Trang BVB1

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

ĐIỆN CỦA AI?

* BÙI VĂN BỒNG
 Nhà nước duyệt các dự án, công trình nhà máy sản xuất ra điện (phát điện), xây dựng lưới điện, trả lương cho cán bộ nhân viên ngành điện lấy tiền ở đâu? – Nhân dân. Tiền nhà nước phải đi vay các loại vốn nước ngoài để làm ra điện, nay ai trả? – Nhân dân. Tiền của dân, có điện rồi phải phục vụ quốc kế dân sinh, phải cho người dân được hưởng lợi, tại sao lấy đó làm cái cớ lấy ‘của sẵn ăn’ đó để tiếp tục moi tiền của nhân dân? Thế mà, nay ngành điện liên tục tăng giá điện với nhiều lý do không minh bạch không chính đáng, tiếp tục móc túi tiền của ai? – Nhân dân… Đúng thế, tất cả là người dân è cổ ra gánh chịu hết.
Sau nhiều tranh cãi, lý giải, biện minh, chạy chọt xoay trở, lấp liếm, cuối cùng thì giá điện cũng chính thức tăng từ ngày 1/8, sau hàng loạt thông tin tung ra để ‘nguy trang’, ‘lừa đảo’ tạo cú bất ngờ từ chính cơ quan quản lý lẫn EVN rằng “chưa có phương án” và muốn tăng phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
                   >> Tiểu thương Thanh Hóa bãi thị phản đối GIÁ ĐIỆN   
Khi nền kinh tế vẫn chưa qua khỏi khó khăn, doanh nghiệp, người dân vẫn đang chật vật và lạm phát có nguy cơ tăng tốc trở lại, việc tăng giá điện theo kiểu “úp sọt” (cách gọi của VnExpress) đã khiến cho nhiều khách hàng của ngành điện không kịp trở tay. Có người cho rằng trong chuyện này, EVN “lờ” chỉ đạo của Chính phủ? Nhưng suy cho kỹ ngọn nguồn, làm sao chuyện lớn như thế mà qua mặt chính phủ được?
Ngay cả khi báo giới chất vấn lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, một vị Phó Tổng thanh tra cũng phải thừa nhận rằng, việc tính toán đầy đủ các yếu tố cấu thành giá điện bao gồm doanh thu và chi phí, thể hiện qua giá điện trong quá trình thanh tra tại EVN là “một việc rất khó và phức tạp”.
           Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách. Người có thực quyền và cơ quan chuyên trách, chuyên ngành, chủ quản ‘bật đèn xanh’ cho sự tùy tiện này của ngành điện được hưởng lợi thế nào? – Nhiều đấy, dầm dề đấy, nhưng cụ thể bao nhiêu họa may chỉ có trời mới biết!
Bức xúc của người dân và doanh nghiệp sử dụng điện chính là cách EVN tăng giá điện vào thời điểm mà mặt bằng giá sau nhiều nỗ lực kìm hãm đang có chiều hướng bắt đầu ổn. Vậy, tăng giá điện là động cơ tiếp tục hạ giá, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh hơn.  Thực chất giá điện và giá xăng dầu là hai mặt hàng nhà nước vẫn phải kiểm soát bởi nó tác động đến vô số các ngành, lĩnh vực khác. Điều này cũng đã được các nhà quản lý khẳng định bởi giá điện và xăng dầu được lâu nay vẫn được dùng như một công cụ để kiểm soát lạm phát, nên trong nhiều thời điểm, doanh nghiệp không được phép tăng dù giá thế giới có biến động. 
Đặc biệt, qua mỗi tháng, EVN lại cho biết đưa vào vận hành nhiều tổ máy thuỷ điện mới, trong đó siêu dự án thuỷ điện Sơn La - một công trình được đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng từ tiền thuế của dân với khoảng 15% sản lượng điện cho cả nước - cũng dường như bị “lãng quên” khi EVN tăng giá điện…
            “Tăng giá điện lần này là để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do giá than và giá khí đều tăng, trong đó giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than…”; rồi nào là:“phải tính đủ chi phí thì ngành điện mới có vốn đầu tư”.
Đó là cái lối lý giải tráo trở rất ù xọe, ngụy biện lấp liếm của EVN.  Nhưng các khách hàng sử dụng điện có quyền yêu cầu EVN làm rõ khi mà thời điểm từ tháng 8 trở đi là thời điểm mùa mưa bắt đầu, nước ở các hồ chứa bắt đầu tăng nhanh, sản lượng thuỷ điện vốn chiếm đến 40% cũng sẽ trở nên dồi dào hơn, tại sao lại không được tính đến. Lâu nay, ngành điện tự ý lấy tiền của dân chi lương vượt trần nhiều lần, cao nhất tới cả trăm triệu đồng/ tháng, bình quân cũng vài chục triệu đồng. Tiền đó của ai? – Cũng của dân. Nếu EVN lỗ thật (chính đáng) thì họ tăng giá điện là chấp nhận được. Tuy nhiên lỗ là do ngành điện phải nuôi một bộ máy quá cồng kềnh, lại “được quyền” sử dụng đồng tiền để tự lương quá cao, chi phí đầu tư quá lớn do thất thoát và tham nhũng.
Thế nhưng, EVN vẫn kêu lỗ và vẫn găm nợ, tiền chạy ngách nào? Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.
              Thế nên, ca dao của mấy bà nội trợ:
                             Lương thì cao ngất tầng mây
                   Tiền đâu? - Móc túi có ngay, khó gì
                              Độc quyền ngành điện "tự chi"
                   Túi dân lép kẹp cũng vì...Ê-Ven
Chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn.  
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt. Nhưng ai tin điều đó? Bởi vì, “nói dzậy mà hổng phải dzậy” đã thành thứ “chủ nghĩa Ba Xạo” tại đất nước này tự lâu rồi. Ngành điện, ngành xăng dầu, than…cho đến giá vàng, thuế muốn tùy tiện tăng giá kiểu nào, vào lúc nào là tùy ở họ. Đó là tình trạng nhà nước để cho [ngành điện] độc quyền lộng hành, nhà nước không quản lý nổi, làm ăn ‘vô chính phủ’ được bảo kê, bão lãnh, che chắn, gật đầu ngầm cứ thế được đà tiến phát quyết liệt trên đầu trên cổ người dân lao động. Điện của ai? - Theo 'lý thuyết cách mạng' rất "khách quan, biện chứng", theo các nghị quyết và đủ loại khẩu hiệu: - Điện của dân, do dân, vì dân! Nhưng nay người dân bị cạn túi dần vì liên tục è cổ đóng tiền điện tăng giá vèo vèo, tùy tiện. Ôi, hệ lụy tai hại khó lường của các Nhóm lợi ích! Trong khi đó, ai cũng thuộc lòng: “Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”... ?!

BVB
 
----------------

10 nhận xét:

  1. Đảng lãnh đạo trực tiếp,tuyệt đối, toàn diện.
    Vì vậy nếu đảng, nhà nước không bật đèn xanh, không a tòng đố bảo EVN dám tăng giá.
    Vì sao đảng, NN lại bật đèn xanh, lại a tòng ? vì EVN đâu có ăn một mình, biết là CPI sẽ tăng theo,mặt bằng giá mới sẽ thiết lập (cao lên). Nhưng kệ mẹ nó thu được cứ thu đã để có thêm mà chi, mà húp. Tay bộ trưởng Hoàng đóng kịch lăn tăn đau khổ,xạo hết cỡ.

    Lạm phát vì đâu,leo thang đắt đỏ vì đâu, đồng lương ngày càng teo tóp là vì đâu ?, vì đâu ? vì đâu ?
    Vì ông nhà nước đầu têu tất cả,quản lí kém gây thất thoát lãng phi, độc quyền,
    thâm hụt ngân sách... thế là đầu têu tăng giá bù vào.
    Ông phó thanh tra nếu nói khó thanh tra chi phí sx, vậy thì mời ông nghỉ đi để người khác làm. Khó hay ông sợ ?
    Hãy minh bạch, nếu hợp lý, dân đâu sợ tăng giá.
    Không minh bạch lại cứ vòng vo, bao biện , thật khó nghe.
    Bài ca tăng giá, rồi gậy ông sẽ đập lưng ông.

    Trả lờiXóa
  2. Bán tài nguyên, Bán sức lao động cho nước ngoài. Và bóc lột người dân trong nước để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản chăng!
    u-hanoi

    Trả lờiXóa
  3. Đảng CS bây giờ mà dám dũng cảm đứng ra lấy phiếu Tín Nhiệm của toàn dân thì tôi chắc có khoảng ... 1 triệu "đảng viên hưởng lợi" ủng hộ tiếp tục độc quyền. Còn hơn 3 triệu đảng viên tiến bộ và 90 triệu dân sẽ bất tín nhiệm.

    Trả lờiXóa
  4. Cực lực phản đối tăng giá Điện- Xăng dầu
    Cực lực phản đối độc tài,
    Cực lực phản đối đàn áp các phong trào dân chủ,
    Cực lực phản đối đàn áp dân oan!

    Trả lờiXóa
  5. Một sự thật bị chìm xuồng từ lâu, đó là "Ông Điện" tự động bành trướng sang kinh doanh... viễn thông, với logo "EVN Telecom" và câu slogan "kết nối sức mạnh". Cái "thằng con hoang" EVN Telecom này nó ngốn không biết bao nhiêu là tiền mà chẳng làm ra được đồng xu cắc bạc nào cả, để "thằng bố" (EVN) phải bao từ A tới Z, nên ngành điện lỗ chổng vó, lỗ sặc gạch, lỗ to như lỗ... gái đĩ vậy.
    Thằng con hoang chết, thằng "bố" chỉ còn nước... phá sản. Thế là thằng bố đem bán "thằng con chết" cho Viettel với sỗ lỗ 4.500 tỉ (vâng, bồn nghìn năm trăm tỉ). Đến năm 2011, EVN Telecom mỗi tháng nợ treo 176 tỉ đồng.
    Người ta đã từng đặt câu hỏi: tiền đâu để "thằng bố" trang trải cái... lỗ "gái đĩ" ấy? Và đã từng có câu trả lời (không chính thức, nhưng chắc là đúng) rằng... tăng giá bán điện(?). Thằng bố nghe thiên hạ đồn thế bèn giãy nảy lên: không bao giờ nhá! Giá điện là do... nhà nước điều tiết, điện lực đâu dám tự ý tăng. Nên làm gì có chuyện tăng giá điện để trả nợ EVN Telecom?
    Úi giời ơi, nghe mà cảm... động đậy quá! Ông Điện ông ấy vì dân vì nước đến thế là cùng(?).
    "Ổng" to mồm thanh minh thanh nga vậy thôi chứ ổng vẫn phải trả nợ mà (chứ không lẽ "xù" nợ thì ổng thành dân... xã hội đen à?
    Vậy nên, ngày nảy ngày nay "ổng" liên tục chơi trò "úp sọt" là điều dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
  6. Không cần là nhà kinh tế, ai cũng thấy ĐIỆN là một ngành sản xuất kinh doanh rất đặc thù :
    - ai cũng cần dùng điện , trực tiếp hoặc gián tiếp.
    - không lo mất tiền quảng cáo,tiếp thị, không lo tồn đọng,tồn kho.
    - đầu tư cho điện cần vốn rât lớn.Nhưng vẫn nghe thất thoat ngàn tỷ
    - sau đầu tư chỉ có ngồi mà thu tiền.
    - bảo trì, duy tu,sửa chữa là tất nhiên, lợi thế là trang thiết bị ngành điện gần như cố định một chỗ.
    - nguyên liệu đầu vào chỉ là than,dầu,khí và 40% là nước lã trời cho. Tất cả trong nước làm được.
    - trang thiết bị ngày càng hiện đại,thuận lợi cho điều hành.
    - được nhà nước quan tâm đầu tư,chỉ đạo nâng lên tầm quốc sách.
    Xem ra thuận lợi là chính,khó khăn là phụ.

    Vậy mà luôn nghe ngành điện kêu lỗ,rồi sự cố, rồi tăng giá, rồi cúp điện...
    Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất chính là cách quản lý, là con người.
    Nếu thật sự vì nguyên nhân giá đầu vào tăng,chi phí cao,bất khả kháng. Vậy hãy chứng minh đi. Công khai, minh bạch, rõ ràng,sòng phẳng sẽ được ủng hộ. Ngược lại không ai chấp nhận giá cao phi lý chỉ vì quản lí yếu kém, nếu chấp nhận cũng chỉ vì bị ép buộc,bị chơi xấu mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. các nhóm lợi ích đang thao túng chính quyền, chúng đã cướp cạn tài nguyên và vắt kiệt sức dân ta rồi !

    Cũng vấn đề tăng giá điện, tôi còn nhớ năm 1996, khi có râm ran tăng giá điện, dư luận phản ứng khá "gay gắt" thế là cơ quan nhà nước đã lên tiếng không tăng có chuyện tăng giá điện ! nhưng 03 ngày sau thì báo đăng quyết định tăng giá điện của chính phủ (thời ông PVK làm TT) xaz4 hội được một phen phẫn nộ ! trong đám giỗ, đám tiệc, chầu nhậu . .. những chuyện bức xúc như thế, là đề tài đựơc mọi người mổ xẻ nhiều nhất ! ít thời gian sau đó, trong đám giỗ, có anh bạn bên điện lực, mọi người hỏi và chất vấn chuyện bất minh của ngành điện, anh tiết lộ rằng, các sếp ở trên phải "cống" cho vợ ông 6K 3 triệu Wasington rồi được tăng đấy chớ ! thú thật khi ấy tôi chưa tìm hiểu sâu về từ "nhóm lợi ích" và bây giớ thì cái hành tung của các nhóm lợi ích đã phơi bày, có thề em học sinh tiểu học cũng hiểu được !
    Giới văn học và các tiểu thuyết gia, các cây bút chuyên viết về "mafia" ai muốn tác phẩm của mình sống động ? hãy đến VN !!!

    Trả lờiXóa
  8. Điện là điên l;à điện, là của ngành điện không giải thích nhiều nộp tiền điện đi không thì "ông" cắt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, Điện là Điên Nặng mà! Cái lũ Điên Nặng làm rối tung cho xã hội phát điên đầu.

      Xóa
  9. "... Nhưng không thể không tăng bởi hiện giá điện đang thấp hơn so với giá kinh doanh, ngành điện thì lỗ…”.(Vũ Huy Hoàng
    > Vô lý lắm ông Bộ trưởng ơi, làm sao mà lỗ được? No kêu lỗ ông cũng tin à? Hay ông được mấy ngăn mấy ngách trong "cái lỗ" đó?

    Trả lờiXóa