* TRẦN MẠNH HẢO
(tiếp theo - Phần 3)
Marx đã lấy tư tưởng xã
hội chủ nghĩa là một xã hội có nền nền kinh tế thống nhất có kế hoạch trên quy
mô một quốc gia và quy mô thế giới, lần đầu tiên do Saint Simon (1760 - 1825)
sáng tạo ra để làm của mình, sau khi đã xóa bỏ tính nhân đạo của học thuyết
Saint Simon.
Marx đã lấy học thuyết
Charles Fourier (1772 - 1837) làm của mình, trong đó có một phát minh quan
trọng nhất của bậc tiền bối này, rằng tiến trình lịch sử xã hội loài người trải
qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai
đoạn tư bản chủ nghĩa, gia trưởng là xã hội phong kiến, dã man là xã hội chiếm
hữu nô lệ và mông muội là xã hội cộng sản nguyên thủy. Ngay cả ý tưởng công xã
(Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống công nghiệp mới hay chủ
nghĩa công nghiệp mới theo cách gọi của ông.
=> Phần 1 ; Phần 2
> Ống cống trần gian – Vô sản chuyên chính…
Đơn vị cơ sở của xã hội mới ấy bắt
đầu từ các phalanges (phalănggiơ - một kiểu công xã) của Fourier) Marx cũng lấy
làm của mình. Ý tưởng phải thay thế chế độ tư bản một cách triệt để bằng phương
pháp hòa bình của Fourier cũng được Marx trưng thu sau khi đã đuổi chủ nghĩa
nhân đạo ra khỏi học thuyết Fourier.
=> Phần 1 ; Phần 2
> Ống cống trần gian – Vô sản chuyên chính…
Học thuyết cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố
chính của sự suy đồi về đạo đức cần phải được tiêu diệt bằng phương pháp hòa
bình đã được Marx lấy làm của mình sau khi đã xóa bỏ tình thương con người phi
giai cấp của Owen (Robert
Owen (1771 - 1858) mà Marx gọi là cải lương, thỏa hiệp, là không triệt
để.
Tư tưởng “Xã hội mới đó vận hành hợp lý đó theo
nguyên tắc sở hữu chung và lao động chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay,
sự phát triển toàn diện của cá nhân, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Xã hội
không có giai cấp ấy là một liên minh tự do của các công xã tự quản” của Owen
cũng được Marx lấy làm của mình sau khi đã từ bỏ phương pháp thiện căn của Owen
để dùng bạo lực xây dựng xã hội mới do Marx chủ trương.
Học thuyết kinh tế của Marx là bắt nguồn từ hai
nhà kinh tế học lớn nhất của chủ nghĩa tư bản là Adam Smith và David
Ricardo.
Adam Smith, FRSE
(rửa tội ngày 16 tháng 6 năm 1723, hay 5 tháng 6 năm 1723 trong lịch Julian;
mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia
đạo đức học lớn người Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận
kinh tế. Bộ sách Bàn về tài sản quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of
the Wealth of Nations) đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một
trong những cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất của thương mại tự do, chủ nghĩa tư
bản, và chủ nghĩa tự do.
Adam Smith là lý thuyết gia số một đặt nền móng
cho kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông sinh trước Marx 95 năm và 28 năm sau khi ông
mất, Marx mới ra đời. Trước Adam Smith, kinh tế phương Tây còn mang đặc thù của
nền kinh tế phong kiến tuy đã manh nha nền kinh tế thương mại tư bản tư nhân
còn nhỏ lẻ.
Trước Adam Smith, chủ nghĩa tư bản sơ khai đã có
một số nhà kinh tế bàn đến vấn đề tự do kinh tế và tự do thương mại, bàn về các
khế ước xã hội trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Nhưng chính từ Adam
Smith lần đầu tiên các lý thuyết về tự do kinh tế, tự do thương mại được hệ
thống hóa, điều kiện hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đó là những vấn đề sống
còn của chủ nghĩa tư bản nhân đạo trong mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế,
giữa lý thuyết về giá trị lao động và thị trường tự do tự điều tiết mọi mâu
thuẫn lao động và tư bản, về vấn đề chuyên môn hóa sản xuất quốc tế và sự phân
công lao động, về nhân tố sản xuất quan trọng hơn nhân tố mậu dịch, về thuyết
trọng thương đã vượt qua thuyết trọng nông trong tích lũy tư bản, về “lý thuyết
lợi ích tuyệt đối” trong vai trò điều tiết của nhà nước trong kinh doanh quốc
tế, về sức lao động là giá trị đầu tiên của nền tảng sản xuất tư bản.
Vấn đề quan trọng nhất mang tính đạo đức trong
kinh tế luận Adam Smith là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải phóng
con người khỏi nô lệ thân xác. Thương nghiệp và công nghiệp thành thị chỉ có
thể phát triển khi nó gắn liền với tự do cá nhân, quyền tư hữu tối thượng và
pháp lý dân chủ đại nghị. Adam Smith còn khuyến cáo nền kinh tế tư bản rằng
kinh tế chỉ có thể phát triển nếu việc trả lương lao động hợp lý trở thành tiêu
chuẩn mang tính lịch sử để tiến lên hữu sản hóa giai cấp vô sản. Adam Smith
trong kinh tế luận của mình đã coi hợp tác trong cạnh tranh là vấn đề sống còn
của xã hội tư bản.
Marx, từ người học trò trở thành người phản biện
học thuyết kinh tế AdamSmith. Marx luôn luôn nói đến duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử nhưng trong cách hành xử và lập luận của mình, Marx lại là người
chủ quan phi biện chứng và phi lịch sử hơn ai hết. Marx áp dụng biện chứng pháp
Hegel vào mọi vấn đề để đi đến công thức cứng ngắc và thiếu khoa học là tư bản
thì tuyệt đối xấu còn vô sản thì tuyệt đối tốt, rằng tư bản bóc lột dã man vô
sản bằng “giá trị thặng dư”, rằng nhất định vô sản sẽ chôn tư bản để xây dựng
một nền kinh tế chỉ huy, một nền kinh tế kế họach hóa toàn cầu phi cạnh tranh,
một nền kinh tế xóa bỏ hoàn toàn tư hữu…Marx, bằng định kiến cố hữu đã đóng
đinh tư bản vào một chỗ “bóc lột dã man” mà không cho nó sự vận động để tự sửa
chữa tốt hơn.
Thực tế đã chứng minh Marx hoàn toàn sai lầm về
học thuyết kinh tế duy tâm chủ quan thiếu luận chứng khoa học của mình. Học
thuyết kinh tế tự do và nhân đạo của Adam Smith đã chiến thắng học thuyết chôn
tư bản của Marx. Chính Marx từng nói: “ Thực tế là thước đo chân lý”. Ngày nay
bốn nước cộng sản cuối cùng của thế giới là Trung Quốc, Việt Nam và bước đầu
với Cuba và Bắc Triều Tiên đã từ bỏ (và dần dần từ bỏ) kinh tế tập trung, kinh
tế phi cạnh tranh, kinh tế bị chính trị hóa, phi tư hữu hóa của Marx để thực
thi học thuyết kinh tế tự do và nhân đạo tư bản chủ nghĩa của Adam Smith.
Nói tóm lại, hầu hết tư tưởng của Marx là lấy từ
các học phái trước Marx, sau khi ông đã chối bỏ mọi điều thiện của các bản
chính để duy ác hóa chủ nghĩa xã hội rất thiếu lý tính, thiếu lẽ phải của mình,
rồi gọi chúng là chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC
THUYẾT MARX
Trong các trước tác của Marx - Engels, khái niệm
“đấu tranh giai cấp” luôn luôn được đồng nghĩa với khái niệm “ bạo lực cách
mạng” với các từ “duy ác” như “ tiêu diệt”, “giết sạch”, “chôn”, “tước đoạt”, “
cướp”... tức là tuyệt đối hóa hành vi giết người, hành vi tước đoạt, cướp bóc
của giai cấp này với các giai cấp khác trong công cuộc tiến lên thiên đường
cộng sản. Marx chỉ ra rằng lối lên thiên đường duy nhất của giai cấp vô sản
chính là địa ngục của giai cấp tư sản.
Marx trong tuyên ngôn của đảng cộng sản do
Engels chắp bút (trích từ “ Thư Viện Marx-engels” trên Internet) đã tuyệt đối
hóa CÁI ÁC, coi CÁI ÁC là động lực duy nhất của sự phát triển lịch sử nhân
loại, khi ông viết:
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến
ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.”
ĐẤU TRANH GIAI CẤP BẰNG TUYỆT ĐỐI HÓA BẠO LỰC –
MỘT HỌC THUYẾT PHI NHÂN
Đây chính là sự sai lầm hệ trọng nhất trong nhận
thức luận của Marx về lịch sử, một sai lầm gốc trong các sai lầm gốc khác nơi
Marx (xóa bỏ tư hữu, giá trị thặng dư, chuyên chính vô sản, mô hình phi nhân về
con người phi biện chứng, phi lịch sử, phi logic trong xã hội bịa đặt có tên là
thiên đường cộng sản...)
Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc đấu
tranh kép (vừa hòa bình vừa bạo lực) giữa văn minh và dã man, giữa cái thiện và
cái ác, giữa cái chân và cái giả, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái vị tha và
cái vị kỷ...
Việc tuyệt đối hóa cuộc đấu tranh giai cấp bằng
bạo lực - tức sự giết người hay CÁI ÁC là động lực duy nhất của lịch sử tiến
hóa nơi con người là một lý giải sai lầm lớn nhất của Marx để biến học thuyết
cộng sản của ông thành HỌC THUYẾT DUY ÁC.
Về phát kiến tai hại này của Marx, trước hết lại
bắt đầu từ lời giải thích của thầy ông là triết gia duy tâm Hegel, xin
trích:
“Trong "Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của
triết học cổ điển Đức", Enghen đã nhắc lại quan điểm của Hêghen (F. Hegel)
về sự đối lập giữa thiện và ác và ông đã phân tích như sau: "Hêghen viết:
"Người ta tưởng nêu được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là
thiện, song người ta quên rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa
với lời nói này: "Con người bẩm sinh là ác". Theo Hêghen, ác là hình
thức, trong đó biểu hiện động lực của sự phát triển lịch sử. Thật ra câu nói đó
bao hàm hai ý nghĩa: một mặt, mỗi bước tiến mới tất nhiên là một tội ác chống
lại trật tự cũ đang suy đồi, nhưng được tập quán thần thánh hoá. Mặt khác, từ
khi sự đối lập giữa các giai cấp xuất hiện thì chính những dục vọng xấu xa của
con người – lòng tham và sự thèm muốn quyền thế – đã trở thành đòn bẩy cho sự
phát triển lịch sử".” (hết trích)
Qua Engels ta mới biết chính Hegel, một con
người luôn vịn vào vào Thượng đế để đi tìm tuyệt đối trong ý niệm, trong xã hội
tuyệt hảo do ý niệm tuyệt đối dẫn đường, người hình như vẫn còn tin vào thiện
căn con người, lại xúi giục Marx dùng cái ác để giải thích lịch sử của loài
người là một lịch sử duy ác, do cái ác làm tiến hóa xã hội con người. Đây là
một ngụy lý của thầy trò Hegel- Marx, gây ra sự tai hại vô song về sau cho
những hậu duệ dùng học thuyết phi khoa học này để cải tạo thế giới bằng biện
pháp duy ác, không còn chỗ cho cái thiện cư trú trong học thuyết Marx.
Trong triết học Trung Hoa, Mạnh tử (372 trước TL
- 298 trước TL) một học phái Nho gia nổi tiếng nhất từng nói: “ Nhân chi sơ
tính bản thiện”. Tuân tử (313 trước TL - 238 trước TL) cũng một học phái Nho
gia khác sinh sau Mạnh tử 59 năm lại nói ngược rằng: “ Nhân chi sơ tính bản
ác”. Từ đó, có nhiều người suy ra rằng Mạnh tử chủ trương thiện còn Tuân tử chủ
trương ác. Sở dĩ Tuân tử nói như trên là để cân bằng với quan niệm duy thiện
của Mạnh tử, rằng con người sinh ra đã sẵn cả tính thiện và tính ác. Bởi, thiện
ác là bản năng tự nhiên tạo hóa ban cho muôn loài.
Vấn đề DUY ÁC của học thuyết Marx đấu tranh giai
cấp bằng bạo lực trong việc giải thích lịch sử loài người là ông đã lấy học
thuyết “đấu tranh sinh tồn tàn bạo, đào thải của tự nhiên tàn nhẫn và tồn tại
của giống thích ứng với môi trường ác liệt” của Charles Robert Darwin (12 tháng
2, 1809 – 19 tháng 4, 1882) làm thành học thuyết đấu tranh giai cấp bạo lực của
mình.
Darwin sinh trước Marx 9 năm và mất sau Marx một
năm. Mặc dù tác phẩm trứ danh nhất của Darwin là “Nguồn gốc các loài” in lần
đầu tiên năm 1859, trong khi “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” của Marx –Engels in
trước đó 11 năm, tức năm 1848, thì sao lại có chuyện Marx lấy ý tưởng của
Darwin?
“Nguồn gốc các loài” là cuốn sách tổng kết những
thành quả của những khám phá, nhìn nhận, ghi chép, suy đoán, kết luận của
Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên hải trình của tàu
Beagle vòng quanh thế giới; và ông đã liên tục công bố các bài báo nhỏ về các
kết quả nghiên cứu này trên báo để thăm dò phản ứng của các nhà khoa học. Marx
đã lấy các ý tưởng của Darwin từ các bài báo này về sự tiến hóa của các loài
qua phép thử của cái ác đặng tăng thêm tự tin để ông công bố kết luận gây
choáng: lịch sử loài người là lịch sử của cái ác. Chúng ta hãy nghe Engels kể
lại:
“Trên các ấn phẩm của Nguồn gốc, Marx đã tham
gia vào các công việc khác. Nhưng khi ông đã có một cơ hội để đọc nó một năm
sau đó, đánh giá của nó cũng tương tự như của Engels, người mà ông đã viết trên
19 tháng 12 năm 1860:
"Trong thời gian thử nghiệm của tôi [bệnh]
trong bốn tuần tôi đã đọc tất cả các loại vật. Trong số những người khác, cuốn
sách về chọn lọc tự nhiên của Darwin. Mặc dù nó được phát triển một cách thô
tiếng Anh, đây là cuốn sách có chứa các nền tảng tự nhiên lịch sử của quan điểm
của chúng tôi. "
Một tháng sau, vào ngày 16 Tháng 1 năm 1861, ông
đã viết cho Lassalle trong điều kiện tương tự:
"Công việc của Darwin là quan trọng nhất và
phù hợp với mục đích của tôi ở chỗ nó cung cấp một cơ sở khoa học tự nhiên cho
lịch sử đấu tranh giai cấp. Một, tất nhiên, không phải đưa lên với phong cách
tiếng Anh vụng về của các đối số. Mặc dù tất cả các thiếu sót của nó, nó là ở
đây, lần đầu tiên, 'mục đích luận trong khoa học tự nhiên là không chỉ là một
đòn chết, nhưng cũng hợp lý, ý nghĩa của nó được giải thích theo kinh
nghiệm."
* BLOG của Đảng xã hội chủ nghĩa thế giới (Mỹ): www.wspus.org:
/Thứ Hai 16 Tháng Ba, 2009 /
(hết trích).
Chính Engels nói trong bài phát biểu trước mộ
Marx trong đám tang của ông này, khẳng định Marx đã tiếp thu học thuyết đấu
tranh sinh tồn nơi thực động vật làm học thuyết đấu tranh giai cấp trong xã hội
loài người: “Giống như Darwin phát hiện ra quy luật của sự tiến hóa tự nhiên
đấu tranh sinh tồn, do đó, Marx phát hiện ra quy luật của của sự tiến hóa trong
lịch sử nhân loại”
Darwin và Marx trong việc tuyệt đối hóa cái ác
trong sự tiến hóa của tự nhiên và sự tiến hóa của xã hội loài người đã có sai
lầm đáng tiếc…
(còn tiếp)
---------------
DUY TÂM – DUY VẬT
Trả lờiXóa(ý thức và vật chất – cội và quả )
Tâm nhân cội rễ - tạo quả phước !
Quả phước tốt tươi ? – nơi nguồn cội !
Người vật “Đôi tâm” * - âm dương “Kết”
Thiên - thời - địa – người với “Tâm nhân”
Bản năng thân xác thường nghĩ vật (vật chất) !
Chất danh dưỡng lợi thoả vọng tham
Tưởng mình ngọn quả nuôi thân gốc
Đâu biết Cội nhân – Tạo vật Danh
Thích Chân Đạo
Chú thích: Phải kết hợp ý thức và thân xác – Người và vật
không thể đơn phương tạo sinh
mà phải đồng tâm Nam và Nữ hoặc Đực và Cái “Tâm Hồn lẫn thể xác” (Dương – Âm)
Thời của Mác mà đã có " Đạo " Triết rồi sao ? cái quan trọng nhất trong thuyết của Saint Simon. là tính nhân đạo thì bị ông này lược mất , từ đó có thể hiểu là Mác không hề quan tâm đến sự nhân đạo ngay từ đầu .Như vậy Không phải là vô tình khi bị hậu thế coi là thứ học thuyết quái gở .
Trả lờiXóaMarx nói nghe hay lắm: "Hạnh phúc là đấu tranh"? Thực ra đó chỉ là đấu đá, và cổ vũ giết hại lẫn nhau.
Trả lờiXóa"Hạnh phúc là không phải đấu tranh!" Người Thái đã nói ý như vậy (Chúng tôi tự hào là chẳng phải đánh nhau với đế quốc nào - chẳng đế quốc nào đánh chúng tôi cả.)
Lành lành như anh Thái mà lại hay , chả nói nhiều , vâng ! Tôi " Ít Chữ " hơn các ông , tôi chả biết ông Mác , ông Lê là ông nào , thế thôi . Nhưng đất nước tôi yên bình , phát triển , chả biết đấu tranh giai cấp , giai ciếc là gì . cứ im im mà hóa hay !
XóaCứ anh nào hay nhảy cẫng lên là anh ấy thường có vấn đề .
Học thuyết của Marx ra đời để chứng minh cho câu : CHỈ CÓ CÁI ÁC MỚI DIỆT ĐƯỢC CÁI ÁC !
Trả lờiXóaXin Chân thành cảm ơn Nhà Thơ TRẦN MẠNH HẢO và Nhà Văn Đại tá BÙI VĂN BỒNG !
MARX LE LA CAI CHI CHI
Trả lờiXóaMARX LE LA CHU NGHI GI VAY TA
LA CONG CUA LA CONG NHA
CONG CHONG CING VI VA LA CONG CON
LA LAM CHO CONG SAN AN
LA DAM LA CHEM LA DANH GIAT NHAU
LA TRANH DAU LA KHO DAU
LA BON NOI TRUOC QUEN SAU DO MA
MARX LENIN NHUNG BONG MA
CHUNG NO AM ANH CHUNG TA LAU ROI
Trả lờiXóaKhi không quan tâm tới ý thức hệ nào cả, ta đã là người tự do. Đó mới chính là đỉnh cao trí tuệ! Loài người ở giai đoạn Phục Hưng có được điều này. Sau đó, vì những ý thức hệ lởm khởm, con người trở nên nguy hiểm. Hãy nhìn bức tranh châm biếm: con người từ loài khỉ, bò lom khom bốn chân, đứng thẳng dậy oai phong lẫm liệt rồi... lại lùn xuống, đi bằng bốn chân dưới hình dạng của loài lợn!
Charles Fourier (Saclơ Phuriê) cũng là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nổi tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Trả lờiXóaTin vào học thuyết về một xã hội mới công bằng, bình đẳng, bác ái, Fourier gửi kế hoạch vào xây dựng các phalanges tới các nhà tư bản với hy vọng chỉ cần 4000 người bỏ tiền ra xây dựng thì xã hội mới sẽ thành hiện thực, nhưng không một nhà tư bản nào hay chính khách nào ủng hộ ông cả.
Học thuyết của Fourier còn nhiều mâu thuẫn. Xã hội mới mà ông vạch ra còn mang tính chất bảo thủ về quyền tư hữu về tự liệu sản xuất và tình trạng phân chia giai cấp. Ông chống lại phương pháp đấu tranh cách mạng, mơ hồ về bản chất của giai cấp vô sản. Vì thế, học thuyết xã hội của ông mang tính chất không tưởng. Tuy nhiên, mục tiêu mà ông đặt ra phản ánh nhu cầu về sự phát triển xã hội. Một số đường nét của xã hội tương lai đã được phác thảo.
Vô nhân đạo nhất ! Tàn bạo và ác độc nhất ! Dã man nhất ! Chuyên chế độc đoán nhất ! Giáo điều, bảo thủ nhất ! Chủ quan duy ý chí nhất ! Mê hoặc và lợi dụng triệt để nhất đối với tầng lớp khốn cùng của xã hội qua cái bánh vẽ XHCN ... Đó là một vài nét đặc trưng trong Học thuyết của Marx !
Trả lờiXóa