Trang BVB1

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

"Tiếng nói' E.MAIL - 64

Tô Văn Trường  <tovantruong1948@yahoo.com>

Re: FYI : Góp ý bản dự thảo MDP do chuyên gia Hà Lan thực hiện 
Dear All
Được mời tham dự cuộc họp “Mekong Delta Plan - Focus Group Meeting” vào ngày 12-13/9/2013 do chuyên gia Hà Lan thực hiện, tôi lại nhớ đến bài báo “Buổi làm việc cuối cùng” của nhà báo Huy Đức với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đăng trên báo Sài gòn giải phóng ngày 15/6/2008, trong đó có đoạn: ”Từ hơn 2 năm trước, mẩu tin ngắn “Dải băng lớn nhất ở Bắc cựcđang tan ra” đã làm ông chú ý. Chính ông cho cắt mẩu tin ấy, chuyển cho TS Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạchThuỷ lợi miền Nam. Ông cũng đọc rất kỹ những cảnh báo của Liên hiệp quốc về khả năng nước biển dâng cao mà Việt Nam là một trong những quốc gia có thể chịu nhiều ảnh hưởng. Ông dự định sẽ đi Hà Lan, như một thường dân cùng với một nhóm chuyên gia thân cận. Chuyến đi vừa để nghiên cứu kinh nghiệm làm đê biển của Hà Lan, quốc gia sống trong điều kiện đất đai thấp hơn mực nước biển, vừa muốn nhắc nhở Việt Nam không thể chậm trễ hơn, nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng này và có giải pháp chuẩn bị sớm. Chuyến đi Hà Lan ông đã chuẩn bị khá lâu và tới lúc đó thì ông và các thành viên trong đoàn đã đặt vé…để rồi không bao giờ thực hiện được chuyến đi mà ông từng ấp ủ ấy”.
Xin nói rõ hơn, chuyến đi thăm Hà Lan cùng ông Võ Văn Kiệt đã đặt vé máy bay xuất phát lúc 23 giờ 5 phút đêm 2/6/2008 của Việt Nam Airline từ Tân Sơn Nhất quá cảnh Paris rồi đến Hà Lan. Nội dung chương trình của đoàn là trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phòng chống thiên tai, khảo sát hệ thống các công trình đê, cống, âu thuyền và phát triển nông nghiệp của Hà Lan, nơi có điều kiện tự nhiên, và dân số tương tự như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng GDP của họ lại gấp hơn ta đến 40 lần?
Ngày 28/8/2008 đang trị bệnh ho viêm phổi, từ bệnh viện Thống Nhất ông bảo tôi cứ đi Hà Lan trước, đến 7/9 ông sẽ qua Pháp khám lại bệnh rồi sẽ đến Hà Lan như kế hoạch đã bàn. Nhưng đau đớn thay, cơn bạo bệnh đã cướp đi mong ước cuối cùng của ông cho nên tôi đã viết bài “Lỡ chuyến đi xa” đăng trên báo Sài gòn giải phóng.
Hy vọng bài viết góp ý về Mekong Delta Plan (MDP) này, phần nào phản ánh được những tâm tư, trăn trở cuối đời của ông Võ Văn Kiệt về sự phát triển bền vững của ĐBSCL, đặc biệt liên quan đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 
Tô Văn Trường.

 --------------------------
 Nguyễn Tử Siêm   <siemnguyentu@yahoo.com>
T/g anh Trường,
Tầm tư duy của cụ Kiệt chắc rộng lớn hơn nhiều, nhưng bài viết của anh cũng đã nói được phần nào tâm tư của Cụ. Cảm ơn anh nhiều.
Mấy năm qua rồi mà nhắc đến sự ra đi của Cụ vẫn cứ sốc; tiếc ngơ ngẩn một vị lãnh đạo nhìn xa trông rộng, trọng thực tiễn. Trời đón Cụ đi thì chúng ta phải chịu, nhưng mong ý tưởng nào các anh biết được thì xin kiên trì.
Chúc anh mạnh giỏi. 
 ---------------
Nguyen Tu Siem
CIDA International Chief Technical Adviser
Ha Tinh Agriculture Development Project
Mobile +84 913 234 073
Skype: siemnguyentu
-----------------
Nguyễn Trường Tiến
Chào cả nhà và anh Trường,
Bài viết của anh rất hay, tâm huyết, thuyết phục và giàu tình yêu người dân Mekong.
Anh đã làm việc nghiêm túc và các ý kiến nhận xét, kết luận chắc chắn sẽ giúp ích cho nhiều nhà 
lãnh dạo , chuyên môn và các bạn Hà lan
Tôi đồng ý với các quan điểm của anh và các só liệu, các phân tích của anh
Các bạn Hà lan, Dức, Nauy, Thuỵ điển, Úc, Mỹ, Úc....đều có nhngx nghiên cứu rất hay về vùng sông Mê kong
Ở Việt nam hình như chưa có những đối tác thích hợp để cùng làm việc với các bạn quốc tế
Không có các nhà chuyên môn giỏi cùng làm việc với các bạn quốc tế.
Chắc họ phải dựa vào các Viện, Trường, Bộ, Tỉnh....nên thiếu các cán bộ của Viêt nam đã về hưu cùng tham gia . Thế hệ trẻ bây giờ thiếu nhiều thứ quá. Mặc dù họ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng đã bỏ phí mất. Vì rất cần Đạo Đức, Kiến Thức và các Kỹ năng
Ngày hôm qua ở Hà nội vừa tổ chức đại họi thành lập Hội những người lao động sáng tạo Việt nam. Rất hay và có nhiều người Việt nam sáng tạo gặp nhau.
Chúng ta có thể cùng những người nông dân làm những cuộc cách mạng xanh. Cùng thực hiện những gì Tổ Tiên mong muốn
Ngày 16/8, 20/8, 21/8 và 22/8 âm lịch là ngày giỗ của các Cụ Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lê Lai và Lê Lợi
Xin mọi người thắp 4 nén Tâm Hương cho các Cụ và những qnh linh của dân tộc. Cầu cho Dân an, nước yên, thái bình muôn thuở
Chúc an lành và mạnh khoẻ
(Sent from my iPad)
------------------
GS. Ts. Nguyễn Tử Siêm       
19:22 (2 giờ trước)
tới tôi
Bác Bồng ạ,
Tôi viết cái còm sau bài ODA của anh T.V.Trường trên Blog mà vụng quá, chả chèn được. 
Bác giúp với. Cảm ơn. Siêm./.
Cái khác nhau về nhận thức mà anh TVT nêu bất quá cũng chỉ làm khó cho việc vay và làm chậm giải ngân. Độ vênh về qui chế giữa 2 bên mới đáng ngại; thế nên Nhà Tài trợ (NTT) họ mới nắm quyền: nếu qui định của VN khác đi thì phải tuân thủ qui định của NTT. Nghe chừng không bình đẳng, nhưng nếu không vậy thì nước vay "biến báo" thế nào họ không kiểm soát được. Họ giúp nước vay chống tiêu cực đấy.
NTT quốc tế yêu cầu hồ sơ mời thầu rất nghiêm; nếu hồ sơ chào thầu đạt là tuyển, miễn "đàm phán" hay "thương thảo". Nhưng chủ đầu tư của mình xem ra rất thích cái khái niệm tù mù này. Họ dùng như cái gậy quyền lực: hồ sơ chuẩn, năng lực tốt, giá đúng ("đắt xắt ra miếng") thì bị chê đắt. Công nghệ kém, năng lực tài chính yếu mà chào phá giá lại dễ trúng, ăn nhau cái mặc cả với ông chủ. 
Rất dễ giải trình với cơ quan quản lý: tiết kiệm được nhiều nhá !. Rồi ra bao nhiêu công trình dang dở, xin bổ sung vốn, nào phát sinh, nào trượt giá. Có công trình khánh thành rồi lại xin kinh phí để sửa. Lúc ấy thì sự đã rồi. Đấy là cái mánh cả anh mời thầu và anh chào thầu ngoắc với nhau. Nhiều trường hợp Nhà quản lý biết thừa đi, nhưng "im lặng là có vàng" mà. 
GS TS Nguyễn Tử Siêm <siemnguyentu@yahoo.com>
---------------

2 nhận xét:

  1. Theo Tổ chức khí tượng thủy văn quốc tế (WMO)và Hội Kiến trúc sư Mỹ, với diễn biến hiệu ứng nhà kính và tốc độ tan băng 2 vùng cực hiện nay thí trong tương lai gần : 20 năm và 50 năm nữa mức nước biển dâng (Sea Level Raise) sẽ có 2 kịch bản : kịch bản tốt SLR là 1m và kịch bản xấu SLR là 6m. Theo kịch bản tốt 18% dân số VN bị ảnh hưởng, kịch bản xấu 49% dân số VN bị ảnh hưởng.
    Ảnh hưởng nặng nhất là sẽ phải có những cuộc di dân lớn về những vùng đất cao, ảnh hưởng thứ nhì là đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn sẽ vào tới biên giới Cambodia, nề kinh tế lúc nước VN bị ảnh hưởng nặng nề.
    Các công trình hạ tầng (cầu, đường, hầm...) thường có tuổi thọ trăm năm. Kế hoạch của "Đảng , nhà nước ta" trong hiện tại chỉ đến năm 2025 và "tầm nhìn" đến 2050. Không biết với "tầm nhìn" đó Đảng, nhà nước ta thấy gì....
    Không biết có "thấy" đến năm 2050 Sài Gòn, Hà Nội có bao nhiêu dân? Ngập 1m thì nhà cửa, ăn ở ra sao? Các công trình hạ tầng nghìn tỷ đang làm có xài được không?...
    Người Pháp ngày xưa không biết có "tầm nhìn" bao nhiêu năm mà các con đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo hàng trăm năm sau vẫn còn xài tốt còn "tầm nhìn" của ta thế nào mà một số con đường huyết mạch vừa xây xong là quá tải.

    Trả lờiXóa
  2. Qua Blog của Bác Bồng thấy có comment của Bác Tử Siêm. Mấy năm rồi mới tình cờ gặp bác ở đây, chắc bác vẫn khỏe? Nhớ lần gặp Bác tại sân bay Cam Ranh lúc bác đi công tác Tây Nguyên về, em và bác nói nhiều chuyện thú vị nhỉ? Cách đây chừng 2 năm em cũng lại tình cờ gặp bác Tử Cương trên phà sông Hậu, bác đi công tác ở đồng bằng sông Cửu Long, em có gửi lời thăm bác. Lần đó, dù thời gian ngắn nhưng em và bác Cương cũng có trao đổi đôi điều về biến đổi khí hậu.Theo em, bác Kiệt ngày xưa là người có tâm huyết, bác ấy cũng thấy viễn cảnh về biến đổi khí hậu. Nhìn thấy Hà Lan là một quốc gia có nhiều vùng đất có cao độ thấp hơn mặt nước biển, họ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quay đê lấn biển nên bác Kiệt muốn nghiên cứu học hỏi đôi điều về Hà Lan. Tuy nhiên, theo em biết những vùng lấn biển của Hà Lan đa phần đều trên thềm đá cổ, điều kiện địa chất công trình thuận lợi trong khi đồng bằng sông Cửu Long của ta là vùng "phù sa tân" với nhiều cửa tải một lượng nước và phù sa khổng lồ của sông Mekong ra biển, việc học hỏi Hà Lan cũng là điều ta nên thận trọng...

    Trả lờiXóa