BVB - Chỉ
hơn nửa ngày, sau khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyen Giáp từ trần, trên trang wb
BauxiteVN (BVN) ngày 05/10/2013, và sau đó nhiều trang mạng khác post đăng bài "Đại tướng Võ Nguyên Giáp như tôi đã biết" nhà báo Lê Phú Khải.
Trong bài này, tác giả viết:
…Đầu năm 1994, tôi đang làm giảng viên cho một lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ của Đài Phát thanh tỉnh Sóc Trăng thì Tuất Việt TBT báo SGGP
nhắn tôi cố về sớm để giúp anh đi Điện Biên, chuẩn bị bài vở nhân kỷ niệm 40
năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ( 1954-1994). Lúc tôi đứng chờ làm thủ tục
để ra sân bay…Thế là trong suốt ba, bốn ngày ở Điện Biên, tôi và các đồng
nghiệp luôn ở bên Tướng Giáp, từ sớm cho đến chiều tối để đi thăm các chiến địa
xưa: đồi Him Lam, đồi D1, A 1, nghĩa trang liệt sĩ dưới chân đồi A1, các tượng
đài mới dựng lên ở Điện Biên v.v., tối về lại quây quần bên ông ở nhà khách để
hỏi han, ghi chép. Có một sự kiện như là một điểm nhấn của chuyến đi năm đó là
khi Tướng Gíáp và chúng tôi vào thăm lại hầm De Castries, Đại Tướng xem rất kỹ
di tích này. Bất chợt ông chỉ tay vào sát bức tường của một ngách hầm và hỏi: “Cái étagère lớn của De Castries ở chỗ này đâu rồi?”. Không ai trả lời. Đại
tướng hỏi lại lần nữa, vẫn không ai trả lời. Đại tướng lại hỏi một lần nữa, nói
gần như quát (!). Tôi vội đỡ lời : Đại tướng hỏi cái giá sách của De Castries ở
đây bây giờ đâu rồi?. Có tiếng đáp ngập ngừng: Thưa… đốt rồi ạ !!!. Tất cả lại
lặng im . Đại Tướng căn dặn phải giữ gìn tất cả những hiện vật của trận Điện
Biên năm xưa. Nhưng “điểm nhấn” là câu hỏi cuối cùng của ông: “ Hầm tướng giặc
thì được ta tạo làm di tích lịch sử để thăm quan, còn hầm của tướng ta thì bây
giờ ra sao? Nhân dân sẽ hỏi các đồng chí, hầm của tướng ta đâu, không lẽ chỉ có
hầm tướng giặc thôi à?”. Tất cả mọi người có mặt trong hầm De Castries hôm đó
đều lặng đi. Mọi người thấy đại tướng nói đúng quá, có lý quá!....
Nhà báo Lê Phú Khải phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Chiến thắng Điện Biên Phủ |
Theo nhà báo Lê Phú Khải, qua chuyến đi Điện Biên Phủ
này, được gặp và trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả đã có thêm
nguồn tư liệu quý đã giúp ông viết cuốn
sách: “Tại sao Điện Biên Phủ?”.
Hôm nay, Đại tướng đã yên nghỉ ở núi Thọ Sơn (Vũng
Chùa), nơi đất mẹ Quảng Bình quê hương Đại tướng, trang BVB xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Đồng Minh, giới thiệu tập sách “Tại
sao Điện Biên Phủ?” của Lê Phú Khải:
... Khi nhà báo Lê Phú Khải đưa tặng tôi nắm đất nhuộm sắc
vàng đồi A1, sau chuyến đi Điện Biên, anh có nhắc lại câu thơ của Chính Hữu: "Khi bạn ta lấy thân mình đo bước chiến
hào đi / Ta mới hiểu giá từng thước đất!".
Tôi nhận ra anh đang thật sự xúc động và đang sống hết
mình vì ký ức Điện Biên nóng bỏng. Tháng 4 năm 2004, tác giả Lê Phú Khải cho ra
đời cuốn sách "Tại sao Điện Biên
Phủ" (Nhà xuất bản Thanh Niên)
khá dày dặn. Cuốn sách gồm 3 phần: Phần I - 50 năm về trước - diễn biến trận
Điện Biên Phủ. Phần II - Mùa xuân thứ 50. Phần III - Phụ lục. Cấu trúc ấy, với
những bài viết ngắn gọn, sắc sảo, đã tái hiện lại Điện Biên trong chiến dịch
lịch sử năm mươi sáu ngày đêm bão lửa và Điện Biên ngày nay đang vươn lên trong
sắc xanh đổi mới và màu vàng hoa cúc dại mênh mông...
Cách làm việc cụ thể, nội lực mạnh và phát hiện tinh
của cây bút lăn lộn trong nghề báo chí, đã bất ngờ đưa bạn đọc đến những người,
những việc đặc sắc rất Điện Biên. Chẳng hạn đọc bài "Cổ tích đồi A1", chúng ta gặp chiến sĩ Hoàng Tuế
của Đại đoàn 316, đã tham gia đánh đồi A1 - cao điểm sống còn của giặc
Pháp - rồi trở lại Điện Biên, làm nhà bên đồi A1, 50 năm chăm sóc linh hồn đồng
đội hy sinh trong trận chiến khốc liệt ba mươi sáu ngày đêm quyết chiến đồi A1.
Câu chuyện đã thành cổ tích cảm động dưới góc nhìn riêng của người viết sách.
Cũng trong bài viết này, người đọc bàng hoàng thú vị khi được biết một hình ảnh
đẫm máu và mồ hôi mà rất nên thơ của chiến tranh giải phóng: Cái xẻng của anh
bộ đội Cụ Hồ đào hào trên đồi A1 đã mòn vẹt, chỉ còn lại như một mảnh trăng
lưỡi liềm! Đọc bài "Người hỏi cung Đờ Cát bây giờ ở đâu", ta
bật cười trước sự nổi nóng của người sĩ quan quân báo đã mắng cái chủ kiến quá
đỗi thực dân của ông tướng tây bại trận khi anh đang hỏi cung Tướng Đờ Cát. Một
bài viết khác cung cấp thông tin về Nguyễn Trí Việt một dân Bến Tre, hiện còn
sống, đã từ quê hương đi đánh trận Điện Biên phải mất 9 năm ròng rã hành quân
và qua 5 chiến dịch ác liệt. Người chiến sĩ ấy sau này đã nhận được thư của một
hạ sĩ Pháp từng bị thương ở Điện Biên Phủ với tấm hình ghi dòng chữ muốn
"làm lành". Và Lê Phú Khải đã bình luận: "Một cánh thư bé bỏng
bay qua đại dương... Đằng sau là hai dân tộc, hai bi kịch lớn quá khứ của hai
quốc gia, của kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược... Hai dân tộc yêu chuộng hoà
bình như Việt Nam
và Pháp chỉ 40 năm sau lại ra một tuyên bố chung "làm lành" bất ngờ
như thế qua hai công dân, hai người cựu binh, hai cuộc đời sóng gió....".
Độc giả bình thường và đã từng ở Điện Biên như tôi, lại thích thêm cái hình ảnh
chục trứng gà của một em bé Thái, "thứ trứng gà nương, lòng đỏ, đỏ chót
như mặt trời lúc hoàng hôn tím..." trong dòng văn Lê Phú Khải ở bài
"Đi chợ Him Lam".
15 bài viết, một số bài còn có thể phát triển thêm,
hoàn chỉnh hơn để thoả mãn tình cảm và nhận thức của những người yêu mến Điện
Biên Phủ. Người đọc còn cảm thấy hụt hẫng, có khi lại trùng lặp ý, rồi có bài
lại thấy tiếc vì sự hạn hẹp về số trang, số chữ... Dẫu sao cuốn sách này, góp
cùng những cuốn khác, phần nào có thể giúp bạn đọc hiểu vì sao Bác Hồ đã
gọi Điện Biên Phủ là mốc lịch sử bằng vàng (T.Đ.M).
----------------
Điếu văn tướng Giáp do Tổng Trọng đọc, chẳng biết ai viết hộ hay ông viết, quá tầm thường. Đã vậy, Tổng Trọng lại đọc nó một cách không thể vô cảm hơn.
Trả lờiXóaChẳng biết, với chóp bu như thế, cái đảng này sẽ dẫn dắt nhân dân đi đến đâu?
thì cứ, xóa bỏ điều 4 hiến pháp đi, là hạ bệ được cái đảng ấy.
XóaChắc là, các vị của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", chiếm hơn 91% số đại biểu quốc hội, cũng vì quyền lợi của mình, của đảng mình, KHÔNG DÁM đề xuất và biểu quyết xóa bỏ điều 4 hiến pháp!
Giọng của robot!
XóaKhông thấy đc ấy mếu máo như lần "răn đe" tại hội nghị 6 nhở? Dẫu biết rằng nó cũng chỉ là nước mắt cá sấu
Trả lờiXóaThật ra chúng nó có thương xót gì Đại Tướng, chúng nó không thèm làm bộ làm tịch nữa là, Cụ mất, chúng nó thêm mừng, từ nay không người can gián, tha hồ xâu xé và bán rẻ tài nguyên đất nước, chúng chỉ xót thương những thằng như Đỗ Hữu Ca mà thôi, nay mai thằng mất dạy đó lên đại tướng bộ trưởng bộ CA bây giờ, Cụ mất chưa kịp chôn, chúng giật cờ tang lo đi đóng tiếp thằng xâm lược Ba Tàu rồi. Hôm nhìn 4 thằng sờ hòm Cụ, thật muốn cho mổi thằng một cái tát, chúng dơ bẩn linh cữu Cụ
Trả lờiXóaTôi cũng có cảm nhận giống nặc danh 16;30 ngày 14 tháng 10 năm 2013
XóaKhông biết có phải thế không nhưng có cảm giác là vậy.
Trả lờiXóaKhi chiếc linh xa chạy qua đại lộ
Trả lờiXóaTrên chiếc quan tài phủ màu cờ đỏ
Đến hàng cây cũng lặng lẽ nghiêng mình
Hàng vạn dân đã khóc trước anh linh
Một con người vĩ đại.
Rồi mai sau sẽ có ngày lặp lại
Nhưng chắc gì sẽ có nước mắt rơi
Bởi có bao nhiêu nước mắt của đời
Đã rơi hết tiễn đưa Người lần cuối.
Giọt nước mắt rơi dẫu còn nóng hổi
Nước mắt cạn rồi ta lại là ta
Người dân oan lại trở về nhà
Trịnh Nguyễn, Văn Giang kiên cường giữ đất
Ta lại là ta ngày càng bế tắc
Biết bao giờ mới thấy đường ra?
Anh biết tại sao vì đâu vì sao .. ..
Trả lờiXóa*****************************
Anh biết tại sao vì đâu vì sao
Những người đang khóc tập thể giữa Lòng Hà Nội
Khóc tự nguyện khóc chân tình khóc tiếc thương
Khóc cho Mùa Thu Năm ấy lường gạt phỉnh lừa
Khóc cho Cách mạng tháng Tám Mùa Thu
Khóc đến thành Huyết lệ như Mùa Hoa Lộc Vừng
Khóc cho Mùa Thu Năm ấy phỉnh lừa lường gạt
Khóc tự nhiên như Quốc tang
Khóc không cưỡng ép như nơi Bình Nhưỡng
Khóc thuê khóc sợ khóc bầy khóc đàn giả dối
Khóc bệnh hoạn tâm thần như bên Bắc Hàn
Anh biết tại sao vì đâu vì sao
Những người đang khóc tập thể giữa Lòng Hà Nội
Khóc gần Năm tỉ Mỹ kim hàng trăm ngàn tỉ VinaSINK đắm chìm
Rã như băng tan vào ngân hàng Thụy Sĩ công băng
Anh biết tại sao vì đâu vì sao
Những người đang khóc tập thể giữa Lòng Hà Nội
Khóc cho Tướng Giáp
Cũng là khóc giá điện giá thực phẩm giá xăng
Khóc viếng tang cũng là khóc tuyệt vọng cho Đoàn Văn Vươn tù oan
Khóc tiếc thương Đặng Ngọc Viết tự ban phát súng ân huệ cuối cùng
Khóc đôi khi như vui mừng Xã hội Dân sự lớn lên từng ngày
Khóc như vui mừng ủng hộ bao Tù nhân Lương tâm
Khóc đôi khi như vui mừng Cao trào Dân chủ từng giờ từng ngày lớn lên
Anh biết những Cánh Chim Việt khóc lẻ loi
Hồn khôn nguôi – Sầu khôn nguôi
Đời lưu vong chưa quên yên bình
Đời không yên vui là đó
Em biết không ? ? ?
Lệ khóc thầm rơi trong tim mình
Lệ khóc nhỏ thầm trong Tâm hồn
Hồn cô đơn…
Em biết không ? ? ?
Nghẹn ngào không bật nổi thành lời
Em biết không ? ? ?
Đêm trắng lưu đày những đêm không trăng không sao
Là những đêm trắng dài mắt lệ
Em biết không ? ? ?
Là những đêm mắt hải triều dâng Lệ Hồng Sử
Ôi nhớ những đêm Con thuyền nan trôi dạt Biển Đông bềnh bồng
Em còn nhớ hay Em đã quên không ? ? ?
Đôi khi anh biết Em thầm tin
Đôi khi Em biết anh muốn cả tin
Ôi hàng trăm ngàn Người Hà Nội
Mùa Tiêu thổ Kháng chiến tang thương
Rồi cuối cùng cũng bị chúng gạt lường
Đôi khi anh biết Em thầm tin
Đôi khi Em biết anh muốn cả tin
Ôi hàng chục triệu Đồng bào Dân mình
Khóc tập thể nhưng thật lẻ loi một mình
Thống khổ lệ, thống khổ lệ
Là hàng triệu .. .. hàng triệu Giọt Lệ Hồng Sử
Đã nhỏ hàng triệu .. .. hàng triệu Giọt máu trong Quá khứ
Ôi hàng chục triệu Đồng bào Dân mình
Khóc tập thể nhưng thật lẻ loi một mình
Thống khổ lệ, thống khổ lệ
Là hàng triệu .. .. hàng triệu Giọt Lệ Hồng Sử
Đang nhỏ hàng triệu .. .. hàng triệu Giọt máu vào Hiện tại vào Tương lai
Em có biết không ? ?
Em biết không ? ?
* * *
Trả lờiXóaAnh biết tại sao vì đâu vì sao
Những người khóc tập thể
Khóc rất lạ khóc bầy khóc đàn
Khóc giùm bao dung khóc rộng lượng
Khóc cho chính anh
Đang khóc lẻ loi khóc cô đơn khóc cô liêu
Khóc lưu vong dưới Vầng Trăng Huyết
Như mai sau khóc lẻ loi một mình trong mộ huyệt
Khóc cho chính anh
Đang khóc lẻ loi khóc cô đơn khóc cô liêu
Khóc lưu đày dưới Vầng Trăng Huyết
Như mai sau khóc lẻ loi một mình trong mộ huyệt
Khóc không nguôi ngoai khóc mãi khóc hoài
Em có biết không ? ?
Ngàn giọt lệ Triệu giọt lệ là Ngàn viên đá hồng là Triệu viên đá xanh
Rồi đây sẽ xây thành móng nền
Không phải là Biệt thự mà Lâu đài chung
Em có biết không ? ?
Đôi khi đôi khi anh ngây thơ muốn tin
Thiên hà chỉ còn Đôi bờ gần chia ly không đáng kể
Bên trong chỉ còn đôi vì sao Sao Mai Sao Hôm lấp lánh
Như đôi .. .. đôi mắt em
Em có biết không ? ?
Đôi khi đôi khi anh ngây thơ muốn tin
Thiên hà chỉ còn Đôi bờ gần chia ly không đáng kể
Như Sông Bến Hải nội chiến Quốc-Cộng
Bên trong chỉ còn hàng Triệu Vì sao lấp lánh
Như hàng Triệu. .. hàng Triệu đôi mắt người lính chiến
Em biết không ? ?
Ra đi đường ra trận mãi mãi không về !
Em biết không ? ?
Đôi khi đôi khi anh ngây thơ muốn tin
Thiên hà chỉ còn Đôi bờ gần chia ly không đáng kể
Như Sông Gianh Trịnh-Nguyễn nội chiến vọng đồng
Bên trong chỉ còn hàng Triệu Vì sao lấp lánh
Như hàng Triệu. .. hàng Triệu đôi mắt Mẹ già
Chờ Con ra đi mãi mãi không về ! .. ..
Em biết không ? ?
Như hàng Triệu. .. hàng Triệu đôi mắt Nàng Tô Thị
Chờ Chồng ra đi mãi mãi không về ! .. ..
Như Ngân hà tháng Bảy mãi mãi đời người Mưa Ngâu
Em biết không ? ?
Như hàng Triệu. .. hàng Triệu đôi mắt Trẻ thơ
Chờ Cha ra đi mãi mãi không về ! .. ..
Em biết không ? ?
TRIỆU LƯƠNG DÂN
"Những người đang khóc tập thể giữa Lòng Hà Nội
Trả lờiXóaKhóc tự nguyện khóc chân tình khóc tiếc thương"
Khóc dân oan - Khóc đất Việt đám chìm
...
Người mẹ dặn con rằng:
Hãy đừng bao giờ khóc,
đừng bao giờ khóc bọn
Hèn với giặc- ác với dân con nhé!