* TRẦN MẠNH HẢO
(tiếp theo - Phần
4)
THIỆN
& ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên là của cả xã hội loài
người.
Văn
minh Ấn Độ (gần như đồng thời với văn minh Lưỡng Hà, trước văn minh Ai Cập và
Hi Lạp) đã theo đạo Bà La Môn với quan niệm Thượng Đế tam vị nhất thể gồm thần
sáng tạo Brahma, thấn Ác Shiva và thần Thiện Vishnu. Như vậy, Thiện và Ác chính
là hai mặt của sinh diệt có sẵn trong thế giới tự nhiên trước khi con người
xuất hiện. Trong thần thoại và trong các tôn giáo của nhân loại từ bình minh
của lịch sử đều có thần ác, thần thiện, ông Thiện và ông Ác…Chúa và Phật, Thánh
Ala của tiên tri Mohamed, Lão tử và Khổng tử... đều dạy con người hướng thiện
và đấu tranh loại trừ cái ác.
Chỉ
có học thuyết sinh vật học của
Thiện
Ác gần như là một bản năng tạo hóa ban cho muôn loài từ thực vật, động vật đến
con người đều dùng chung quy luật tự nhiên này. Ngay ở trong các loài thực vật,
động vật quy luật tiêu diệt nhau (cái ác) để tồn tại và quy luật khoan hòa, bao
dung (cái thiện) để cộng sinh hòa trộn vào nhau để cùng sinh tồn là điều không
còn phải bàn cãi. Trong rừng cây nhiệt đới năm, sáu tầng mọi loài cây đều tranh
nhau vươn lên để độc chiếm ánh sáng mặt trời; tuy nhiên bằng cách nào đấy,
chúng vẫn để những kẽ hở cho ánh sáng mặt trời lọt xuống tận các loài cỏ, loài
tảo, nấm dưới mặt đất. Đấy phải chăng chính là biểu hiện của tính thiện trong
thế giới tự nhiên?
Có
rất nhiều loài cây nhỏ ví như phong lan mọc ký sinh trên các thân cây cổ thụ và
chúng biết sống thân thiện, hòa bình với nhau suốt đời, tuy nhiên cũng có loài
cây mọc ký sinh như cây si, cây đa, cây đề đã tiêu diệt cây chúng sống nhờ
(nhưng loài ký sinh duy ác này rất ít so với các loài ký sinh duy thiện).
Loài
vật, ngay cả các loài ăn thịt sống bên nhau như sư tử, cọp, gấu, chó sói… cũng
ít muốn gây chiến tranh với đồng loại và các loài khác giống, trừ trường hợp
chúng tranh mồi hay tranh chấp con cái, tranh nhau lãnh thổ…Hầu hết các loài ăn
cỏ từ voi, hưu nai, trâu, bò, dê, ngựa… chọn lối sống hòa bình trên đồng cỏ, ít
khi dùng bạo lực để tranh nhau nguồn sống. Các loài ăn thịt cũng biết cách ứng
xử bao dung với loài ăn cỏ. Chúng chỉ bắt loài ăn cỏ để ăn đủ no chứ không bao
giờ tàn sát hàng loạt loài thú ăn cỏ như con người tàn sát đồng loại để trả thù
hay để thỏa mãn tính ác. Nhờ có loài ăn thịt sống chung mà loài ăn cỏ thoát
chết hàng loạt vì nạn nhân mãn, sinh sản quá nhiều không đủ cỏ để ăn. Loài ăn
thịt và loài ăn cỏ ngoài cách giết nhau để làm mồi mà ta gọi là ác, chúng còn
biết sống cộng sinh, bao dung nhau, che chở nhau để cùng tồn tại.
Có
loài cá nhỏ chuyên môn sống trong miệng loài cá mập (sát thủ của biển) để sống
bằng nghề xỉa răng cho loài cá dữ. Lại có những loài cá nhỏ sống quanh, sống
trên lưng loài cá lớn để làm nghề dọn vệ sinh cho bọn ác ngư mà vẫn chung sống
hòa bình với nhau từ đời này đến đời khác…
Hãy
nhìn đàn cá voi săn mồi bằng cách dồn các đàn cá nhỏ lại thành một vòng tròn
đen đặc; nhưng chúng chỉ ăn đủ no và bao giờ cũng để lại một phần đàn cá nhỏ
kia để loài này tồn tại và phát triển.
Thiên
nhiên đã tự cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự tồn tại của muôn loài bằng quy
luật thiện ác, quy luật vừa hủy diệt vừa bao dung, vừa tàn phá vừa che chở để
muôn loài cộng sinh và phát triển, tránh được sự tự hủy diệt của nạn nhân
mãn.
Rất
tiếc, học thuyết tuyệt đối hóa cái ác trong các quy luật tàn bạo của hội chứng
móng và vuốt (chữ của Darwin) trong đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua, cá
lớn nuốt cá bé, trong sự tàn nhẫn vô lương tâm của tự nhiên khi chọn lọc giống
loài…của Darwin là một cái nhìn phiến diện, thiếu tính khoa học.
Marx
đã lấy học thuyết duy ác trong các quy luật tồn tại của thực vật và động vật
trong tự nhiên của Darwin áp dụng vào thế giới con người để thành thuyết đấu
tranh giai cấp là một sai lầm lớn nhất trong thế giới quan duy ác của ông, tạo
ra các xã hội thống trị bằng cái toàn ác, không bao giờ quan tâm đến cái thiện
là chủ nghĩa nhân văn đã làm nên nhân loại.
Stephen
William Hawking (là một nhà bác học lỗi lạc, nhà Vật lý người Anh sinh năm
1942. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế
giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư toán
học của Đại học Cambridge .
Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và
Paul Dirac) trong bài: “Lược sử thời gian” viết rằng về già, Darwin đã sám hối
vì nhận ra sai lầm của học thuyết vô thần tuyệt đối hóa cái ác trong chọn lọc
tự nhiên, trong đấu tranh sinh tồn của sinh vật, như sau:
“Về
già Darwin lại
viết:
“Có
một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng đế, đó là lý lẽ lý trí chứ không
phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như không thể, quan niệm
được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này, trong đó con người với khả
năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương lai, lại có thể là kết quả của một
sự ngẫu nhiên mù quáng hay một tất yếu. Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi
tự cảm thấy phải tin rằng có một cội nguồn khởi thủy có trí thông minh tương tự
như người, nghĩa là tôi tin có thượng đế. Trong thời gian viết bộ Nguồn gốc các
chủng loại, tôi nhớ là tâm trạng của tôi là như vậy. Tuy nhiên qua nhiều diễn
biến thăng trầm về sau, niềm tin của tôi không còn được như trước. Đến đây lại
nảy sinh một mối hoài nghi: Tôi tự hỏi làm sao có thể tin được rằng linh hồn
con người, thoạt đầu không khác gì linh hồn các loài vật hạ đẳng nhất, lại có
thể suy luận tới những kết luận bao la như vậy?”
“Tôi
không có tham vọng rọi sáng những vấn đề trừu tượng đó. Chúng ta không thể biết
nổi nguồn gốc của vạn vật và tôi đành cam nhân mình là người theo chủ trương lý
trí hữu hạn”.
Từ
học thuyết đấu tranh giai cấp bằng tuyệt đối hóa sự giết chóc, Marx đã đưa giai
cấp vô sản lên thành giai cấp lãnh đạo tuyệt đối bằng chuyên chế độc tài. Đây
chính là vấn nạn khổ đau vô tận cho người dân phải sống trong địa ngục chuyên
chế vô sản duy ác trong các chế độ cộng sản đã và đang bị cả loài người văn
minh lên án... - (hết
trích).
XÓA
BỎ TƯ HỮU – MARX XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI
Kết
luận của Marx: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”, mà khái niệm
“đấu tranh” của Marx đồng nghĩa với bạo lực, với cái ác, với sự giết người hàng
loạt không hề biết thương xót; đây là một lý giải quá tầm bậy của ông. Lấy cái
ác để giải thích sự phát triển của lịch sử nhân loại, Marx chính là một kẻ phi
nhân.
Marx
thể hiện sự phi nhân khác của mình khi ông giải thích chính tư hữu (sở hữu) là
nguyên nhân gây ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, tức là nguyên nhân mọi
đau khổ của con người. Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết:
“Theo
ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận
điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.
Nói
tóm lại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả
thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.”
Khi
nghiên cứu tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (như vừa dẫn), Marx thấy Platon nói
rằng vì con người có ý thức về tư hữu, sở hữu nên mới sinh ra tranh giành cướp
đoạt của nhau; rằng muốn xây dựng một chế độ cộng sản lý tưởng thì phải xóa bỏ
tư hữu. Ý tưởng này của Platon đã được các tiền bối của phái chủ nghĩa xã hội
không tưởng trước Marx nhắc lại và đưa vào học thuyết giả tưởng của mình, nên Marx
nhất quyết xóa bỏ tư hữu nơi con người nếu con người đó bị buộc phải vào sống
trong thế giới cộng sản của ông.
Vả,
nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx là Charles Fourier từng cho rằng
trong xã hội mông muội của loài người (tức xã hội cộng sản nguyên thủy theo
cách gọi của Marx) con người chưa từng biết tư hữu về tư liệu sản xuất và công
cụ sản xuất, nên Marx coi đây là một bằng chứng của chân lý.
Marx
lại nghiên cứu những bài báo của Lewis H. Morgan, nhà nhân chủng học người Mỹ
sinh cùng năm với Marx (1818) và chết trước ông hai năm, từng viết rằng, trong
xã hội cộng sản nguyên thủy con người chưa biết tư hữu. Từ đây, Marx tưởng mình
đã đầy đủ dẫn chứng nhân chủng học khi ông lấy ý này của Morgan làm căn cứ khoa
học của mình. Chúng ta hãy theo dấu Engels để biết Marx bị ảnh hưởng từ
Morgan:
“Dựa
trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan (Lewis Henry Morgan (21 tháng
11 1818 - ngày 17 tháng 12 năm 1881) là một nhà nhân chủng học người Mỹ
tiên phong và lý thuyết xã hội đã làm việc như một luật sư đường sắt),
Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất
của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình
hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ
những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia
đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản
chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có
giai cấp nói chung.
Engels
bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó
thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một
bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến
bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán
và luận điểm của chính Marx.
Sau
khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan
điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề
xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của
Morgan và Marx.”
http://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels - (hết
trích).
Thưa
rằng, kết luận của Morgan và Marx khi hai ông cho rằng con người mông muội ăn
chung ở chung ngủ chung làm chung (cộng sản nguyên thủy) không biết tư hữu là
một kết luận sai lầm đến mức ấu trĩ.
Tư
hữu, sở hữu là bản năng tạo hóa dành cho muôn loài từ cây cỏ, muông thú đến con
người. Từ con kiến, con ong, đến con chim, con chuột, con cọp, con sư tử …đều
biết sở hữu tổ của mình. Chúng có thể chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ, bảo vệ
con cái của mình, bảo vệ các con của mình. Ngay cả loài cây, tức là các loài
thực vật… đều biết sở hữu vùng ánh sáng, tranh nhau vùng ánh sáng và dùng rễ để
tranh nhau các chất màu trong đất.
Bản
năng tư hữu, sở hữu đã có trong cả thế giới khoáng vật, động thực vật, sao đến
loài động vật cao cấp là con người dù con người trong thời mông muội (cộng sản
nguyên thủy) lại quên đi một bản năng tồn tại là bản năng sở hữu, tư hữu như
hai ông mạo danh khoa học kết luận là ông Morgan và Marx là sao?
Hai
đứa bé sinh đôi trong bụng mẹ chưa chào đời còn có bản năng sở hữu, tư hữu khi
chúng đá nhau tranh giành không gian chật chội, xin trích:
“Nếu
như bạn không tin thì hãy đến với đoạn video thú vị dưới đây được các nhà
nghiên cứu Anh quay lại được. Đáng chú ý của cặp song sinh này chiến đấu với
nhau để có chỗ duỗi chân thoải mái trong bụng mẹ vốn đang chật chội.
"Cuộc
chiến" của cặp sinh đôi này xem ra bất phân thắng bại.
Cảnh
quay trong video cho thấy đôi chân của bào thai nhỏ hơn đang duỗi chân ra về
phía bào thai to, như thể nó đang rất cố gắng để đẩy chân hoặc đá chân vào
người anh chị em mình, mặc dù sự thật, diễn giải này không phải là chắc chắn
đang xảy ra giữa các bào thai.
"Nếu
bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị trí nhất
định", tiến sĩ Marjorie Greenfield, giám đốc bộ phận sản khoa nói chung và
phụ khoa nói riêng tại Đại học Trung tâm y tế ở Cleveland (Luân Đôn, Anh) cho biết.
Nếu
con ong, con chim, con thú... không có bản năng tư hữu, sở hữu, khi đi kiếm ăn
ở những vùng xa tổ của nó, xa hang của nó có khi cả trăm cây số, chắc là nó
không thèm quay về, hoặc không còn thiết tha với cái tổ, với lũ con không thuộc
sở hữu của nó, thì muôn loài chắc đã bị hủy diệt từ lâu?...
(còn tiếp)
----------------
Qua cách đặt tựa, ta biết tác giả khẳng định sự "ác'' ở đây.
Trả lờiXóaBáo tin cả nhà biết Hội nghịTW 8 " thành công tốt đẹp"
Trả lờiXóaThực tế đến nay ĐCS VN cũng chẳng theo một chủ nghĩa nào cả. "Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế". vì thế mà đất nước hoang tàn, 4 triệu con người VN chủ yếu là thanh niên phải chết oan trong chiến tranh.
Trả lờiXóaSang thế kỷ 21 gần hêt 3 nhiệm kỳ của đại hội Đảng nữa rồi mà VN vẫn chưa tự làm được cái kim khâu, viên bi xe đạp, lưỡi lam cạo râu là sao nhỉ?
Công chức khối người mặc quần áo si đa, đi xe bãi. Hiện nay VN là bãi rác thải công nghiệp lớn nhất của nhân loại. Và phải chăng đó là công lao của Đảng?
Ngày còn hợp tác xã trước 1990 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy đó là do cơ chế của Đảng gây nên.
Trả lờiXóaXã hội VN hiện nay không tiền, không tình, không quỳ gối, không nịnh nọt thì nhiều người khó mà đỗ đạt, khó mà được đề bạt thăng cấp.
ở VN Nữ có nhiều lợi thế trong quan hệ với lãnh đạo, họ ướt át với sếp rồi công việc có sai cũng chăng lo, rồi còn thăng tiến rất nhanh nữa.
Nay VN nhiều nhà nghỉ quá! nhiều quan tham quá! Đã loạn từ lâu! Mẹ VN ơi! Mẹ VN ơi!
Ngày còn hợp tác xã trước 1990 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy đó là do cơ chế của Đảng gây nên.
Ngày còn hợp tác xã trước 1990 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy đó là do cơ chế của Đảng gây nên.
Trả lờiXóaXã hội VN hiện nay không tiền, không tình, không quỳ gối, không nịnh nọt thì nhiều người khó mà đỗ đạt, khó mà được đề bạt thăng cấp.
ở VN Nữ có nhiều lợi thế trong quan hệ với lãnh đạo, họ ướt át với sếp rồi công việc có sai cũng chăng lo, rồi còn thăng tiến rất nhanh nữa.
Nay VN nhiều nhà nghỉ quá! nhiều quan tham quá! Đã loạn từ lâu! Mẹ VN ơi! Mẹ VN ơi!
"Vì đất nước rơi vào thời BĨ, thời LOAN TRỊ. Cho nên:
Trả lờiXóaQuân tử sa cơ
Tiểu nhân đắc chí
Con đĩ làm Bà chủ
Lưu manh hí hú với quan toà
Người có Tâm có Tài bị dìm hại
Kẻ tiêu nhân chễm chệ chức quyền
Đòng tiền chen ngang đạo lý...."
Tác giả viết ngắn gọn nhưng rất thực và sâu sắc, nó lên án mạnh mẽ một chế độ phản động thối nát đến cực độ đang ngự trị tại VN hiện nay
Bác TMH nghiên cứu Đông Tây kim cổ thông tuệ thế mà không làm thay Hội đồng LL TW của bác Huynh
Trả lờiXóa