Trang BVB1

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

ĐÀNH BÓ TAY VỚI QUY HOẠCH, DỰ ÁN TREO ?!

* BÙI VĂN BỒNG
            Một thời gian dài, hơn 20 năm qua, nhất là từ những năm 1990 đến 2005, những cơn sốt đất liên tục “nổ” ra. Chính quyền và đại gia là một khối liên kết, đua nhau lập quy hoach, dự án – cái cớ để nâng giá đất kinh doanh bất dộng sản. Nay, nhiều khu đô thị mới, những khu công nghiệp, những mặt bằng cơ sở hạ tấng, giao thông, du lịch, sân golf  mọc lên ngày càng nhiều. Những “công trình mới” như vậy nay mức độ hiệu quả sử dụng khác nhau, nhưng rất nhiều dự án bỏ bê, dang dở, nhiều nhà đầu tư “ba chớp ba nhoáng” vơ tiền rồi chuyển mục đích sử dụng hoặc bỏ trông mặt bằng. Có nơi, hàng nghìn hộ dân bị thu hồi cả ruộng, vườn, đất ở, cầm đồng tiền bồi hoàn ít ỏi đi kiếm sống khắp nơi, rơi vào cảnh nghèo khó, cơ cực. Hệ lụy bây giời là một diện tích đất canh tác nông nghiệp rất lớn đang bị bỏ hoang.
* Thực trạng nhức nhối
Quy hoạch “treo”, dự án “treo” đang thực sự là một vấn đề nhức nhối trong một lĩnh vực được xem là phức tạp là đất đai và chiếm đến 70% tổng số vụ khiếu kiện. Điều đáng nói ở chỗ, người dân nằm trong vùng quy hoạch “treo” phải chịu muôn vàn khó khăn, thậm chí thiệt thòi thì hàng nghìn hecta đất bị bỏ hoang, gây lãng phí.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song điều dễ nhận thấy là công tác quản lý, nghiên cứu lập quy hoạch còn yếu, vì có thời điểm các địa phương đua nhau lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành còn kẻ hở. Điều đó lý giải vì sao có những dự án “treo” từ năm này qua năm khác, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), thực tế vừa qua một số dự án treo gây bất bình trong nhân dân, có những dự án lợi ít, hại nhiều nhưng không có ai chịu trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật.
Tình trạng sử dụng đất đai thiếu quy hoạch, kế hoạch đã gây nhức nhối trong dư luận. Đất bỏ hoang không sử dụng, không cho dân sản xuất, không cho dân xây dựng nhà ở. Nhiều dự án sau khi được phê duyệt nhưng nhiều năm không công bố quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương và ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Để minh chứng cho việc sử dụng đất thiếu kế hoạch, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) đưa ra con số cụ thể: Trong định hướng về mặt tổng thể phát triển đô thị Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 có dự báo đến năm 2010 diện tích đất đô thị khoảng 243.000 héc ta chiếm 1,4% diện tích cả nước. Nhưng thực tế chỉ đến năm 2005 diện tích đô thị cả nước đã lên đến 325.000 héc ta vượt 1,8 lần so với dự báo diện tích đất đô thị năm 2010.
Theo quyết định phê duyệt, điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 của Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 445 ngày 7/4/2009 đã định hướng phát triển với tốc độ đô thị hoá còn nhanh hơn cả giai đoạn 10 năm vừa qua. Theo đó lộ trình này được xác định năm 2015 dân số đô thị khoảng 35 triệu, tỷ lệ đô thị hoá là 38% với nhu cầu đất xây dựng đô thị là 335.000 chiếm 1,06 diện tích cả nước. Đến năm 2020 dân số đô thị khoảng 44 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá là 45% so với nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000 héc ta chiếm 1/3 diện tích cả nước. Vào năm 2025 các con số này lần lượt là 52 triệu người, tốc độ đô thị hoá là 50%, nhu cầu sử dụng đất khoảng 450.000 héc ta chiếm 1,4%.
* Tràn lan cả nước
Số liệu từ Tổng cục Quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên- Môi trường cho thấy, đến đầu năm 2013 cả nước có khoảng 1.200 dự án “treo” với trên 130.000ha đất bỏ hoang. Diện tích lớn trong tổng số này là đất nông nghiệp dẫn đến một thực trạng trớ trêu: Người nông dân có đất nằm trong quy hoạch ngày qua ngày nhìn những thửa ruộng hoang hóa, bạc màu trong khi họ thiếu đất sản xuất, thậm chí không còn đất sản xuất.
Ở tỉnh Hoà Bình hiện có 69 dự án đô thị, khu dân cư, đô thị sinh thái với diện tích lên tới 7.439 ha. Trong đó, riêng tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn có 4 dự án từ lâu đã được UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 như: dự án khu đô thị sinh thái Việt Âu 25 ha, dự án xây dựng khu biệt thự sinh thái Tân Vinh 30 ha của Công ty CP Đầu tư Quốc tế Mỹ Đình, dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn 98 ha của Công ty CP Đầu tư Renco Sông Hồng, dự án làng sinh thái Việt Xanh 49,9ha của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Việt Nam.
Nhiều dự án bất động sản kết hợp du lịch sinh thái tại tỉnh Hòa Bình sau gần chục năm triển khai vẫn chỉ là khu đất hoang. Riêng xã Tân Vinh huyện Lương Sơn đã có gần chục dự án đắp chiếu, bỏ hoang đất...
Cũng ở Hòa Bình, tháng 6/2004, UBND tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thu hồi 141,7 ha đất tại xã Lâm Sơn do Nông trường Cửu Long, Lâm trường Lương Sơn và của cả các hộ gia đình đang sản xuất để giao cho Công ty CP Đầu tư và Du lịch Bạch Đằng thuê 50 năm thực hiện dự án khu du lịch Làng văn hoá các dân tộc Hòa Bình. Sau nhiều năm triển khai ì ạch, cách đây mấy năm dự án này được chuyển giao cho Công ty CP Du lịch Thung lũng Nữ hoàng để xây dựng dự án khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí Thung lũng Nữ hoàng. Tuy nhiên từ đó đến nay, gần như toàn bộ 141,7 ha đất sau khi thu hồi vẫn để hoang cỏ mọc.
Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội, hàng loạt dự án “treo” tồn tại khiến đất “vàng” bị bỏ hoang hóa. Bên cạnh đó là nhiều khu đất cấp cho các dự án khác bị sử dụng sai mục đích vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên, vừa mất mỹ quan đô thị khiến dư luận không khỏi xót xa. Thực trạng này đang tồn tại giữa Thủ đô đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước khẩn trương rà soát và chấn chỉnh ngay những bất hợp lý.
Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật hồ Ba Mẫu, quận Đống Đa, Hà Nội là một trong những dự án “đắp chiếu” lâu nhất trong khu vực nội thành Hà Nội. Được khởi động từ những năm 90 của thế kỷ trước, thế nhưng cho đến nay đã 20 năm mà công tác giải phóng mặt bằng nhiều điểm quanh khu vực hồ còn giậm chân tại chỗ..
Ở quận Thanh Xuân, hơn 13ha đất thuộc dự án Công viên Hồ điều hòa Nhân Chính cũng trong tình trạng bỏ hoang hóa và lãng phí nghiêm trọng. Cả khu đất “vàng” nằm nối giữa khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính vào đường Vành đai 3 giờ chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Hiện tại, hiệu quả của dự án chưa thấy khả quan. Mặc dù, nơi đây được xác định là công viên công cộng có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cũng như phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân ở thành phố. Không chỉ tại các khu đất nằm trong dự án “treo”, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, không phát huy hiệu quả mục đích sử dụng, vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Đất đai cũng đang xuất hiện tràn lan trên địa bàn thành phố, gây bức xúc dư luận.
Trước hiện trạng đó, UBND TP Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện 32 khu đất có sai phạm trên địa bàn bốn quận, huyện gồm: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ và Từ Liêm với diện tích khoảng 488.545m2. Trong đó, có 19 khu đất trống chưa sử dụng, 10 khu đất sử dụng sai mục đích. Liên quan đến việc để đất bỏ hoang có một số doanh nghiệp như: Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Công ty cổ phần Hacinco, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội…
Dự án “treo”, đất sử dụng sai mục đích từ lâu nay đang khiến dư luận bức xúc. Trong khi người dân sinh sống trên địa bàn đang thiếu các điểm vui chơi, công trình công cộng như: nhà văn hóa, chợ dân sinh, sân vui chơi thiếu nhi… thì một phần diện tích lớn đang bị sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai.
Tại Thanh Hóa, Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và đô thị Hoàng Long (Thanh Hóa) đang đi vào bế tắc, khiến hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng, gây lãng phí lớn. Đã gần chục năm trôi qua, nhiều hạng mục dự án khu CNĐT Hoàng Long vẫn còn nằm trong tình trạng dang dở, toàn bộ khu CNĐT vẫn chưa có khu xử lý nước thải. Hệ thống đường giao trong khu CNĐT chưa bàn giao đã xảy ra hiện tượng bị bong tróc phần nền, hư hỏng nặng… Hàng chục ki-ốt quy hoạch làm chợ, xây rồi bỏ hoang. Hệ thống thoát nước biểu hiện xuống cấp, đã biến nhiều diện tích đất nằm trong khu CNĐT bị ngập úng…
Thành phố Cần Thơ có khu vực cồn Cái Khê quy hoạch, dự án treo đã 35 năm nay, một sự bất hợp lý kéo dai ftừ khi nơi đây còn thuộc tỉnh Hậu Giang (cũ) sáp nhập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng! Người dân sống nơi đây cho đến nay vẫn không được cấp sổ đỏ. Quy hoạch treo đã “treo luôn quyền lợi” của người dân.
* Làm gì?
Theo ông Nguyễn Bá Thuyền (đại biểu QH - Lâm Đồng) phân tích rằng: “Hiện nay nhiều khu quy hoạch bỏ hoang hóa trong khi đó nhân dân không có đất sản xuất mà quy hoạch bỏ hoang hóa nhưng không ai chịu trách nhiệm. Ai đề ra quy hoạch đó mà không thực hiện được thì người đó phải chịu trách nhiệm”.
Thực tế, có những dự án lợi ít, hại nhiều nhưng không có ai chịu trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật. Từ việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến phê duyệt các dự án đầu tư thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất cần đảm bảo tính khả thi cao. Đồng thời, cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn đối với cơ quan quản lý, cá nhân phê duyệt việc thu hồi giao đất, tránh tình trạng lãng phí quá lớn như hiện nay với hàng ngàn ha đất bỏ hoang ở các khu công nghiệp và khu đô thị trong nhiều năm qua.
Để đảm bảo được định hướng quy hoạch phát triển đô thị, thời gian tới việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp vẫn sẽ là xu thế tiếp tục chuyển giao. Đối với các đô thị lớn thì xu thế chuyển hoá đất nông nghiệp ven đô, ngoại thành sẽ càng thấy rõ hơn. Do vậy, yêu cầu đặt ra lúc này là phải quản lý thật chặt chẽ kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.
Trong dự thảo sửa đổi Luật đất đai lần này, Quốc hội nên gắn quy hoạch sử dụng đất gắn chặt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất vùng tỉnh, kế hoạch sử dụng đất vùng, miền Chính phủ quy định chi tiết điều này. Theo đó đối với quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất cấp quốc gia chỉ quy hoạch ở dạng chiến lược.
Trên cơ sở đó quy hoạch sử dụng đất vùng tỉnh sẽ xác định các mục đích chính, có chính sách chiến lược vùng để sở hữu, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực, nhằm đạt được mục đích đề ra cho vùng, đồng thời kết nối phù hợp định hướng với quy hoạch chung của quốc gia, sau đó vùng huyện đưa quy hoạch chi tiết và cụ thể về kế hoạch sử dụng đất cùng vùng, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho cấp xã. Trước thực trạng sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đất đai hiện nay, nhiều Đại biểu Quốc hội đã yêu cầu ban soạn thảo cần đưa ra những chế tài mạnh quy trách nhiệm cho những cá nhân đã làm sai.
Việc quy định mốc thời gian cụ thể theo hướng mà dự thảo sửa đổi đưa ra sẽ tránh được sự “lạm dụng” của cơ quan quản lý cũng như của nhà đầu tư và tạo hành lang pháp lý rõ ràng để “xử lý” dự án “treo”. Quy hoạch đất cần đưa ra yêu cầu bắt buộc lấy ý kiến người dân và đảm bảo sự đồng thuận của người dân khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định cụ thể về quy trình và biện pháp lấy ý kiến người dân; công bố công khai lộ trình, thời gian thực hiện dự án cũng như quyền theo dõi, phản hồi, phản ánh của người dân khi phát hiện sự sai lệch. Quy trình minh bạch qua việc quy định cụ thể thời gian giữa các bước trong trình tự thủ tục quy hoạch và sử dụng quy hoạch sẽ góp phần hạn chế đất “treo”.
Nhà nước cần ban hành kịp thời các chính sách đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất có đất nằm trong khu quy hoạch vì có những dự án kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của người dân.
Trước hệ lụy của các khu quy hoạch “treo”, dự án “treo”, thời gian qua, nhiều địa phương cũng đã mạnh dạn điều chỉnh, “xóa” nhiều dự án không khả thi hoặc chậm tiến độ quá lâu. Tuy nhiên, đó cũng không phải là điều dễ dàng khi những quy định còn lỏng lẻo.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, dự thảo Luật sẽ quy định theo hướng: Các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà nguyên nhân không phải do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế, tài chính thì phải nộp thuế lũy tiến theo quy định của pháp luật. Sau 24 tháng nộp thuế lũy tiến theo quy định của pháp luật mà chủ đầu tư vẫn không đưa đất vào sử dụng hoặc vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu thì Nhà nước thu hồi đất và không thanh toán tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
            Những khu đất nằm trong quy hoạch, dự án treo nay bỏ hoang hóa cần xem xét trả lại cho người dân, giao cho chính quyền sở tại khai thác, sử dụng hoặc nhà nước cần có kê shoạch chuyển đổi sử dụng nhằm tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, mang lại hệu quả kinh tế cho xã hội.
               Chẳng lẽ Chính phủ, các Bộ, Ngành, các địa phương với cả một hệ thống đầy quyền lực như vậy mà đành bó tay trước hiện trạng nhức nhối kéo dài: Quy hoạch, dự án treo?!
BVB
-----------------

22 nhận xét:

  1. Những khu tập thể (kiểu Kim Liên, Khương Thượng ở Hà Nội) người ta nghĩ nên chấm dứt từ những năm 1970, 1980. Rõ ràng như vậy mà đến nay vẫn lao theo thì "ngỏm" là phải.

    Trả lờiXóa
  2. Tiền, chính quyền - quyền chức, và đại gia đã bỏ đầy túi. Đất, bỏ hoang cỏ mọc mênh mông. Dân, thất nghiệp, không đất cắm dùi, đói!

    Trả lờiXóa
  3. Chức quyền cùng với đại gia
    Xua dân, cướp đất hơn ma cà rồng
    Dự án treo, đất bỏ không
    Tội này, trời có biết không, hỡi trời!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thu hồi đất, như dịch nhiều nơi
      quan tham cướp đất lệ rơi ...dân lành
      bắt tay doanh nghiệp lanh quanh
      Treo lên dự án ... đền nhanh cho rồi
      Dân tình than khóc, ĩ ôi
      mặt kệ chúng nó...anh tôi vui cùng
      Đất đai tài sản của chung
      Dân thưa, kệ nó...ta chung một lòng



      Xóa
  4. Nhiều sân gôn bỏ không cỏ mọc
    Dân quá nghèo, đầu trọc đi tu
    Quản lý kinh tế sao ngu?
    Không ngu đâu! Dựa ô dù quan tham!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng lâu dài vẫn là... ngu
      Bởi vì mai mốt ăn bùn mà thôi!

      Xóa
  5. Ở vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ, tỉnh, thành phố nào cùng có ít nhất vài chục dự án treo. Đất hoang hóa, nhìn mà xót xa. Trong khi đó, người dân mất đất đi làm thuê làm mướn sống qua ngày!

    Trả lờiXóa
  6. Con người sống trên đất. Đất nuôi sống con người.Có đất canh tác, chăn nuôi mớ có ăn. Ai lãng phí đất là tội rất nặng, sẽ bị 'Trời tru Đất diệt'! Đã thành lẽ đời rồi, không sửa sai, khó thoát!

    Trả lờiXóa
  7. "Đất ơi, có nhớ những ngày ...đồng khô cỏ cháy...". Đất ơi có nhớ những ngày...Công an cưỡng chế?

    Trả lờiXóa
  8. Tội này còn nặng hơn cả tội tham ô lãng phí nhưng không ai bị truy tố, không ai chịu trách nhiệm...Các đại biểu Quốc hội đã lên tiếng và bổ như bổ củi vào mặt các quan chức nhưng những bản mặt này rày rạn cứ trơ ra.
    Có lẽ là cần phải có biện pháp mạnh như thời cải cách ruộng đất. Thu hồi hết diện tích bỏ hoang chia cho dân canh tác hoặc để cho Nông dân ai có khả năng thì bỏ công bỏ tiền khai hoang phục hóa. Phục vụ cho sản xuất chăn nuôi tạo ra nguồn lương thực thực phẩm cung cấp cho XH để khỏi phải mua thực phẩm không an toàn Từ Trung Quốc.
    Ai làm được việc này thì dân bầu làm Tổng Bí thư.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai làm được việc này thì dân bầu làm Tổng Thống.

      Xóa
    2. Tổng bí thư đảng cộng sản, chỉ có kinh nghiệm "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp" thôi.

      Xóa
  9. Chức quyền
    Móc nối đại gia
    Thông đồng tay ba
    Bán hết đất của dân ta
    nay giải quyết đất dự án ma
    Không lẽ 'móc túi ra' ...đền cho dân?
    Cho nên
    Hoang hóa MACKENO
    "Mặc kệ nó"!

    Trả lờiXóa
  10. Tư bản cầm quyền : Hiến pháp ổn định hàng trăm năm, giá cả bình ổn hàng chục năm ,còn " Đảng ta " lãnh đạo thì sáng suốt :Kinh tế lúc thì Sốt lúc thì đóng băng ,giá cả thì lên vùn vụt,hiến pháp sửa đổi xoành xoạch Nói tóm lai là vừa làm vừa sửa,vừa làm vừa rút kinh nghiệm !! Chung quy lại làm gì thì làm miễn là Đảng có lợi ích là được còn đâu Dân gánh chịu nhé (vì Đảng có nhiều công lao nên được hưởng là xứng đáng ??) Mặc dù tội lỗi bây giờ quá nhiều (Vì lo sợ nên phải bổ xung HP "quân đội phải trung thành với Đảng" ) mong rằng Quân đội ta vì sự phát triển của đất nước hãy xử lý tình huống hiện nay !!!

    Trả lờiXóa
  11. Tại cái gọi là: Dự án giải tỏa xây dựng hạ tầng khu dân cư và nhà ở..công nhân 38,4 Ha. tại ẤP1 Xã Thành Tâm, Huyện Chơn thành Tỉnh Bình Phước, treo từ 2005 (nay thành ma... rồi)nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và...họ bỏ chạy. Nhưng tháng 9/2009 chính quyền Huyện vẫn ký QĐ thu hồi đất dân khi chưa có đồ án chi tiết 1/500 được phê duyệt, chưa có kế hoạch sử dụng đất...và ép dân bồi thường áp giá rẻ, 35.000đ/m2 (dân khiếu nại thì hổ trợ thêm 1,5 lần...)đất cao su lâu năm không phân biệt vị trí, dù đất tôi có hai mặt tiền( bị thu hồi hơn 19.000m2)...để rồi bỏ hoang hóa cho đến nay gần....bốn năm...đang kêu gọi chủ đầu tư mới. Vụ này tôi khiếu nại và không nhận tiền bồi thường, họ thông báo chuyển tiền bồi thường của tôi vô...kho bạc nhà nước, tôi khiếu nại hết cấp huyện,tỉnh, nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, kiện tòa tỉnh không thụ lý, khiếu nại lên thủ tướng, chủ tịch nước,quốc hội, chính phủ....làm thinh... hiện nay họ làm thinh không nói năng gì,đang rao gọi bán dự án, kêu gọi đầu tư.... ai có nhu cầu hãy liên hệ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN CHƠN THÀNH Tỉnh Bình Phước.Đất tôi vẫn cạo mũ cao su bình thường...chỉ biết chờ nếu họ cướp đất cưỡng chế, làm ẩu... tôi sẽ chết sống để giữ đất. Tôi từng đi bộ đội gần sáu năm , hơn ba năm ở campuchia ( có đứa em ruột hy sinh bên ấy năm 1983), có huy hiệu dũng sĩ giữ nước, vì nghĩa vụ quốc tế, huân chương chiến sĩ vẻ vang mà bị cướp đất mới....đau chứ...! khi nhà nước cần... cái mạng tôi còn không tiếc, tôi chỉ bức xúc với bất công tham nhũng, cán bộ biến chất ép dân, trục lợi...cho nên nói tới nhà nước thu hồi đất cho DN. là tôi dị ứng ngay... Nếu là dự án an ninh quốc phòng, công cộng, lợi ích quốc gia thì tôi không nói,đằng này chỉ là dự án treo...nay thành ma...chưa biết của ai...? mới tức chứ,dù rằng tôi rất là yêu nước, nếu có giặc xâm lăng thì tôi cũng sẽ quyết tử chiến với chúng vì ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC...VN muôn năm...!!! còn tham nhũng ...xin lỗi...đừng hòng....! hãy đợi đấy... tôi rất bức xúc...xin lỗi chủ nhà và mong quý vị thông cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chia sẻ với bạn. Hãy sống mạnh mẽ!

      Xóa
  12. Cán bộ bây giờ có biết làm việc không? Hay chỉ đợi cuối ngày (thậm chí chưa hết buổi chiều) đợi bọn lợi ích nhóm rủ đi nhậu và bàn những chuyện chẳng ích nước lợi dân gì hết?! Cái này các đ/c nghiêm túc mà tự vấn đi! Tự phá sẽ sụp thôi, đâu cần thế lực thù địch nào ra tay!

    Trả lờiXóa
  13. Dang ta la sang suot,la anh minh.Lang phi the co tham thap gi,deu nam trong su lanh dao cua dang roi.Ba con cu an tam tuyet thuc tin tuong vao dang.

    Trả lờiXóa
  14. Văn minh và đạo đức là chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp he he he. MAKENO là biểu hiện sinh động của sự sáng suốt và tham lam của quan cả làng ạ>

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy nước ta là xứ Mặc Kệ Đại Quốc.

      Xóa
  15. Rất nhiều dự án bỏ bê, dang dở - Hàng nghìn hộ dân bị thu hồi cả ruộng, vườn, đất ở,rơi vào cảnh nghèo khốn, cơ cực. Thực trạng đó là do Đảng CSVN - Nhà nước VN gây nên hay là do đế quốc Mỹ gây ra?
    Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và sự quản lý của Nhà nước VN ở đâu? Hàng chục vạn con người của các tổ chức thanh tra, kiểm tra của Đảng CSVN - Nhà nước VN họ làm được gì?
    Đại tá - nhà báo BÙI VĂN BỒNG luôn viết khỏe, sắc nét, thuyết phục với dẫn chứng rất cụ thể. Kính chúc Anh và gia đình luôn dồi dào khoẻ!

    Trả lờiXóa
  16. Tư Mạnh: Người dân vui mừng khôn tả trước các điều luật chỉnh sửa hợp lý sắp được ban hành (qua thảo luận của ĐBQH tại kỳ họp ngày 17/6/2013). Tại TP Cần Thơ đã chịu trận các kiểu quy hoạch “trời ơi” thởi gian qua, các dự án đã treo từ trên 5 năm – thậm chí trên 10 năm tại quận Bình Thủy như công ty Hồng Lam, Tây Nam, Xuân Lan, Him Lam, Fisco, Việt Khang, Liên Minh…; Quận Cái Răng cũng có nhiều dự án treo hàng chục năm. Ví dụ Khu văn hóa Tây Đô- trước là do công ty Cataco qui hoạch. Một số công ty còn dùng thủ thuật “nhả” thì không, cứ lấp lững kéo dài mãi, chờ cho hộ nào quá “đuối” thì cho người trưng mua giá rẻ bèo! Đã vậy nhiều doanh nghiệp còn chạy chọt để xin gia hạn hay chuyển đổi dưới danh nghĩa “công trình phúc lợi”(?!) để tiếp tục khống chế quyền lợi của dân. Tại sao Chính quyền vẫn vô cảm trước nỗi khổ của dân?!

    Trả lờiXóa