Trang BVB1

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

'Tiếng nói' E.MAIL - 53

FROM-2: To Van Truong
----- Forwarded Message -----
From: Minh Pham Gia <phamgiaminhvn@gmail.com>
To: Phu Nguyen <nguyenphubinh1948@gmail.com>
Cc: To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com>; Nguyen Trung <nguyentrungvt@gmail.com>;vuquochungkt@gmail.com; Vu Khoan <vukhoanvietnam@yahoo.com.vn>; Toan Gia <toan.pgt@gmail.com>; Bui Hung <hungbhvn@hotmail.com>; buiduclai@yahoo.com.vn
Sent: Saturday, 3 August 2013, 13:21
Subject: Fwd: Việt-Mỹ, quan hệ đối tác gì?
Sent from my iPhone
Begin forwarded message:
From: Nguyen Nguyen Quynh <nguyennguyenquynh@yahoo.com>
Date: 06:56:04 SA GMT+02:00 Ngày 03 tháng 8 năm 2013
To: undisclosed recipients: ;

Subject: Việt-Mỹ, quan hệ đối tác gì?
Reply-To: Nguyen Nguyen Quynh <nguyennguyenquynh@yahoo.com>
Có một người cứ khăng khăng nói "Sau chuyến đi của chủ tịch TT Sang, quan hệ Việt nam và Mỹ đã là đối tác chiến lược". Có đúng vậy không, xin tham khảo thêm bài dưới này:
nextNNQ
Thứ Năm, 01/08/2013 - 14:28
Việt - Mỹ vì sao chưa là đối tác chiến lược?
Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Dường như cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh - GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nhận định.
Chủ tịch Sang đã truyền đạt thành công thông điệp của VN
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành công. Chuyến công du của ông đã đánh dấu sự khôi phục lại trao đổi cấp cao sau 5 năm kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm Hoa Kỳ. Vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đã rất đĩnh đạc, lưu loát và thành công khi truyền tải lập trường và quan điểm của quốc gia mình tới các cử tọa Hoa Kỳ. Ông đã cực kỳ khôn khéo khi giải quyết vấn đề nhân quyền. Ông đã bày tỏ lập trường rất thẳng thắn khi đề cập đến những quan ngại của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề nhân quyền và còn kêu gọi đối thoại giữa hai bên về chủ đề này. Chủ tịch Sang còn mang theo một số đại diện tôn giáo từ Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã cam kết Việt Nam sẽ ký Công ước LHQ chống tra tấn và mời Quan sát viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo tới Việt Nam vào năm 2014.
Và mặc dù giữa hai nước còn tồn tại một số bất đồng, Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong 9 lĩnh vực then chốt, nổi bật là quan hệ chính trị - ngoại giao; kinh tế-thương mại, khoa học công nghệ và giáo dục. Đây là một điểm cộng lớn cho Việt Nam khi nước này đang theo đuổi chính sách hội nhập quốc tế tích cực và chủ động.
Liên quan đến chủ đề nóng là Biển Đông, cả hai bên đều chia sẻ cam kết chung tuân thủ nguyên tắc của luật pháp quốc tế và giải pháp hòa bình cho tranh chấp, không chấp nhận bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Cả hai đều đồng ý ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố Các bên về Biển Đông DOC cũng như ủng hộ tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử COC. Điều có ý nghĩa quan trọng là Tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đề cập đến hợp tác giữa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Murphy Oil với PetroVietnam. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho COC và việc đưa vào tuyên bố chung các thỏa thuận hợp tác dầu khí Việt Nam - Hoa Kỳ có thể tạo ra một biện pháp có tính răn đe đối với bất kỳ hành động gây hấn nào từ phía Trung Quốc.
Đối tác toàn diện là gì?
Đặc biệt, sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đã cùng công bố quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thỏa thuận vừa công bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chủ yếu là một tuyên bố chính trị rằng mối quan hệ song phương đã phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu trong nhiều lĩnh vực. Một khuôn khổ đối tác toàn diện sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực thông qua các cơ chế điều phối song phương.
Khuôn khổ mới này cũng sẽ tạo ra các cuộc đối thoại và tham vấn ý kiến thường xuyên hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhờ đó nâng cao hiệu quả của mối quan hệ song phương trong 9 lĩnh vực: chính trị-ngoại giao; quan hệ kinh tế - thương mại; khoa học và công nghệ; hợp tác giáo dục; môi trường và y tế; các vấn đề di sản chiến tranh; an ninh và quốc phòng; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Đối tác toàn diện sẽ tạo ra nền tảng để thiết lập những cơ chế hợp tác mới trong mỗi lĩnh vực kể trên. Thông qua những cơ chế này, hai bên sẽ hiểu nhau hơn và xây dựng sự tin cậy, nhờ đó sẽ đem lại sự hợp tác chặt chẽ hơn.
Tại sao không phải là đối tác chiến lược?
Cho đến trước khi tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được công bố, dư luận rộng rãi thường cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược, lần đầu tiên được đề xuất bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm 2010.
Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Vì Việt Nam đã ký đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, điều đó có nghĩa rằng ưu tiên còn lại sẽ được đặt vào việc thiết lập đối tác chiến lược với Pháp và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những cách hiểu khác nhau về nội hàm của "đối tác chiến lược". Hoa Kỳ thì đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Trên thực tế thì Việt Nam lần đầu tiên được Hoa Kỳ nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.
Trong khi đó, Việt Nam thì đã đàm phán và ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với 10 quốc gia. Đối với Việt Nam, thuật ngữ "đối tác chiến lược" là một khái niệm chính trị dùng để định danh những quốc gia mà Việt Nam đã phát triển các mối quan hệ song phương toàn diện và là những nước mà Việt Nam nhìn nhận đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Các đối tác chiến lược của Việt Nam thường được thể hiện dưới các tuyên bố chính thức dù hình thức và nội dung thì khác nhau đối với từng nước. Về mặt tổng thể, các thỏa thuận đối tác chiến lược xác lập một cơ chế chung ở cấp cao để giám sát quá trình triển khai và thường đi kèm với một Kế hoạch Hành động trong nhiều năm, chỉ rõ mục tiêu trong từng lĩnh vực của thỏa thuận như chính trị-ngoại giao, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, vv..vv
Có nhiều lý do có thể lý giải cho việc sau cùng hai bên đã chọn "đối tác toàn diện" thay vì "đối tác chiến lược". Một nguyên do chủ yếu có lẽ là bởi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về đối tác chiến lược đã lâm vào bế tắc từ cuối năm 2011 do hai bên có nhiều bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền. Các quan chức Mỹ kể từ đó đã gắn chủ đề này với những tiến bộ trong đàm phán TPP và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.
Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với SingaporeIndonesia. Dường như, phía Hoa Kỳ nhận định rằng quan hệ với Việt Nam cần được phát triển ở một tầm mức sâu rộng hơn nữa trước khi có thể được định danh là một đối tác chiến lược. Về phần mình, Việt Nam, nước đã thúc đẩy đối tác chiến lược với các nước lớn, dường như cũng có sự cân nhắc về việc liệu hợp tác an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có bị xem là liên minh với nước này hay không. Trong khi đó, các quan chức của cả hai bên chỉ có hai tuần để chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nói cách khác, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh.
Vậy đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ có nên được nhìn nhận như đối tác chiến lược dưới một tên gọi khác? Tiền lệ là đối tác toàn diện của Việt Nam với Australia. Australia và Việt Nam đã lựa chọn nâng câp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện, thay vì đối tác chiến lược như ban đầu do phản đối của Thủ tướng Kevin Rudd khi ông này lên nắm quyền thay bà Juliard. Tuy nhiên, thỏa thuận đó còn đi kèm với một Kế hoạch hành động và một cơ chế hỗn hợp để giám sát triển khai - giống như những thỏa thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác.
Trong khi đó, đối tác toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ lại là một tiến trình còn đang khai phá. Hầu hết các mục trong chín điểm của tuyên bố chung chỉ là sự lặp lại những lĩnh vực hợp tác vốn đang được triển khai. Tuyên bố chung chỉ củng cố thêm vai trò của những cơ chế song phương hiện tại trong một số lĩnh vực (Hội đồng Thỏa thuận Thương mại và Đầu tư; Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ; Đối thoại Chính sách Quốc phòng; Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng). Tuy vậy, Đối tác Toàn diện thực sự đã thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị - ngoại giao mới ở cấp bộ trưởng.
Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ không đề cập gì đến Kế hoạch Hành động hay một cơ chế cấp cao để điều phối chín lĩnh vực được nêu tên trong Tuyên bố chung. Thay vào đó, Tuyên bố chung ghi nhận rằng các cơ chế hợp tác mới sẽ được xây dựng trong từng lĩnh vực.
Tựu trung lại, cuộc thảo luận cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy hợp tác song phương trong các chủ đề thương mại và kinh tế, trong đó có cam kết hoàn tất thỏa thuận TPP và thiết lập đối thoại thường kỳ giữa Ngoại trưởng hai nước. Tuy nhiên, hợp tác trong các lĩnh vực khác đa phần vẫn tiếp tục trên những quỹ đạo hiện tại. Bởi vậy, Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Thỏa thuận ấy khác với các thỏa thuận đối tác chiến lược chính thức khác của Việt Nam và hiện tại cũng chưa có tầm nhìn chiến lược như của thỏa thuận đối tác toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập với Úc.
GS. CARL THAYER
HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG AUSTRALIA
Theo Tuần Việt Nam

====================
                :
Chuyện vụn:     Tháng 7. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen.
Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán chịu .
Bỗng đâu, một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn, đặt 100 Euro lên bàn lễ tân và lên gác chọn phòng.
              Chủ khách sạn cầm lấy tờ 100 Euro và chạy đi trả nợ cho anh hàng thit.
Anh hàng thịt cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả cho ông nuôi lợn.
            Ông nuôi lợn cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả cho người bán thực phẩm và chất đốt.
Người bán thực phẩm và chất đốt cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả cho cô cave - trong thời buổi khó khăn này thì ngay cả "dịch vụ" của cô cũng phải bán chịu.
Cô cave chạy đến khách sạn, mang theo tờ 100 Euro để trả cho ông chủ món nợ tiền phòng trong những lần tiếp khách thời gian qua.
Chủ khách sạn đặt tờ 100 Euro trở lại mặt quầy, y như ban đầu.
Đúng lúc đó, người du khách từ trên gác đi xuống, bảo rằng mình không ưng được phòng nào, sau đó lấy lại tờ 100 Euro và rời thị trấn.
Chẳng ai kiếm được đồng nào cả.
Thế nhưng, cả thị trấn giờ đã hết nợ nần và lạc quan nhìn về tương lai.
Và, thưa quý vị, đó là cách mà chính phủ (Mỹ + ...) đang vận hành nền kinh tế!
----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét