Trang BVB1

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

NÉN TÂM NHANG VIẾNG MỘT NHÂN CÁCH LỚN


* TÔ VĂN TRƯỜNG
BVB - Danh tướng Trần Độ mất ngày 1/7/2002 âm lịch, tức ngày 9/8/2002 theo dương lịch. Tra lịch thì đúng vào ngày hôm nay 7/8/2013 dương lịch, kỷ niệm 11 năm ngày đi xa của vị tướng văn võ toàn tài.
Chẳng phải chỉ riêng ở quê tôi Thái Bình nơi đã sinh ra người con ưu tú Trần Độ mà rất nhiều nơi, nhiều người, đặc biệt là các anh lính cụ Hồ chia sẻ tấm lòng với người đã khuất, được gần như cả xã hội kính trọng và thương xót vì những oan khuất. Nhiều người dân đã biết tư tưởng, bản lĩnh, lập trường, nhất là cái khí phách và cái TÂM vì nước vì dân, vì nền dân chủ và đổi mới nền chính trị cùng như đổi mới xã hội thông qua các bài viết viết, bài nói của cụ Trần Độ.
Người bạn đồng tâm đang sống và làm việc ở Hà Nội sáng nay khi thắp nén hương lòng tưởng nhớ trước vong linh cụ Trần Độ đã tâm sự, giật mình nhất là tất cả các hồi ức của vị danh tướng khi nhìn về thời cuộc lúc ấy, ông đã nhận ra, đó là sự "chính trị hóa" tất cả lĩnh vực, tất cả xã hội này. Ngày nay, một số người nhận thấy ngay cả trong giáo dục, văn hóa… của nước nhà khó phát triển, phải chăng vì nó đã bị "chính trị hóa" thô bạo? Nhưng cách đây hơn chục năm, mà cụ Trần Độ đã gọi  ra bằng các khái niệm rõ ràng thì quả là rất đáng kính nể, khâm phục.
               >>    Họ sợ Trần Độ…(!?)
Anh Nguyễn Trung nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho biết trong đời có may mắn được đúng 2 lần tiếp xúc với tướng Trần Độ. Lần thứ nhất lúc Anh Nguyễn Trung đang là lính, được nghe tướng Trần Độ huấn thị trong chiến dịch Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Nghe phấn khởi thì nhiều, hiểu thì ít vì trình độ lính mới có hạn. Lần thứ hai Anh Nguyễn Trung được gặp tướng Trần Độ khi đang là đại sứ nước ta ở Bangkok Thái Lan, ấn tượng rất sâu sắc về vị danh tài võ tướng.   
Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, con gái của nghệ sĩ, diễn viên nhà hát kịch Quang Thái hồi tưởng kể lại với con trai của Trung tướng Trần Độ : “Trước đây trong gia đình những khi có nói chuyện gì mà có dịp để cha tôi nhắc đến tướng Trần Độ thì đó là những lần tôi được nghe ông dành những lời ngưỡng mộ nhất, trân trọng nhất và kính nể nhất chưa từng được cha tôi nói như vậy về ai khác.  Cha tôi thường kể về những dịp Nhà hát trình diễn buổi tổng duyệt vở mới, nếu mà biết là có tướng Trần Độ ngồi xem thì tinh thần cả đạo diễn lẫn đoàn diễn viên và cả những người phục vụ ánh sáng, hậu đài đều vô cùng phấn chấn và tràn đầy không khí muốn thể hiện hết mình. Cha tôi từng nói rằng là người diễn viên, ông có diễm phúc được ‘làm lính tướng Trần Độ’. Cha tôi không ngớt thán phục sau khi nghe những lời đánh giá vở kịch từ một vị lãnh đạo ngành từ quân đội ra mà lại thể hiện trình độ thẩm mỹ tinh tế để ‘tiếng lòng ông ấy’ rung cảm và hòa nhịp được với tâm hồn người nghệ sĩ. Cha tôi thường bảo ông tướng làm tuyên huấn mà lại nghệ sĩ như thế thì thật là hồng phúc cho nghệ thuật nước nhà. Cha tôi thấm thía điều đó lắm vì đã không biết bao nhiêu lần Nhà hát kịch của ông đã bị buộc phải ‘hạ màn’ những vở diễn ngay sau buổi tổng duyệt, hoặc mới chỉ ra mắt được vài buổi, chỉ vì một lời nói tưởng là bâng quơ nhưng lại có gang có thép của vị được mời ngồi hàng ghế đầu vì trọng trách. Đối với cha tôi, đó là những đau đớn không thể nói thành lời của kẻ phải bóp chết đứa con tinh thần của mình.  Vai Xéc-gây do cha tôi đóng trong vở kịch ‘Câu chuyện Iếc-kút’, một tác phẩm có tiếng vang rộng rãi trong công chúng, mà mãi sau này mọi người vẫn còn nhắc tới như một đỉnh cao của kịch nói,  đã phải ‘dẹp tiệm’ trong hoàn cảnh như thế. Có nhiều vở kịch hay mà Nhà hát kịch của ông đã từng dàn dựng cũng chỉ diễn được một lần cho buổi tổng duyệt rồi chấm hết, không bao giờ được ra mắt người xem, chỉ vì một lời thoại của nhân vật trong kịch đã không lọt tai ai đó. Hồi đó, cha tôi vẫn coi ‘anh Trần Độ’ như là vị cứu tinh của văn hóa và ngành nghệ thuật sân khấu, như là một người có cái duyên và cái khả năng hiếm có có thể thôi thúc được cảm hứng sáng tạo của mọi người để tác phẩm của họ ra được với ánh sáng mặt trời” vv…
Nhớ về danh tướng Trần Độ, người dân không quên cách cư xử của người có thẩm quyền trong đám tang cụ Trần Độ làm cả xã hội bất bình. Đến mức khi đó, các cụ đảng viên lão thành ở Phường Bách Khoa đã phải lên tiếng, cái gọi là "văn hóa Đảng" sau vụ đám tang cụ Trần Độ.
Cũng nhờ đám tang cụ Trần Độ bị xã hội lên án gay gắt về cách ứng xử, mà đám tang cụ Trần Xuân Bách (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng) đã không xảy ra cái mà các cụ đảng viên lão thành Phường Bách Khoa gọi là “văn hóa Đảng” đối với đồng chí của nhau.
Thời gian đã trôi qua, xã hội bây giờ cái nhìn đen trắng, xấu tốt, rất may cũng dần sáng tỏ hơn vì quá khứ và thời cuộc cay đắng, rút cục đến lúc nào đó, sẽ phải trả lại những giá trị đích thực  “của Ceasar phải trả lại cho Ceasar” là vậy.
Không hiểu sao, tôi vẫn tin rằng ở cõi vĩnh hằng cụ Trần Độ vẫn dõi theo nhân thế mỉm cười lặng lẽ, chiêm nghiệm lại tất cả cái nhìn đi trước thời cuộc của mình, và vì thế cụ đã phải chịu nhiều oan khuất, hệ lụy. Nhưng chắc chắn cụ không hề hối tiếc. Chính sự trân trọng của xã hội những ngày này với số phận của cụ, với vong linh cụ khiến cho các con cháu của cụ ấm lòng hơn. Và tin rằng họ sẽ sống xứng đáng với cha ông mình.
Người tài ở nước ta không bao giờ hiếm. Người tài ở nước ta lại còn có một điểm khác với những nơi khác là họ tận trung với nước, họ có ước vọng được đóng góp cho quốc dân, họ có niềm tự hào sâu sắc về cội nguồn. Tìm đường cứu nước đúng là không phải đi đâu xa, những đường hướng để hưng thịnh quốc gia đều đã được vạch ra rồi.
Nhân ngày giỗ vị danh tướng Trần Độ, xin hãy cùng thắp nén nhang, và cầu chúc linh hồn cụ có linh thiêng, xin hãy phù hộ cho chúng ta  những người trần thế hiểu và dũng cảm cùng nhau xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, mãnh liệt tinh thần Lạc Việt, một sự thay đổi tích cực, vì dân tộc này.
TVT 
---------------

6 nhận xét:

  1. Bộ Đội Cụ Hồlúc 13:36 7 tháng 8, 2013

    Tướng Việt Nam có đến mấy trăm. Mấy ai qua đời để danh thơm như cụ Trần Độ?
    Nếu tầm thường như các vị trong Bộ Chính trị hiện nay, chết xuống còn bị người đời lên án.
    Đời người ngắn ngủi, tên tuổi mới dài lâu. Nếu không nghĩ đến cái danh dự cá nhân, cũng đừng quên hậu duệ vẻ vang hay hổ thẹn.
    VN có 3 vị tướng trí dũng và tâm huyết, ngoài cụ Trần Độ, phải kể đến các cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, Đặng Quốc Bảo

    Trả lờiXóa
  2. Hoan hô các blogger kiêng cường:

    Tuyên bố 258: Những viên đá đầu tiên để vươn tới quốc tế

    Nhật Minh (Danlambao) - Đã có rất nhiều bản kiến nghị bản tuyên bố, kiến nghị được những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam soạn thảo để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thay đổi một số chính sách, thậm chí có những bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp. Điển hình như: Tuyên bố công dân tự do, kiến nghị của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, kiến nghị 72... Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở môi trường trong nước và chỉ đưa đến các cơ quan có thẩm quyền của bộ máy lãnh đạo Việt Nam. Nhưng tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam hoàn toàn ngược, nó được xem là những viên gạch đầu tiên cho việc đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam khi tuyên bố đó đến với các cơ quan nhân quyền quốc tế.

    Đây là mốc son lịch sử trong công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Đặc biệt hơn, những người cho ra đời bản tuyên bố 258 này lại là các blogger, facebooker Việt Nam chứ không phải một tổ chức chính trị nào khác.

    Và đây là những thành quả mà giới blogger Việt Nam đạt được sau tuyên bố 258:

    - Lần đầu tiên, các blogger Việt Nam ra bản tuyên bố của mình và đánh thẳng vào điều 258 bộ luật hình sự.

    - Đây cũng là lần đầu tiên giới blogger Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau, họ công khai để chữ ký thật, blog thật của mình trong bản tuyên bố.

    - Đây lại là lần đầu tiên, đại sứ quán của các nước dân chủ như Mỹ, Thụy Điển (các blogger sẽ đến trong vài ngày tới)... nhận được một bản tuyên bố tuyên bố từ giới blogger Việt Nam.

    - Và đây cũng là lần đầu tiên, mạng lưới blogger Việt Nam đến với các cơ quan nhân quyền quốc tế như UNHCR, HRW, CPJ...


    Với những thành tựu như vậy, tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam xứng đáng là viên gạch đầu tiên để giới đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam vươn tới thế giới. Với những gì họ đã đạt được trong tuyên bố 258, tôi tin rằng: Tương lai của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn, và những người đấu tranh cho tự do tại VN sẽ gắn kết với nhau nhiều hơn thông qua tuyên bố 258.

    Trả lờiXóa
  3. Xin dâng nén hương lên Người chiến sĩ cách mạng Trần Độ,thủ trưởng kính yêu,
    Võ Hòa tôi chân tình luôn kính trọng Người.
    Xin thưa các bạn,Âm mưu phá hoại ĐCSVN và đất nước Việt Nam luôn luôn có,cách thức phá hoại thì muôn trùng cách...Đến Bác Hồ mà còn không cho sinh hoạt đảng mấy năm liền kia mà,nực cười mà lại có thật.
    Vì sao cuối năm 1974,đang vào chiến dịch mà lại điều tướng Trần Độ ra Bắc,khi cả phó tư lệnh miền cụ Lê Đức Anh,Trần Văn Trà tư lệnh còn chưa hay...lại ngạc nhiên khi gặp nhau ngoài bắc...đây cũng là bí ẩn.
    Ai điều động,vì sao điều động,nhằm mục đích gì...vì sao bác Duẫn cũng phải làm lơ,chịu trận?
    Nói về dân chủ,nói không có dân chủ là không đúng,nhưng phạm vi dân chủ như hiện hành còn quá hẹp so yêu cầu tiến bộ của xã hội.
    Còn yêu cầu của nhóm 258 gì đấy thì là phản dân chủ,bản thân họ có dân chủ đâu mà đấu tranh dân chủ cho dân tộc.Qua chuyện Ông Sang qua Mỹ,thấy ngay những kẻ phá hoại đất nước trong hang chui ra chống phá,chửi bới...thế là dân chủ ư!Nên nhớ rằng ông ta đại diện nhân dân Việt Nam chứ đâu cá nhân.
    Ở đây cần nói lại,Bác Trần Độ chưa chống đảng khi cuối đời,bác bất đồng với các người đương thời.HỌ khai trừ đảng bác chính là khai trừ họ khỏi đảng,họ không thể hạ cấp tướng được nên đưa qua bên đảng coi như tiêu cấp tướng chỉ còn danh nghĩa.
    Thời chiến,thời kỳ nào cũng vậy,nước ta nỗi lên nhiều nhân tài kiệt xuất,nhờ vậy kẻ ngoại xâm mới thua.Pháp Mỹ quá mạnh,sau nó còn có Tàu đâm sau lưng nên ta có nhiều tướng,sĩ quan và cả chiến sĩ đều cực giỏi và quá dũng cảm.Ngay cả nhân dân ngay trong thành phố HCM này cũng sẳn sàng chấp nhận hi sinh.Và ngay cả như THiệu,hay trợ lí Hoàng Đức Nhã( tay này còn sống phây) cũng chấp nhận thua tay trắng,không cho MỸ có cơ hội bắt cá hai tay.Và xin thưa ,ngay như Nguyễn Tiến Hưng hiện giờ còn cay cú chống cộng khùng khùng,vậy thì dân chủ của các bạn nhóm 258 là dân chủ kiểu gì.
    Giai cấp sinh ra khách quan,đấu tranh giai cấp cũng là quá trình rất khách quan.Nhưng cả nghìn năm qua,trên đất nước TA chưa hề có phương pháp đấu tranh giai cấp nào mà tránh xung đột vũ trang cả.
    Vì lẽ gì mà những thế lực cầm quyền không thực hiện được giải pháp đấu tranh không xung đột.
    Thiết nghĩ,nhân ngày giỗ cụ Trần Độ,chúng ta nên đề nghị giải pháp tối ưu,bác Trần Độ cũng đã gợi ra nhiều giải pháp đấy.
    Hai bên,2 phe trước đây giết nhau mõi tay,sau hòa bình cho đến giờ còn thất ghê ngay chính mình,vậy thì nói xấu nhau cho vui chứ bảo ta dân chủ là dối trá.
    Khi những người Việt minh tuân lệnh trời ơi,không cầm súng ở lại miền Nam,thì các bạn tha hồ bắt và giết đủ kiểu đủ cách,ngu như thế sao tồn tại.Người ta từ thành phố,nông thôn rời gia đình lên núi để tập hợp đánh lại,giải phóng thì về,rời núi chứ,thế mà gọi họ từ rừng về,từ rừng chui ra,ngay cả Huy Đức một sĩ quan bỏ ngũ mà cũng viết, làm nhục như thế là sao?
    Quá khứ giết nhau như thế quá tàn ác rồi,hãy dẹp lại đi để đến tương lai.Khơi lại,gồm cả các nhà cầm chịch hiện nay,chỉ là làm suy kiệt đất nước mà thôi.
    Ngay hiện nay,ở đâu trên thế giới này cả ở MỸ,mà có cái kiểu dân chủ như ở chợ,lông quyền định đoạt kinh tế đất nước dân tộc theo kiểu chợ trời,từ thuế má,giá cả,chính chủ và cả báo chí lề phải tha hồ gây chiến tranh tâm lí,gây lũng đoạn...Và rồi mạnh Ai cũng xưng dân chủ cả,còn dân thì khốn đốn dù chưa chết.Một ngày lại mất nước thì biết.

    Trả lờiXóa
  4. Hôm qua, đọc bài của anh Trần Điền, con bác Trần Độ, đăng trên blog anh Bồng, tôi tâmđắc nhất đọan anh Trần Điền, nhắc lại mấy câu thơ trong bài thơ, anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông; nắng chiều thấp thoáng ngọn cây tre. Sóng lúa mênh mông cuộn đổ về. Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ. Áo nâu bạc màu bay với gió. Anh giơ tay vẽ giữa trời xanh. Vẽ cả ngày mai thanh bức tranh. . .
    Hồi học phổ thông, tôi rất thích bài thơ này, thời đánh cambod những lúc cái chết cận kề, ko hiểu sao dáng dấp mảnh khảnh của anh chủ nhiệm vẫn cứ thấp thó hoài trong tim óc tôi, khi về nước mang trong mình đầy thương tật, những lúc trái gió trở trời, toàn thân đau đớn, ...và hình ảnh anh chủ nhiệm HTX vẫn cứ ẩn hiện trong trâm trí, như nhắc tôi nhiều điều, nỗi đau thương tật và nỗi đau tinh thần, tôi chua chát, bài thơ đến nay đã có tuổi 53 (Hoàng Trung Thông, viết bài thơ này năm 1960) 53 năm rồi mà bức tranh ấy vẫn chưa phác ra được nét họa nào ? vẫn chỉ mang một gam màu u ám của chết chóc và đói nghèo, bất công và tàn ác, mặc những nguyên phụ liệu cho bức tranh, đã phải hơn 5 triệu người ngã xuống, máu đỏ thắm đồng ruộng, sông hồ và biết bao nhiêu tài nguyên khoáng sản của quốc, đã phải lặng lẽ, đội nón sang tàu, để tô thắm cho 4 chữ "tờ" và 16 chữ "giờ" cho đảng mà dân tộc ta đang phải tối tăm mặt mày . . . đến đây bất chợt câu thơ của của cụ Nguyễn Xuân Quỳ; nỗi lo lịch sử bốn ngàn năm, tìm hiểu căn nguyên rối ruột tằm . . ..
    chán hổng muốn nghĩ nữa !!!

    Trả lờiXóa
  5. Kháng chiến thắng lợi, toàn thắng đã về TA.
    Thủa ban đầu ai ai cũng ngộ nhân TA là toàn thể nhân dân VN trong đó có mình .
    Bước vào xây dựng CNXH ở miền bắc (1954) và cả nước (1975). Nhiều người đã ngộ ra TA chỉ là 1% dân Việt, 99% còn lại, cách này, cách khác. Kiểu này kiểu khác. Nhiều,ít. Nặng,nhẹ đều nhận ra mình đã được cho đi tàu bay giấy. Đó là nghịch lý của cái gọi là "cách mạng" là "giải phóng".
    Trần độ là người đã sớm nhận ra cái nghịch lý này.
    Một chủ trương đúng, một lời nói hay. Nếu nói ra đúng lúc, đúng chỗ có thể làm thay đổi tình thế, ngược lai thì "tình thế" nó sẽ xử lý anh. TĐ chưa gặp thời, ông đã bị "tình thế" xử lý.

    Trần Độ chưa thành công, nhưng ông đã thành NHÂN.
    Các vị đang chức đang quyền cũng đừng nghĩ chân lý thuộc về kẻ mạnh. Lịch sử sẽ phán xét các vị đấy.

    Trả lờiXóa
  6. Những nhân cách lớn như Võ Nguyên Giáp, Trần Độ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Xuân Bách, Nguyễn Minh Thuyết, Kim Ngọc ... sẽ sống mãi trong lòng nhân dân VN.

    Trả lờiXóa