiến?”. Đó là sự thật.”
“ Và ông mỉm cười hiền từ: "Mình vẫn đang làm
việc cho cách mạng đấy chứ. Bác Hồ nói, Dĩ công vi thượng”.
Nhưng các cây bút này cũng nhấn mạnh về tính
chịu đựng cao của vị tướng có chiến công lừng lẫy.
Ông Nguyễn Như Phong viết:
“Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại
tướng là "thoải mái", và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại
tướng được giao là vừa ý đối với Người...
“Nhưng tuyệt nhiên không có nửa lời bất đắc chí, không
có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời trách cứ... Thế mới biết,
sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ có bậc Thánh nhân
mới chịu được như thế.”
Còn ông Nguyễn Quang Vinh chi sẻ cái nhìn từ
góc độ một người Quảng Bình:
“Để làm được thế, như ông, có một chữ NHẪN, nhẫn mà
không hạ mình, nhẫn mà không hèn, nhẫn không cho cá nhân mình mà cho cả giang
sơn.”
Dù đa số các bài báo vẫn tiếp tục ca ngợi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dùng cả từ 'Người' chữ viết Hoa vốn
thường dùng cho cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số bài báo cũng nhắc
đến các chi tiết 'thật' hơn về Tướng Giáp.
Chẳng hạn như chuyện ông không có tài diễn
thuyết như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê Trọng Tấn hay ăn
nói hấp dẫn kiểu bình dân như Thượng tướng Đinh Đức Thiện.
Bài của tác giả BấmĐỗ
Tuyết, cũng trên giaoduc.net có viết:
"Viết đến đây, tôi lại nhớ chuyện vài người viết
rằng Cụ không phải người hùng biện. Cụ có thể nói rất sắc sảo, khi cần. Nhưng
Cụ đâu có cần thành người hùng biện,"
"Các vị Đại Tướng thực thụ trong lịch sử ít khi
giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài này."
Riêng về giai đoạn gây ra bàn tán trong sự
nghiệp của Tướng Giáp là làm Phó Thủ tướng kiêm phụ trách mảng dân
số, kế hoạch hóa gia đình, báo Lao Động có đăng bài kể lại lời người
thư ký của ông, Đại tá Nguyễn Văn Huyên như sau:
"Sự
thực là thế này, thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một
buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề 'Trước đây tôi kiêm
phụ trách mảng Dân số, kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa
học kỹ thuật, thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về Dân số - kế hoạch hóa gia
đình?'.
“Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về
việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên,
đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được dù không thấy anh
nói gì với tôi,” theo Đại tá Huyên kể lại.
Chữ 'Nhẫn'
Cũng trong ngày 10/10, Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho
đăng bài “Chữ nhẫn của đại tướng” của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Ông
Doanh nhắc lại những thăng trầm trong đời Tướng Giáp.
“ Trong chiến dịch Quảng Trị 1972, ý kiến của ông về
chiến lược và chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn trong chiến dịch Quảng Trị
là một bài học đau xót.”
“Năm 1982, ông được cử làm Phó thủ tướng phụ trách
khoa học kỹ thuật và Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, những lĩnh vực rất xa
lạ với cuộc đời binh nghiệp của ông.”
Tác giả nói tiếp: “Nhưng, việc nào ông cũng làm một
cách rất nghiêm túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Những đóng góp của ông về
chính sách khoa học - công nghệ được tất cả nhà khoa học ghi nhận.”
Tiến sĩ Doanh cũng thừa nhận: “Ông đã trải qua nhiều
thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ.”
“Trong tất cả những trường hợp đó, ông luôn thể hiện
thái độ rất bình tĩnh, tự tin, gương mẫu thực hiện đúng kỷ luật Đảng, luôn đặt
lợi ích của dân tộc và đất nước lên trên hết.”
“Trong suốt thời gian dài được biết ông, làm việc,
trao đổi về rất nhiều lĩnh vực, tôi chưa bao giờ nghe ông than phiền một lời
nào về anh A, anh B hay về cách đối xử đối với cá nhân mình.”
(theo BBC-TV)
----------------
Du la Dai bang nhung song giua bay ran ,ret. bo cap,sen .vat ,vi trung,phan tro-thi DAI BANG CUNG PHAI GUI MINH.Chung toi nhung cong dan VN dang song o nuoc ngoai muon nha nuoc VN dung may bay hien dai nhat tro linh cuu Bac Giap bay tu bac vao nam roi bay ra Da nang roi tu day dung may bay nho bay tiep ra Dong hoi -nhu vay la nhan dan ca nuoc duoc vinh biet Bac va Bac co dip chao NHAN DAN lan cuoi.
Trả lờiXóaKính chúc đại tướng an giấc ngàn thu
Trả lờiXóaKính chúc đại tướng an giấc ngàn thu
Trả lờiXóaBA NGƯỜI BỊ NỖI OAN KHUẤT LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM : Thái sư LÊ VĂN THỊNH; Quan Hành Khiển NGUYỄN TRÃI-ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI; ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP-ANH HÙNG GIẢI PHỐNG DÂN TỘC; THIÊN TÀI QUÂN SỰ TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI ! BA NGÀI RA ĐI VÀO CÕI VĨNH HẴNG ĐỀU MANG THEO NỖI OAN KHUẤT-NỖI OAN KHUẤT TỒN TẠI VĨNH VIỄN THEO SỰ TRƯỜNG TỒN CỦA VŨ TRỤ ! THÁI SƯ LÊ VĂN THỊNH và QUAN HÀNH KHIỂN NGUYỄN TRÃI PHẢI CHỜ ĐẾN TRiỀU ĐẠI SAU MỚI ĐƯỢC MINH OAN ! NAY, CHẮC ĐẠI TƯỚNG CŨNG PHẢI CHỜ ĐẾN NHIỀU TRIỀU ĐẠI SAU MỚI ĐƯỢC MINH OAN !
Trả lờiXóaNghị định số 58/HĐBT- do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 11 tháng 4 năm 1984, Thành lập Ủy ban Quốc gia dân số và Sinh đẻ có kế hoạch .
Xin sửa lại :<< Quyết định số 58/HĐBT.....>>
Trả lờiXóaNhiều khi ta bị sa lầy trong chữ "Nhẫn" - theo chữ Tàu tượng hình: lưỡi đao đâm vào trái tim! Ta để người mặc người khác giết hại ta mà không kháng cự?!
Trả lờiXóaNhững kẻ nào đẩy Ông Giáp qua làm Kế hoạch dân số (từ đó ra đời một bài thơ hạ cấp)? Thật độc ác!!!
Trả lờiXóaVô cùng kính phục sức chịujđưng của đại tướng
Trả lờiXóaNguyễn Trãi được minh oan ở ngay chính triều đại Hậu Lê, và ông được chính con trai người đã hại ông (vua Lê Thánh Tông) minh oan. Người hại đại tướng đã về nơi chín suối lâu rồi, đã qua mấy lần thay lãnh đạo rồi mà bác Giáp vẫn chưa được minh oan. Khen bác ấy thì không ai tiếc lời. Chê thì chưa ai nói bằng lời. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của bác ấy thì cứ mãi mãi là câu hỏi đau đáu trong lòng dân chúng
Trả lờiXóa"Quan trường hiểm ac" Là truyện thời nào cũng có, chỉ là có nói lộ ra hay không mà thôi.
Trả lờiXóaThời này cũng vậy thôi, đang là quan to,mai mất ghế không biết chừng. Nhìn ngoài cứ tưởng là vì không trúng cử. Thực chất bên trong chỉ là truyện đấu đá,hạ bệ nhau.
Mất ghế là truyện bình thường. Thất sủng lâu lâu mới thấy nói lên cái hiểm ác chốn quan trường đã được đẩy lên đến cùng cực, mất hết đạo lý, tình người.
Thất sủng chỉ xảy ra khi quyền hành nằm trong tay những kẻ tiểu nhân, tị tiện, thù vặt... lại được cơ chế suy tôn, bảo vệ. Để người có tài, đức không bị thất sủng phải có cơ chế khác. Với cơ chế hiện nay, người "không suy thoái" như tbt nếu không bị "thất sủng" thì cũng mất ghế như chơi, nếu yếu thế. Quan trường là vậy.
Thà bị thất sủng còn hơn mất ghế. Thất sủng có thể NHẪN, còn được minh oan. Mất ghế thì đau hơn hoạn, đã chấp nhận luật chơi chốn quan trường thì phải chịu vậy,nào có ai thương.
Nếu Đại Tướng " Không nhẫn " thì phải có lợi cho dân hơn không ? Cũng vì nhẫn cho Đảng tồn tại , mới kéo dài cái tham nhũng hối lộ , xem thường luật pháp , mời đẻ ra thành phần lợi ích nhóm ...vv ...!
Trả lờiXóaĐọc bao nhiều cái comt mà giờ mới thấy comt này đúng ý mình. Thank you.
XóaKHÔNG KHÔN KHÉO, KIÊN NHẪN,CHỊU ĐỪNG ĐỂ CÒN SỐNG MÀ GIÚP CHO ĐỜI , CHO DÂN ĐƯỢC GÌ THÌ CÒN SỨC CÒN CỐNG HIẾN. THÔI, CHÚNG NÓ NHIỀU THỦ ĐOẠN NẮM QUYỀN CAO CHỨC BẤT TRỌNG,, KHÔNG BIẾT THỜI THẾ...THẾ THỜI...CHỊU "NHẪN VÀ kHÉO' NÓ THIẾU CÁCH GIẾT! CHẲNG LẼ MỘT VỊ TƯỚNG TÀI PHẢI CHẠY 'CƯ TRÚ CHÍNH TRỊ' Ở NƯỚC NGOÀI?
Trả lờiXóaQuá đúng! Nghe nói, Kẻ nham hiểm nhất từng giết nhiều cán bộ lãnh đạo, thậm chí cả máu mủ của mình
Xóa"Kẻ nham hiểm giết cả ruột rà, máu mủ của mình." Of course !
Xóa“Xưa có câu ‘điểu tận cung tàng’ nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, “. Nhưng đấy là cái cung vô tri vô giác, là con người sao có thể nhẫn nhịn đến mức gây thiệt thòi cho cả các đc của mình? Thiệt cho mình thì mình chịu, thôi thế cũng được nhưng ảnh hưởng đến người liên quan đến mình mà vẫn làm như không biết thì quả thật đúng là nhẫn như cái cung he, he...
Trả lờiXóaKhi mà giương cao ngọn cờ Độc lập dân tộc,thì dù phải đi theo đường 559 cũng phải đi.
Trả lờiXóaNhưng khi cầm cờ Chủ nghĩa xã hội,mà phải băng rừng lội suối,vượt qua đầm lầy thì chắc chắn sa lầy,lại thấy hăng quá,nên CỤ GIÁP không đi theo nửa,tách đoàn nghỉ ngơi viết sách,viết binh thư cho con cháu mai sau giữ gìn tổ quốc.
Một giáo sư,một trí thức lớn như Cụ Giáp,Cụ Đồng thì nhìn xa cả vạn cây số.Còn ai cũng vậy thôi,mình đề ra nguyên tắc tập trung dân chủ thì đành làm gương.
Đó là tấm gương cao cả mà dân tộc vẫn theo Cụ.
Còn nói ai đó muốn làm gì CỤ,thì thật ra HỌ chưa điên.
hoàng kiều trang.
Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng kèm với chức danh thấp hơn so với lúc Nguyễn Trãi còn đương nhiệm -(xin không đi sâu vào chi tiết này). Những người bức hại Đại tướng không phải là họ đã chết hết đâu, có người vẫn còn đang sống sờ sờ ra đó ! Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cùng với một số vị tướng lĩnh và cán bộ cao cấp đã hơn một lần gửi kiến nghị trực tiếp lên cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN (khóa 9) để minh oan cho Đại tướng , nhưng tất cả những bản kiến nghị của các cụ đều bị chìm vào quên lãng ... ! Biết đến bao giờ ?!
Trả lờiXóaCụ được phần lớn quân đội ủng hộ mà cụ cứ im lặng thì khó hiểu quá? Viết mấy cái kiến nghị điều tra lại vụ Sáu Sứ , phản đối Bauxit TN ...mà họ chẳng thèm trả lời . Vậy mà cụ chỉ thế rồi thôi , vậy thì ...
Trả lờiXóaChắc hẳn sự im lặng của Đại tướng có nguyên nhân sâu xa gì chăng, hơn nữa Đại tướng còn có gia đình (Không giống như chủ tịch HCM), không thể đánh đổi hay bất chấp tất cả.
Trả lờiXóa