Trang BVB1

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

TRẦN ĐỘ - XÓA ÁC THAY CỰC THIỆN


 * TÔ VĂN TRƯỜNG
             BVB Trong tâm hồn sâu thẳm của  chúng ta dù đi đâu, ở đâu, ai cũng có cội nguồn, ít nhiều đều có kỷ niệm và biểu lộ tình yêu quê hương theo cảm nhận, góc nhìn của mình.
Quê hương
Năm 2012, lần đầu tiên tôi gặp nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại nhà họa sĩ Nguyễn Quốc Việt ở Thái Bình, tác giả của nhạc phẩm “khúc hát sông quê” nổi tiếng.
Thời kháng chiến, nhà thơ  Giang Nam có bài thơ nổi tiếng với những câu thơ giản dị mà sâu sắc, thấm đẫm lòng người khi nói đến quê hương:
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có  những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Yêu quê hương, trước hết là hiểu lịch sử và văn hóa quê hương, đặc biệt các nhân vật đã đi vào huyền thoại của đất nước. Thái Bình là nơi phát tích của nhà Trần một trong những triều đại vẻ vang nhất của lịch sử Việt Nam. Thái Bình cũng tự hào về những tên tuổi lớn Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Cảnh. Quê hương tôi không có núi, nhưng có ngọn núi nào cao hơn ngọn núi”- nhà bác học Lê Quý Đôn?
Ngay trên một huyện ven biển của Thái Bình được lập lên do công trình lấn biển dưới sự chỉ huy của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ cũng đã có tên ba danh tướng thời hiện đại là Trần Độ, Hoàng Văn Thái và Đào Đình Luyện. Ngoài ra, Thái Bình còn có vị tướng tình báo nổi tiếng Vũ Ngọc Nhạ cố vấn ba đời Tổng thống chế độ Sài gòn cũ.  
Nhân kỷ niệm ngày mất của Trung tướng Trần Độ sắp đến ngày 1/7/2002 (âm lịch) tức là ngày 7/8/2013 (dương lịch) xin có đôi lời về vị văn tài võ tướng chịu nhiều oan khuất kể cả khi đã về cõi vĩnh hằng.
Trong một lần về thăm quê hương, tôi được nhà văn Võ Bá Cường tác giả cuốn sách “Chuyện tướng Trần Độ” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2007), kể cho nghe những gian nan vất vả khi đi tìm sự thật. Dù được sự ủng hộ của các vị lão thành cách mạng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu vv… nhưng tác giả vẫn phải biết cách “lách”, không bình luận để đưa được cuốn sách ra mắt bạn đọc.
Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách sinh ra ở xóm Bát Điếu, làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải (do Doanh điền Nguyễn Công Trứ khai khẩn từ 1828). Trần Độ tham gia cách mạng từ thuở thanh niên, trải nghiệm, thử thách giữ vững khí tiết của người dân yêu nước qua các nhà tù tàn khốc từ Thái Bình, qua Hỏa Lò đến Sơn La.
Ông là một vị  tướng nổi tiếng, tài kiêm văn võ, có nhiều công lao đi cùng dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Ông là ủy viên Trung ương Đảng nhiều khóa, là Phó Chủ tịch Quốc hội.
Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét Trần Độ là người nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết với yêu cầu “đổi mới” của Đảng để đưa đất nước tiến lên. Với văn nghệ, ông là người chủ trương định hướng rộng. Tiếc thay, ông sa vào cái mạng lưới hạn chế của thời cuộc, rơi vào tình thế lao lung hiểm nguy và cuối cùng bị xử trí oan ức.
Và may thay Võ Bá Cường với tư cách nhà văn, đã tự nguyện dấn thân kiên trì và dũng cảm làm công việc giải oan cho ông bằng việc sưu tầm tư liệu,  gặp gỡ các nhân chứng còn sống ở khắp miền đất nước, xuất bản sách để dư luận hiểu rõ về phẩm chất cao đẹp, sáng ngời chính nghĩa của ông, không phải là người chống Đảng mà chỉ chống sự ô nhiễm trong Đảng. 
Bản lĩnh Trần Độ
Danh tướng ở nước ta có nhiều, nhưng là tướng tài, ‘văn –võ song toàn’ như tướng Trần Độ rất hiếm.
Ông được người đời mến mộ bởi ‘tâm sáng, chí cao, bản lĩnh phi thường, lập trường kiên định’. Ở mặt trận xông xáo tác chiến, thắng giặc rồi vẫn bền chí trung kiên, sẵn sàng bút chiến.  Những  gì mà có hại đến uy tín của Đảng, có hại cho dân, bất lợi cho nước đều không nằm ngoài tầm kiểm soát và trăn trở của ông. Sự thẳng thắn, cương trực của ông đã làm cho những vị  quan chức quyền uy, thích vuốt ve, khoái nịnh bợ khó chịu, thậm chí hằn học.
Tuy ông đã đi xa, nhưng  người dân đều thấy những điều ông nói, suy cảm, những đề xuất ích nước lợi dân  nay vẫn còn mang đậm tính thời sự, và giá trị hiện thực. Tâm hồn, bản lĩnh, ý chí của ông như còn tươi nguyên.
Ở cương vị thay mặt Đảng, lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, ông có ý thức "cởi trói".  Ông nhận thức rằng văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp. Cần phải biết trọng dụng các tài năng, thuyết phục các tài năng do cá tính độc lập, và tài năng sáng tạo, họ không phải là những kẻ dễ chịu ngoan ngoãn, phục tùng.
Về vấn đề Đảng lãnh đạo, Trần Độ phát biểu: "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể Đảng nữa. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng".
Ông kêu gọi:  "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".
Ngay từ năm 1974, sau khi đi tham quan ở Cộng hòa Dân chủ Đức và trải nghiệm thực tế của bản thân, Trung tướng Trần Độ viết bức thư tâm huyết yêu cầu đổi mới (14 trang) gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ.
Nội dung chủ yếu, ông kiến nghị đưa ra khỏi Đảng những nhân vật lười biếng, mất phẩm chất, chỉ biết nói về Nghị quyết của Đảng như con vẹt, không có năng lực nhưng chiếm chỗ quan trọng, là đầu mối gây bất hòa trong Đảng. Ông kiến nghị cần tổ chức để đưa nông dân ra đồng làm việc một cách tự giác, để phát triển nông nghiệp. Đưa thanh niên học sinh đi học ở nước ngoài (không phải chỉ làm thuê) để có kiến thức về phục vụ xây dựng phát triển đất nước vv…
Trần Độ có 04 câu thơ giãi bày tâm sự thật ngao ngán (và được một số tài liệu đăng lại khác nhau):
Bản 1
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xóa đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.

Bản 2
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.


Chính vì các quan điểm nêu trên, ông bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếng vỗ tay trong một đám tang
Để tưởng nhớ công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng tứ giác Long Xuyên, lãnh đạo và nhân dân địa phương quyết định đổi tên kênh Tuần Thống- T5 thành kênh Võ Văn Kiệt.
Ở đầu kênh có tấm bia đá hoa cương khắc bài văn bia do Anh Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) chấp bút.  Khi được giao nhiệm vụ này, Anh Bẩy hiểu rõ “khôn văn tế, dại văn bia ” nên đã lao tâm, khổ tứ, vắt óc chắt lọc từng con chữ từ trái tim thành kính, ngưỡng mộ vị Thủ tướng của nhân dân, để lại áng văn sâu sắc đi vào lòng người.
Ngược lại với văn bia kể trên là “văn tế” trong đám tang của Trung tướng Trần Độ.
Bài điếu văn của Trưởng ban tang lễ do ông Vũ Mão vừa mới đọc xong, đã bị con trai Trung tướng Trần Độ là Đại tá Tạ Toàn Thắng đáp từ, lịch sự khước từ không chấp nhận trong tiếng vỗ tay đồng tình của những người đi viếng. Sự kiện hy hữu này, đã làm ông Vũ Mão mang tiếng để đời. Đại tá Tạ Toàn Thắng đã làm, chí ít bổn phận đạo hiếu làm con, là bênh vực lẽ phải cho cha mình!
Năm năm sau ngày mất của tướng Trần Độ, ngày 1/8/2007 tại hội trường Ba Đình, ông Vũ Mão viết bức thư “Nghị sỹ đóng vai nghệ sỹ bất đắc dĩ”, thanh minh, dù không đồng tình nhưng vẫn phải chấp nhận phân công của tổ chức, đọc bài điếu văn lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người quá cố.
Ông biết, đó là điều tối kỵ chưa ai làm thế bao giờ nhưng vẫn phải làm (?)
Nghĩa tử là nghĩa tận. Đạo hiếu người Việt không bao giờ cho phép lương tâm người sống “nói xấu” người đã khuất, khi mà người đó thực ra đã dám sống trung thực với tổ chức của mình. Trần Độ không phải người đầu tiên. Ông chỉ là “hậu bối” của các bậc tiền nhân tiên liệt nước Việt như Chu Văn An…
Tiếng “vỗ tay” trong tang lễ là bài học đắt giá cho các vị chính khách chỉ biết nhìn vào “cái ghế” của mình nhân danh “ý thức tổ chức”, không dám hiểu thấu đáo công bằng của sự thật và tình nhân ái của con người. Lời sám hối muộn màng của ông Vũ Mão nhưng có còn hơn không!
Mảnh đất Thái Bình còn nhân vật rất nổi tiếng khác đó là ông Nguyễn Hữu Đang. Ông được Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho nhiệm vụ chỉ huy xây dựng lễ đài để Người thay mặt toàn dân tộc đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ ngày 2/9/1945 tại Ba Đình lịch sử.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Hữu Đang tin tưởng, cống hiến  đi theo Đảng nhưng éo le thay đã phải trả bằng cái giá quá đắt! Ông bị xử lý oan trái trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, bị giam cầm 15 năm ở T75 (Hà Giang), muốn đến nơi ông ở phải đi qua các vùng đất đầy khắc nghiệt:
“  Muỗi Pắc Xum, hùm làng Đán  
Dốc cán Tỷ,  phĐồng Văn”
May thay, tuy muộn nhưng ông được lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận ra sai  lầm, đã sửa sai, phục hồi, cấp nhà và thẻ cử tri.  Ngay lúc cuối đời , ông vẫn làm việc nghĩa, đã bán căn nhà được cấp ở Hà Nội để lấy tiền xây trường học cho trẻ em ở quê hương Thái Bình.
Những gì của Caesar trước sau cũng sẽ phải được trả cho Caesar
Đánh giá về Trung tướng Trần Độ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết (ngày 12/7/2006), nguyên văn như sau:
Trần Độ là một thanh niên yêu nước, sớm giác ngộ và tham gia đấu tranh cách mạng, trở thành người cộng sản kiên cường. Vào quân đội, Trần Độ là cán bộ trẻ thuộc lớp cán bộ Trung đoàn, Đại đòan, Quân khu đầu tiên, trở thành vị tướng có đức có tài, đã có nhiều công lao trong  hai cuôc kháng chiến vĩ đại chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trần Độ có nhiều suy tư trăn trở về con đường phát triển tiến lên của đất nước, về xây dựng Đảng, sống liêm khiết trung thực, luôn đoàn kết với đồng bào, đồng chí, đấu tranh chống  biểu hiện tiêu cực tham nhũng, quan liêu mất dân chủ.
Trong tìm tòi nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Trần Độ manh dạn nêu ý kiến suy nghĩ cá nhân nhưng có lúc chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc. Trung tướng Trần Độ là một con người yêu nước và cách mạng, suốt đời chiến đấu cho lý tưởng của Đảng, vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Chúng ta mãi mãi thương tiếc Trung tướng Trần Độ.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (viết ngày 2/5/2007):
“Tôi biết nhiều về anh Trần Độ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả anh và tôi cùng ở Trung ương Cục miền Nam. Năm 1941 anh bị thực dân Pháp bắt kết án 15 năm tù đầy đi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục về công tác ở Ban tuyên truyền Trung ương.
Anh Trần Độ cống hiến gần hết cuộc đời mình cho dân, cho nước suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến đấu và chỉ huy ở chiến trường trên cương vị Phó Chính ủy Quân giải phóng miền Nam-Phó bí thư Quân ủy Miền (thời kỳ chống Mỹ). Đánh giá con người nói chung, sự cống hiến, một chặng đường dài trong đấu tranh cách mạng, ít ai không có vấp váp sai phạm ở mức độ khác nhau. Đó cũng là lẽ bình thường trong một chặng đường và cả cuộc đời.
 Đảng ta không chủ trương lấy công thay cho lỗi lầm, ngược lại cũng không vì lỗi lầm mà phủ định hết giá trị của sự cống hiến. Vấn đề ở đây phải hết sức công bằng, có sức thuyết phục cao.
Hơn nữa, chúng  ta cần xem xét thuộc quan điểm, chủ trương như trước đổi mới và đổi mới ban đầu và ở những chặng sau này. Có những cái ta cho là đúng trước đây, khi đổi mới và càng về sau càng thấy là nó sai hoặc trước đây là sai nghiệm trọng nhưng khi đổi mới lại là đúng như trường hợp đồng chí Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú).
Ngay cả đổi mới lúc đầu với mức hiện nay cũng có nhiều mức khác biệt, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lịch sử sẽ phán xét công minh nhưng trước tiên mỗi một cá nhân  cũng phải sòng phẳng với lịch sử. Với tinh thần ấy, tôi tin việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần Độ” là việc làm kịp thời và rất có ý nghĩa”.
Thay cho lời kết
Nói về  tướng Trần Độ  phải khẳng định đó là một nhân vật văn võ toàn tài. Thế hệ chúng tôi, những người nay đã trong độ tuổi 60-70, những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước luôn háo hức, say sưa và xúc động đọc trên báo, và nghe trên đài phát thanh rất nhiều những bài viết, bài nói của một người tên là Trần Độ. Những bài báo, những câu chuyện phần lớn ông dành cho thanh niên giầu cảm xúc , hấp dẫn, hóm hỉnh và rất lôi cuốn. Cuộc đời binh nghiệp hiển hách của ông càng làm tăng thêm sức thuyết phục của những bài viết và bài nói của ông. Có lẽ những đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai trong số những công thần hàng đầu của nước Việt Nam hiện đại về tướng Trần Độ là đầy đủ, chí tình, chí lý.
Xin mượn câu đối của tiến sĩ  Hà Sĩ Phu tặng Trung tướng Trần Độ  để thay cho kết luận của bài viết này:
“Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm.
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm.”
TVT
--------------

23 nhận xét:

  1. Ông Vũ Mão cũng quê Thái Bình...
    Chức tước của ông cũng đáng để Người Thái Bình tự hào...
    Cho nên cũng chỉ đáng trách, còn người cử ông Mão đọc điếu văn mới là đáng sợ!


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngẫm về lịch sử lâu dài và đen tối của loài người, ta thấy số tội ác kinh khủng được tiến hành nhân danh sự thần phục nhiều hơn số tội ác nhân danh sự nổi loạn.

      When you think of the long and gloomy history of man, you will find more hideous crimes have been committed in the name of obedience than have been committed in the name of rebellion.

      C.P. Snow

      Xóa
  2. Trần Độ đúng là một Vị Tướng Văn Võ song toàn, thời những năm 70 - 80 mà ông giám viết "thất trảm sớ" như Chu Văn An ngày xưa. Thật đúng là một vị tướng can đảm và thực sự vì dân.
    Chỉ tiếc là bay giờ, 3X lại cho phong quá nhiều tướng trong thời bình, xét ra nhưng vị tướng náy không bằng cái móng chân của Trần Độ cả về võ lẫn văn. Những tên như Đỗ Hưu Ca (CA HP) mà cũng được phong tướng ngang hàm với Trần Độ thì thực sự là một sỉ nhục cho tướng lĩnh Việt Nam.
    Nghe nói là đảng CS Việt Nam đã khai trừ tướng Trần Độ ra khỏi đảng và tháo luôn cả quân hàm của ông phải không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ, trước 2 năm, khi tướng Trần Độ mất, tôi có nghe, cuộc phỏng vấn ngắn của đài BBC với ông.

      Sau khoảng 3 phút, tôi có nghe thấy tiếng máy khoan vào tường và ông Trần Độ nói: Ông có nghe thấy không, nhà dưới, hay nhà bên, khoan tường, để không cho tôi trả lời.

      Thật là "bẩn" hết chỗ nói, của các nhân viên an ninh Việt nam.

      Xóa
  3. Cám ơn anh Tô Văn Trường. Tất cả anh em chúng ta kính cẩn thắp một nén hương để tưởng niệm anh Trần Độ, người mà tôi được biết trong những năm 1989-1990 như một người ủng hộ và thúc đẩy Đổi Mới nhiệt thành không chi trong văn nghệ mà cả trong kinh tế. Anh Trần Độ còn lưu ý tôi rằng Đối Mới chưa có "ecole theorique" nên cần phải tiếp tục nghiên cứu và đẩy tới công cuộc Đởi Mới. Nhận xét của anh Trần Độ đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
    Lê Đăng Doanh

    Trả lờiXóa
  4. TVT - Quế Dươnglúc 16:52 4 tháng 8, 2013

    2013/8/4 To Van Truong
    Dear All
    Là người cùng quê hương với tướng Trần Độ, tôi đã tìm hiểu các tư liệu thông tin theo góc nhìn của mình, tôn trọng sự thật, mới viết bài bình luận "Trần Độ -xóa ác thay cực thiện".
    Xin chuyển để các anh chị và các bạn tham khảo.
    Tô Văn Trường
    ---------------------------
    Phạm Quế Dương:.
    >> + Những năm cuối đời, ông bị Đảng, Nhà nước đối xử rất tệ bạc. May chỉ có anh em dân chủ quây quần bên ông, an ủi ông. Nếu ông được chạy chữa, chăm sóc chu đáo chỉ bằng một phần mười đối với Lê Đức Anh thôi thì hẳn ông vẫn còn sống được đến bây giờ và Phong trào Dân chủ vẫn có một thủ lĩnh, một ngọn cờ chói lọi đáng tôn kính. Tôi đã từng là lính của ông. Tôi nhớ mãi hình ảnh bình dị, tác phong cởi mở, dân chủ, tôn trọng cả những người trẻ tuổi chỉ ở hàng con hàng cháu của ông.
    Một tấm gương dũng cảm xả thân vì Tổ quốc một lòng nhân ái, vị tha tuyệt vời như vậy, đã dốc lòng cung phụng cho sự nghiệp của Đảng, tận tình đến vậy mà bỗng bị Đảng vong ơn, hết xỉ vả, bôi xấu, lại khai trừ. Bất nghĩa như vậy, tàn ác như vậy thì làm sao còn có thể thừa nhận được. Cho nên, khi Đảng khai trừ tướng Trần Độ, tôi và nhiều đảng viên CSVN đã vứt bỏ thẻ Đảng.

    Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã dám phát hành cuốn truyện ký “Chuyện tướng Độ” của tác giả Võ Bá Cường. Phải chăng đây là dấu hiệu muốn sửa sai chứng tỏ sự tiến bộ phần nào của những người lãnh đạo trẻ bây giờ. Chắc chắn nếu Đỗ Mười, Lê Đức Anh còn thần uy tác quái, Nguyễn Khoa Điềm còn làm trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Đảng thì việc này chưa thể có được.
    Năm 1945 – 1946 tôi đã làm liên lạc viên cho Trần Độ ở chiến trường Hà Nội. Lúc ấy anh em đã rất quý ông vì ông rất hay xuống đơn vị chiến đấu và rất quan tâm đến chiến sỹ và tự vệ chiến đấu.
    Đọc truyện càng thấy rõ hơn cái tư chất can trường, gan góc, của một chiến sỹ quật cường từ trước cách mạng, cái hiên ngang anh hùng của một cán bộ lãnh đạo văn nghệ, một vị tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam qua suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Địch đánh tứa máu, xưng múp toàn thân, không nằm không ngồi được nhưng khi chúng đưa một bát cơm và một bát cứt bảo ăn cơm đi rồi khai báo để được tha, nhưng ông đã bưng bát cứt tém lại và vào mồm để tỏ ý chí bất khuất. Ở chiến trường ông lại rất oai phong lẫm liệt. Ông đã từng cưỡi ngựa đi khắp các chiến trường Việt Bắc. Ông giỏi tiếng Pháp nên đã cùng tướng Lê Trọng Tấn (ông Tấn làm chỉ huy, ông làm chính ủy) là người đầu tiên thẩm vấn tướng Đờ Cát ở Điện Biên Phủ. Ông lại cũng từng tung hoành khắp chiến trường Miến Nam. Địch sợ tướng Trần Độ quá phải đưa ảnh giả lên báo loan tin rằng Trần Độ đã chết để binh lính của họ bớt sợ. Tướng Trần Độ có cái oai phong lẫm liệt nhưng tình cảm đằm thắm như một văn nghệ sỹ cho nên ông rất yêu mến, kính phục tướng Nguyễn Sơn. Ông đã từng đưa tướng Nguyễn Sơn đi thâm nhập vào các văn nghệ sỹ ở Khu Bốn, lại cũng đã hộ tống đưa tướng Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc. Tiếc rằng ta đã không biết sử dụng một vị tướng tài như ông Nguyễn Sơn. Nước lớn ngoại bang như Trung Quốc còn biết kính phục và phong hàm trung tướng cho ông Nguyễn Sơn, nhưng Bác Hồ lại khăng khăng chỉ phong hàm thiếu tướng cho ông Nguyễn Sơn ! Một người như ông Nguyễn Sơn là văn võ song toàn. Tướng Trần Độ cũng thế. Cho nên tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang khi viết về Trần Độ đã chọn cái đầu đề “Tướng quân Trần Độ - Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” là rất đúng… (Còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  5. TVT - Quế Dươnglúc 16:53 4 tháng 8, 2013

    … (Tiếp theo ) - Ông cũng ra đi từ nghèo khổ giống như tôi và cũng yêu thương làng quê, mẹ già tha thiết. Ông cũng đã từng nằm ngủ ổ rơm và được ủ bởi tình mẹ trong hơi ấm ổ rơm như tuổi thơ của những người sinh ra từ nông thôn nghèo khổ. Tấm lòng ông rất nhân hậu. Ông cởi áo đắp tấm lưng lở loét để ngăn muỗi bâu vào vết thương cho người tù này và cho người tù khác cả một bộ quần áo khi thấy người tù đó phải ra đi vào một ngày rét mướt. Chính từ tấm lòng nhân hậu mà ông rất bất bình với nhũng cán bộ, những nhà lãnh đạo Đảng đã tha hóa, biến chất, độc tài, độc đoán, chà đạp lên dân chủ, nhân quyền khiến cho cách mạng ngày càng rời xa lý tưởng ban đầu, trở lại lừa đảo áp bức, bóc lột nhân dân làm cho nhân dân khốn khổ, đất nước ngày càng tụt hậu xa so với thế giới.
    Tướng Trần Độ “bất mãn” là rất đúng. Vì đất nước, vì nhân dân mà ông “bất mãn”. Thế nhưng những người lãnh đạo già như Đỗ Mười, Lê Đức Anh thì vì ganh tức ông, những người lãnh đạo trẻ thì vì mang ơn nên phải tuân lệnh những người đã đưa mình lên, vả lại cũng không đọc, không tìm hiểu để biết ông nên đã không chỉ láo xược mà còn đối xử tệ bạc, dã man, tàn ác đối với ông. Họ hết bố trí phụ nữ vào phòng ông cởi áo cởi quần rồi lén lút quay phim chụp ảnh để bêu riếu ông khắp các Câu lạc bộ Ba Đình, Thăng Long… lại thuê những kẻ bồi bút có danh tiếng chửi rủa ông, vu cho ông là bất mãn, cơ hội, chống Đảng, phản bội Tổ quốc v.v… Tệ nhất là khi ông chết, Đỗ Mười ra lệnh cấm không cho vòng hoa nào có dòng chữ “Vô cùng thương tiếc”, kể cả vòng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trong bản điếu văn do Vũ Mão đọc vẫn tiếp tục sỉ nhục ông !
    Những năm cuối đời, ông bị Đảng, Nhà nước đối xử rất tệ bạc. May chỉ có anh em dân chủ quây quần bên ông, an ủi ông. Nếu ông được chạy chữa, chăm sóc chu đáo chỉ bằng một phần mười đối với Lê Đức Anh thôi thì hẳn ông vẫn còn sống được đến bây giờ và Phong trào Dân chủ vẫn có một thủ lĩnh, một ngọn cờ chói lọi đáng tôn kính. Tôi đã từng là lính của ông. Tôi nhớ mãi hình ảnh bình dị, tác phong cởi mở, dân chủ, tôn trọng cả những người trẻ tuổi chỉ ở hàng con hàng cháu của ông.
    Một tấm gương dũng cảm xả thân vì Tổ quốc một lòng nhân ái, vị tha tuyệt vời như vậy, đã dốc lòng cung phụng cho sự nghiệp của Đảng, tận tình đến vậy mà bỗng bị Đảng vong ơn, hết xỉ vả, bôi xấu, lại khai trừ. Bất nghĩa như vậy, tàn ác như vậy thì làm sao còn có thể thừa nhận được. Cho nên, khi Đảng khai trừ tướng Trần Độ, tôi và nhiều đảng viên CSVN đã vứt bỏ thẻ Đảng.
    Tôi có mấy đề nghị như sau :
    1 – Đặt tên ông cho một con đường lớn nhất ở thành phố Thái Bình và một con đường nào đó ở Hà Nội.
    2 – Dựng tượng ông ở Thái Bình và ở một công viên văn hóa ở Hà Nội.
    3 – Nhà nước chính thức ra thông báo giải oan cho tướng Trần Độ và thành thật xin lỗi vong linh ông.
    4 – Cho xuất bản tuyển tập Trần Độ gồm cả những bài viết trong thời chống Pháp, chống Mỹ và thời đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
    5 – Tái bản cuốn “ Chuyện tướng Độ ” có bổ sung thêm bài viết “ Tướng quân Trần Độ - Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo ” của Nguyễn Thanh Giang, vì đúng như ông Giang đã nói : Trần Độ là vị anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là một lão tướng tiên phong can trường và đầy trí tuệ trong công cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước thời kỳ này.
    Error! Filename not specified
    .Phạm Quế Dương
    37 Lý Nam Đế - Hà Nội
    --------------

    Trả lờiXóa
  6. GS. Nguyễn Quang Tháilúc 16:54 4 tháng 8, 2013

    Kính cẩn kính viếng hương hồn Tướng Trần Độ, người đã tạo cảm hứng cho giới trẻ từ những năm kháng chiến chống Pháp. Cách nói rất thuyết phục với giới trẻ...

    Trả lờiXóa
  7. Thank you Anh Tô Văn Trường.
    Nghe chuyện về Vị Tướng Trần Độ nhiều nhưng chưa từng được gặp và được tìm hiểu chi tiết về Vị Tướng Anh Hùng và Tài Ba này của quê hương Thái Bình.
    Thái Bình là quê của lúa. Nơi sản sinh ra những hạt ngọc nuôi sống con người và cũng là nơi sản sinh ra những con người còn Cao Quý và Thanh Khiết hơn cả ngọc.
    Xin cúi đầu mạc niệm và tưởng nhớ vị tướng Anh Hùng Dân Tộc !
    Lịch sử và con cháu chắc chắn sẽ minh oan cho Ông !
    P.Q.K

    Trả lờiXóa

  8. "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể Đảng nữa. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng".
    "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".
    Ong noi rat dung! De phat trien thi can phai co canh tranh! Che do vn hien tai chi gioi beo che, dung tung cho nhau ma thoi. Den mot luc nao do dan ko chiu noi thi. '' tuc nuoc, vo bo'' la dieu duong nhien.
    Hien nay toan dan chua the doan ket lai dc voi nhau nen dang cs van con kiem soat dc, nhung den mot ngay nao do bang cach nay hay cach khac ho se ''ket noi'' dc voi nhau thi thu hoi cac nha lanh dao se lam ntn? Cu theo thuc trang hien nay tiep dien thi toi nghi ngay do se ko xa!

    Trả lờiXóa

  9. Trong kinh tế, nếu độc quyền thì sẽ dẫn tới dịch vụ kém, trong chính trị cũng như vậy không có cạnh tranh thì không có phát triển sẽ dẫn đến chuyên quyền, quan liêu... vì không có ai chỉ cho trên mặt mình có vết nhơ để lau chùi nó!

    Trả lờiXóa
  10. Võ Hòa từ Nha trang gởi đến quí vị,
    Cũng là cấp dưới anh Trần Độ,ở cùng chiến trường,xin thưa rằng:
    - Anh Trần Độ vẫn sống mãi với nhân dân Miền Nam.
    - Không có Đảng nào đối xử với anh Trần Độ như thế cả,Lũ lợi dụng Đảng hãm hại tất cả người có công trong kháng chiến với mức độ khác nhau,anh Trần Độ mất cảnh giác,nó hại anh quá tay để đe nẹt chúng tôi mà thôi.
    Nay suy ra cũng do bàn tay của Tàu chệt cả.
    - Nói cho cùng,chúng hại Việt Cộng tới số,Hèn nhất là không cho truy nhận lương,cũng không phụ cấp hàng tháng,dù rằng cũng là chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam VN ngiêm chỉnh đấy chứ.
    Khốn nhất là đều hạ bậc sau giải phóng.
    - Bọn tay chân Tàu thâm thật nhưng chả làm được gì,vì phơi cái xấu và đê tiện của Tàu.
    Dù sao ngày nay vẫn cảnh giác,bọn làm tay sai cho Tàu,Mỹ,Pháp nhan nhãn...Thậm chí giám đốc sở nông nghiệp làm tình báo cho Đài Loan ai cũng biết,vậy mà tỉnh ủy viên nghiêm chỉnh.
    Chúng ta hãy cảnh giác,ngay cả tay lái xe cho mình,chúng thuê và đe gia đình nó,là cho mình chết quay đơ ngay.
    Vì sự nghiệp cách mạng,vì nhân dân chúng ta sẳn sàng hi sinh,nhưng không nên mất cảnh giác.
    Chúng tôi ở miền Nam hiện nay biết rõ là Đại Việt,Quốc dân đảng chui vào cơ quan nhà nước không ít,tất nhiên là thế hệ thứ 2,là con của chúng đấy.
    Nên nhớ đây cũng là cách tốt nhất để phá đảng mà thôi.
    ĐCSVN không bao giờ chơi trò bẩn này,vf anh Trần ĐỘ là tướng của Miền Nam,thời đó quá gian khổ,và cái chết đến bất kì lúc nào.
    Xin đốt ném hương cho anh,dẫu sao cũng trọn vẹn một đời,cấp dưới anh có hàng vạn đồng chí hi sinh trước khi anh về Bắc kia mà.Chúng ta đêm đêm là khóc cho đồng chí đồng đội,có ai ngờ cũng bị mờ mắt.
    VÕ hÒA XIN CẢM ƠN NGƯỜI ĐỌC VÀ NGƯỜI ĐĂNG.
    Nha Trang,3/8/13

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác "chụp mũ" không đúng chổ.
      Đó là tôi chưa nói bác gây hoang mang,nghi ngờ lẫn nhau,
      cố tình chia rẽ hàng ngũ đấu tranh cho VN.dân chủ.

      Xóa
    2. Ông Võ Hòa nói chuyện này với tư duy lạc hậu vài thế kỷ. Tất cả mọi chuyện tệ hại với ông Trần Độ không thể chỉ là tội của bọn người xấu , mà còn chính là do cơ chế hoàn toàn sai lầm , là hệ tư tưởng cực kỳ bảo thủ của ĐCS gây ra. Vì đó chính là mảnh đất mầu mỡ cho bọn gian tặc kia phat triển , nẩy nở nhiều như kiến ngày nay.

      Xóa
    3. Bác Võ Hòa nói đúng. Đảng Cộng sản không đối xử tệ với Tướng Trần Độ, chỉ có một vài kẻ xấu xa, ngu dốt, lợi dụng cái áo khoác Cộng Sản để thỏa mãn lòng tham quyền lực mới cố tình đối xử ác với tướng Trần Độ thôi. Các bác khác đừng có chủ quan mà cho rằng bác Võ Hòa chia rẽ này nọ.

      Xóa
  11. Kính cẩn thương tiếc tướng Trần Độ, một tướng lĩnh văn võ song toàn, cả đời vì Tổ quốc vì dân tộc và vì Đảng quang minh. Tướng quân Trần Độ - Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo! Khi còn nhỏ tôi đã đọc bài "nói chuyện với thanh niên" của Cụ rất thấm rất yêu nước và có cảm hứng cho lớp trẻ.... Nay đã ngoài 50 rồi càng cảm phục và tiếc thương cụ TẠ NGỌC PHÁCH - TRUNG TƯỚNG TRẦN ĐỘ

    Trả lờiXóa
  12. Thêm cung bi sư cua ĐCSVN tu truoc toi nan đêu hep hoi ich ky va trao trơ... trung thân thi phai phê bo gian thân thi k nghung tiên thân hen vơi giac ac voi dân???

    Trả lờiXóa
  13. Nguyễn Thái Họclúc 13:42 5 tháng 8, 2013

    Trong ĐCSVN có một số đảng viên cao cấp mang tư tưởng tiến bộ, thật sự có lý tưởng, có nhãn quang khoa học, thực tế, biết lấy lợi ích nhân dân làm mục tiêu tối thượng. Trong số ấy, phải kể đến Trần Độ, Kim Ngọc, Trần Xuân Bách, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đặng Quốc Bảo, Hoàng Minh Chính, Nam Khánh, Nguyễn Văn An... Nhưng rất tiếc, họ bị số đông lãnh đạo đảng thiển cận, độc đoán, vụ lợi, hèn hạ lấn lướt hãm hại đến thân tàn ma dại.
    Nhưng sẽ có ngày, lịch sử sẽ được viết lại, ai công, ai tội một cách minh bạch, công bằng và khách quan. Những phần tử hủ bại, biến chất và bảo thủ ngu độn sẽ bị nhân dân lên án. Lịch sử cũng sẽ vinh danh những con người có lương tri và tâm huyết kể trên.
    Chỉ tiếc, dù là những người tốt, nhưng họ bị vòng kim vô của đảng bó chặt, chưa dám nghĩ đến một cuộc chính biến tiến bộ để mở đường đến tự do, hạnh phúc cho cả dân tộc

    Trả lờiXóa


  14. Sa đọa thành đảng cướp bán nước sâu dân mọt nước

    Anh hiên ngang ra đi như Gorbachev

    Không ham mê quyền lực

    Vì sự Trường tồn và Tự do Dân chủ của Đất nước Nga

    Lão Tướng Trần Độ đang sắp ra đi

    Những ngày cuối cùng vẫn còn bàn Tự do Dân chủ

    Tập «Nhật ký Rồng rắn»

    Bị cướp trong tay bọn chuyên chính vô học

    Nay nghiễm nhiên thành tư bản đỏ

    Anh đang sắp đi vào cuộc lữ xa xăm

    Ôi người sư đoàn trưởng anh hùng năm xưa !

    Ôi người thuyền trưởng !

    Con tàu Dân chủ hôm nay

    Đang hơn nửa cuộc hải trình

    Bến bờ Dân chủ Tự do gần đến

    Tiếng kèn tiếng trống chào đón hoan vui

    Toàn dân tưởng nhớ ngậm ngùi

    Hằng triệu đồng bào chiến sĩ trên toàn Đất nước

    Những cuồng lưu ghềnh thác

    Bao cuộc trường kỳ kháng chiến đã qua

    Cuộc đấu tranh về một Nhà nước pháp quyền

    Vô cùng gian khổ

    Chính chúng ta phải tự vượt qua

    Chính bản thân chúng ta

    Trên tầm kích vi mô còn khó hơn bắn vỡ hạt nhân nguyên tử

    Trên tầm kích vĩ mô còn khó hơn thám hiểm vũ trụ thiên hà



    Người thuyền trưởng - Anh cả chúng tôi đang sắp ra đi

    Ôi nỗi tiếc thương một tài đức cương trực

    Người Anh cả kính yêu ơi !

    Giấc mơ và nghị lực của Anh

    Sẽ tiếp sức chúng tôi hỏi tội

    Bọn vô luân vô loại buôn dân bán nước

    Giấc mơ về một Nhà nước Pháp quyền

    Trong ấy chỉ có dân chủ là thần dược chữa quốc nạn tham nhũng

    Như quỷ Phạm Nhan

    Chém đầu này trồi ra ngàn đầu quái thai khác .. ..



    Anh đang sắp ra đi

    Nhưng linh hồn bất tử hóa thân

    Hiện thân thành muôn ngàn cây hoa sữa cao lớn

    Giữa lòng Thủ đô Hà Nội

    Muôn thuở bạt ngàn xanh mướt

    Nhựa sống đời trong trắng

    Như cả đời Anh hiến dâng cho đại nghĩa

    Nay chuyển thành sữa Quê Mẹ

    Nuôi bao thế hệ sẽ nối tiếp trôi qua

    Tinh hoa Anh như hương loài hoa sữa

    Chỉ thơm nhẹ về đêm xanh Hà Nội

    Buông trên phố cổ .. ..

    Trên căn hộ nhỏ một phòng

    Bên xóm lao động nhà ga chính Hà Nội

    Bên góc đường kia Cựu Đại tá vá lốp xe đạp

    Vẫn yêu nước thương dân .. ...

    Trong căn hộ nhỏ một buồng

    Ôm ấp tâm hồn thời đại của đại lão tướng về hưu

    Trả lờiXóa


  15. Xung quanh bầy công an chìm nổi

    Có biết đâu vị lão tướng đang lo tương lai vững bền của chính con cháu các anh !

    Bên kia là lâu đài biệt thự của các ngài tư bản đỏ

    Đang sâm banh rượu đỏ yến tiệc linh đình

    Giọt mồ hôi quần quật cả ngày của lương dân cả Nước

    Còn rẻ hơn giọt rượu đọng trong ly cốc của thằng tư bản đỏ !

    Hồn Văn Cao cùng hồn nhạc Tiến Quân Ca thanh khiết bay cao

    Như Hồn Tagore quyện hòa quốc ca Ấn Độ lượn bay trên New Dehli

    Tâm hồn Anh tan hòa trong không gian trầm lắng tĩnh lặng

    Con đường Nguyễn Du chợt nhòa chợt hiện

    Trên Hồ Gươm - Hồ Thiền Quang lung linh thơ mộng

    Người thuyền trưởng Con tàu Dân chủ hôm nay

    Người lính nhân dân nguyên phong năm xưa

    Người Anh cả của phong trào Dân chủ trong và ngoài nước Việt

    Anh đang sắp ra đi vào cõi vĩnh hằng !!

    Chuông chùa Trấn Quốc ơi !

    Xin tiễn đưa hương hồn Anh !

    Anh đang sắp ra đi vào cõi xa vời

    Vô cùng vô tận vô thủy vô chung !

    Chuông nguyện Nhà Thờ Lớn Hà Nội ơi !

    Xin tiễn hồn Anh !

    Tháp Bút Hồ Gươm ơi !

    Xin viết tên đứa con thân yêu của Tổ quốc vào thanh sử

    Tiến Quân Ca ơi !

    Xin tiễn đưa Người lính Nhân dân trăm trận trăm thắng .. ..

    Nhưng ngã gục trước lữa lê đâm lén sau lưng của bầy đồng đội

    Anh hết lòng tin yêu .. ..

    Nhìn không rõ tiền đồ Đất Nước và chính tương lai gia đình mình

    Vì những áng mây chì đen nhỏ nhen đời thường !

    Tiến Quân Ca ơi !

    Xin tiễn đưa Văn Cao và hằng triệu Người lính Nhân dân vô danh

    Sẵn sàng quyết tử để Tổ quốc quyết sinh

    Vào những nơi trang trọng nhất của Đền Hùng .. ..

    Nơi Paris -- kẻ lưu vong lưu đày xin một phút mặc niệm

    Trước cuộc đời và sự nghiệp

    Dành hết đến phút thở cuối cùng cho Non sông

    Mong sự ra đi của Anh sẽ khiến cho những kẻ lạc lối lầm đường

    Trở về con đường lớn bền vững muôn đời của Dân tộc



    Paris

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Triệu lương dân" bị đuổi từ Blog nhà báo Nguyễn Thông, giờ lại mò sang đây phá thối ! Đúng là mặt dày !

      Xóa
  16. Nhân dân VN kính phục Trần Độ!
    Kẻ nào hại Trần Độ thì trời tru đất diệt nhà nó

    Trả lờiXóa
  17. Nhân dân VN kính phục Trần Độ!
    Kẻ nào hại Trần Độ thì trời tru đất diệt nhà nó

    Trả lờiXóa