…Trong
bài trước, tôi đã nêu rõ, độc lập quốc gia liên quan trực tiếp đến khái niệm uy
quyền tối cao của một nhà nước. Tôi phân tích uy quyền chính đáng của bất cứ
nhà nước nào phụ thuộc vào sự ưng thuận của nhân dân nước đó. Tôi khẳng định có
3 loại uy quyền. Một là sự uy quyền hình thức (tức là những gì được
viết trên hiến pháp). Hai là, sự uy quyền thực quyền, tức là ‘de facto
authority’ (ai có súng trong tay là người đó có uy quyền). Ba là uy quyền
chính đáng có nghĩa là nhân dân chấp nhận sự lãnh đạo….
Đối với Lenin và những đồng chí của ông, sự thống trị
tuyệt đối của ĐCS là thiết yếu. Cũng có lúc (như trong Chương trình Kinh tế
mới) Lenin đã phải ôm lấy cơ chế kinh tế thị trường. Đừng nghĩ sai. Từ đảng
Nhân dân Hành động (People’s Action Party) của Singapore đến Quốc Dân Đảng
(Kuomintang) của Đài Loan cũng đã từng xem mô hình của Lenin là cần thiết. Hai
đảng này đã chứng minh sự thống trị của một đảng theo mô hình Lenin cũng có thể
liên kết chính trị và kinh tế.
Thế nhưng thực tế này liên quan đến Tự do như thế nào?
Xin thưa: ở nước nào, nhà nước, dù lên cầm quyền bằng những phương tiện bạo
động hay bất bạo động, dù quyết định bằng một quá trình độc tài hay dân chủ,
quyết định những giới hạn của quyền Nhà Nước và trách nghiệm của dân.
Rất tiếc cho Việt Nam và các nước chủ nghĩa Lenin
khác là họ đã lấy mô hình mà trong đó quyền của Đảng và Nhà Nước là tuyệt đối,
và chẳng tôn trọng những quyền con người trong ý nghĩa phổ biến của nó…
------------------
Hôm nay là ngày ta hết tự do đăng tải tin tức rồi. Nhưng có tin vui buồn gì ta hãy thông báo ch nhau. Chẳng hạn, trên lề phải (hữu khuynh) đang đăng tin một người 76 tuổi nguyên bí thư chi bộ ĐCSVN xã... hiếp dâm bé gái! 76 năm theo đảng mà nhập tâm làm bậy vậy à?
Trả lờiXóaHởi những nhà chức trách trong hệ thống chính trị “đĩnh cao trí tuệ” luôn được giương cao độc lập, tự do, hạnh phúc. Vào dịp sắp bước vào lễ quốc khánh 2/9 này hãy quá bộ xuống dưới vùng dân cư mà nghe loa phường, loa làng suốt ngày họ thi nhau ra rả chuyện gì.
Trả lờiXóaĐó là lời kêu gọi mọi người dân hãy lập thành tích dâng lên ngày quốc khánh. Cụ thể là mọi người hãy ủng hộ tiền để đón chào ngày lễ trọng đại này bằng cách tổ chức văn nghệ và thể thao. Mổi gia đình ủng hộ được qui định cụ thể phải ít nhất là: 20, 30 hay 50… ngàn đồng tùy theo quy định của mổi địa phương. Gia đình nào có tiền ủng hộ luôn được thông báo trên hệ thống loa phóng thanh. Nghiệt nổi gia đình nào không có tiền để ủng hộ cũng bị gọi tên trên loa sao chưa ủng hộ?! Thế thì còn gì gọi là ủng hộ nửa sao không bắt buộc người dân đóng nộp nhân ngày quốc khánh cho xong?
Trên nhà nước nhân ngày lễ quốc khánh thì tổ chức thăm viếng, tặng quà, xét cho giảm án tù… Còn dưới dân tình thì đinh tai nhức óc với hệ thống loa phóng thanh phường, làng réo rắt kêu gọi đóng góp tiền. Một hình ảnh phản cảm ông chẵng bà chuộc chẵng hiểu ra làm sao.
Nghỉ rằng cán bộ cấp cơ sở chắc họ quá nhiệt tình lắm lắm. Nhưng “nhiệt tình mà cộng với dốt nát bằng phá hoại” (Lê nin). Ai đời vào dịp quốc khách của một đất nước mà lên loa cứ rặt hô hào dân phải đóng nộp tiền, nghe mà đau lòng. Thế giới này chỉ có riêng ở Việt nam phải không nhà chức trách “đĩnh cao trí tuệ”?
Với chính phủ giấu dốt, giấu chuyện xấu này thì định nghĩa nào có lợi cho họ thì họ mới xài.
Trả lờiXóaThử hỏi họ có dám đọc ra rả cái định nghĩa độc lập tự do đầu trang của bác Bồng của Hồ Chủ tịch trên đài VTV không?
Kiên quyết theo mô hình CNXH đáng lẽ phải là quốc gia mạnh mẽ thí nghiệm và sửa đổi nhất thì ngược lại là quốc gia chậm chạp lề mề nhất. Tâm tưởng chỉ nhìn xung quanh xem cái gì bắt chước được, ăn cắp được như Trung Quốc. Vì sao vậy? Vì muốn luôn thí nghiệm và sửa đổi có hiệu quả nhất phải có người tài năng, dám nhận trách nhiệm và phản biện tận cùng chứ không phải " Cái này bộ chính trị đã quyết".
Một người tự do là khi họ không hài lòng với nhận thức hiện tại họ muốn sáng tạo hoặc phạm sai lầm để thay đổi. Lương tâm và pháp luật là giới hạn giúp họ cảnh tỉnh.
Cái Quốc hội mấy trăm người lại chịu cúi đầu trước mười mấy người thì còn nói tới phản biện ... cái tự do.
ĐỘC LẬP_TỰ DO_ HẠNH PHÚC,
Trả lờiXóaĐó là dân chủ,nhân quyền và dân quyền.
Vì lẽ trên mà dân tộc Việt chiến đấu không mệt mõi và hy sinh khủng khiếp từ thời Hai Bà Trưng cho đến nay.
Nhưng lịch sử cũng chỉ ra là cứ sau khi nhan dân giành được lại bị tay trong cướp mất và đe dọa chiến tranh tiếp diễn.Nghe đến chiến tranh ai cũng ngán.
Thôi,ngày nay chỉ lo chạy chợ.Đẩy dân vào cánh chạy chợ là hết lo làm chính trị.
Công Sơn đang nằm bệnh là mất 1 chiến sĩ,cũng tại MỸ thôi,tra tấn cho cố,nay chưa chết là may.
Cũng... "tự do"
Trả lờiXóaChuyện rằng: sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có dịp công cán, tái ngộ thủ đô Ấn Độ sau nhiều năm. Ông ngỡ ngàng trước cảnh vật đổi thay, mức sống khá giả của dân chúng, vì vẫn nghĩ Ấn Độ là xứ sở còn nghèo khổ, lạc hậu như báo chí VN thường đăng tải.
Trong bữa ăn cơm thân mật cùng nữ Thủ tướng Ganđi, ông Đồng hỏi:
- Thưa bà, trung bình một cặp vợ chồng công nhân Ấn đi làm thì thu nhập bao nhiêu Rupi?
- Khoảng 3.000.
- Để đảm bảo chi tiêu cho một gia đình 4 miệng ăn, gồm họ và 2 con, cần bao nhiêu?
- Khoảng 2.000
- Thế 1.000 Rupi còn lại, Chính phủ Ấn có yêu cầu phải gửi tiết kiệm hay hướng dẫn đầu tư vào đâu không?
- Tự do. Họ muốn làm giàu thì đầu tư. Muốn sinh hoạt sung túc trước mắt thì tiêu sạch. Chính phủ không can thiệp.
Ông Đồng gật gù ra chiều suy tư... Bỗng bà Ganđi hỏi lại:
- Thế bên ngài?
- Hai lao động trung bình kiếm được khoảng 2 triệu đồng.
- Bốn miệng ăn thì hết bao nhiêu?
- Ba triệu đồng.
- 1 triệu thiếu hụt, họ đào đâu ra?
- Cũng "tự do". Chính phủ không can thiệp, thưa bà!
Tự do á? Xạo!
Trả lờiXóa